Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn

Nguồn: Keyu Jin, “The Art of Wait and See”, Project Syndicate, 11/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những người hiện đang hy vọng về một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không nên hồi hộp nín thở. Trái ngược với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang nghĩ, người Trung Quốc vẫn chưa bước vào đường cùng, và sẽ không đột nhiên nhượng bộ trước các đòi hỏi của Trump.

Một cuộc đàm phán thành công thường đòi hỏi mỗi bên phải hiểu được quan điểm của bên còn lại. Người ta có thể nghi ngờ về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận cuộc tranh chấp của Trung Quốc cho đến lúc này, nhưng nếu không có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tư duy ngắn hạn và dài hạn của Trung Quốc thì sẽ có rất ít tiến triển. Continue reading “Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn”

Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?

Nguồn: Dani Rodrik, “What’s Driving Populism?”, Project Syndicate, 09/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nguyên nhân là vì văn hóa hay kinh tế? Câu hỏi đó tạo ra nhiều tranh luận về chủ nghĩa dân túy đương đại. Liệu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Brexit, và sự trỗi dậy của các đảng chính trị cánh hữu theo chủ nghĩa bản địa ở châu Âu có phải là hậu quả của sự rạn nứt sâu sắc về giá trị giữa những người bảo thủ và những người tự do, với việc những người bảo thủ quay sang ủng hộ các chính trị gia chuyên chế, bài ngoại theo chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc hay không? Hay các hiện tượng này phản ánh sự lo lắng, bất an về kinh tế của các cử  tri, được thúc đẩy bởi khủng hoảng tài chính, chính sách thắt lưng buộc bụng và toàn cầu hóa?

Phần lớn phụ thuộc vào câu trả lời. Nếu chủ nghĩa dân túy độc đoán bắt nguồn từ gốc rễ kinh tế, thì biện pháp giải quyết thích hợp là một  hình thức chủ nghĩa dân túy khác – nhắm vào sự bất bình đẳng thu nhập và phát triển kinh tế bao trùm, nhưng đa nguyên trong chính trị và không nhất thiết gây tổn hại cho nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu nó bắt nguồn từ yếu tố văn hóa và giá trị thì số giải pháp là ít hơn. Dân chủ tự do có thể bị hủy hoại bởi những động lực và mâu thuẫn nội bộ của chính nó. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?”

Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ

Nguồn: The global crisis in conservatism”, The Economist, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng ý tưởng tự do đã “lỗi thời”. Chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi (The Economist) không đồng ý với tuyên bố đó. Không chỉ bởi vì Putin nói với Thời báo Tài chính rằng chủ nghĩa tự do chỉ xoay quanh vấn đề nhập cư, đa văn hóa và chính trị giới – một sự hiểu nhầm hoàn toàn – mà còn vì ông ta đã chọn sai mục tiêu. Ý tưởng bị đe dọa nhiều nhất ở phương Tây chính là chủ nghĩa bảo thủ (conservatism). Và bạn không cần phải là người theo chủ nghĩa bảo thủ mới nhận thấy điều đó đáng ngại như thế nào.

Trong các hệ thống hai đảng, như Hoa Kỳ và (nói chung) là Anh, phe hữu đang nắm quyền, nhưng chỉ bằng cách vứt bỏ các giá trị vốn từng định hình bản sắc của họ. Ở các quốc gia có nhiều đảng phái, phe trung hữu đang bị xói mòn, như ở Đức và Tây Ban Nha, hoặc bị đánh bật, như ở Pháp và Ý. Còn ở những nơi khác, như Hungary, nơi có truyền thống dân chủ ngắn hơn, phe hữu đã đi thẳng tới chủ nghĩa dân túy mà không cần thử chủ nghĩa bảo thủ. Continue reading “Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ”

Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “China’s Overrated Technocrats”, Foreign Policy, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bắc Kinh nổi tiếng với việc đưa các kỹ sư và nhà khoa học lên làm lãnh đạo. Nhưng điều đó không tạo ra các nhà lãnh đạo tốt hơn.

Nhiều nghị viện phương Tây có số đông thành viên là những người có bằng luật, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại thường được đào tạo làm kỹ sư và nhà khoa học, hay các ngành tương tự. Những người ủng hộ phương pháp được cho là đặc trưng này của Trung Quốc, chẳng hạn như doanh nhân Elon Musk, cho rằng nó tạo ra các nhà lãnh đạo biết áp dụng một cách tiếp cận thực dụng và thiên về kỹ thuật để giải quyết các vấn đề. Và theo lý thuyết trên, các khoa học-chính trị gia này có nhiều khả năng sẽ cai trị hiệu quả, một phần vì họ không chịu gánh nặng ý thức hệ. Continue reading “Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc”

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “Power and Interdependence in the Trump Era”, Project Syndicate, 03/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc “vũ khí hóa” tình trạng toàn cầu hóa kinh tế. Các biện pháp trừng phạt, thuế quan và hạn chế tiếp cận đồng đô la là những công cụ chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trump, và ông ta đã không bị ràng buộc gì bởi các đồng minh, các thể chế hoặc các quy tắc trong quá  trình sử dụng các công cụ này. Theo tờ The Economist, Mỹ có được ảnh hưởng không chỉ nhờ quân đội và hàng không mẫu hạm, mà còn từ địa vị là trung tâm trong mạng lưới làm bệ đỡ cho toàn cầu hóa. “Mạng lưới các công ty, ý tưởng và các tiêu chuẩn này phản ánh và nhân rộng sức mạnh của người Mỹ”. Nhưng cách tiếp cận của Trump có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng, và nó đang làm xói mòn tài sản quý giá nhất của Mỹ – đó là tính chính danh của nó”. Continue reading “Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump”

Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20

Nguồn: America and China resume talks in a bid to end their trade war”, The Economist, 29/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Nhưng sự thật là bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường ổn định trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29 tháng 6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka dường như cũng có tác dụng như vậy.

Hai siêu cường đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại và Mỹ sẽ không áp thuế thêm nữa. Đó là một sự thở phào đáng mừng cho các thị trường và công ty trên toàn cầu, và thực sự là điều tốt cho bất cứ ai hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tìm ra cách để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20”

Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Xi Jinping wants China’s armed forces to be “world-class” by 2050“, The Economist, 27/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong thập niên qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được trao nhiều ngân sách và vũ khí. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, cho đến nay là mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Điều này cho phép Trung Quốc triển khai các tên lửa chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực tối cao của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Quốc” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này. Ông Tập đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Continue reading “Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?

Nguồn: Katharina Pistor, “Facebook’s Libra Must Be Stopped”, Project Syndicate, 20/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebook vừa tiết lộ nỗ lực mới nhất của mình nhằm thống trị thế giới: Libra, một loại tiền điện tử được thiết kế để hoạt động như một đồng tiền tư nhân ở bất cứ đâu trên hành tinh. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Zuckerberg dường như hiểu rằng chỉ sự sáng tạo công nghệ thôi sẽ không đủ đảm bảo cho thành công của đồng Libra. Ông còn cần một sự cam kết từ các các chính phủ để thực thi mạng lưới các quan hệ hợp đồng làm nền tảng cho đồng tiền, và chấp nhận việc sử dụng đồng tiền của các chính phủ làm tài sản đảm bảo cho đồng Libra. Nếu đồng Libra phải đối mặt với một sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng trung ương sẽ có nghĩa vụ cung cấp thanh khoản. Continue reading “Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Nguồn: Min Xinpei, “China Is Courting Disaster in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thế giới đã bị choáng ngợp bởi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông chống lại việc chính quyền thành phố này đề xuất một đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Khoảng một triệu người – gần một phần bảy dân số của thuộc địa cũ này của Anh – đã xuống đường vào ngày 9 tháng 6 để phản đối dự luật, và một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 12 tháng 6 đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình lớn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm đạt được mục đích của mình. Thay vì rút lại dự luật, các nhà lãnh đạo Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát đã tiến hành thủ tục rút gọn và định tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật tại Hội đồng Lập pháp của thành phố vào cuối tháng này. Việc thông qua dự luật này sẽ là một thảm họa không chỉ đối với Hồng Kông mà cả với Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông”

Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?

Nguồn: Who is blowing up ships in the Gulf?”, The Economist, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Abe Shinzo hy vọng lúc này là thời điểm phù hợp để tiến hành ngoại giao. Chuyến thăm của ông tới Tehran trong tuần này, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, là nhằm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Abe cảnh báo khu vực này có thể “vô tình” bị trượt vào xung đột. Và sau đó, chỉ một vài dặm ngoài khơi bờ biển phía nam Iran, người ta đã chứng kiến một ví dụ minh họa cho việc điều đó có thể xảy như thế nào.

Vào ngày 13 tháng Sáu, hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman đã phát các tín hiệu cấp cứu sau khi chúng bị hư hại do các vụ nổ lớn. Tàu Front Altair, gắn cờ Quần đảo Marshall và thuộc sở hữu của Frontline, một công ty vận tải Na Uy, đang vận chuyển naphtha, một sản phẩm dầu mỏ, từ Abu Dhabi; và tàu Kokuka Sangrage, được đăng ký tại Panama và được điều hành bởi công ty Kokuka Sangyo của Nhật, đang vận chuyển mặt hàng methanol. Continue reading “Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?”

Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Graeme Maxton, “The trade war shows China’s economic dream is dying,  South China Morning Post, 11/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều thập niên, con đường phát triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.

Nhưng điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này. Continue reading “Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?”

Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba

Nguồn: The trade war and finance”, The Economist, 30/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu bạn muốn tìm hiểu sự nguội lạnh dần trong quan hệ Mỹ – Trung đang làm biến đổi môi trường kinh doanh toàn cầu như thế nào, một nơi tốt bạn nên tìm đến là Alibaba, một gã khổng lồ internet. Đó là công ty có giá trị lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất của Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la. Trong năm năm qua, nó cũng là một “sản phẩm lai” nằm vắt qua hai siêu cường, bởi vì cổ phiếu của công ty chỉ được niêm yết ở Mỹ. Bây giờ Alibaba đang xem xét một khoản niêm yết trị giá 20 tỷ đô la ở Hồng Kông, theo Bloomberg. Bối cảnh của quyết định này là nguy cơ ngày càng tăng của việc Mỹ tiến hành các động thái chống lại lợi ích của Trung Quốc, cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường vốn Hồng Kông. Việc niêm yết ở đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy các công ty Trung Quốc đang “mua bảo hiểm” để giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây. Continue reading “Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)

Nguồn: America and China must manage their rivalry or risk disaster”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ và Trung Quốc phải quản lý sự cạnh tranh nếu muốn tránh thảm họa

Nếu hỏi các chuyên gia Mỹ cuộc cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc có thể kết thúc ra sao, thì người ta sẽ thấy các tình huống tốt nhất mà họ đưa ra đều rất giống nhau. Họ mô tả một tương lai gần trong đó Trung Quốc sẽ dàn trải sức mạnh quá mức và vấp ngã. Họ tưởng tượng một Trung Quốc bị trừng phạt bởi tăng trưởng chậm lại ở trong nước và sự phản ứng gay gắt chống lại sự quyết đoán của mình ở nước ngoài. Họ hy vọng Trung Quốc có thể nhìn lại trật tự toàn cầu và tìm kiếm một vai trò lãnh đạo trong trật tự đó thay vì tìm cách thiết lập một trật tự mới. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)”

Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn

Nguồn: Minxin Pei, “The Lasting Tragedy of Tiananmen Square”, Project Syndicate, 31/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bước tiến của Trung Quốc hướng tới một xã hội mở đã kết thúc khi Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) tàn sát ít nhất hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào ngày 3-4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp đã để lại một vết nhơ lâu dài cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ nhằm tẩy trắng lịch sử và đàn áp ký ức tập thể.

Ba thập niên sau, hậu quả từ quyết định của ĐCSTQ trong việc đè bẹp cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng khó tránh hơn. Nhìn lại, rõ ràng thảm kịch này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử Trung Quốc một cách sâu sắc, làm đất nước này mất đi khả năng chuyển đổi dần dần và hòa bình sang một trật tự chính trị tự do và dân chủ hơn. Continue reading “Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn”

Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?

Nguồn: Yasheng Huang, “Can the Belt and Road Become a Trap for China?”, Project Syndicate, 22/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình thường cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Sáng kiến ​​Vành đai và Đường bộ (BRI) khổng lồ của mình như một hình thức “ngoại giao bẫy nợ” manh tính cưỡng ép để kiểm soát các quốc gia tham gia chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia này. Nguy cơ này, như Deborah Brautigam của Đại học John Hopkins gần đây lưu ý, thường bị truyền thông phóng đại. Trên thực tế, BRI có thể trở thành một loại rủi ro khác – đối với ngay chính Trung Quốc.

Tại hội nghị thượng đỉnh BRI gần đây tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như ghi nhận các chỉ trích về bẫy nợ. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nói rằng “xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bền vững, ít rủi ro, giá cả hợp lý và có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp các quốc gia tận dụng tối đa các nguồn lực tài nguyên của họ”. Continue reading “Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)

Nguồn: The trouble with putting tariffs on Chinese goods”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

6. Tại sao đánh thuế hàng Trung Quốc không hiệu quả?

Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên hứa hẹn một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng ông là người đầu tiên tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại mà nghe giống như một cuộc thương lượng lại tiền thuê nhà. “Tôi là một Người đánh thuế”, ông đã tweet vào tháng 12 năm ngoái, khoe rằng nước Mỹ đang thu được hàng tỷ đô la nhờ thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt (ông quên mất thuế nhập khẩu chủ yếu là do người tiêu dùng Mỹ gánh). Ông Trump làm cho thị trường Mỹ nghe giống như một mảnh bất động sản có giá trị mà người nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn tiếp cận. Hay như ông Trump nói: “Khi người dân hoặc các quốc gia khác đến để lợi dụng sự giàu có của Quốc gia chúng ta, tôi muốn họ phải trả tiền cho đặc quyền đó”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)

Nguồn: “America’s military relationship with China needs rules”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

5. Quan hệ quân sự Mỹ – Trung cần có quy tắc

Bíp, bíp, bíp… và Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1957. Việc nó không có công dụng gì mấy chẳng quan trọng. Việc những người cộng sản Liên Xô giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trụ đầu tiên đã gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin cho người Mỹ. Điều này đã có tác dụng hữu ích. Ở nước ngoài, Mỹ tăng cường các liên minh như NATO. Ở trong nước, những khoản tiền lớn đã được đổ vào nghiên cứu khoa học. Cuộc khủng hoảng Sputnik tạo cảm giác sự vô tư không còn nữa: kẻ thù đã ở trên đầu. Nhưng mối đe dọa thực tế của Liên Xô đã không thay đổi nhiều. Liên Xô, như trước đây, vẫn là một kẻ thù được trang bị vũ khí hạt nhân đang cố gắng truyền bá một hệ tư tưởng đối địch. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)”