Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình

Tap Can Binh

Nguồn: Mu Chunshan, “Five questions about Xi Jinping, answered“, The Diplomat, 9/12/2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dựa trên các thông tin nội bộ, Mục Xuân San đã đào sâu để chạm đến những bí ẩn của nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Để hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc, ta cần phải hiểu được nền chính trị Trung Quốc. Ngoại giao là một phần mở rộng của chính trị đối nội; bởi thế việc hiểu sai những tính toán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ dẫn đến nguy cơ diễn giải sai hướng chính sách đối ngoại của nước này. Điều này đặc biệt đúng ở hiện tại, khi sự tương tác giữa công tác đối nội và ngoại giao của Trung Quốc đã được tăng cường từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức. Continue reading “Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình”

Cuba: Bước đột phá của Obama

Barack Obama

Nguồn: Shlomo Ben-Ami. “Obama’s Cuban Breakthrough,” Project Syndicate, Jan. 5, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ. Thế giới lại hiếm khi được chứng kiến những bước chuyển lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972 hay chuyến thăm Jerusalem của Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat năm 1977.

Đó là lí do các cuộc xung đột như giữa Cuba và Hoa Kỳ kéo dài quá lâu. Trong hơn một nửa thế kỷ, không một Tổng thống Mỹ nào sẵn sàng trả giá chính trị cho việc thừa nhận thất bại và nối lại quan hệ với đảo quốc này. Nhưng khi nhiệm kỳ của Barack Obama bước vào giai đoạn cuối, dường như ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc như vậy. Continue reading “Cuba: Bước đột phá của Obama”

Putin và quyền lực mềm của Nga

russia-victory-parade

Nguồn: Joseph Nye, “Putin’s Rules of Attraction“, Project Syndicate, 12/12/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Hành động gây hấn ngầm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraina vẫn tiếp tục và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng vậy. Tuy nhiên nền kinh tế không phải là thứ duy nhất đang bị đe dọa; quyền lực mềm của Nga đang bị suy yếu, với những hậu quả có tiềm năng gây tổn hại tới đất nước.

Một đất nước có thể buộc các nước khác thúc đẩy lợi ích của mình bằng 3 cách chính: thông qua ép buộc, mua chuộc, hay thu hút. Putin đã cố gắng ép buộc và gặp phải các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng rắn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đối thoại chính của châu Âu với Putin, đã bày tỏ sự thất vọng về chính sách của Nga đối với Ukraine bằng những lời lẽ ngày càng gay gắt. Continue reading “Putin và quyền lực mềm của Nga”

Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu

Ukraine-Conflict-Map

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Darkness on the Edge of Europe,” Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, Vladimir Putin bộc lộ bản chất Trotsky trong con người ông. Với những gì Tổng thống Nga đang thể hiện, Ukraina là một biến thể theo chiều hướng xấu của công thức mà Trotsky tuyên bố trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk năm 1918: “Không có chiến tranh, không có hòa bình.” Làm như vậy, Putin không chỉ khóa chặt Ukraina trong một cuộc xung đột bị đóng băng,[1] thứ sẽ ngăn chặn cả dân chủ lẫn nền kinh tế phát triển; mà ông còn xé vụn các nguyên tắc và chuẩn mực đã gìn giữ hòa bình ở châu Âu trong ba thế hệ.

Đừng ai nên tin rằng Nghị định thư Minsk – được nhất trí hồi tháng 9 với đại diện của Ukraina, Nga, và lực lượng vũ trang do Điện Kremlin hậu thuẫn ở các thành phố phía Đông của Donetsk và Luhansk – đã đánh dấu bước đầu cho sự trở lại của trạng thái bình thường ở Ukraina hay châu Âu. Continue reading “Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu”

Chiến tranh (War)

025440-el-alamein

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp. Continue reading “Chiến tranh (War)”

Tập Cận Bình cải cách quân đội: Đẩy nhanh xây dựng một PLA hùng mạnh

CINA_-_Lam_su_Tiananmen

Nguồn: Kevin McCauley, “Xi’s Military Reform Plan: Accelerating Construction of a Strong PLA”, China Brief, Vol. 14, Issue 23, December 5, 2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Kế hoạch cải cách quân đội của Chủ tịch nước và Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình, được công bố tại Phiên họp Toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) lần thứ 18 vào tháng 11/2013, sẽ được định hình trong những năm tới. Những cải cách có vẻ là đáng kể nhất trong ít nhất ba thập niên qua này giải quyết những vấn đề chính đang đòi hỏi giải pháp trước khi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể thực hiện được các mục tiêu hiện đại hóa quan trọng. Các mục tiêu này gồm cả việc tìm cách bỏ qua các lợi ích cá nhân và đạt được sự đồng thuận về các mục đích hiện đại hóa mà trước kia đã trì hoãn; đưa ra chỉ đạo ở cấp cao để đồng bộ hóa các thành phần khác biệt trong việc hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là tiêu chuẩn hoá C4ISTAR;[1] và tối ưu hóa cấu trúc lực lượng để đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Continue reading “Tập Cận Bình cải cách quân đội: Đẩy nhanh xây dựng một PLA hùng mạnh”

Cuộc chiến giành Bắc Cực

ALST-00005425-001

Nguồn: Carl Bildt, “The Battle for Santa Claus’s Home,” Project Syndicate, Dec. 24, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mấy năm trước, có một vị bộ trưởng Canada tự hào tuyên bố Ông già Noel là công dân của nước này. Xét cho cùng thì nhà và xưởng sản xuất đồ chơi của Ông già Noel nằm ở Bắc Cực, mà theo giải thích của vị bộ trưởng nọ thì Bắc Cực thuộc về Canada.

Dù chưa bình luận gì về vấn đề này, rõ ràng là Ông già Noel có thể chọn nhiều hộ chiếu khi đi khắp thế giới tối ngày 24 tháng 12. Năm 2007, một tàu ngầm mini do tư nhân tài trợ đã cắm một lá cờ Nga ngay dưới chỗ được coi là nhà của Ông già Noel. Và hai tuần sau đó, Đan Mạch, nước có chủ quyền đối với đảo Greenland, cũng đưa ra tuyên bố lãnh thổ của mình, và cũng bao trùm cả Bắc Cực. Continue reading “Cuộc chiến giành Bắc Cực”

#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)

140127173656-global-inequality-scales-620xa

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Phát triển (hay kém phát triển) là một vấn đề toàn cầu, không chỉ liên quan đến quốc gia nghèo khó. Nhiều khu vực của các quốc gia công nghiệp phát triển vẫn còn kém phát triển. Bạn chỉ cần đi đến các vùng công nghiệp cũ và suy tàn của bất kì quốc gia công nghiệp hoá nào cũng nhận thấy những khu vực này có nhiều điểm chung với các nước đang phát triển hơn là với các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, khi thế kỉ XX sắp kết thúc thì đại đa số dân số trên thế giới sinh sống ở những khu vực kém phát triển nơi mà tiêu chuẩn sống kém hơn nhiều so với các quốc gia công nghiệp hoá. Nền kinh tế chính trị quốc tế được đặc trưng bởi hai khoảng cách thu nhập đáng chú ý. Một là khoảng cách được thừa nhận một cách rộng rãi giữa các quốc gia nghèo và giàu; và khoảng cách còn lại là sự khác biệt ngày càng gia tăng trong nội bộ các quốc gia kém phát triển với nhau. Continue reading “#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)”

Sự cô lập không còn đem lại vinh quang

Vladimir Putin, Raul Castro

Nguồn: Dominique Moisi, “Not So Splendid Isolation”, Project Syndicate, 30/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Vào cuối thế kỷ 19, Đế quốc Anh theo đuổi một chính sách được biết đến với cái tên “sự cô lập huy hoàng” vốn thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo nước này đối với việc không tham gia vào các vấn đề quốc tế. Với tiềm năng kinh tế cùng với sức mạnh hải quân vượt trội, Anh Quốc có đủ khả năng để tránh bị vướng vào vấn đề của những nước khác.

Các sự kiện diễn ra gần đây cho thấy rằng sự cô lập thời nay thường là một sai lầm hay một hoàn cảnh không đáng mong muốn bắt nguồn từ những chính sách thất bại. Việc Cuba thoát khỏi sự bao vây cô lập do Hoa Kỳ áp đặt sau hàng thập kỷ là một thắng lợi của đảo quốc này trong khi việc Triều Tiên bị nhiều quốc gia tẩy chay đã và đang đưa đất nước đến gần bờ vực sụp đổ. Continue reading “Sự cô lập không còn đem lại vinh quang”

Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng

20121215_FNP002_0

Nguồn: Dani Rodrik, “Good and Bad Inequality”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Trong ngôi đền của các học thuyết kinh tế, nguyên tắc đánh đổi giữa sự bình đẳng và tính hiệu quả luôn chiếm một vị trí cao. Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun, tác giả của cuốn sách kinh điển về chủ đề này có tên Equality and Efficiency: The Big Tradeoff (Bình đẳng và Hiệu quả: Một sự đánh đổi lớn), tin rằng các chính sách công chỉ quẩn quanh việc giải quyết quan hệ căng thẳng giữa hai giá trị này. Năm 2007, nhà kinh tế học thuộc trường Đại học New York Thomas Sargent, trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học California, Berkeley, đã tóm lược toàn bộ kiến thức kinh tế học trong 12 nguyên tắc ngắn gọn, và nguyên tắc đánh đổi cũng nằm trong số đó. Continue reading “Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng”

Combating Corruption: Implications of the G20 Action Plan for the Asia-Pacific Region

euro_0

Source: Norman Abjorensen, Combating Corruption: Implications of the G20 Action Plan for the Asia-Pacific Region (Tokyo: Konrad-Adenauer-Stiftung, 2014)

Nepotism, Bribery, Patronage, Collusion… The list of categories in the murky sphere of corruption appears to be a bottomless pit. The obstinate prevalence of corruption has, for the longest time, been one of the most perturbing thorns in the flesh of nation states all around the globe. Especially in Asia, large parts of both the public and private sector are riddled with corrupt practices, gravely undermining efforts to expedite the conduct of ‘good governance’.

Continue reading “Combating Corruption: Implications of the G20 Action Plan for the Asia-Pacific Region”

Đương đầu với chủ nghĩa phi tự do

orban

Nguồn: Chris Patten, “Standing Up to Illiberalism,” Project Syndicate, 15/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đó là một bài phát biểu chính trị hiếm hoi khiến tôi phải dừng lại suy nghĩ. Nhưng đó chính xác là điều đã diễn ra mùa hè này khi tôi đọc được một bài phát biểu đáng chú ý của Viktor Orbán, vị thủ tướng ngày một chuyên chế của Hungary.

Orbán hiếm khi thu hút được nhiều sự chú ý từ bên ngoài đất nước của ông. Lần cuối cùng ông đưa ra một bài phát biểu đáng chú ý như bài phát biểu hồi mùa hè này là từ 25 năm trước, khi ông còn trẻ và giúp đánh bại chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Phát biểu tháng 6 năm 1989 trong lễ cải táng Imre Nagy, người lãnh đạo Hungary trong cuộc nổi dậy chống Liên Xô năm 1956, Orbán giận dữ yêu cầu Nga rút quân khỏi lãnh thổ Hungary. Continue reading “Đương đầu với chủ nghĩa phi tự do”

Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?

130176-120509-kim

Nguồn: John Delury & Chung-in Moon, “Should We Welcome the Collapse of North Korea”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 6, Nov/Dec 2014.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Một viễn cảnh đáng sợ

Ngày Bắc Triều Tiên sụp đổ đang đến gần, việc Hàn Quốc hợp nhất với miền Bắc sẽ là một điều có lợi cho tất cả, và những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Seoul nên bắt đầu lên kế hoạch cho việc can thiệp quân sự thống nhất bán đảo Triều Tiên – ít nhất là theo lời Sue Mi Terry (Bài viết “A Korea Whole and Free”, số tháng 7/8 2014). Cho dù quan điểm chế độ tại Bắc Triều Tiên đang đứng trên bờ vực diệt vong đã xuất hiện từ hàng thập kỉ nay, nhưng mới chỉ có Terry khẳng định rằng những lợi ích của sự sụp đổ này sẽ lớn hơn những thiệt hại mà nó gây ra. Tuy nhiên, đánh giá của cô đã quá phóng đại tính khả thi cũng như hấp lực của viễn cảnh thống nhất sau một sự thay đổi chế độ bất ngờ (ở Bình Nhưỡng). Continue reading “Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?”

Chạy đua vũ trang (Arms race)

120113071752-korea-missile-display-story-top

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Chạy đua vũ trang là một thuật ngữ để chỉ hành động mà các bên tham gia không ngừng tăng cường lực lượng vũ trang so với các bên khác để tạo nên ưu thế trong sức mạnh so sánh của mình nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân hay gây ra chiến tranh.

 Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, hiện tượng chạy đua vũ trang diễn ra là do các quốc gia tồn tại trong một môi trường vô chính phủ, không có bất kỳ một thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo sự tồn tại cho các quốc gia này. Vì thế mà mỗi quốc gia phải tự thân xây dựng lực lượng vũ trang để tự bảo vệ cho sự tồn tại của chính mình. Continue reading “Chạy đua vũ trang (Arms race)”

Phải chăng chủ nghĩa chuyên chế đang thắng thế?

ignatieff_1-071014

Nguồn: Michael Ignatieff, “Are the Authoritarians Winning?”, The New York Review of Books, 2014 Issue, July 10.[1]

Biên dịch và hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, du khách trở về từ nước Ý của Mussolini, nước Nga của Stalin hay nước Đức của Hitler thường ca ngợi lòng nhiệt thành với lý tưởng chung mà họ được chứng kiến tại các quốc gia này. So với tinh thần đó, chế độ dân chủ ở đất nước họ dường như thật yếu đuối, bất lực và hèm kém.

Các nền dân chủ hiện đại cũng đang trải qua một gian đoạn của lòng ghen tị và chán nản (từ phía người dân – ND) như thế. Đối thủ của họ – những nền chính trị chuyên chế lại đang rạng rỡ với niềm tự tin đến kiêu ngạo. Trong thập niên 1930, người phương Tây đến Nga để chiêm ngưỡng các ga tàu điện ngầm của Stalin tại Moscow; ngày nay họ đến Trung Quốc để lên những chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Thượng Hải. Continue reading “Phải chăng chủ nghĩa chuyên chế đang thắng thế?”

Phản ứng của Trung Quốc đối với tranh luận về Viện Khổng Tử

0013729e47711226458f3b

Nguồn: Nathan Beauchamp-Mustafaga, “A spoiled Anniversary: China Reacts to Confucius Institute Controversy”, China Brief, Volume 14, Issue 19, 10/10/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày 27/9/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kỷ niệm “Ngày Học viện Khổng Tử”  để đánh dấu 10 năm ngày thành lập học viện đầu tiên vào tháng 11/2004 ở Hàn Quốc. Nhưng những lời chỉ trích ngày càng tăng về chương trình của Học viện Khổng Tử tại Mỹ, nơi có số lượng Học viện Khổng Tử lớn nhất trên toàn thế giới, đã làm u ám cả bầu không khí tự tán tụng này. Phản ứng của truyền thông Trung Quốc là xem sự chỉ trích này là có động cơ chính trị do tâm lý tự ti bắt nguồn từ sự suy thoái của Mỹ cũng như do tiêu chuẩn kép giả tạo trong vấn đề trao đổi văn hóa, thậm chí còn liên hệ sự việc này đến âm mưu tham gia của Mỹ vào những cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hong Kong. Continue reading “Phản ứng của Trung Quốc đối với tranh luận về Viện Khổng Tử”

Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc

Chinese soldiers unwrap the national fla

Nguồn: Timothy Heath, “China’s Big Diplomacy Shift”, The Diplomat, 22/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc ra hiệu một bước chuyển về ưu tiên, làm tăng nguy cơ căng thẳng với các nước phát triển.

Việc Trung Quốc quyết định ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng hơn so với Mỹ và các cường quốc khác, được khẳng định trong buổi bế mạc Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung ương, báo trước một sự thay đổi lớn trong ngoại giao nước này. Quyết định này phản ánh nhận định của Bắc Kinh rằng quan hệ với các quốc gia ở châu Á và với các nước mới nổi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi sinh dân tộc – hơn là quan hệ với các quốc gia phát triển. Điều này ám chỉ rằng qua thời gian, Trung Quốc có thể sẽ ngày càng giảm sự kiên nhẫn đối với sự can dự của phương Tây vào các lợi ích của Bắc Kinh, đồng thời trở nên tự tin hơn khi củng cố kiểm soát đối với các lợi ích cốt lõi và nhấn mạnh nhu cầu cải tổ lại trật tự thế giới. Washington có thể phải đẩy mạnh liên kết với các đối tác châu Á để khuyến khích Trung Quốc hành xử tuân theo chứ không phải thách thức những nguyên tắc quy chuẩn của trật tự thế giới. Continue reading “Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc”

#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản

623ad68754b08a9316ea3c84388b9ed17b82738e

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Two: Japan’s Military Doctrine, Expenditure and Power Projection”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 35-52.

Biên dịch: Đặng Thị Oanh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản 

Sự thay đổi các học thuyết và năng lực quân sự của Nhật Bản

Để đối phó với nhiều thách thức an ninh mà nước này phải đối mặt, Nhật Bản thấy rằng cần phải liên tục xem xét lại các học thuyết và năng lực quốc phòng của mình. Quá trình này đã bắt đầu từ cuối thời chính quyền Koizumi và vẫn tiếp diễn khi những người kế nhiệm ông nắm quyền. Nhật Bản đã đưa ra một bản Hướng dẫn chương trình quốc phòng (NDPG) sửa đổi vào tháng Mười Hai năm 2004, cùng với một bản Kế hoạch quốc phòng trung hạn (MTDP) mới cho giai đoạn 2005-2009 nhằm lên kế hoạch mua sắm quân sự dài hạn cho chính mình. Continue reading “#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản”

Mười năm Học viện Khổng Tử

Viện Khổng Tử-Tập Cận Bình

Tác giả: Nguyên Hải

Khái quát về hệ thống Học viện Khổng tử

Theo tuyên bố của Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác dạy Hán ngữ đối ngoại nhà nước (viết tắt Hanban tức Hán Biện),[1] Học viện Khổng Tử (孔子学院)là một cơ quan trao đổi giáo dục và văn hóa do Hanban thành lập trên phạm vi toàn cầu nhằm phổ cập Hán ngữ, truyền bá văn hóa và Quốc học Trung Hoa. Học viện Khổng Tử có tính chất công ích xã hội, không vì lợi nhuận, hoạt động theo phương châm “Tôn trọng lẫn nhau, hữu hảo hiệp thương, bình đẳng cùng có lợi”. Công việc quan trọng nhất của Học viện này là cung cấp cho những người học Hán ngữ một bộ giáo trình học Hán ngữ hiện đại tiêu chuẩn, có uy tín, và một kênh dạy Hán ngữ chính quy nhất.  Continue reading “Mười năm Học viện Khổng Tử”

Tại sao các nước giàu lại dân chủ?

228416-u-s-congress

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Why Are Rich Countries Democratic?Project Syndicate, Mar. 26, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi 22 tuổi, Adam Smith đưa ra một tuyên bố nổi tiếng, “Điều kiện tiên quyết để đưa một quốc gia từ mức độ man rợ thấp nhất đến phồn thịnh cao nhất là không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới.”[1] Ngày nay, gần 260 năm sau, chúng ta biết điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Việc chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất đã chứng tỏ Smith sai lầm ra sao khi nó làm nổi bật sự tương tác phức tạp giữa nhà nước và nền sản xuất hiện đại. Continue reading “Tại sao các nước giàu lại dân chủ?”