12/01/1995: Con gái của Malcolm X bị bắt vì âm mưu giết người

Nguồn: Malcolm X’s daughter arrested for attempted murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Qubilah Shabazz, con gái của Malcolm X, đã bị bắt vì âm mưu giết hại Louis Farrakhan. Shabazz tin rằng Farrakhan phải chịu trách nhiệm cho vụ ám sát cha mình vào năm 1965, và đã tìm cách trả thù qua một kẻ giết thuê. Sau đó, Shabazz đã thừa nhận “trách nhiệm” nhưng kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình; sau đó chính phủ đã chấp nhận thương lượng.

Michael Fitzpatrick, bạn thời trung học của Shabazz, khai rằng bà đã gọi cho ông và yêu cầu ông giết Farrakhan. Fitzpatrick kể lại Shabazz đã nói rằng bà muốn trả thù cho cái chết của cha mình, đồng thời cũng lo sợ cho tính mạng của người mẹ, vì Betty Shabazz đã công khai tố cáo Farrakhan là kẻ đứng sau vụ nổ súng năm 1965. Dù Farrakhan có liên hệ với các thủ lĩnh của tổ chức Quốc gia Hồi giáo (Nation of Islam), những người đã lên kế hoạch giết Malcolm X, nhưng rất có thể hắn không trực tiếp tham gia vào âm mưu này. Continue reading “12/01/1995: Con gái của Malcolm X bị bắt vì âm mưu giết người”

10/01/1962: Lở tuyết làm hàng nghìn người thiệt mạng tại Peru

Nguồn: Avalanche kills thousands in Peru, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, một trận lở tuyết trên sườn một ngọn núi lửa ngưng hoạt động đã giết chết hơn 4.000 người ở Peru. Chín thị trấn và bảy ngôi làng nhỏ hơn cũng đã bị phá hủy hoàn toàn.

Núi Huascaran cao 6.705m so với mực nước biển là một ngọn núi thuộc dãy Andes. Dưới chân núi là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng nhỏ người Peru, những cư dân làm nông nghiệp ở Thung lũng Rio Santa. Vào tối ngày 10/01, khi hầu hết mọi người đang ăn tối trong nhà của mình, rìa của một dòng sông băng khổng lồ đột nhiên vỡ ra và ầm ầm đổ xuống núi. Khối băng có kích thước bằng hai tòa nhà chọc trời và nặng khoảng 6 triệu tấn, và cư dân ở các thị trấn bên dưới đều nghe thấy tiếng động kinh hoàng mà nó gây ra khi rơi xuống. Continue reading “10/01/1962: Lở tuyết làm hàng nghìn người thiệt mạng tại Peru”

09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’

Nguồn: Thomas Paine publishes “Common Sense”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào này năm 1776, nhà văn Thomas Paine đã cho xuất bản cuốn sách nhỏ “Common Sense” (Lẽ Thường), trong đó đưa ra những lập luận ủng hộ nền độc lập của Mỹ. Dù ngày nay ít còn được sử dụng, các cuốn sách nhỏ này là một phương tiện tuyên truyền ý tưởng quan trọng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.

Ban đầu được xuất bản dưới dạng ẩn danh, “Common Sense” kêu gọi các thuộc địa của Mỹ đứng lên giành độc lập khỏi Anh Quốc và được coi là một trong những cuốn sách tuyên truyền có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Thành công trong việc hợp nhất dân thường và giới lãnh đạo chính trị cùng ủng hộ ý tưởng độc lập, “Common Sense” đóng một vai trò đáng kể trong việc biến chiến tranh thuộc địa trở thành Cách mạng Mỹ. Continue reading “09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’”

07/01/1892: Nổ mỏ than tại Oklahoma

Nguồn: Mine explodes in Oklahoma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1892, một vụ nổ mỏ than khủng khiếp đã khiến gần 100 người thiệt mạng ở Krebs, Oklahoma. Thảm họa này – vụ nổ nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Oklahoma – xảy ra bởi chủ sở hữu khu mỏ đã vì lợi nhuận mà bỏ qua các quy tắc an toàn.

Miền đông nam Oklahoma được xem là vị trí đắc địa đối với ngành khai thác than vào đầu thế kỷ 19. Phần lớn đất đai vùng này thuộc về người Mỹ bản địa và do đó chúng được miễn trừ khỏi các luật lệ và quy định của chính phủ liên bang. Dù các công ty khai thác ở đây nổi tiếng là có thái độ thờ ơ đối với vấn đề an toàn, vẫn có rất nhiều người dân nhập cư sẵn sàng làm việc trong điều kiện nguy hiểm tại mỏ Krebs – nơi hầu hết các thợ mỏ là người gốc Ý và gốc Nga. Continue reading “07/01/1892: Nổ mỏ than tại Oklahoma”

05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông

Nguồn: Eisenhower proposes new Middle East policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, trước tình hình ngày càng căng thẳng ở Trung Đông, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra một đề xuất với Quốc hội Mỹ trong đó kêu gọi một chính sách mới chủ động hơn trong khu vực này. “Học thuyết Eisenhower,” như tên gọi sau này của nó, đã biến Trung Đông trở thành một chiến trường Chiến tranh Lạnh.

Người Mỹ tin rằng tình hình ở Trung Đông đã ngày càng xuống cấp nghiêm trọng trong năm 1956, và nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Nasser được cho là người chịu trách nhiệm chính. Mỹ viện đến chủ nghĩa dân tộc chống Phương Tây của Nasser và quan hệ ngày càng chặt chẽ của ông với Liên Xô để biện minh cho việc nước này rút lại viện trợ xây dựng đập Aswan trên sông Nile vào tháng 07/1956. Chưa đầy một tháng sau, Nasser đã giành quyền kiểm soát Kênh đào Suez. Hành động này châm ngòi cho một cuộc tấn công phối hợp của quân đội Pháp, Anh và Israel vào Ai Cập, trong khoảng cuối tháng 10. Đột nhiên, Trung Đông có khả năng trở thành nơi diễn ra Thế chiến III. Continue reading “05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông”

03/01/1924: Quan tài của Pharaoh Tutankhamen được phát hiện

Nguồn: King Tut’s sarcophagus uncovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, hai năm sau khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và những thành viên trong đoàn khai quật của ông phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamen gần Luxor, Ai Cập, họ đã khám phá ra kho báu lớn nhất của lăng mộ –một cỗ quan tài bằng đá, bên trong là một chiếc quan tài bằng vàng nguyên khối chứa xác ướp của Tutankhamen.

Khi Carter đến Ai Cập lần đầu tiên vào năm 1891, hầu hết các ngôi mộ Ai Cập cổ đại đều đã được phát hiện, tuy nhiên nơi an nghỉ của vị Pharaoh ít tiếng tăm–Tutankhamen – người đã qua đời khi còn là một thiếu niên, vẫn chưa được xác định. Continue reading “03/01/1924: Quan tài của Pharaoh Tutankhamen được phát hiện”

02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory

Nguồn: Congress publishes the Tory Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã công bố nghị quyết “Đạo luật Tory,” trong đó hướng dẫn các thuộc địa cách giải quyết những người Mỹ vẫn trung thành với Anh Quốc và Vua George.

Đạo luật kêu gọi các ủy ban thuộc địa giáo dục lại những người “trung thực và có ý tốt, nhưng thiếu hiểu biết” bằng cách khai sáng cho họ về “nguồn gốc, bản chất và mức độ của cuộc tranh cãi hiện nay.” Quốc hội vẫn “hoàn toàn tin tưởng rằng các quyền tự do và đặc quyền cổ xưa của chúng ta càng được kiểm tra kỹ càng, thì sự phản đối hiện nay của chúng ta đối với chính quyền chuyên chế sẽ càng trở nên chính đáng và cần thiết.” Continue reading “02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory”

31/12/1879: Thomas Edison trình diễn bóng đèn sợi đốt

Nguồn: Thomas Edison demonstrates incandescent light, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, trong lần đầu tiên trình diễn bóng đèn sợi đốt trước công chúng, nhà phát minh người Mỹ Thomas Alva Edison đã thắp sáng một con phố ở Menlo Park, New Jersey. Công ty Đường sắt Pennsylvania đã cho chạy các chuyến tàu đặc biệt đến Menlo Park vào ngày hôm đó nhằm đáp lại sự nhiệt tình của công chúng đối với sự kiện này.

Mặc dù bóng đèn sợi đốt đầu tiên đã được sản xuất trước đó tận 40 năm, nhưng không một nhà phát minh nào có thể đưa ra một bản thiết kế có tính thực tiễn, mãi cho đến khi Edison chấp nhận thử thách vào cuối thập niên 1870. Sau vô số thử nghiệm, ông đã phát triển thành công một dây tóc sợi carbon có độ bền cao, cháy ổn định trong nhiều giờ và một máy phát điện phức tạp để cung cấp năng lượng cho một hệ thống chiếu sáng diện rộng. Continue reading “31/12/1879: Thomas Edison trình diễn bóng đèn sợi đốt”

29/12/1985: “Tên Hiếp dâm Đường sắt” giết người lần đầu tiên

Nguồn: The “Railway Rapist” commits his first murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, “Tên Hiếp dâm Đường sắt” (Railway Rapist) đã tấn công Alison Day, 19 tuổi, và bắt cóc cô trên một chuyến tàu ở London. Hai tuần sau, thi thể bị chết ngạt của cô gái đã được tìm thấy. Mặc dù hung thủ đã tấn công và hãm hiếp nhiều phụ nữ từ năm 1982 nhưng đây là vụ giết người đầu tiên của hắn.

“Tên Hiếp dâm Đường sắt” có một phương thức phạm tội khá đặc biệt: Hắn sử dụng dao, trói tay nạn nhân bằng dây thừng, và thường hoạt động gần đường ray. Chỉ trong một đêm duy nhất vào tháng 07/1985, hắn đã tấn công đến ba lần trong vòng vài giờ. Continue reading “29/12/1985: “Tên Hiếp dâm Đường sắt” giết người lần đầu tiên”

27/12/1968: Apollo 8 trở lại Trái Đất

Nguồn: Apollo 8 returns to Earth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu Apollo 8, sứ mệnh có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng, đã trở về Trái Đất an toàn sau hành trình lịch sử kéo dài 6 ngày.

Ngày 21/12, Apollo 8 được phóng đi bằng tên lửa ba tầng Saturn 5 từ Mũi Canaveral, Florida, mang theo các phi hành gia Frank Borman, James Lovell, Jr. và William Anders. Trong đêm Giáng sinh, các phi hành gia đã đi vào quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng, trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên từng làm như vậy. Suốt 10 vòng quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng của Apollo 8, hình ảnh đã được truyền hình trực tiếp gửi về nhà, với rất nhiều những bức ảnh ngoạn mục chụp Trái Đất và Mặt Trăng từ tàu vũ trụ. Continue reading “27/12/1968: Apollo 8 trở lại Trái Đất”

26/12/1610: Sự tàn bạo của ‘Nữ bá tước Hungary’ bị phơi bày

Nguồn: Hungarian countesses’ torturous escapades are exposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1609 hoặc 1610 (nguồn thông tin không đề cập chính xác), Bá tước Gyorgy Thurzo đã đến điều tra Lâu đài Csejthe ở Hungary theo lệnh của Vua Matthias và phát hiện ra Nữ bá tước Elizabeth Bathory đang cho tra tấn nhiều cô gái trẻ. Bathory vốn đã khét tiếng trong khu vực vì rất hay tra tấn và giết hại những người hầu và nông dân, nhưng tước hiệu và gốc gác cao quý đã giúp bà trở thành ‘người không thể đụng tới.’ Những hành động tàn bạo khát máu của Bathory đã khiến nhiều người coi bà là một trong những ma cà rồng đầu tiên trong lịch sử.

Bathory sinh năm 1560 ở Transylvania, trong một gia đình danh giá với nhiều vị vua, hồng y, hiệp sĩ và thẩm phán. Gia phả của dòng họ này tuy có những tên tuổi lớn, nhưng cũng có cả những kẻ quái dị. Continue reading “26/12/1610: Sự tàn bạo của ‘Nữ bá tước Hungary’ bị phơi bày”

24/12/1801: Nhà phát minh Richard Trevithick giới thiệu xe hơi nước

Nguồn: Richard Trevithick introduces his “Puffing Devil”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1801, nhà phát minh người Anh Richard Trevithick đã cùng bảy người bạn tham gia chuyến đi thử nghiệm trên chiếc “Puffing Devil” hay “Puffer,” phương tiện chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên. Không giống như động cơ hơi nước do James Watt người Scotland chế tạo, thiết bị của Trevithick sử dụng “hơi nước mạnh” (strong steam) – tức là hơi nước ở áp suất rất cao (145 pound trên inch vuông, hay psi). Động cơ của Trevithick cũng cực kỳ linh hoạt: Chúng có thể được đưa vào hoạt động trong hầm mỏ, trang trại, nhà máy, tàu biển và đầu máy xe lửa các loại. Continue reading “24/12/1801: Nhà phát minh Richard Trevithick giới thiệu xe hơi nước”

22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ

Nguồn: Romanian government falls, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, quân đội Romania đã quyết định chuyển sang ủng hộ những người biểu tình chống cộng sản, và chính phủ của Nicolae Ceausescu chính thức bị lật đổ. Hồi kết cho 42 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản đã đến ba ngày sau khi lực lượng an ninh của Ceausescu nổ súng vào những người biểu tình ở Timisoara. Sau đợt đào ngũ của các binh lính, Ceausescu và vợ đã cố gắng chạy trốn khỏi Bucharest trên một chiếc trực thăng nhưng vẫn bị bắt lại và bị kết tội giết người hàng loạt trong một phiên tòa quân sự chóng vánh. Sang ngày 25/12, cả hai bị một đội súng xử tử. Continue reading “22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ”

20/12/1836: Tổng thống Jackson trình Quốc hội hiệp ước với người Mỹ bản địa

Nguồn: Andrew Jackson submits Indian treaty to Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1836, Tổng thống Andrew Jackson đã trình lên Quốc Hội một hiệp ước mà ông đã đàm phán với các bộ lạc Ioway, Sacs, Sioux, Fox, Otoe và Omaha của lãnh thổ Missouri. Hiệp ước này, nhằm loại bỏ những bộ lạc kể trên khỏi quê hương họ để mở đường cho người da trắng đến định cư, là bằng chứng cho thấy chính sách phân biệt chủng tộc của các đời tổng thống thế kỷ 19 đối với người Mỹ bản địa. Đây chỉ là một trong số gần 400 thỏa thuận – gần như luôn luôn không bình đẳng – được ký kết giữa các bộ lạc bản địa và chính phủ Mỹ từ năm 1788 đến năm 1883. Continue reading “20/12/1836: Tổng thống Jackson trình Quốc hội hiệp ước với người Mỹ bản địa”

19/12/1732: “Biên niên sử Richard Nghèo” của Benjamin Franklin được xuất bản

Nguồn: Benjamin Franklin’s “Poor Richard’s Almanack” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1732, Benjamin Franklin – khi ấy đang sống ở Philadelphia – lần đầu tiên cho xuất bản cuốn “Biên niên sử Richard Nghèo” (Poor Richard’s Almanack). Cuốn sách chứa đầy những câu châm ngôn về sự chăm chỉ và tính cẩn trọng này đã được xuất bản liên tục trong 25 năm và trở thành một trong những ấn phẩm phổ biến nhất ở châu Mỹ thuộc địa, bán được trung bình 10.000 bản mỗi năm. Continue reading “19/12/1732: “Biên niên sử Richard Nghèo” của Benjamin Franklin được xuất bản”

17/12/1986: Kẻ sát nhân Richard Kuklinski bị bắt

Nguồn: “Operation Iceman” nabs murderer Richard Kuklinski, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Richard Kuklinski, nghi phạm trong một số vụ án giết người, đã bị các mật vụ bắt giữ tại một điểm dừng xe tải bên ngoài New Jersey Turnpike, đánh dấu đỉnh điểm trong “Chiến dịch Người băng” của Cục Rượu, Thuốc lá và Súng. Kuklinski đã tự đặt dấu chấm hết cho mình khi tiết lộ cho đặc vụ Dominick Polifrone cách đầu độc một người bằng xyanua.

Nạn nhân đầu tiên có liên quan đến Kuklinski là George Mallibrand, người mà hắn đã quỵt nợ vào năm 1980. Khi đó, hắn đã nhét xác Mallibrand vào một thùng 55 gallon ở Thành phố Jersey. Tháng 07/1981, đối tác của Kuklinski, Louis Masgay, biến mất một cách bí ẩn ngay đêm trước khi diễn ra một giao dịch kinh doanh bất hợp pháp, nhưng đã không có bằng chứng nào dẫn đến Kuklinski. Khi thi thể của anh ta được phát hiện vào tháng 09/1983, nhà chức trách xác định rằng Masgay đã bị bắn vào đầu và được giữ đông lạnh kể từ ngày mất tích; thi thể bị vứt bỏ hai năm sau đó. Continue reading “17/12/1986: Kẻ sát nhân Richard Kuklinski bị bắt”

15/12/1998: Hạ viện Mỹ khuyến nghị luận tội Tổng thống Clinton

Nguồn: U.S. House of Representatives recommends impeaching Clinton, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã công bố một báo cáo dài 265 trang đề xuất luận tội Tổng thống Bill Clinton vì “các tội nặng nhẹ” (high crimes and misdemeanors).

Các thủ tụng tố tụng luận tội diễn ra sau đó đã trở thành đỉnh điểm trong loạt bê bối liên quan đến Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton. Gia đình Clinton bị nghi ngờ dàn xếp các giao dịch bất động sản không đúng quy định, vi phạm trong việc gây quỹ, và áp dụng chủ nghĩa thân hữu khi sa thải các nhân viên của Nhà Trắng. Trong mớ bòng bong này còn có thêm câu chuyện ngoại tình của Tổng thống và nhiều đơn kiện quấy rối tình dục được đệ trình chống lại ông. Continue reading “15/12/1998: Hạ viện Mỹ khuyến nghị luận tội Tổng thống Clinton”

13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’

Nguồn: 16-year-old climate activist Greta Thunberg named Time’s Person of the Year, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, Greta Thunberg, 16 tuổi, đã được bình chọn là “Nhân vật của Năm” trên tạp chí Time. Nhà hoạt động về khí hậu người Thụy Điển trở thành Nhân vật của Năm đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 21 và là người trẻ nhất từng được nhận vinh dự này.

Thunberg đã tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường từ rất sớm, thuyết phục cha mẹ chuyển sang ăn chay, giảm lượng khí thải carbon và tránh đi máy bay. Năm 2018, được truyền cảm hứng từ nhóm kêu gọi kiểm soát súng cũng trong độ tuổi thiếu niên ở Mỹ, Thunberg bắt đầu phát động một cuộc bãi khoá trên toàn Thụy Điển và cả các nước châu Âu khác. Continue reading “13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’”

12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm

Nguồn: USS Panay sunk by Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.

Con tàu Mỹ, vốn trung lập trong xung đột Trung – Nhật, đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử. Sau khi Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử. Continue reading “12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm”

10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ

Nguồn: Soviets arrest dissidents on United Nations Human Rights Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Moskva, các quan chức Liên Xô đã bắt giữ bốn nhà bất đồng chính kiến, đồng thời ngăn cản ít nhất 20 người khác tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản vào Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo một số người tham dự biểu tình, các quan chức Liên Xô đã đe dọa rằng sẽ sử dụng bạo lực nếu biểu tình được tổ chức. Vụ việc là bằng chứng cho thấy chính phủ Liên Xô đang ngày càng cứng rắn trong việc chống lại bất kỳ cuộc biểu tình chính trị nào. Continue reading “10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ”