Chân dung Tập Cận Bình (P3)

20160402_LDD001_0

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

Sự thận trọng của Tập trước ảnh hưởng của phương Tây được phản ánh trong chính sách đối ngoại của ông. Còn trên phương diện cá nhân, ông bày tỏ những kỷ niệm nồng ấm với tiểu bang Iowa và cho con gái Tập Minh Trạch theo học tại Harvard. (Cô tốt nghiệp vào năm ngoái, dưới một bí danh, và đã trở về Trung Quốc). Nhưng Tập cũng thể hiện quan điểm mang tính “bản chất chủ nghĩa” (essentialist) của ông về những đặc tính quốc gia khi cho rằng lịch sử và cấu trúc xã hội của Trung Quốc khiến nó không phù hợp với nền dân chủ đa đảng, chế độ quân chủ, hay bất kỳ một hệ thống phi cộng sản nào khác. “Chúng tôi đã xem xét, đã thử, nhưng không mô hình nào hoạt động hiệu quả,” ông nói với cử tọa tại trường College of Europe ở Bruges vào mùa xuân năm ngoái. Áp dụng một lựa chọn khác, ông nói, “thậm chí có thể dẫn đến những hệ quả thảm khốc.” Dưới thời ông, truyền thông nhà nước liên tục nhấn mạnh mối đe dọa của “diễn biến hòa bình,” đồng thời cáo buộc các công ty Mỹ, bao gồm Microsoft, Cisco, và Intel, là “những “chiến binh” của chính phủ Hoa Kỳ. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P3)”

Làn sóng thánh chiến thứ tư

PX*3924134

Nguồn: Carl Bildt, “The Fourth Jihadist wave”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói. Continue reading “Làn sóng thánh chiến thứ tư”

Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia

nstate

Tác giả: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm tắt: Các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Luận điểm của các học giả thường khác biệt không chỉ với các lý thuyết khác nhau mà đôi khi còn trong nội bộ một lý thuyết. Tuy nhiên, ba trường phái chủ lưu có một điểm chung mang tính nền tảng là “mô hình duy lý về hành vi quốc gia”. Các lý thuyết chủ lưu đều lấy xuất phát điểm nghiên cứu là quốc gia-dân tộc và đều có giả định, dù vô tình hay hữu ý, về lợi ích và hành vi của quốc gia, mặc dù nhiều học giả như Kenneth Waltz đã tuyên bố rằng hệ thống quốc tế với cấu trúc vô chính phủ đã “lựa chọn” mẫu hình hành vi đơn vị (quốc gia), bất kể đặc tính đơn vị là gì. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng làm rõ nền tảng duy lý chung của ba thuyết hiện thực, tư do và kiến tạo cũng như sử dụng mô hình hành vi duy lý này để làm rõ mối liên hệ giữa lợi ích với hành vi của đơn vị và mối liên hệ giữa đơn vị với hệ thống trong nền chính trị quốc tế. Continue reading “Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia”

Chân dung Tập Cận Bình (P2)

president-xi-jinping

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phần 1

Anh chị em của Tập ly tán nhiều nơi: em trai và một người chị của ông làm ăn tại Hồng Kông, người chị còn lại được cho là đã định cư ở Canada. Nhưng Tập Cận Bình đã ở lại và qua năm tháng tiến sâu hơn trong Đảng. Sau khi tốt nghiệp năm 1979, ông nhận công việc đáng ao ước là phụ tá cho Cảnh Tiêu, một quan chức quốc phòng cao cấp mà cha ông gọi là “người đồng chí sát cánh thân thiết nhất” từ thời cách mạng. Tập mặc quân phục và tạo dựng nhiều mối quan hệ đáng giá trong các cơ quan Đảng. Không lâu sau khi ra trường, ông kết hôn với Kha Tiểu Minh, cô con gái có lối sống quốc tế của Đại sứ Trung Quốc tại Anh. Nhưng họ cãi nhau “gần như hằng ngày,” theo giáo sư sống đối diện. Ông kể với nhà ngoại giao rằng hai người đã ly dị khi Kha quyết định chuyển đến Anh còn ông Tập ở lại. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P2)”

TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama

obamavn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 23/5/2016 (giờ Hà Nội), Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tít “Obama không có cách nào biến Việt Nam thành Philippines“. Bài báo viết:

Từ ngày 23 Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu thăm Việt Nam. Mối quan hệ Việt-Mỹ được coi là một xu hướng động không xác định và nhạy cảm, vì thế được quan tâm nhiều. Mối quan hệ ấy có thể đi bao xa, vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau.

Đây là một chuyến thăm muộn màng chẳng đi đâu mà vội của Obama. Năm ngoái tròn 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và tròn 20 năm Việt-Mỹ lập quan hệ ngoại giao, nhưng năm nay Obama mới đến, điều đó nói lên Việt Nam “không phải là quan trọng nhất” với Mỹ, “có thể thu xếp đến sau”, đồng thời cũng nói lên mức độ quan trọng của Việt Nam đòi hỏi Obama “phải đến nước này một chuyến trước ngày mãn nhiệm”. Continue reading “TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama”

Làm sao để thành công trong một chế độ độc tài?

23-dictatorship

Nguồn:How to get ahead in a dictatorship“, The Economist, 20/07/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mobutu Sese Seko, người cai trị Congo trong 32 năm, nổi tiếng vì phương pháp điều hành nội các “xáo trộn” của mình. Các vị phó của ông liên tục bị xoay vòng, điều chuyển một cách không thể lường trước từ các ghế bộ trưởng đến nhà tù và sống lưu vong, trước khi một lần nữa quay trở lại các chức vụ cấp cao. Trong suốt thời gian cầm quyền của mình, Mobutu đã dùng hàng trăm bộ trưởng. Số lượng bộ trưởng lớn là điều phổ biến trong nhiều chế độ độc tài, như một nghiên cứu mới tại 15 quốc gia Châu Phi đã chỉ ra. Tại sao các nhà độc tài lại hay thay đổi nội các của họ, và làm thế nào để các bộ trưởng có thể tránh bị sa thải, hoặc một tình huống thậm chí tồi tệ hơn? Continue reading “Làm sao để thành công trong một chế độ độc tài?”

Chân dung Tập Cận Bình (P1)

Xi_2337986b

Nguồn: Evan Osnos, “Born Red,” The New Yorker, 06/04/2015.

Biên dịch: Bùi Hoàng Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Làm thế nào Tập Cận Bình, từ một cán bộ huyện không có gì nổi bật, trở thành nhà lãnh đạo chuyên chế nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông?

Trước thềm giao thừa 2014, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho phép một đoàn quay phim tới thăm nơi làm việc và ghi lại thông điệp mừng năm mới của ông gửi tới nhân dân. Thời niên thiếu, Tập từng bị gửi đi lao động ở nông trường, ông yếu ớt đến mức những người lao động khác chỉ chấm cho ông 6 trên thang điểm 10, “còn chẳng bằng phụ nữ,” sau này ông kể lại với đôi chút ngượng ngùng. Giờ ở tuổi 61, với tầm vóc 1m80, ông là lãnh đạo Trung Quốc cao nhất trong gần bốn thập niên qua, cùng giọng baritone trầm ấm và phong thái tự tin. Khi tiếp khách, ông thường đứng yên, đôi tay dài thả lỏng, tóc vuốt thẳng nếp, khắc họa thái độ “tiếp hay không thì tùy,” dẫn dụ vị khách của mình phải băng qua phòng để nhận được một cái bắt tay. Continue reading “Chân dung Tập Cận Bình (P1)”

Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?

ximr

Nguồn: Derek Grossman & Michael Chase, “Why Xi is Purging the Chinese Military“, The National Interest, 15/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Chủ tịch Trung Quốc đang làm theo những lời dạy trong cuốn sách đỏ Mao tuyển của Mao Trạch Đông.

Đã có nhiều bàn tán về một loạt tuyên bố trong những tháng vừa qua của Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC) – báo hiệu những cải cách cơ cấu lớn đối với Quân giải phóng nhân dân (PLA), các cải cách này được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020. Các nhà quan sát kỳ cựu về Trung Quốc đã sốt sắng liệt kê những điều đã biết và chưa biết tính tới thời điểm này từ các tuyên bố chính thức, và những điều được đồn đoán dựa trên các nguồn không chính thức.

Chẳng hạn, các nhà quan sát đã đặc biệt chú ý tới việc Tập Cận Bình thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược PLA và suy ngẫm về vị thế của nó trong PLA so với các quân chủng, cũng như vai trò và nhiệm vụ chính xác của nó. Các nhà phân tích cũng suy nghĩ về các câu hỏi như tư cách thành viên trong tương lai của CMC và các cấp hàng đầu thường do quân đội thống trị trong ban lãnh đạo PLA sẽ hợp tác đến đâu dưới các cải cách. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Bài liên quan: Phần 1

Sự hấp dẫn của một đường lối mới

Sự tái khởi động cũng diễn ra trong lãnh vực ý thức hệ. Một lần nữa Châu Âu là điểm tựa của cán cân Nga-Mỹ. Những nhà chính trị tự xưng là “theo chủ nghĩa thực tế” bên cánh hữu cũng như bên cánh tả luôn tránh né một sự liên kết với cả Washington lẫn Moscow. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo khác, như Schmidt, Kohl, và Mitterrand, không đi theo con đường đó. Việc Reagan thẳng thắn lên án Liên Xô là một “đế quốc ma quỉ” trở thành một tiếng gọi chiêu tập cho cả những ai ưa chuộng ông lẫn những ai sợ hãi ông. Cuộc thi đua tại Châu Âu được định đoạt do các thế lực bên ngoài thì ít, mà do trận chiến ý thức hệ trong nội bộ Châu Âu thì nhiều, với sự thắng lợi của khuynh hướng mà người Đức gọi là Tendenzwende (thay đổi đường lối), một khuynh hướng đã làm sống lại tinh thần “dân chủ tranh đấu” (militant democracy) trong tình hình đầy biến động của thập niên 1970. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)”

21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực

History_Gorbachev

Nguồn:Gorbachev consolidates power”, History.com (truy cập ngày 21/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một nỗ lực để củng cố quyền lực của mình và giảm bớt căng thẳng chính trị và sắc tộc ở các nước cộng hòa Xô-viết là Armenia và Azerbaijan, nhà lãnh đạo Nga Mikhail Gorbachev đã cách chức các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản ở hai nước cộng hòa này.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong nỗ lực thực hiện các cải cách trong nước ở Liên Xô. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự chống đối của nhiều quan chức Nga bảo thủ, những người tin rằng những cải cách kinh tế và chính trị của Gorbachev có thể đe dọa vị trí của Đảng Cộng sản ở Liên Xô. Cả Karen S. Demirchyan và Kyamran I. Bagirov, những người đứng đầu Đảng Cộng sản ở Armenia và Azerbaijan, đều thuộc nhóm này, và Gorbachev đã phải công khai phàn nàn về sự thất vọng của mình trong việc tiến hành cải cách kinh tế tại hai nước cộng hòa đó. Continue reading “21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực”

Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?

USCN

Nguồn: Merriden Varrall, “It takes two to Thucydides”, The Lowy Interpreter, 22/04/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây cộng đồng an ninh và quan hệ quốc tế nói nhiều về “bẫy Thucydides”, và cụ thể hơn là việc Trung Quốc và Mỹ có thể rơi vào cái bẫy này. Nhưng có hai vấn đề quan trọng với cách sử dụng hình tượng này, điều có tác động vượt ra ngoài lĩnh vực học thuật.

Để giúp những ai không nghiên cứu lịch sử Hy Lạp cổ đại hiểu được khái niệm này, cần nhắc lại rằng Thucydides là một sử gia, người vào năm 461 TCN đã viết về lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnesus (431-404 TCN) giữa Đế quốc Athens (cường quốc muốn giữ nguyên trạng) và Liên minh Peloponnesus do Sparta (cường quốc đang nổi lên) dẫn đầu. Continue reading “Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?”

Siêu cường (Superpower)

sc

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

“Siêu cường” là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới. Trong địa chính trị thế giới, người ta phân biệt hai khái niệm siêu cường và cường quốc trong đó siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc.

Khái niệm “siêu cường” bản thân nó đã mang hàm ý rằng tồn tại một hệ thống thứ bậc giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống đó, quốc gia siêu cường đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt và có khả năng giành được sự tôn trọng và trung thành của các quốc gia khác. Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia siêu cường có thể áp đặt ý chính chính trị của mình lên các quốc gia nhỏ khác mà không e ngại bị trả đũa hay trừng phạt. Continue reading “Siêu cường (Superpower)”

Khả năng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN có gây quan ngại?

25993887

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Lifting of arms-sale ban largely a symbolic move”, TODAY, 20/05/2016.

Biên dịch: Việt Hải

Một số bản tin cho hay Việt Nam hồi trước đã âm thầm tổ chức một hội thảo quốc phòng với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ như Boeing và Lockheed Martin. Hội thảo này, diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ, dường như xác nhận tin đồn rằng ông Obama có thể tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội trong chuyến thăm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hoan nghênh triển vọng này, cho rằng động thái trên sẽ thúc đẩy hơn nữa lòng tin lẫn nhau giữa hai quốc gia cựu thù. Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel, hồi tuần trước khẳng định vẫn chưa có quyết định cuối cùng liên quan đến vấn đề này. Continue reading “Khả năng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN có gây quan ngại?”

Tại sao Thế chiến I không phải là cuộc thế chiến đầu tiên?

Thế chiến I

Nguồn:Why the first world war wasn’t really“, The Economist, 01/07/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới – hay ít ra những quốc gia tham gia vào những sự kiện ban đầu của cuộc Thế chiến I – gần đây đã thể hiện mối quan tâm lớn đối với cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này. Sự khởi đầu gần như ngẫu nhiên của nó – khoảng thời gian từ ngày 28/6/1914, khi người thừa kế ngai vàng của Áo-Hung bị ám sát bởi một người Bosnia theo chủ nghĩa dân tộc, đến những ngày đầu tiên của tháng Tám, khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, kéo theo đồng minh của họ là Anh – đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các nhà sử học. Trong khi đó, những thảm kịch sau đó đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, dù rằng theo một cách tương đối khác. Nhưng liệu đó có phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên? Nó chắc chắn là một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng nó chắc chắn không phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên. Continue reading “Tại sao Thế chiến I không phải là cuộc thế chiến đầu tiên?”

Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump

donald-trump-foreign-policy-america-first

Nguồn: Yuriko Koike, “Trump’s Dengerous America First Campaign”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đầy lỗ mãng của Donald Trump đã khiến cả thế giới bối rối và kinh ngạc, có lẽ chỉ ngoại trừ Tổng thống Nga Vladimir Putin và các đồng minh châu Âu khác theo chủ nghĩa dân túy của ông, như chính trị gia Pháp Marine Le Pen. Quả thực là khó có thể đánh giá được không chỉ việc ông Trump sẽ làm gì trên cương vị Tổng thống, mà còn là dân tộc, tôn giáo thiểu số, hay quốc gia nào bị ông ta coi thường nhất.

Kể tên bất kỳ một nhóm người hoặc quốc gia nào, và bạn gần như có thể cá rằng Trump đã từng xúc phạm họ. Ông ta gọi những người nhập cư Mexico là “tội phạm” và “những kẻ hiếp dâm” của nước Mỹ. Ông ta đã đề xuất ngăn cấm người Hồi giáo đến Mỹ. Ông ta đã quăng những lời lẽ công kích phân biệt giới tính vào những phụ nữ có địa vị, như chuyên gia về chính trị Megyn Kelly, người đã can đảm đứng lên chống lại ông ta. Trump cũng từng gọi những người khác là “đồ chó” và “những kẻ lười biếng béo ị”. Ông ta đã chế nhạo các đồng minh châu Á và châu Âu của Mỹ, đồng thời đổ lỗi cho Trung Quốc về các tai ương kinh tế của Hoa Kỳ. Continue reading “Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump”

19/05/1916: Anh-Pháp thỏa thuận phân chia Trung Đông

sykespicotmap

Nguồn:Britain and France conclude Sykes-Picot agreement”, History.com (truy cập ngày 19/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1916, đại diện của Vương quốc Anh và Pháp đã bí mật đạt được một thỏa thuận, gọi là thỏa thuận Sykes-Picot,  theo đó hầu hết các vùng đất Ả-rập dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman sẽ được chia thành các khu vực ảnh hưởng của Anh và Pháp sau khi Thế chiến I kết thúc.

Sau khi chiến tranh nổ ra vào mùa hè năm 1914, phe Hiệp ước – gồm Anh, Pháp và Nga – đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về tương lai của Đế chế Ottoman – lúc đó đang tham chiến bên phía của Đức và Liên minh Trung tâm – và vùng lãnh thổ rộng lớn của đế quốc này ở Trung Đông, bán đảo Ả-rập và Trung – Nam Âu. Vào tháng 3 năm 1915, Anh đã ký một thỏa thuận bí mật với Nga. Chính tham vọng lãnh thổ của Nga đối với đế chế Ottoman đã khiến người Thổ tham gia phe Đức và Áo-Hung vào năm 1914. Continue reading “19/05/1916: Anh-Pháp thỏa thuận phân chia Trung Đông”

Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan

thailand-politics

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “A Role Reversal for Myanmar and Thailand”, Project Syndicate, 02/05/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có những quốc gia láng giềng nào nhanh chóng thay đổi định hướng chính trị theo chiều hướng trái ngược nhau như tại Thái Lan và Myanmar trong những năm gần đây. Sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới chính quyền độc tài quân sự, Myanmar đã khôi phục lại chế độ dân chủ, và hiện có một chính phủ dân sự được dẫn dắt bởi cựu tù nhân chính trị Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Trái lại, trong thập niên vừa qua, Thái Lan đã hai lần chuyển hướng từ chế độ dân chủ sang chế độ độc tài quân sự do các cuộc đảo chính xảy ra vào năm 2006 và năm 2014. Điều gì đã khiến cho hai quốc gia này đảo ngược định hướng chính trị của mình? Continue reading “Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan”

Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc

mao-communist-snake

Nguồn: Sin‑ming Shaw, “Mao, The False God”, Project Syndicate, 27/06/2005.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có nên tiếp tục treo bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao ở cổng Quảng trường Thiên An Môn? Liệu đảng cầm quyền của Trung Quốc có nên tiếp tục gọi mình là Cộng sản?

Đó không phải là những câu hỏi vô nghĩa. Trừ phi, và cho đến khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời cả hai câu hỏi trên bằng một chữ “Không” đơn giản, thì tay họ sẽ tiếp tục vấy máu còn tính chính danh của họ sẽ tiếp tục bị vấy bẩn. Lý do mà nhiều người Trung Quốc không chấp nhận chế độ cộng sản chính là vì Đảng Cộng sản đã phủ nhận quá khứ, và không hề hối lỗi vì sự tàn bạo của mình. Continue reading “Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc”

18/05/1989: Một triệu người biểu tình ở Bắc Kinh

bkpr

Nguồn:One million protesters take to the streets in Beijing”, History.com (truy cập ngày 18/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Một đám đông ước tính hơn một triệu người biểu tình đã tuần hành qua các đường phố của Bắc Kinh để kêu gọi một hệ thống chính trị dân chủ hơn. Chỉ một vài tuần sau đó, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành đè bẹp các cuộc biểu tình này.

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đã được nung nấu từ giữa những năm 1980 khi chính phủ cộng sản thông báo nới lỏng một số hạn chế đối với nền kinh tế, cho phép một thị trường tự do hơn phát triển. Được cổ vũ bởi hành động này, một số người Trung Quốc (đặc biệt là sinh viên) đã bắt đầu kêu gọi các hành động tương tự trên lĩnh vực chính trị. Đến đầu năm 1989, các cuộc biểu tình hòa bình đã bắt đầu diễn ra ở một số khu vực đô thị lớn nhất của Trung Quốc. Continue reading “18/05/1989: Một triệu người biểu tình ở Bắc Kinh”

Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam

binh_OIPN

Nguồn: Yuriko Koike, “Vietnam’s Chinese Lessons,” Project Syndicate, 15/11/2010.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 30 năm sau Thế chiến II, Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Chiến thắng của nước này trước Pháp và Hoa Kỳ là những cuộc chiến định nghĩa cho khái niệm độc lập trong thời kỳ hậu thực dân. Nhưng sau những hình ảnh bất hủ của trực thăng quân sự Mỹ lượn trên nóc tòa Đại sứ quán bị di tản của Hoa Kỳ tại Sài Gòn năm 1975, Việt Nam gần như đã trượt khỏi sự quan tâm của thế giới.

Tình thế đã thay đổi. Vị trí chiến lược của Việt Nam – láng giềng của Trung Quốc và nằm dọc theo các tuyến vận tải thương mại đường biển lớn của châu Á – luôn khiến nước này có vai trò cực kỳ quan trọng, và điều này có thể giải thích tại sao các cuộc chiến chống thực dân của Việt Nam đã kéo dài như vậy. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng, nhờ vào sự chuyển mình mạnh mẽ – dù không phải lúc nào cũng được công nhận rộng rãi – của phát triển kinh tế và định hướng chính sách đối ngoại của nước này. Continue reading “Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam”