31/08/1980: Chính phủ Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân xưởng đóng tàu Gdansk

Nguồn: Polish government signs accord with Gdansk shipyard workers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, đại diện của chính quyền cộng sản Ba Lan đã đồng ý với các yêu sách của công nhân đang đình công tại nhà máy đóng tàu ở thành phố Gdansk. Cựu thợ điện Lech Walesa đã lãnh đạo các công nhân đình công, sau đó thành lập Công đoàn “Đoàn kết”, công đoàn lao động độc lập đầu tiên phát triển ở một quốc gia thuộc khối Xô-viết. Continue reading “31/08/1980: Chính phủ Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân xưởng đóng tàu Gdansk”

Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?

Nguồn: Edward White, “How China cornered the market for clean tech,” Financial Times, 09/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Phần thứ hai của loạt bài về năng lượng tái tạo cho thấy rằng Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về nhiều nguyên liệu quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng, từ đó mang lại cho nước này đòn bẩy địa chính trị.

Cuối năm ngoái tại Bắc Kinh, các quan chức từ một số cơ quan công nghệ, thương mại, và quốc phòng của Trung Quốc đã được triệu tập tới một loạt các cuộc họp bí mật với một mục đích duy nhất: phản ứng trước những hạn chế sâu rộng của Mỹ về bán chip máy tính cho các công ty Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?”

Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Nguồn: Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent, “The new commodity superpowers,” Financial Times, 08/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la. Continue reading “Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới”

29/08/1970: Người Mỹ gốc Mexico tuần hành phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands of Mexican American antiwar activists march in Chicano Moratorium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, hơn 20.000 người Mỹ gốc Mexico đã tuần hành qua Đông Los Angeles để phản đối Chiến tranh Việt Nam. Chicano Moratorium, tên gọi của cuộc biểu tình khổng lồ này, đã diễn ra trong hòa bình cho đến khi Sở Cảnh sát Los Angeles tiến vào Công viên Laguna, kích thích bạo lực khiến ba người thiệt mạng. Ngày nay, Chicano Moratorium được nhớ đến như kết thúc bi thảm của một giai đoạn hoạt động của người Mỹ gốc Mexico (Chicano), nhưng cũng là khoảnh khắc khơi dậy và truyền cảm hứng cho một thế hệ các nhà hoạt động mới. Continue reading “29/08/1970: Người Mỹ gốc Mexico tuần hành phản đối Chiến tranh Việt Nam”

27/08/1776: Quân Anh đánh bại Quân Ái Quốc trong trận Brooklyn

Nguồn: British forces defeat Patriots in the Battle of Brooklyn, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong Cách mạng Mỹ, lực lượng Anh dưới sự chỉ huy của Tướng William Howe đã đánh bại lực lượng của phe Ái Quốc dưới sự chỉ huy của Tướng George Washington trong Trận Brooklyn (còn gọi là Trận Long Island) ở New York. Continue reading “27/08/1776: Quân Anh đánh bại Quân Ái Quốc trong trận Brooklyn”

26/08/1986: “Sát nhân trường tư thục” làm choáng váng New York

Nguồn: “Preppy Murder” stuns New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Jennifer Levin, 18 tuổi, được phát hiện đã chết tại Công viên Trung tâm của Thành phố New York, chỉ chưa đầy hai giờ sau khi người ta nhìn thấy cô rời quán bar ở Upper East Side cùng với Robert Chambers, 19 tuổi.

Chambers cao ráo, đẹp trai đã nhanh chóng bị bắt và bị buộc tội giết người. Các tờ báo lá cải đã gọi Chambers, người từng theo học tại nhiều trường tư thục ở Manhattan, là “Sát nhân trường tư thục” (Preppy Killer). Vụ việc đã gây chấn động thành phố và đặt ra câu hỏi về nạn uống rượu khi chưa đủ tuổi thành niên, sử dụng ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi trong nhóm con nhà giàu ở New York. Continue reading “26/08/1986: “Sát nhân trường tư thục” làm choáng váng New York”

Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc

Nguồn: Benedict Rogers, “The Real Risks of Doing Business in China,” Foreign Policy, 17/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có ít nhất 5.000 người nước ngoài đang bị giam trong các nhà tù Trung Quốc – nhiều người vì lý do chính trị.

Tháng 6 này, tại London, tôi đã tiếp hai người nước ngoài đầu tiên từng thụ án trong các nhà tù của Trung Quốc và dám công khai chuyện đó. Theo cựu phóng viên nước ngoài sau trở thành điều tra viên thẩm định Peter Humphrey, hiện Trung Quốc có ít nhất 5 triệu tù nhân (không bao gồm những người trong các trại tù ở Tân Cương và Tây Tạng), nhiều người trong số họ bị giam vì những lý do vụn vặt hoặc thực sự vì lý do chính trị, và có ít nhất 5.000 người là người nước ngoài. Trong lúc chính quyền Biden tiếp tục loạt chuyến thăm tới Bắc Kinh, tìm kiếm một sự hòa giải ngoại giao mà giới lãnh đạo Trung Quốc chẳng mấy quan tâm, thì các quan chức nước ngoài nên bắt đầu lưu ý đến hoàn cảnh của các tù nhân ở Trung Quốc. Continue reading “Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc”

24/08/1969: Một đơn vị Mỹ chống đối lệnh chỉ huy trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: U.S. unit refuses commander’s order, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Đại đội A thuộc Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn Bộ binh nhẹ 196 đã từ chối mệnh lệnh của chỉ huy, Trung úy Eugene Schurtz, Jr., yêu cầu họ tiếp tục di chuyển nhằm tiếp cận một chiếc trực thăng bị bắn rơi ở thung lũng Quế Sơn, cách Đà Nẵng gần 50km về phía nam. Continue reading “24/08/1969: Một đơn vị Mỹ chống đối lệnh chỉ huy trong Chiến tranh Việt Nam”

22/08/1485: Trận Bosworth Field trong Chiến tranh Hoa hồng

Nguồn: Battle of Bosworth Field, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1485, trong trận đánh lớn cuối cùng của Chiến tranh Hoa hồng, Trận Bosworth Field, Vua Richard III đã bị Henry Tudor, Bá tước xứ Richmond, đánh bại và giết chết. Sau trận chiến, vương miện hoàng gia mà Richard đội trong trận đánh đã được nhặt lên từ một bụi rậm và đội lên đầu Henry. Việc ông đăng quang với tư cách là Vua Henry VII đã mở đầu cho Triều đại Tudor ở nước Anh, một triều đại tồn tại cho đến khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời vào năm 1603. Continue reading “22/08/1485: Trận Bosworth Field trong Chiến tranh Hoa hồng”

Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine

Nguồn: Justin Scheck và Thomas Gibbons-Neff, “Zelensky Called Him a Criminal. Now Ukraine Calls Him for Guns and Ammo,” New York Times, 12/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong công cuộc tìm kiếm vũ khí của mình, Ukraine đã ngó lơ các quy tắc chống tham nhũng và quay sang người từng được coi là hiện thân của một kỷ nguyên vô trật tự.

Trong những tuần đầu tiên của chiến tranh Ukraine, khi quân xâm lược Nga đang tiến về Kyiv, chính phủ Ukraine cần vũ khí một cách nhanh chóng. Vì vậy, Bộ Quốc phòng nước này đã thực hiện một cuộc điện thoại trong tuyệt vọng.

Ở đầu dây bên kia là Serhiy Pashinsky, một cựu nghị sĩ nghiện thuốc lá, người đã giám sát chi tiêu quân sự của đất nước trong nhiều năm. Trong phần lớn thời gian đó, ông đã bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng hoặc tư lợi (self-dealing). Giờ đây, ông gần như đang sống trong cảnh lưu vong chính trị ở ngay căn nhà của mình, bị gạt bỏ bởi Tổng thống Volodymyr Zelensky và lời hứa diệt trừ tham nhũng của vị tổng thống. Continue reading “Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine”

20/08/1619: Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Jamestown

Nguồn: First enslaved Africans arrive in Jamestown, setting the stage for slavery in North America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1619, một nhóm người Angola “20 có lẻ” bị người Bồ Đào Nha bắt cóc đã được đưa đến thuộc địa Virginia của Anh và sau đó bị thực dân Anh mua lại. Sự xuất hiện của những người châu Phi bị bắt làm nô lệ ở Tân Thế giới đánh dấu khởi đầu của chế nộ nô lệ kéo dài hai thế kỷ rưỡi ở Bắc Mỹ.

Được thành lập tại Jamestown vào năm 1607, Thuộc địa Virginia là nơi sinh sống của khoảng 700 người vào năm 1619. Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Virginia đã cập bến tại Point Comfort, ngày nay được gọi là Pháo đài Monroe. Hầu hết tên tuổi của họ, cũng như số lượng chính xác những người ở lại Point Comfort, đã bị thất lạc, nhưng vẫn có nhiều thông tin về hành trình của họ. Continue reading “20/08/1619: Những nô lệ châu Phi đầu tiên đến Jamestown”

Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Joe Biden is the heir to Trump,” Financial Times, 7/8/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền hiện tại đã âm thầm phát triển nhiều chính sách dựa trên những gì đã có từ thời Trump

Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù. Continue reading “Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt”

19/08/1991: Một thanh niên Do Thái bị đâm chết tại Mỹ

Nguồn: A Jewish youth is killed by a mob, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Yankel Rosenbaum, một du học sinh đến từ Australia, đã bị một đám đông đâm chết ở khu Crown Heights của Brooklyn, New York. Đám đông này, gồm nhiều thanh niên da đen, đang có ý định trả thù cho cái chết của cậu bé Gavin Cato, 7 tuổi, người đã bị chiếc xe của một người Do Thái Hasidim đâm phải ba giờ trước đó. Sau khi Rosenbaum bị sát hại, bạo lực vẫn tiếp diễn suốt 4 ngày ở Crown Heights. Nhiều người phàn nàn rằng phản ứng của cảnh sát và Thị trưởng David Dinkins là không thỏa đáng. Continue reading “19/08/1991: Một thanh niên Do Thái bị đâm chết tại Mỹ”

17/08/1978: Khí cầu lần đầu vượt Đại Tây Dương thành công

Nguồn: Balloon crosses the Atlantic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, khí cầu Double Eagle II đã hoàn thành chuyến bay khí cầu xuyên Đại Tây Dương đầu tiên khi hạ cánh xuống một cánh đồng lúa mạch gần Paris, 137 giờ sau khi cất cánh từ Presque Isle, Maine. Do Ben Abruzzo, Maxie Anderson, và Larry Newman điều khiển, chiếc khí cầu chứa đầy helium này đã bay hơn 5.200 km trong cuộc phiêu lưu kéo dài sáu ngày. Continue reading “17/08/1978: Khí cầu lần đầu vượt Đại Tây Dương thành công”

Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Here’s How Scared of China You Should Be,” Foreign Policy, 07/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý,…) cho vấn đề này? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran, …), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất? Continue reading “Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?”

Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beidaihe with no elders but plenty of challenges”, Nikkei Asia, 10/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mật nghị năm nay sẽ thảo luận về vấn đề thống nhất Đài Loan, các khó khăn kinh tế, và quan hệ với Mỹ.

Mùa hè chính trị của Trung Quốc đã đến. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã nghỉ hưu và vẫn còn đương nhiệm – đã tập trung tại thị trấn nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc để tổ chức các cuộc thảo luận thường niên, theo hình thức bí mật và không chính thức, về tình hình đất nước.

Cuộc họp năm nay có lẽ sẽ mang tính lịch sử.

“Đây là mật nghị Bắc Đới Hà đầu tiên mà tất cả các đảng viên lão thành đầy quyền lực đều vắng mặt,” một đảng viên kỳ cựu, người đã quan sát chính trị Trung Quốc suốt bốn thập niên, cho biết. Continue reading “Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

13/08/1926: Ngày sinh Fidel Castro

Nguồn: Fidel Castro born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, nhà cách mạng Fidel Castro đã chào đời ở tỉnh Oriente phía đông Cuba. Là con trai của một gia đình nhập cư gốc Tây Ban Nha, những người đã làm giàu nhờ xây dựng hệ thống đường sắt để vận chuyển mía, Fidel được theo học các trường nội trú Công giáo La Mã ở Santiago de Cuba. Ông bắt đầu hoạt động chính trị cách mạng từ khi còn là sinh viên, và vào năm 1947, ông đã tham gia một nỗ lực bất thành của một nhóm người Dominica lưu vong và người Cuba nhằm lật đổ nhà độc tài Dominica, Rafael Trujillo. Trong năm tiếp theo, ông tham gia vào các cuộc bạo động đô thị ở Bogota, Colombia. Điểm nổi bật nhất trong hoạt động chính trị của ông trong thời kỳ này là tư tưởng chống Mỹ. Tuy nhiên, ông vẫn chưa phải là một người theo chủ nghĩa Mác công khai. Continue reading “13/08/1926: Ngày sinh Fidel Castro”

12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con

Nguồn: Hitler encourages Germans to have multiple children with the Mother’s Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Adolf Hitler đã đề xuất Huân chương Người Mẹ (Mother’s Cross) nhằm khuyến khích phụ nữ Đức sinh thêm con. Huân chương được trao tặng vào ngày 12/08 hàng năm, ngày sinh của mẹ Hitler. Continue reading “12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con”

10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana

Nguồn: Fatal Ford Pinto crash in Indiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, ba cô gái tuổi teen đã thiệt mạng sau khi chiếc Ford Pinto đời 1973 của họ bị một chiếc xe tải đâm từ phía sau, khiến nó bốc cháy trên đường cao tốc Indiana. Vụ tai nạn chết người là một trong hàng loạt những vụ tai nạn với xe Pinto, mở đường cho một vụ bê bối quốc gia trong thập niên 1970. Continue reading “10/08/1978: Xe Pinto của hãng Ford gây tai nạn chết người ở Indiana”

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Jude Blanchette và Christopher Johnstone, “The Illusion of Great-Power Competition,” Foreign Affairs, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các cường quốc tầm trung – và các nước nhỏ – lại quan trọng đối với chiến lược của Mỹ?

Thời điểm hiện tại có thể là một thời điểm khó hiểu và không thể đoán trước trong nền chính trị toàn cầu, nhưng chúng ta không thiếu những khuôn khổ và quan điểm nhằm giải thích, hoặc chí ít là mô tả, những diễn biến chính. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và thái độ ngày càng hung hăng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chia thế giới thành nhiều khối, kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” đối đầu Bắc Kinh và Moscow. Những người khác lại xem đây là kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, với nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Mỹ phản ánh quan điểm này, kết luận rằng “một cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc để định hình những gì sẽ xảy ra tiếp theo”. Continue reading “Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”