Sự bí mật đáng ngờ của Trung Quốc và Nga

Nguồn: Ricardo Hausmann, “China’s Malign Secrecy”, Project Syndicate, 02/01/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Bí mật có thể là một trong những tài sản quý nhất mà các chính phủ sở hữu: Con ngựa thành Troa, mật mã Enigma, Dự án Manhattan, và các cuộc tấn công bất ngờ như trận Trân Châu Cảng, Chiến tranh Sáu ngày và Chiến tranh Yom Kippur chỉ là một vài ví dụ được biết đến nhiều nhất. Nhưng trong một số trường hợp, mong muốn giữ bí mật của các chính phủ rất khó phù hợp với lợi ích quốc gia – và thậm chí có thể là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với lợi ích của quốc gia đó. Mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn khi sự bí mật được thúc đẩy bởi những lợi ích của một chính phủ nước ngoài muốn đạt được mục đích của mình. Continue reading “Sự bí mật đáng ngờ của Trung Quốc và Nga”

Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The PPP Concerto”, Project Syndicate, 30/04/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có câu chuyện xưa kể rằng có một cuộc so tài giữa hai nghệ sĩ dương cầm. Sau khi nghe người nghệ sĩ đầu tiên biểu diễn, ban giám đã khảo trao giải ngay cho người thứ hai. Chẳng cần phải nghe thêm, bởi liệu ai có thể chơi tệ hơn người thứ nhất?

Một logic giống như vậy dường như cũng đang được áp dụng cho mô hình đối tác công – tư (PPP) nhằm cung cấp các cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, sân bay hoặc phát triển các khu du lịch lớn. Trên thực tế, việc lắng nghe cả hai thí sinh, và đánh giá điểm mạnh điểm yếu của họ, là vô cùng cần thiết. Continue reading “Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư”

Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?

Nguồn: Ricardo Hausmann, “D-Day Venezuela”, Project Syndicate, 02/01/2018.

Biên dịch: Trịnh Việt Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Venezuela đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Hình ảnh người dân Venezuela sống trong nghèo khổ, chịu đựng và sự tàn phá khốc liệt đã chạm đến ngưỡng mà cộng đồng quốc tế cần ngẫm lại xem có thể trợ giúp quốc gia này như thế nào.

Hai năm trước, tôi đã cảnh báo về một nạn đói sắp xảy ra ở Venezuela giống như những gì xảy ra ở Ucraina trong giai đoạn 1932-1933 tại Holomador. Vào ngày 17/12/2017, tờ The New York Times đã đăng lên trang bìa hình ảnh về thảm họa nhân tạo này. Continue reading “Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?”

Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Venezuela’s Unprecedented Collapse,” Project Syndicate, 31/07/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn.” Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela”

Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Refugees as Weapons of Mass Destruction”, Project Syndicate, 27/02/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2015, cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper có vẻ như sẽ đắc cử lần thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm ấy. Tuy nhiên, Đảng Bảo thủ của ông chỉ giành được 99 trong tổng số 338 ghế tại Hạ viện. Đảng này không giành được một đơn vị bầu cử nào tại Toronto hay toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương. Thay vào đó, Đảng Tự do do Justin Trudeau lãnh đạo đã chiếm được số ghế lớn thứ hai tại nghị viện trong lịch sử của mình, 184 ghế, dù xuất phát điểm chỉ ở vị trí thứ ba thời gian đầu chiến dịch tranh cử.

Tình thế đảo ngược vận may nhanh chóng này bị tác động bởi các sự kiện diễn ra cách đó hàng nghìn dặm. Vào đầu giờ ngày 2 tháng 9 năm 2015, tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, một gia đình người Kurd gốc Syria đã lên một chiếc xuồng để sang Hy Lạp. Vài phút sau, chiếc xuồng bị lật úp, Rihanna Kurdi cùng hai con là Ghalib và Aylan bị chết đuối. Một nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ có tên Nilüfer Demir đã cho đăng lên Twitter bức ảnh xác của cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm trên bờ biển. Bức ảnh gây chấn động thế giới và nó cũng chấm dứt sự nghiệp chính trị của Harper. Continue reading “Lý giải chính sách chống nhập cư của Trump”

Bài học từ thảm họa kinh tế Venezuela

venbh

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Through the Venezuelan Looking Glass”, Project Syndicate, 02/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mỗi khi chúng ta nghe tin một người bạn phải gánh chịu một thảm họa nào đó, ta thường cảm thấy đồng cảm và chênh vênh. Chúng ta tự hỏi rằng điều đó có thể xảy ra với mình hay không: Liệu thảm họa đó có phải là hệ quả của những đặc điểm bất thường mà chúng ta may mắn không gặp phải? Hay chúng ta cũng dễ bị tổn thương như thế? Nếu vậy thì chúng ta có thể làm gì để tránh khỏi một vận mệnh tương tự?

Logic này cũng áp dụng được với các quốc gia. Vào những ngày cuối tuần 16-17/07, người Venezuela được phép sang biên giới Colombia tối đa 12 tiếng. Sự kiện này khiến người ta nhớ về sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Hơn 135.000 người đã tận dụng cơ hội này để sang Colombia mua nhu yếu phẩm. Họ phải đi hàng trăm cây số và chỉ đổi được tiền theo tỉ giá chỉ bằng 1% tỉ giá chính thức để mua thực phẩm và thuốc men. Tuy vậy, họ vẫn cảm thấy xứng đáng trong bối cảnh nạn đói, thiếu hụt và tuyệt vọng tại quê nhà. Continue reading “Bài học từ thảm họa kinh tế Venezuela”

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

venez2

Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.

Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Continue reading “Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela”

Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng

thinking

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Learning Without Theory”, Project Syndicate, 30/03/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện tình trạng thế giới? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho các quốc gia trở nên cạnh tranh hơn, tăng trưởng trở nên bền vững hơn và bao trùm hơn (inclusive – tức tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ tăng trưởng – NBT), đồng thời có sự bình đẳng hơn giữa các giới?

Cách thứ nhất là dựa vào một lý thuyết đúng về mối quan hệ giữa hành động và kết quả và sau đó thực hiện các hành động để đạt được mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống gặp phải, chúng ta thiếu một lý thuyết như thế, hoặc giả sử có một lý thuyết thì chúng ta cũng không chắc chắn rằng nó đúng hay sai. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta có nên trì hoãn việc hành động cho đến khi chúng ta biết rõ là hành động nào sẽ có hiệu quả? Nhưng làm thế nào chúng ta biết được điều đó nếu chúng ta không hành động? Và nếu chúng ta hành động, thì làm thế nào để đánh giá là liệu chúng ta đã làm đúng hay sai? Continue reading “Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng”

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu

0,,17425642_303,00

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Import of Exports”, Project Syndicate, 26/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến lược phát triển của một quốc gia có nên chú ý đặc biệt đến lĩnh vực xuất khẩu? Xét cho cùng, xuất khẩu không liên quan gì tới việc làm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân, chẳng hạn như giáo dục, y tế, nhà ở, điện, nước, viễn thông, an ninh, pháp luật và giải trí. Vì vậy, tại sao phải ưu tiên đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng ở một đất nước xa xôi?

Một cách ngắn gọn, câu hỏi trên cũng chính là điều mà những người phản đối tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế, cũng như những người cánh hữu yêu cầu đối xử bình đẳng đối với tất cả các ngành công nghiệp, muốn biết. Tuy nhiên không có câu trả lời đúng cho những câu hỏi sai. Bởi chính vì quan tâm đến người dân nên các chính phủ mới phải tập trung vào xuất khẩu. Continue reading “Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu”

Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?

IMF1

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Don’t Fear the IMF”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại nhiều nơi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tổ chức mà mọi người đều căm ghét. Theo một số người, IMF không mang lại gì tốt đẹp cho người nghèo, phụ nữ, ổn định kinh tế và môi trường. Joseph Stiglitz, người có tầm ảnh hưởng được nhân rộng bởi giải thưởng Nobel, đổ lỗi cho IMF vì đã gây ra và sau đó càng làm tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế mà IMF được yêu cầu giải quyết. IMF được cho là làm như vậy để giải cứu các nhà tư bản và chủ ngân hàng chứ không phải người dân bình thường. Mặc dù không đúng sự thật nhưng niềm tin này sẽ gây hại rất lớn và hạn chế tiềm năng những điều tốt đẹp mà IMF có thể mang lại.

Trước tiên, hãy xem xét cách thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, chẳng hạn như khủng hoảng người tị nạn Syria, và cách thế giới giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính. Như tên gọi của nó cho thấy, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn là một cá nhân, không phải là một tổ chức. Ông ta hoặc bà ta đứng đầu một “văn phòng”, không phải là một tổ chức hoàn chỉnh. Điểm yếu này là điều đã buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel phải ép buộc các đối tác Liên minh châu Âu có phản ứng thống nhất hơn đối với dòng người tị nạn. Continue reading “Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?”

Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

capitalism

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó.”

Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng? Continue reading “Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?”