Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?

Nguồn: “What is a recession?”, The Economist, 12/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đây là một định nghĩa gây tranh cãi – và mang tính chính trị.

Những người biên tập Wikipedia không thể thống nhất với nhau về định nghĩa của “suy thoái” (recession). Tháng trước, trang web đã cấm những người dùng mới và chưa đăng ký không được chỉnh sửa chủ đề này trên trang của họ, sau màn tranh cãi gay gắt về việc liệu sự sụt giảm GDP trong 2 quý liên tiếp có phải là chỉ dấu cho thấy một cuộc suy thoái hay không. Bài viết được chỉnh sửa 24 lần trước đó trong năm 2022, nhưng lên tới 180 lần trong vòng một tuần. Không chỉ giới hạn trong cộng đồng không chuyên có quan tâm đến kinh tế, cuộc tranh luận đã trở thành chủ đề trong những cuộc đối đầu chính trị. Vào ngày 12/8, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh thông báo rằng nền kinh tế của đất nước đã thu hẹp trong quý thứ hai của năm; các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự sụt giảm sẽ còn tiếp tục ở phía trước. Vậy, điều gì tạo thành một cuộc suy thoái kinh tế? Continue reading “Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?”

Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II

Nguồn: 柳玉鹏, 张 锦, 白云怡, 赵觉珵 “ 二战后俄首个军事动员令意味着什么?”,

环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 21/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 21/9, Tổng thống Nga Putin tuyên bố ký Lệnh động viên quân sự từng phần, bắt đầu thực hiện công tác động viên liên quan. Tin này đã gây ra sự quan tâm cao độ của dư luận. Được hãng tin Reuters gọi là lần động viên quân sự từng phần “đầu tiên sau Thế chiến II”, đợt động viên này sẽ huy động những người nào và tài nguyên quân sự nào của nước Nga? Nó sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu rộng nào đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine? Phát biểu hôm 21/9 của Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hé lộ nhiều thông tin quan trọng về vấn đề này. Continue reading “Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II”

Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine

Nguồn: Dann wäre ein russischer Atomwaffeneinsatz denkbar“, WELT, 19/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Sai lầm về chiến thuật, quân đội nhụt ý chí chiến đấu và những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần. Quân đội Nga ở Ukraine đang phải vật lộn với những khó khăn lớn. Liệu đây có phải là lý do để Điện Kremlin đi đến các biện pháp cực đoan trong tương lai gần? Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhìn nhận hai kịch bản để Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hỏi: Thưa ông Gressel, quân đội Nga đã suy sụp trong vòng vài ngày sau cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kharkov. Quân Nga dường như hoàn toàn bị bất ngờ. Ông có nghĩ rằng công tác tình báo của Nga trước đó đã hoàn toàn thất bại hay không? Continue reading “Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine”

Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Anton Troianovski & Keith Bradsher, “Chinese Support for Putin’s War Looks More Shaky After Summit”, The New York Times, 15/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Năm 15/9/2022, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin nói Moskva hiểu rằng Trung Quốc có “nghi vấn và lo ngại” về cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đây là một lời thừa nhận đáng chú ý, cho dù khó hiểu, từ ông Putin đối với việc Bắc Kinh có thể không hoàn toàn tán thành Nga xâm lược Ukraine.

Trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với ông Putin kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã có giọng điệu ôn hòa hơn nhiều so với Tổng thống Nga, và trong các bình luận công khai của mình, ông Tập hoàn toàn tránh đề cập đến Ukraine. Continue reading “Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine

Nguồn:社评:中国从未骑在俄乌冲突的“虎背”上”, 环球时报, 13/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tuần qua, tình hình chiến trường cuộc xung đột Nga-Ukraine đã có những chuyển biến phức tạp. Hôm thứ Hai 12/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: kể từ cuộc “phản công” vào đầu tháng 9, các lực lượng Ukraine đã tái chiếm 6.000 km vuông lãnh thổ. Lời giải thích công khai của phía Nga là quân đội Nga đã tự nguyện rút lui về “giải phóng Donbass” để tái tập hợp quân. Tình hình thực tế vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới truyền thông Mỹ và phương Tây nóng lòng ăn mừng “chiến thắng vĩ đại trong cuộc phản công” của Ukraine. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine”

Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?

Nguồn: “How does the British monarchy’s line of succession work?”, The Economist, 22/10/2021

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Việc Thái tử Charles kế vị ngai vàng có vẻ sẽ rất khác với mẹ ông

“Điều duy nhất được biết đến đi nhanh hơn ánh sáng bình thường là chế độ quân chủ,” theo cách nói của Ly Tin Wheedle, triết gia kiểu Khổng Tử trong tiểu thuyết “Discworld” của Terry Pratchett. Theo truyền thống, khi một quốc vương qua đời, quyền kế vị sẽ được chuyển đến người thừa kế ngay lập tức. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, con trai cả của bà, Charles, đã trở thành nguyên thủ quốc gia của 4 quốc gia thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Jamaica và Tuvalu. Tất cả thành viên bên dưới ông trong hàng thừa kế sẽ bước lên một bậc theo thứ tự. Một hội đồng Đăng cơ bao gồm các chính trị gia, các thành viên của hội đồng cơ mật và các nhà lãnh đạo khác sẽ chỉ đơn thuần khẳng định quyền kế vị của ông. Vậy quy trình kế vị hoàng gia của Anh hoạt động như thế nào và tại sao việc Charles lên ngôi dường như khác với mẹ ông? Continue reading “Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đề phòng lực lượng quân Minh sắp sang cứu viện Vương Thông, vào tháng 4 năm Bình Định Vương thứ 10 [27/4-25/5/1427]; Bình Định Vương Lê Lợi ra lệnh tu sửa ải Lê Hoa, tại thượng nguồn sông Lô; cùng canh giữ và kiểm soát gắt vùng biên giới:

Mùa hạ, tháng 4, sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa.”[1]

Hạ lệnh cho những nơi trọng yếu phải canh giữ cho nghiêm, xét hỏi kỹ những người lạ mặt và thư từ về việc quân qua biên giới xem có thực hay là giả.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 35a. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)”

Bắc Kinh Nhật báo: Chiến trường Ukraine đang xảy ra biến đổi quan trọng!

Nguồn: “俄乌战场,形势正发生重大变化!”, 北京日报, 11/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phía Ukraine nói, trong mấy ngày qua, quân đội Ukraine phát động tấn công mãnh liệt tại gần Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, quân đội Nga tan tác tháo lui toàn diện, quân đội Ukraine thu hồi nhiều thị trấn, không ít trang thiết bị của quân đội Nga rơi vào tay quân đội Ukraine.

Các video đã công bố cho thấy hình ảnh một đơn vị quân đội Ukraine đang tiến đánh thành phố quan trọng Izyum, một số tù binh Nga bị trói tay. Izyum là căn cứ chủ yếu của quân đội Nga tại vùng Kharkiv, cách đây 5 tháng bị quân đội Nga chiếm. Continue reading “Bắc Kinh Nhật báo: Chiến trường Ukraine đang xảy ra biến đổi quan trọng!”

Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?

Nguồn: “Are sanctions on Russia working?”, The Economist, 25/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Những bài học từ kỷ nguyên mới của chiến tranh kinh tế.

Sáu tháng trước, Nga xâm lược Ukraine. Trên chiến trường, một cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra dọc theo hàng nghìn km tiền tuyến của sự chết chóc và tàn phá. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra gay gắt, đó là xung đột kinh tế khốc liệt với quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Các nước phương Tây cố gắng làm tê liệt nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la của Nga bằng một  kho vũ khí trừng phạt mới. Hiệu quả của lệnh cấm vận này là chìa khóa cho cục diện cuộc chiến tại Ukraine. Nhưng nó cũng tiết lộ rất nhiều về năng lực của các nền dân chủ tự do trong việc thể hiện quyền lực trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới cuối những năm 2020 và xa hơn nữa, bao gồm cả việc chống lại Trung Quốc. Một điều đáng lo ngại là cho đến nay cuộc chiến cấm vận vẫn chưa diễn ra như mong đợi. Continue reading “Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?”

Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Loren Thompson, “Five Reasons The Ukraine War Could Force A Rethink Of Washington’s Pivot To Asia”, Forbes, 21/06/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm phức tạp hóa rất nhiều các tính toán ngoại giao và quân sự của Mỹ, nhưng dường như điều đó không làm thay đổi niềm tin chính thức của Washington rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn.

Một tờ thông tin về chiến lược quốc phòng của chính quyền Biden do Lầu Năm Góc phát hành đã mô tả cách tiếp cận của Hoa Kỳ để ngăn chặn xâm lược là “ưu tiên thách thức mà CHND Trung Hoa gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sau đó là thách thức mà Nga gây ra ở châu Âu.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?”

Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược

Tác giả: Ngô Di Lân

Liệu Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không nếu quân đội nước này không còn kiểm soát được vùng Donbas? Nếu có thì sẽ ở cấp độ chiến thuật hay chiến lược, nhằm vào ai?

Uy tín của Mỹ với các đồng minh sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu nước này công khai từ bỏ cam kết an ninh đối với Đài Loan?

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược” trong tương lai? Continue reading “Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược”

Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít

Nguồn: Anja EttelHolger Zschäpitz, “Atomkraft zurückholen, Fracking starten – Deutschland muss pragmatisch handeln”, WELT, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một cuộc phỏng vấn với WELT (Thế giới), Joseph Stiglitz khuyên nước Đức nên cởi mở hơn về các giải pháp năng lượng thay thế và để giảm nhẹ nỗi lo lắng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người đoạt giải Nobel cũng giải thích điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu nếu Mỹ thực sự đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít.

Trước đó chúng tôi chỉ đề nghị một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng 15 phút với Joseph Stiglitz tại cuộc họp năm nay của những người đoạt giải Nobel Kinh tế ở Lindau. Nhà kinh tế Hoa Kỳ được trao giải Nobel năm 2001 đã dành nhiều thời gian để nói chuyện với chúng tôi về chiến tranh và lạm phát.

Đáng ngạc nhiên là Stiglitz lại tin vào châu Âu hơn là về quê hương Hoa Kỳ của ông. Ông khuyên chính phủ Đức hãy hành động một cách thực dụng hơn. Continue reading “Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít”

Cái kết nào cho cạnh tranh Mỹ – Trung?

Tác giả: Linh Dương

Trong suốt hơn ba thập kỷ kể từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, các thế hệ lãnh đạo ở Washington đã kỳ vọng rằng chính sách can dự của họ sẽ thành công trong việc “thuần phục” Trung Quốc. Họ đã nuôi ảo tưởng rằng Trung Quốc sau khi hội nhập quốc tế và trở nên giàu mạnh sẽ trở thành một quốc gia dân chủ, vừa chấp nhận luật chơi của phương Tây vừa chấp nhận vị thế bá quyền của Hoa Kỳ. Thực tế chứng minh người Mỹ đã sai lầm.

Tuy nhiên, phải đến khoảng 10 năm gần đây Washington mới thực sự chấp nhận rằng chính sách ngoại giao mềm mỏng của mình đã thất bại. Trung Quốc nay tuy đã cường thịnh nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập đang trở nên chuyên quyền hơn ở trong nước và hành xử cứng rắn hơn trên trường quốc tế. Tổng thống Obama vì thế đã khởi xướng chính sách “xoay trục về châu Á” trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, tạo cơ sở cho các chính sách chống Trung Quốc trực diện và mạnh mẽ hơn dưới thời chính quyền Trump và nay là chính quyền Biden. Continue reading “Cái kết nào cho cạnh tranh Mỹ – Trung?”

Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?

Nguồn: How the crisis over Taiwan will change US-China relations”, The Economist, 11/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cuộc đối đầu có vẻ sẽ mở ra một kỷ nguyên thù địch mới đầy nguy hiểm.

Tháng 01/1950, ba tháng sau chiến thắng của phe Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Quốc, tổng thống Harry Truman đưa ra một tuyên bố: Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để giúp đỡ phe Quốc dân Đảng – những người bại trận chạy sang đảo Đài Loan. Mao Trạch Đông lúc ấy đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lược [vào Đài Loan] và có lẽ sẽ thành công nếu chiến tranh Triều Tiên không nổ ra vào tháng 6 năm đó. Cuộc xung đột đã thay đổi chiến lược của Truman: ủng hộ Hàn Quốc và ra lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Loan nhằm ngăn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở châu Á. Bốn năm sau, khi lực lượng Trung Quốc tấn công một số đảo ngoại vi của Đài Loan, các quan chức Mỹ đã đe dọa tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, một lần nữa buộc Mao phải lùi bước. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào khoảng tháng 2 năm Bình Định Vương thứ 10 [26/2-27/3/1247] (Minh, Tuyên Đức năm thứ 2), Vương Thông lo củng cố phòng thủ thành Đông Quan, ý chờ viện binh tới. Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi soạn thư, xét tình hình hai nước, phân tích lợi hại, chỉ cho y biết con đường sống duy nhất, là giảng hòa, rút quân về:

Lại thư dụ Vương Thông.

Kính thư gửi quan Tổng binh cùng liệt vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy; sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải bọn thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)”

Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Tại một hội nghị hôm 1/8/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, loại hình nhà ở giá thấp được nhà nước trợ cấp. Đại diện các công ty bất động sản tư nhân có mặt tại hội nghị đã có phản hồi tích cực trước kế hoạch này. Cụ thể, các tập đoàn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco và Novaland đăng ký xây dựng tổng cộng 1,2 triệu căn hộ xã hội trong vòng 8 năm tới. Continue reading “Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?”

Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu

Nguồn: Thomas Grove, “Crimea, Once a Bastion of Russian Power, Now Reveals Its Weakness”, The Wall Street Journal, 22/08/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Kiev đã sử dụng máy bay không người lái và các nhóm phá hoại để tấn công các mục tiêu trên bán đảo chiến lược ở Biển Đen, làm suy yếu ưu thế của Nga ở miền nam Ukraine.

Trong nhiều thế hệ, Crimea đã neo giữ sức mạnh quân sự của Liên Xô ở Biển Đen. Sau khi Crimea bị sáp nhập vào Nga năm 2014, Tổng thống Putin tuyên bố bán đảo này sẽ mãi mãi là của Nga. Nhưng hàng loạt vụ nổ và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong những ngày gần đây đã cho thấy mức độ dễ tổn thương của Crimea, cũng như việc nơi này đã trở thành một phần trong các mục tiêu của Ukraine ra sao. Continue reading “Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu”

Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Phạm Duy Thực**

 Tóm tắt: Khủng hoảng U-crai-na tạo ra nhiều hệ luỵ đối với quan hệ quốc tế, trong đó trật tự quốc tế có nguy cơ bị phân tách, thậm chí phân cực hơn. Tuy nhiên, khủng hoảng U-crai-na khó có thể đảo ngược tiến trình quá độ của trật tự quốc tế sang “đa cực, đa trung tâm” trong một sớm một chiều. “Đa cực, đa trung tâm” vẫn là chiều hướng phát triển chung của thế giới hiện nay. Song song với đó, xu hướng “mạng lưới” manh nha hình thành và phát triển. “Mạng lưới” giúp gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác và góp phần duy trì hoà bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở các mức độ khác nhau. Bài viết cho rằng tư duy về trật tự quốc tế theo “cực” gắn với cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực tồn tại từ lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản trị toàn cầu và đối ngoại của các nước. Tuy nhiên, xu thế khách quan của thế giới cùng với nhu cầu triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt và hiệu quả của các nước tạo ra xu hướng phát triển của “mạng lưới” đa trung tâm. Bài viết phân tích tư duy trật tự quốc tế theo “mạng lưới,” rút ra một số đặc điểm của tư duy này và gợi mở chính sách cho các nước nhỏ và tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay”

Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

Tác giả: Ngô Di Lân

Cách đây 5 năm, tôi từng đăng tải một bài viết trên Nghiên cứu quốc tế với tiêu đề “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”. Mục tiêu chính của bài viết khi đó là cung cấp những đánh giá sơ bộ về các thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, cũng như mô tả bốn đại chiến lược khả dĩ để ta có thể đương đầu với những thách thức này và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy những phân tích và đánh giá trong bài viết đó về cơ bản vẫn còn giá trị, song tôi nhận thấy một bản “cập nhật” tại thời điểm này là hết sức cần thiết bởi trong thời gian qua, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu rộng, và hệ quả là chúng ta đang sống ở trong một thế giới phức tạp, khó lường và nguy hiểm hơn so với trước đây. Continue reading “Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm”