Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đại quân của Trương Phụ dẹp tan nhà Hồ, bắt cha con Hồ Quí Ly tại cửa biển Kỳ La thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 1407; thì chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Tại Cao Bằng, Lạng Sơn, tàn quân nhà Hồ vẫn ra vào nơi rừng núi chống cự; giết viên Tiền quân Ðô đốc Cao Sĩ Văn: Continue reading “Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh”

Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!

Nguồn: Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte“, WELT, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại sứ Ukraine Andriy Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này.

Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp : “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát?

Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn ! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều. Continue reading “Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!”

Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 10/3/2022.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nga còn chưa trả đũa. Đòn đáp trả của Moskva còn chưa được tung ra”. Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang chuẩn bị các biện pháp phản đòn sự trừng phạt của phương Tây. Các quan chức Nga nói rõ: sự trả đũa của Nga sẽ “nhanh chóng, toàn diện và sẽ được cảm nhận rõ ràng”. Đồng thời, để đối phó với áp lực trừng phạt và việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga, một nửa chủ thể Liên bang Nga đang được động viên. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nâng cấp đến nay, Mỹ và phương Tây tới tấp trừng phạt Nga, động tác lớn mới nhất là Mỹ và Anh ra lệnh cấm nhập năng lượng từ Nga. Nhưng lần này Đức, Pháp và EU không theo Mỹ, Anh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 9/3 nói, Trung Quốc kiên quyết phản đối sự trừng phạt đơn phương không có căn cứ luật quốc tế, chưa gì đã vung cây gậy trừng phạt, chẳng mang lại hòa bình và an ninh mà chỉ tạo ra khó khăn nghiêm trọng cho kinh tế và dân sinh của các nước liên quan, đem lại tình trạng hai bên hoặc nhiều bên cùng thua, làm cho chia rẽ và đối kháng càng tăng lên. Continue reading “Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây”

Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc chiến sự tại Ukraine ngày càng khốc liệt, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang nỗ lực dùng các đòn bẩy kinh tế khác nhau để gây sức ép khiến Nga chùn bước. Lá bài mới nhất mà Mỹ và các đồng minh tính tới là cấm vận dầu khí với Nga.

Hôm 8-3 (giờ Mỹ), Tổng thống Joe Biden tuyên bố cấm mọi hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga vào Mỹ. Tiếp bước Mỹ, Anh tuyên bố từ giờ tới cuối năm sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu từ Nga. Có thể dự đoán các nước EU cũng sẽ chịu sức ép trong việc tham gia lệnh cấm vận này. Continue reading “Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro”

Kiev thất thủ, NATO can thiệp: Các kịch bản tiếp theo cho Ukraine là gì?

Nguồn: “Warten auf den Großangriff: Wird Kiew fallen? Die Nato eingreifen? Szenarien zum Ukraine-Krieg”, WELT, 09/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ngày thứ 13 sau khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, một nỗ lực mới để sơ tán dân thường ra khỏi các thành phố đang bị Nga bao vây lại bắt đầu. Moscow thông báo một lệnh ngừng bắn mới vào hôm thứ Tư. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết người dân nên được đưa ra khỏi các khu vực tranh chấp qua sáu hành lang nhân đạo.

Ngoại trưởng Ukraine và Nga, Dmytro Kuleba và Sergei Lavrov, dự kiến ​​gặp nhau tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, vào thứ Năm này. Điều đó có thể giúp làm dịu tình hình không? Sau đây là tóm tắt các câu hỏi và câu trả lời quan trọng nhất cho những ngày sắp tới. Continue reading “Kiev thất thủ, NATO can thiệp: Các kịch bản tiếp theo cho Ukraine là gì?”

Một vài suy ngẫm về hình tượng cây tre trong bản sắc ngoại giao Việt Nam

Tác giả: Trần Chí Trung (Học viện Ngoại giao)

Cây tre có ở nhiều nơi trên thế giới. Hình tượng cây tre cũng xuất hiện trong văn hóa của nhiều quốc gia khác. Có điều, mỗi quốc gia, dân tộc đều có bản sắc riêng và bản chất gắn bó riêng với cây tre. Cây tre được trồng ở Việt Nam, ăn nắng, uống sương của đất trời Việt Nam, nên mang trong mình cốt cách riêng của người Việt Nam.

Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, hoa sen và cây tre là hai hình tượng đặc trưng. Nếu như hoa sen là sự kết tinh những giá trị nhân văn của dân tộc, thì cây tre là biểu trưng của bản lĩnh quật cường, ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Từ thuở hồng hoang, những ý niệm về quốc gia – dân tộc của Việt Nam được hình thành từ sự cố kết cộng đồng trải qua hàng nghìn năm trường kỳ phòng, chống thiên tai và địch họa. Cây tre tạo nên những lũy, thành, giúp cha ông ta bảo vệ làng quê trước thử thách của thiên nhiên và bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Continue reading “Một vài suy ngẫm về hình tượng cây tre trong bản sắc ngoại giao Việt Nam”

Hiệu ứng domino: Sau Ukraine, mục tiêu tiếp theo của Nga là ai?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Die Angst vor dem Domino-Effekt, WELT, 07/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nếu cuộc chiến tranh xâm lược của Putin không bị chặn lại, Cộng hòa Moldova có nguy cơ trở thành quốc gia tiếp theo gặp nguy hiểm. Giống như ở Kiev, chính phủ nước này thân với EU, nhưng phe ly khai thân Nga đang kiểm soát Transnistria, ở khu vực biên giới giáp với Ukraine. Tuy nhiên, đây cũng không phải là khu vực bị đe dọa duy nhất.

Cuộc chiến ở Ukraine tất nhiên chủ yếu là việc của người Ukraine và quyền tự quyết của họ. Nhưng không chỉ có vậy. Liên minh châu Âu ngày càng lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể không dừng lại ở cuộc xâm lược này. Continue reading “Hiệu ứng domino: Sau Ukraine, mục tiêu tiếp theo của Nga là ai?”

Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?

Nguồn: “Ukraine-Krieg: Israels neue Rolle als Friedensvermittler in Europa”, WELT, 06/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cho đến nay, người châu Âu luôn cố gắng xây dựng, gìn giữ hòa bình cho Trung Đông. Nay diễn ra điều ngược lại: Israel muốn đóng vai trò trung gian hòa giải ở châu Âu để chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Liệu điều này có thành công hay không vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng có một tia hy vọng.

Chuyến thăm vào tối thứ Bảy vừa qua chứng minh trật tự thế giới đã bị đảo lộn như thế nào. Thủ tướng Israel Naftali Bennett bay tới Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Naftali Bennett là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Putin tiếp kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Hai ông đã nói chuyện trong ba giờ đồng hồ. Continue reading “Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về xung đột Nga – Ukraine

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ xung quanh tình hình chiến sự Nga – Ukraine, sự can dự của các bên, dự báo kết cục của xung đột và Việt Nam cần làm gì trong bối cảnh này.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cho rằng việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine thời điểm này là sự kiện lạ thường xảy ra trong một thế giới hiện đại, giữa kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là một bất ngờ với cả thế giới, dù trước đó có thể có rất nhiều “thuyết âm mưu”. Continue reading “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về xung đột Nga – Ukraine”

Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử

Nguồn: Bruno Tertrais, “Ein Blick in die Geschichte zeigt, wie der Ukraine-Krieg enden könnte”, WELT, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mọi chiến dịch đều khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều bài học lịch sử điển hình. Một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng nhất giải thích các tình huống mà người ta nên biết để hiểu rõ hơn về cuộc xung đột hiện nay. Ở đây có một số tương đồng đáng ngạc nhiên.

Các cuộc chiến không bao giờ diễn ra theo kế hoạch. Và những cuộc chiến của những nhà độc tài bị cô lập, những kẻ cứng đầu không còn chịu nghe phần còn lại của thế giới thì càng ít có khả năng diễn ra theo kế hoạch hơn. Trước sự thật đó, tình hình Ukraine sẽ ra sao? Chiếu theo lịch sử, người ta có thể thấy cuộc chiến này có thể kết thúc như thế nào? Sau đây là những kịch bản có thể xảy ra: Continue reading “Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử”

Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu

Nguồn: Ukraine-Konflikt: „Wir haben etwas getan, womit Putin nicht gerechnet hat“, WELT, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thế giới phương Tây đang dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tomas Sedlacek (45 tuổi) là một nhà kinh tế học người Séc, nổi tiếng với cuốn sách “Kinh tế học của cái thiện và ác”. Ông từng là cố vấn cho cựu tổng thống Séc Vaclav Havel. Sau đó, ông có giúp cải tổ hệ thống thuế của Cộng hòa Séc.

Sedlacek từng theo học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Ông hiện giảng dạy tại Đại học Charles ở Praha. Trong cuộc trò chuyện với báo WELT (Thế giới), ông đã tính toán cuộc chiến này tốn kém như thế nào, và vì sao đã đến lúc phải giải phóng người Nga khỏi Putin. Continue reading “Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu”

Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine

Ngày 1-3 (theo giờ địa phương), tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam – Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã có phát biểu, bày tỏ quan điểm của Việt Nam về tình hình Ukraine.

Báo Pháp Luật TP HCM giới thiệu toàn văn bản dịch tiếng Việt:

“Thưa Ngài Chủ tịch,

1. Hơn 70 năm trước, những nhà sáng lập Liên hợp quốc đã gửi gắm trong Hiến chương bao hy vọng và khát vọng mong thế hệ tương lai tránh được hiểm họa chiến tranh. Họ đã đưa vào Hiến chương các nguyên tắc cơ bản, nay đã trở thành nền tảng cho luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Continue reading “Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

7.  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Không quên tâm nguyện ban đầu thì mới có thể thành công. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết chí theo đuổi sự nghiệp vĩ đại muôn đời của dân tộc Trung Hoa, trăm năm là lúc phong nhã hào hoa rất mực. Một trăm năm qua, Đảng đã nộp cho nhân dân, cho lịch sử một lời giải bài thi rất xuất sắc. Giờ đây Đảng đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc lại bước lên con đường mới đi dự cuộc thi thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai. Thời đại là người ra đề thi, chúng ta là người trả bài thi, nhân dân là ban giám khảo. Chúng ta nhất định phải thi thật giỏi, thể hiện khí thế mới, hành động mới trong thời đại mới, hành trình mới. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)”

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga. Continue reading “Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?”

Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch bản tin phát lúc 07h12 ngày 26/2/2022 (giờ Bắc Kinh) của Huanqiu.com.

Ngày 25/2/2022 Uỷ viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần lượt nói chuyện trên điện thoại với Ngoại trưởng Anh Liz Truss, Cao ủy về chính sách ngoại giao và an ninh của EU Henrique Borrell, và Cố vấn Tổng thống Pháp Bernard Bona, trọng điểm là đi sâu trao đổi ý kiến về tình hình Ukraine. Vương Nghị đã trình bày lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với vấn đề Ukraine, khái quát gồm 5 điểm sau đây: Continue reading “Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay”

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Nguồn: Ukraine-Invasion: “Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen”, DER SPIEGEL, 24/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine. Continue reading “Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?”

Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s war will shake the world”, Financial Times, 24/02/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Nga dự định thành lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev. Phương Tây giờ đây phải phản ứng.

Cuộc chiến giả vờ đã kết thúc. Cuộc chiến thực sự đã bắt đầu. Trong vài tuần qua, chính phủ Mỹ và Anh đã tin rằng Vladimir Putin có ý định thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Điều này hiện đang xảy ra.

Các mục tiêu chính xác của quân đội Nga vẫn đang dần lộ diện. Nhưng rõ ràng đây không phải là một cuộc tấn công hạn chế, chỉ giới hạn trong các khu vực tranh chấp ở miền đông Ukraine. Các vụ nổ đã được nghe thấy ở thủ đô Kiev của Ukraine. Và có nhiều báo cáo về việc quân đội Nga đã vượt qua biên giới từ Belarus – con đường ngắn nhất và trực tiếp nhất dẫn tới Kiev. Continue reading “Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới”

Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch Bản tin phát lúc 15h13 (giờ Bắc Kinh) ngày 24/2/2022 của Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc):

Tình hình Donbass căng thẳng leo thang. Sáng sớm ngày 24/2 Tổng thống Putin phát biểu trước toàn quốc Nga, quyết định triển khai “Hành động quân sự đặc biệt’ tại vùng Donbass.

“Tình hình yêu cầu chúng ta lập tức áp dụng hành động quyết đoán. Hai ‘nước Cộng hoà’ Donbas đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga. Vì thế, căn cứ điều 51 chương 7 ‘Hiến chương Liên Hợp Quốc’, sau khi được Hội đồng Liên bang Nga phê chuẩn, và để thực hiện hiệp ước hữu hảo tương trợ với ‘Cộng hoà nhân dân Donetsk’ và ‘Cộng hoà nhân dân Luhansk’ đã được Hội đồng Liên bang phê chuẩn, tôi quyết định áp dụng hành động quân sự đặc biệt.” Continue reading “Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine”

Putin xâm lược Ukraine: Con đường nào phía trước cho Nga và châu Âu?

Nguồn: “Putin goes to war in Ukraine”, The Economist, 24/2/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một cuộc xung đột mà nhiều người nghĩ rằng khó có thể xảy ra đã được bắt đầu. Nó sẽ định hình lại an ninh châu Âu.

Khi Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc vào năm 1968 để lật đổ một chế độ ương ngạnh đã tuột khỏi quỹ đạo của Điện Kremlin, họ lo lắng về việc binh sĩ “bắn nhầm”. Cả hai quốc gia đều sử dụng các thiết bị quân sự giống nhau, khiến chúng khó có thể phân biệt được là của bên này hay bên kia trong bối cảnh chiến trường khốc liệt. Cách mà Liên Xô sử dụng là vẽ một sọc sơn màu trắng phủ lên xe tăng Liên Xô từ trước ra sau, để phân biệt đồng đội với quân thù. Continue reading “Putin xâm lược Ukraine: Con đường nào phía trước cho Nga và châu Âu?”

Các bước đi khả dĩ tiếp theo của Putin ở Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krise: Diese Optionen Wladimir Putins sind jetzt realistisch, WELT, 22/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Tình hình ở miền đông Ukraine rất nóng bỏng. Hiện nay Nga đã công nhận “Cộng hòa Nhân dân” Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập và ra lệnh triển khai quân đội. Liệu Putin sẽ tấn công? Chúng tôi dự báo những bước đi tiếp theo mà Tổng thống Nga có thể lựa chọn.

Đây là một vở kịch tồi do Tổng thống Nga Putin chỉ đạo. Trong lúc Moscow nuôi dưỡng hy vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden, thì tối hôm thứ Hai, tổng thống Nga đã công nhận các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk ở phía đông Ukraine là các quốc gia độc lập. Ông cũng ra lệnh điều quân đến miền đông Ukraine. Các đơn vị này có nhiệm vụ “gìn giữ hòa bình”, theo một sắc lệnh được người đứng đầu Điện Kremlin ký vào tối thứ ba tại Moscow. Hiện chưa rõ khi nào thì các đơn vị quân đội này sẽ xuất quân. Ngoài ra, Putin còn chỉ thị Bộ Ngoại giao thiết lập quan hệ ngoại giao với hai khu vực mà theo công pháp quốc tế vẫn thuộc về Ukraine. Continue reading “Các bước đi khả dĩ tiếp theo của Putin ở Ukraine là gì?”