Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự kiện ngoại giao bí mật, tuy chỉ tồn tại ngắn ngủi, nhưng chứa đựng bài học cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Rạng sáng ngày 24/02/2022, không quân Nga đồng loạt tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine. Cùng lúc đó, bộ binh và thiết giáp của Moscow từ phía bắc, phía đông, và phía nam tràn vào Ukraine. Trong những ngày tiếp theo, quân Nga đã cố gắng bao vây Kyiv.

Đó là những ngày và những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược vốn dĩ có thể dẫn đến việc Ukraine bị Nga đánh bại và khuất phục. Khi nhìn lại, thật kỳ diệu là điều đó đã không xảy ra. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp

Nguồn: Poet-soldier Rupert Brooke dies in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Rupert Brooke, một học giả và nhà thơ trẻ tuổi đang phục vụ với tư cách là sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Anh, đã qua đời vì nhiễm trùng máu trên một tàu bệnh viện neo đậu ngoài khơi đảo Skyros của Hy Lạp, trong khi chờ được triển khai tham gia cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Bán đảo Gallipoli.

Sinh năm 1887 tại Rugby, Anh, Brooke theo học tại trường King’s College thuộc Đại học Cambridge, nơi ông kết bạn với những học giả nổi tiếng trong tương lai như E.M. Forster, John Maynard Keynes, và Virginia Stephens (sau này là Virginia Woolf) với tư cách là thành viên của nhóm Bloomsbury nổi tiếng. Những chuyến đi đến Mỹ vào năm 1912 đã giúp Brooke cho ra đời một loạt các bài luận và bài báo được đón nhận nồng nhiệt; ông cũng từng sống một thời gian ở Tahiti, nơi ông đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng nhất của mình. Continue reading “23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp”

So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông

Nguồn: Thomas Lim và Eric Ang, “Comparing Gray-Zone Tactics in the Red Sea and the South China Sea,” The Diplomat, 20/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hoạt động của Houthi ở Biển Đỏ và các hành động của Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Mây có những điểm tương đồng đáng chú ý về chiến thuật và phản ứng của các bên đối đầu.

Trong thời kỳ hỗn loạn trên biển, chiến thuật vùng xám đã trở thành công cụ ưa thích của các chủ thể muốn thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần dùng đến xung đột quân sự trực tiếp. Về bản chất, chiến thuật vùng xám có nghĩa là các hoạt động trong ‘khoảng tối’ giữa hòa bình và chiến tranh. Những hành động như vậy có nguy cơ làm suy giảm quyền tự do hàng hải, một khái niệm trung tâm vốn củng cố sự ổn định kinh tế toàn cầu. Continue reading “So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông”

Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới

Nguồn: A. B. Abrams, “North Korea’s New Hwasong-16B Hypersonic Glider Heralds a New Missile Era,” The Diplomat, 13/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giới thiệu Hwasong-16B về bản chất là một diễn biến rất quan trọng, nhưng những tác động tiềm tàng của nó đối với an ninh khu vực thậm chí còn quan trọng hơn.

Vào ngày 2/4, Triều Tiên đã chính thức tiết lộ phiên bản kế thừa được chờ đợi từ lâu của tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 “Sát thủ Guam.” Vụ phóng thử nghiệm Hwasong-16B đã diễn ra sau nhiều năm xuất hiện các báo cáo về việc thử nghiệm các công nghệ liên quan, tạo điều kiện cho bước nhảy vọt về hiệu suất. Continue reading “Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới”

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi and Biden chose the same day to send a message on Taiwan,” Nikkei Asia, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngôn từ được sử dụng trong đạo luật 45 năm tuổi của Mỹ đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội ở Eo biển Đài Loan.

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương? Continue reading “Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?”

21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio

Nguồn: Prisoners left to burn in Ohio fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1930, một trận hỏa hoạn tại nhà tù Ohio đã giết chết 320 tù nhân, một vài người trong số họ đã bị thiêu chết vì không được mở khóa xà lim. Đây là một trong những thảm họa nhà tù kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nhà tù Bang Ohio được xây dựng tại Columbus vào năm 1834. Xuyên suốt lịch sử của mình, nó luôn được biết đến là một nhà tù với điều kiện sống rất tệ. Một đợt dịch tả đã càn quét nhà tù vào năm 1849, giết chết 121 tù nhân. Năm 1893, một giám quản nhà tù viết rằng “mười nghìn trang giấy viết về lịch sử của Nhà tù Bang Ohio cũng chẳng thể nào giúp người ta hiểu được cảnh khốn khổ mà 1.900 tù nhân phải chịu đựng bên trong. Thứ lịch sử không được viết ra đó chỉ có Chúa Trời mới biết.” Continue reading “21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio”

Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel

Nguồn: Sina Toossi, “Iran Has Defined Its Red Line With Israel,” Foreign Policy, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông qua cuộc tấn công hồi cuối tuần trước, Tehran đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược trong khu vực.

Ngày 14/4, cộng đồng quốc tế rúng động trước cuộc tấn công quân sự táo bạo và trực tiếp của Iran vào Israel. Khoảng 300 vũ khí – bao gồm 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình, và hơn 120 tên lửa đạn đạo – đã thách thức một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù hầu hết đều bị đánh chặn hoặc không tiếp cận được mục tiêu, nhưng các quan chức Mỹ xác nhận có ít nhất chín tên lửa đã tấn công hai căn cứ không quân của Israel. Continue reading “Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel”

20/04/1689: Bao vây Derry

Nguồn: Siege of Derry begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1689, James II, cựu vương Anh, đã phát động cuộc bao vây Derry, một thành trì của các tín đồ Tin lành ở Bắc Ireland.

Năm 1688, James II, một người Công giáo, đã bị người con gái theo Tin lành của ông là Mary, và chồng bà, William xứ Orange, lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu được gọi là Cách mạng Vinh quang. James chạy trốn sang Pháp, và sang năm 1689, ông tiến vào Ireland, hy vọng kích động những người ủng hộ Công giáo ở đó và giành lại ngai vàng Anh. Được lực lượng Pháp hỗ trợ, James chiếm Dublin vào cuối tháng 3 và đến tháng 4 thì kéo quân đến Derry, thị trấn phía bắc nơi những người Ireland ủng hộ Anh đã chạy trốn đến. Continue reading “20/04/1689: Bao vây Derry”

Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập

Nguồn: Kenji Kawase, “Hong Kong embraces Xi’s ‘holistic’ security dogma on education day,” Nikkei Asia, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hong Kong đã tiếp tục tôn vinh cách tiếp cận an ninh chặt chẽ, triệt để, bất chấp những nỗ lực trấn an nhà đầu tư.

Thứ Hai vừa qua, Trưởng đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,” một dấu hiệu cho thấy chính quyền đặc khu đang tăng cường áp dụng học thuyết của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Chủ đề chính ngày hôm nay là kỷ niệm 10 năm ‘cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,’” Lý nói tại lễ khai mạc sự kiện Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia Hong Kong hôm thứ Hai. Ông mô tả cách tiếp cận này là “chiến lược thiết yếu và hệ thống hoàn chỉnh” để bảo vệ an ninh quốc gia. Continue reading “Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập”

Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?

Nguồn: David Wallace-Wells, “What War by A.I. Actually Looks Like,” New York Times, 10/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 11 vừa qua, tạp chí cánh tả +972Local Call của Israel đã công bố một cuộc điều tra gây lo ngại của nhà báo Yuval Abraham, về việc Lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để xác định các mục tiêu ở Gaza – điều mà một cựu quan chức tình báo mô tả là “nhà máy ám sát hàng loạt.”

Vào một thời điểm đang có hàng loạt những viễn cảnh về ngày tận thế do AI gây ra – những viễn cảnh đôi khi là về các hệ thống vũ khí tự động bất ngờ nổi loạn – chúng ta có lẽ mong đợi một phản ứng dữ dội và đáng báo động. Nhưng thay vào đó, báo cáo về một cuộc chiến đang được tiến hành một phần bởi AI lại chỉ tạo nên một gợn sóng nhỏ trong các cuộc tranh luận về cách thức tiến hành chiến tranh của Israel ở Gaza. Continue reading “Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?”

18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng

Nguồn: War correspondent Ernie Pyle killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong Thế chiến II, nhà báo Ernie Pyle, phóng viên chiến trường nổi tiếng nhất của Mỹ, đã thiệt mạng do hỏa lực súng máy của quân Nhật trên Đảo Ie Shima thuộc Thái Bình Dương.

Sinh ra ở Dana, Indiana, Pyle vào nghề bằng việc phụ trách viết chuyên mục cho chuỗi báo Scripps-Howard vào năm 1935. Sau cùng đã được đăng tải đồng thời trên khoảng 200 tờ báo Mỹ, chuyên mục của Pyle – kể về cuộc sống và hy vọng của những người dân bình thường – đã chiếm được cảm tình của toàn nước Mỹ. Continue reading “18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng”

Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Josh Felman & Arvind Subramanian, “Is India Really the Next China?,” Foreign Policy, 08/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng chính sách của chính phủ vẫn còn là rào cản.

Liệu Ấn Độ sẽ là Trung Quốc tiếp theo? Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống và dự đoán lạc quan về tăng trưởng của Ấn Độ xuất hiện khắp thế giới, câu hỏi đó không còn có thể bị xem là ảo tưởng hão huyền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vấn đề này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc – một phần bởi vì thế giới đã hành xử như thể Ấn Độ là một cường quốc. Continue reading “Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?”

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin

Nguồn: Casey Michel, “How Aleksandr Solzhenitsyn Became Putin’s Spiritual Guru,” Foreign Policy, 07/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là câu chuyện kỳ lạ về một anh hùng văn học toàn cầu, người đã truyền cảm hứng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Năm 1990, khi Liên Xô đang dần tiến tới sự tan rã cuối cùng, một nhà văn Nga nổi tiếng đã phác thảo một kế hoạch cho tương lai hậu Xô-viết. Như nhà văn này đã vạch ra, Nga phải cởi bỏ xiềng xích của thời Liên Xô bằng cách loại bỏ Đảng Cộng sản đang khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, ông nói thêm, Điện Kremlin nên để một loạt các thuộc địa cũ của Moscow, đặc biệt là ở những nơi như Baltic, Caucasus, và phần lớn Trung Á, được tự do. Continue reading “Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin”

16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham”

Nguồn: Martin Luther King Jr. writes “Letter from a Birmingham Jail”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, vài ngày sau khi bị giam tại Birmingham, Alabama, vì một loạt các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. đã viết một lá thư đáp lời những người chỉ trích ông trên những mẩu giấy vụn. Bức thư ngỏ này, ngày nay thường gọi là “Thư từ Nhà tù Birmingham,” là lời bảo vệ mạnh mẽ cho chiến dịch biểu tình. Nó hiện được coi là một trong những áng văn vĩ đại nhất của phong trào dân quyền Mỹ. Continue reading “16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham””

Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump

Nguồn: Jonathan Rauch và Peter Wehner, “There Is a Way Out of MAGA Domination,” New York Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài tuần trước, Mike Pence đã làm điều mà chưa có phó tổng thống nào trong thời kỳ hiện đại làm được: Ông từ chối tán thành việc tái tranh cử của tổng thống mà ông từng phục vụ. Pence cũng không phải cựu quan chức duy nhất làm vậy. Danh sách các quan chức cấp cao từng làm việc dưới thời Trump đã ngụ ý, hoặc tuyên bố thẳng thừng, rằng họ không thể hỗ trợ ông chủ cũ của mình trong bất kỳ trường hợp nào, đã dài đến mức đáng kinh ngạc. Continue reading “Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump”

Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc

Nguồn: Sokvy Rim, “BRI’s Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China,” Think China, 11/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Campuchia thúc đẩy xây dựng Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep, có nghĩa là các tàu chở hàng có thể bỏ qua cảng Cái Mép của Việt Nam. Nhà bình luận người Campuchia, Sokvy Rim, sẽ phân tích các tác động của viễn cảnh này.

Sau khi nhậm chức vào tháng 8/2023, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bắt tay vào một dự án đường thủy đầy tham vọng trị giá 1,7 tỷ USD, được gọi là Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal). Đây sẽ là kênh đường thủy đầu tiên ở Campuchia nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep bằng cách cắt ngang qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Continue reading “Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc”

Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s latest purge hints property crisis has reached inner circle,” Nikkei Asia, 11/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu Bộ trưởng Tư pháp nhiều khả năng có liên hệ với Evergrande đang bị điều tra tham nhũng.

Vụ “thanh trừng” cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc gần đây có thể hé lộ cách mà chế độ Tập Cận Bình đối phó với cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng của đất nước. Nó thậm chí có thể là manh mối cho thấy khủng hoảng đang tác động đến những phụ tá thuộc phe chính trị đầy quyền lực của Tập. Continue reading “Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản”

14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ

Nguồn: Explosion on cargo ship rocks Bombay, India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tàu hàng Fort Stikine đã phát nổ tại bến cảng Bombay, Ấn Độ (nay là Mumbai), khiến 1.300 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương. Do vụ việc xảy ra trong Thế chiến II, nên một số giả thuyết ban đầu cho rằng nguyên nhân là do sự phá hoại của Nhật Bản, nhưng thực tế, đây chỉ đơn giản là một tai nạn thảm khốc.

Fort Stikine là một tàu hơi nước nặng 8.000 tấn do Canada đóng. Ngày 24/2, con tàu khởi hành từ Birkenhead, Anh và đã dừng lại ở Karachi, Pakistan trước khi cập cảng Bombay. Trên tàu là hàng trăm kiện bông, vàng thỏi, và đáng chú ý nhất là 300 tấn trinitrotoluen, thường được gọi là TNT hoặc thuốc nổ. Điều khó hiểu là bông lại được lưu trữ ngay ở tầng bên dưới thuốc nổ, dù bông là vật cực kỳ dễ cháy. Continue reading “14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ”