Đề Oanh: Người con gái làm thay đổi hệ thống pháp luật phong kiến TQ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Hán Thư là một bộ sử nổi tiếng trong Nhị Thập Tứ Sử Trung Quốc, gồm 100 thiên, do 3 cha con nhà họ Ban; bố là Ban Bưu, con trai Ban Cố, con gái Ban Chiêu, cùng 1 cộng tác viên là Mã Tục; tất cả 4 sử gia  bỏ ra 40 năm trời để soạn ra. Bộ sử gồm 100 thiên, riêng thiên thứ 23 với nhan đề Hình Pháp Chí;  khảo cứu về pháp luật. Trong thiên này, chép về việc cải cách pháp luật dưới thời vua Hán Văn Đế  [TCN 202-TCN 157], vị Hoàng đế thứ 5 nhà Tây Hán.

Điểm đặc thù của cuộc cải cách này khởi nguồn từ lá thư của một người con gái gửi cho Vua Hán Văn Đế. Nàng tên là Đề Oanh, con út nhà quan, nhân cha bị tội hình có thể tổn thương đến tính mệnh, không có dịp làm lại cuộc đời. Thương xót cha vô vàn, nhưng không chỉ gạt nước mắt mà khóc; nàng quyết tâm lẽo đẻo theo đoàn áp giải tù để hầu hạ cha, từ Sơn Đông đến kinh đô Trường An  [Tây An], đường sá xa xôi hàng mấy ngàn dặm. Đến kinh đô, nàng tìm cách dâng thư lên vua Hán Văn Đế, nội dung sự việc ghi trong Hình Pháp Chí như sau: Continue reading “Đề Oanh: Người con gái làm thay đổi hệ thống pháp luật phong kiến TQ”

Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ

Nguồn: South-East Asia is sprouting Chinese enclaves”, The Economist, 31/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ở một vùng xa xôi của miền bắc nước Lào, những rừng tre đã nhường chỗ cho các cần cẩu. Một thành phố đang được xây dựng ở nơi trước đây là rừng rậm: các tòa tháp được bao quanh bởi giàn giáo nằm phủ bóng lên các nhà hàng, quán karaoke và tiệm massage. Trái tim của Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (có tên như vậy vì nó nằm ở điểm giao nhau của biên giới Lào, Myanmar và Thái Lan) là một sòng bạc, một khu vực nguy nga với các bức tượng và trần giả La Mã được bao phủ trong các bích họa. Tuy nhiên, sòng bạc này không phục vụ người Lào. Nhân viên chỉ chấp nhận đồng nhân dân tệ Trung Quốc hoặc baht Thái. Biển báo đường phố bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Đồng hồ của thành phố được đặt theo giờ Trung Quốc, sớm hơn một giờ so với phần còn lại của Lào. Continue reading “Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ”

Chiến dịch chống tham nhũng có tiếp tục sau Đại hội 13?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Điểm nổi bật nhất của chính trị Việt Nam kể từ năm 2016 cho tới nay có lẽ là chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tiếng vang do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch hiện đã bước sang năm thứ năm nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ chậm lại, với việc ông Trọng tuyên bố vào ngày 15 tháng 1 rằng mười đại án tham nhũng mới sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2020. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu ông Trọng nghỉ hưu tại Đại hội Đảng 13 vào đầu năm tới, liệu chiến dịch có thể duy trì được động lực hiện tại hay không?

Chiến dịch này đã tác động mạnh mẽ đến chính trường Việt Nam trong bốn năm qua. Theo thống kê chính thức, hai ủy viên Bộ Chính trị và 21 cựu ủy viên hay ủy viên đương nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bị kỷ luật. Nhiều người trong số đó đã bị truy tố và phải nhận các án tù dài hạn, bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và hai cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Continue reading “Chiến dịch chống tham nhũng có tiếp tục sau Đại hội 13?”

Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy”, Project Syndicate, 28/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự bùng phát dịch viêm phổi do virus corona mới bắt đầu từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã khiến hơn 4.000 người bị lây nhiễm – chủ yếu ở Trung Quốc. Nhưng cũng đã có những nạn nhân ở một số quốc gia khác, từ Thái Lan đến Pháp và Hoa Kỳ. Dịch bệnh cũng đã khiến hơn 100 người thiệt mạng. Nếu xét lịch sử đối phó với các dịch bệnh của Trung Quốc – từ Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tới dịch tả lợn châu Phi – cũng như nhận thức rõ ràng của các quan chức về sự cần thiết phải tăng cường năng lực giải quyết những “rủi ro lớn”, tại sao dịch bệnh vẫn xảy ra? Continue reading “Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc”

Nhà đất trở thành lớp tài sản lớn nhất thế giới như thế nào?

Nguồn: How housing became the world’s biggest asset class”, The Economist, 16/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm 1762, Benjamin Franklin đi tàu từ Anh trở về Philadelphia sau vài năm. Khi về tới nơi, ông bị sốc bởi những gì được chứng kiến. “Chi phí sinh hoạt đã tăng rất cao trong thời gian tôi vắng mặt”, ông viết thư cho một người bạn. Ông nghĩ rằng nhà ở đã trở nên đặc biệt đắt đỏ. “Tiền thuê những ngôi nhà cũ và giá đất đã tăng gấp ba trong sáu năm qua”, ông phàn nàn.

Nếu Franklin còn sống tới ngày hôm nay, ông sẽ phải nổi đóa. Trong 70 năm qua, nhà đất đã trải qua một sự chuyển đổi đáng chú ý. Cho đến giữa thế kỷ 20, giá nhà trên khắp thế giới các nước giàu khá ổn định (xem biểu đồ). Tuy nhiên, từ đó trở đi, giá nhà đất đã bùng nổ cả về mức giá so với các hàng hóa và dịch vụ khác lẫn so với thu nhập. Continue reading “Nhà đất trở thành lớp tài sản lớn nhất thế giới như thế nào?”

Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?

Tác giả: Philip Stephens  (Financial Times) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đôi khi tôi thấy có những dự đoán khẳng định tương lai thế giới này phụ thuộc vào Trung Quốc, hoặc dự đoán ngược lại là Trung Quốc sẽ mãi mãi khó có thể lung lay được địa vị số một của Mỹ. Xin chớ hỏi vị trí của Brazil và Ấn Độ ở đâu. Vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới là một việc thú vị nhưng cũng làm phân tán sự chú ý. Thế kỷ 21 sẽ không được quyết định bởi sự lựa chọn trừu tượng của các quốc gia; ngược lại lực lượng thúc đẩy sự biến đổi thế giới là một tầng lớp trung lưu toàn cầu mới nổi lên.

Câu chuyện của thế giới hai thập niên vừa qua đại để là sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị chuyển dịch mạnh mẽ từ phương Tây sang phương Đông. Quá trình tái cân bằng ấy sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa. Thế nhưng sự so sánh địa vị tương đối giữa các cường quốc có từ trước với các cường quốc mới nổi lên đã che lấp một số động lực cơ bản hơn. So với sự biến đổi có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các quốc gia thì tình hình xảy ra bên trong các quốc gia ấy cũng rất đáng lưu ý. Sau hai chục năm nữa, thế giới hiện nay nơi người nghèo chiếm số đông sẽ trở thành thế giới hầu hết là tầng lớp trung lưu. Continue reading “Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?”

Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức

Nguồn: Angela Merkel is loth to take sides over Huawei”, The Economist, 23/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đa phần người Đức đều biết đến sự ức chế gây ra bởi Funklöcher, hay các vùng chết trong mạng viễn thông nơi điện thoại thông minh không có sóng hoặc các kết nối internet bị biến mất. Sau nhiều năm bị mắc kẹt trên làn đường chậm của mạng viễn thông các nước giàu, Đức quyết tâm không bị bỏ lại phía sau khi các mạng thế hệ thứ năm (5G) chuẩn bị kết nối các nhà máy, xe hơi và thiết bị với nhau. Nhưng các kế hoạch của chính phủ gặp phải một rào cản bất ngờ.

Giống như các quốc gia giàu có khác, Đức đã dằn vặt về việc có nên để Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, được tham gia đấu thầu để giành các hợp đồng xây dựng mạng lưới 5G của mình hay không. Huawei mang lại kinh nghiệm, chuyên môn và giá trị; các thiết bị của công ty này chiếm tới 70% mạng lưới 4G của Đức. Continue reading “Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức”

Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?

Nguồn: Sergei Guriev, “Putin’s Meaningless Coup”, Project Syndicate, 18/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin có thể sẽ tiến hành các dàn xếp để duy trì vai trò lãnh đạo nước Nga sau nhiệm kỳ tổng thống của mình, điều không làm ai bất ngờ. Trong thông điệp liên bang hàng năm vào đầu tuần này, ông đã vạch ra một lộ trình để sửa đổi các thể chế chính trị Nga, trong đó hàm ý một đợt cải cách hiến pháp lớn. Toàn bộ nội các do Thủ tướng Dmitry Medvedev dẫn đầu đã ngay lập tức từ chức.

Các đề xuất của Putin vẫn mơ hồ và đôi khi tự mâu thuẫn. Nhưng chúng mang lại những thông tin có giá trị về kế hoạch của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của ông – và về mặt pháp lý là nhiệm kỳ cuối cùng – kết thúc. Trước tiên, Putin sẽ chuyển quyền lực từ vị trí tổng thống sang Duma Quốc gia (tức Quốc hội) và chuyển các quyền lực đáng kể, chưa được xác định cụ thể sang cho Hội đồng Nhà nước do Putin lãnh đạo (cơ quan này không được đề cập trong Hiến pháp) và Hội đồng An ninh (được đề cập nhưng không được mô tả trong Hiến pháp). Continue reading “Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?”

Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Bá Diến

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định.

Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ trong mối quan hệ tổng thể, logic và biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên với những yếu tố liên quan mật thiết khác, như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của cộng đồng một quốc gia với cộng đồng quốc tế.

Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Continue reading “Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông”

Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nhật học Trung Quốc hay Trung Quốc học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Trung Quốc bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.

Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Trung Hoa, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên xi cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… và nhờ thế đi trước Trung Quốc khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy học), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Trung Quốc khá xa. Continue reading “Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật”

Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thái Ninh:1072-1075; Anh Vũ Chiêu Thắng:1076-1084; Quảng Hựu:1085-1091; Hội Phong: 1092-1110; Long Phù:1001-1109; Hội Tường Đại Khánh 1110-1119; Thiên Phù Duệ Vũ 1120-1126; Thiên Phù Khánh Thọ:1127.

Khác với 3 vị Vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông tiền nhiệm, nắm chính quyền lúc trưởng thành; Vua Nhân Tông lên ngôi lúc 7 tuổi, nên địa vị bà mẹ đẻ Linh Nhân Thái hậu lúc bấy giờ rất quan trọng. Thời con gái, Thái hậu gặp Vua Thánh Tông trong khung cảnh thơ mộng, bên khóm lan, nên được đặt tên là Ỷ Lan Phu nhân. Buổi gặp gỡ mang dấu ấn đặm đà trong lòng Vua; nên làng Thổ Lỗi quê Thái Hậu, nguyên chỉ là một làng tầm thường như tất cả các làng khác tại Bắc Ninh; được Vua đổi thành làng Siêu Loại. Ở địa vị được sủng ái, lúc Vua mất, con trai nối ngôi còn nhỏ tuổi; ắt phải có nhiều người xu phụ xui dục nắm quyền lực; Thái hậu nghe lời bèn xui Vua ban lệnh giết Thái hậu chính cung họ Dương, cùng cung nhân tùy tùng: Continue reading “Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống”

Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?

Nguồn: How Vladimir Putin is preparing to rule for ever”, The Economist, 15/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, vị tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông điệp Liên bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một nhà kỹ trị ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn.

Để hiểu những gì có thể xảy ra, hãy bắt đầu với một thực tế rất đơn giản. Trong 20 năm qua, chế độ của ông Putin đã giết quá nhiều người và chiếm đoạt quá nhiều tỷ rúp, khiến khả năng ông tự nguyện từ bỏ quyền lực là rất thấp. Theo hiến pháp hiện tại, ông không thể tranh cử tổng thống khi hết nhiệm kỳ năm 2024 vì không ai được phép nắm quyền quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, người ta luôn cho rằng bằng cách này hay cách khác, Putin sẽ thao túng các quy tắc để giữ quyền lực. Continue reading “Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?”

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ. Continue reading “Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông”

Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 09/01/2020, một cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát xoay quanh một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài ở làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, đã khiến ba sĩ quan cảnh sát và một dân làng thiệt mạng, cùng một người dân khác bị thương. Đây là vụ tranh chấp đất đai gây tổn thất nhân mạng nhiều nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời cho thấy rõ thực trạng tranh chấp đất đai đang trở thành một nguồn xung đột xã hội lớn ở Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định rằng đất đai “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Quy định pháp lý này cùng với tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo và không nhất quán của nhiều chính quyền địa phương đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các tranh chấp đất đai nảy sinh, đặc biệt là ở những nơi các sự kiện lịch sử tạo ra sự mơ hồ về quyền sử dụng đất qua thời gian. Continue reading “Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm”

Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?

Nguồn: David Fickling, “Singapore’s Long-Awaited Moment May Have ArrivedBloomberg, 05/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu có nơi nào đã diễn tập cho thời khắc vượt mặt Hồng Kông trở thành trung tâm kinh tế của Châu Á, thì đó là Singapore.

Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, đã sử dụng Hồng Kông như là một mô hình trực tiếp trong nỗ lực xây dựng một tương lai ổn định cho Singapore sau khi họ bị trục xuất khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965. “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ học hỏi từ Hồng Kông, nơi bị cắt đứt khỏi đất liền, khỏi Trung Quốc đại lục,” ông Lý phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 1992.

Hai cựu thuộc địa với đa số người Hoa đã biến đổi nhiều so với thời điểm đó, nhưng cả hai thành phố vẫn lưu giữ những đặc điểm giống nhau: có mức thuế thấp, giàu có, cạnh tranh với nhau để thu hút nhân lực có kỹ năng cao từ khắp thế giới. Continue reading “Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?”

Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (nhiệm kỳ 2014-2018) đã có 7 năm đảm nhiệm vị trí trưởng SOM (Senior Oficial Meeting – Quan chức Cao cấp) ASEAN, cũng là thời gian dài nhất với một Trưởng SOM Việt Nam. Với ông, ASEAN như là cái “nghiệp” bởi khi ông gắn bó với ASEAN cũng đúng vào thời điểm tổ chức này có những bước ngoặt chuyển mình rõ rệt, và có nhiều dấu ấn của Việt Nam với vai trò Chủ  tịch ASEAN và điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Người ta có thể nhớ đến ông với nhiều danh xưng, gắn với các vị trí mà ông đảm nhiệm, nhưng nhiều phóng viên vẫn có thói quen gọi ông, hoặc như ông tự nhận rất vinh dự được gọi là ông Vinh “SOM”.

Nhân dịp Việt Nam bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những hồi ức của Đại sứ Phạm Quang Vinh về quãng thời gian ông tham gia và làm việc trực tiếp tại tổ chức này cũng như dấu ấn của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Continue reading “Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh”

Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc giao thiệp với Trung Quốc đã trình bày ở chương trước, riêng chương này đề cập đến các lân bang về phía tây và nam. Về phía nam, nước Chân Lạp sát nách với Chiêm Thành cho người đến cống:

Mùa xuân, tháng giêng ,Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình năm thứ 3 [1056]. nước Chân Lạp sang cống.” Toàn Thư,[1] Bản Kỷ, quyển 3.

Tại miền đông nam xa xôi, có lái buôn Trảo Oa [ Java thuộc nước Indonesia], ghé đến dâng ngọc: Continue reading “Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông”

‘Giải Nobel’ khoa học xã hội và nhân văn

Tác  giả: Nguyễn Hải Hoành

Giải Nobel khoa học – giải thưởng quốc tế danh giá nhất được trao hàng năm kể từ năm 1901, mới đầu chỉ dành cho các nhà khoa học tự nhiên (trừ toán học), nhà văn và những người có đóng góp lớn vì hoà bình thế giới. Năm 1969 Ngân hàng Thụy Điển bổ sung thêm Giải Nobel Kinh tế. Cho tới nay vẫn chưa có giải Nobel toán học, nhưng đã có một số giải quốc tế về toán. Năm 1936, Hội Toán học quốc tế lập giải Huy chương Fields, trao 4 năm một lần cho các nhà toán học không quá 40 tuổi. Huy chương Fields năm 2010 được trao cho nhà toán học Việt Nam Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972). Năm 2003 Quỹ tưởng niệm Niels Henrik Abel của Na Uy lập giải thưởng quốc tế về toán học trao hàng năm gọi là Giải Abel trị giá 750.000 Euro. Continue reading “‘Giải Nobel’ khoa học xã hội và nhân văn”

Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani

Nguồn: Abbas Milani, “The Post-Suleimani View from Iran”, Project Syndicate, 04/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Hoa Kỳ ám sát Qassem Suleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, chắc chắn là một sự leo thang lớn trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước. Nhưng nó không nhất thiết dẫn đến Thế chiến III (như một số chuyên gia dự đoán). Hơn nữa, trong khi Mỹ có thể đã đạt được lợi thế chiến thuật trong ngắn hạn bằng cách giết Suleimani, chế độ Iran vẫn có thể hưởng lợi từ những sự kiện gần đây.

Iran đã và đang thực hiện các bước đi quyết liệt nhằm đối đầu với các thách thức nghiêm trọng ở  khu vực cũng như trong nước hiện nay. Ví dụ, gần đây Iran đã phải đối mặt với sự bùng nổ chủ nghĩa dân tộc bất ngờ ở Iraq chống lại ảnh hưởng của Iran ở đó. Các cơ sở ngoại giao của Iran đã bị đốt phá, và hàng hóa Iran bị tẩy chay. Ngay cả đại giáo sĩ Ali al-Sistan, vốn sinh ra ở Iran và là giáo sĩ người Shia cao cấp nhất ở Iraq, đã lên tiếng chống lại sự can thiệp của “nước ngoài” (tức Iran) vào các vấn đề Iraq. Continue reading “Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani”

Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào

Photo credit: The Economist

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2020, trong kỳ họp lần thứ 42 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Lào, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký năm hợp đồng mua từ tập đoàn Phongsubthavy và tập đoàn Chealun Sekong của Lào 1,5 tỷ kWh điện mỗi năm trong hai năm, bắt đầu từ năm 2021. Thỏa thuận này, trong khi minh họa cho tầm nhìn của chính phủ Lào về việc biến đất nước này thành “bình ắc quy của Đông Nam Á”, cũng đồng thời cho thấy những thách thức về an ninh năng lượng cũng như thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với kế hoạch xây dựng hàng loạt các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào.

Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng nghiêm trọng trong những năm tới, ước tính sẽ lên mức 3,7 tỷ kWh vào năm 2021 và gần 10 tỷ kWh vào năm 2022. Ngoài nguyên nhân nhu cầu tăng do tăng trưởng kinh tế, một số yếu tố khác cũng đã góp phần dẫn tới sự thiếu hụt này. Continue reading “Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào”