Ngoại giao nước lớn Trung Quốc: Màn ảnh, hậu trường và ‘ảo ảnh’ chiến lược

 Tác giả: Lương Thanh Quang (ANU) 

Cuối tháng 08/2017, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố bộ phim tư liệu có tựa đề “Ngoại giao Nước lớn của Trung Quốc” bao gồm 6 tập, được chia làm hai phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh, có tổng thời lượng dài 270 phút. Bộ phim do ba cơ quan của Trung Quốc là Vụ Tuyên truyền thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Trung Quốc, Tân Hoa Xã, và Truyền hình Trung ương Trung Quốc liên kết hợp tác sản xuất.

Bộ phim quảng bá cho các thành tích đối ngoại nổi bật kể từ sau Đại hội 18, nhấn mạnh ba thành tố lớn: (i) chủ động thực hành chính sách “ngoại giao nước lớn” để xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; (ii) tích cực thúc đẩy xây dựng “khuôn khổ quan hệ quốc tế kiểu mới” và “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” nhằm nâng tầm uy tín quốc tế của cường quốc mới nổi; và (iii) nỗ lực triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường” để tạo tăng trưởng bền vững, hiện thực hóa phương châm “hợp tác cùng thắng”, hoàn thành hai “mục tiêu trăm năm” và giấc mộng “phục hưng dân tộc Trung Hoa”. Continue reading “Ngoại giao nước lớn Trung Quốc: Màn ảnh, hậu trường và ‘ảo ảnh’ chiến lược”

Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria

Tác giả: Sơ Nguyên

Hàng trăm loại vũ khí mới được Nga và phương Tây thử nghiệm trong cuộc chiến Syria. Dù chúng “thông minh”, “đẹp đẽ”, “mới mẻ” đến đâu cũng đều nhằm một mục đích: hủy diệt.

Thế kỷ 16, khi thực dân Châu Âu đặt chân đến Bắc Mỹ, họ rất ngạc nhiên khi thấy thổ dân da đỏ nơi đây sử dụng loại rìu đặc biệt tiện dụng mang tên Tomahawk. Chiếc rìu gọn nhẹ, vừa có thể làm dụng cụ dắt lưng, vừa có thể làm vũ khí sát thương cao bằng cách ném trực tiếp vào đối phương từ xa. Các đế quốc Châu Âu nhanh chóng học cách sử dụng loại rìu này để xây dựng thuộc địa và dần tiêu diệt các tộc người thổ dân da đỏ bản xứ.

Năm thế kỷ tiếp sau, nước Mỹ ra đời, vươn lên thành cường quốc số một thế giới, với niềm tự hào về công nghệ quân sự không ai bì kịp. Tomahawk được sử dụng để đặt tên cho loại tên lửa hành trình tầm xa vô cùng tinh vi. Giống chiếc rìu của người da đỏ, tên lửa Tomahawk có thể được lắp đặt ở bất cứ đâu, dù là trên bộ, trên tàu chiến hay từ tàu ngầm. Continue reading “Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria”

Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?

Tác giả: Ân Đặng

Rạng sáng ngày 14/04/2018, liên quân Mỹ – Anh – Pháp đã tiến hành không kích các mục tiêu tại Damascus và Homs mà họ cho là nơi Syria sản xuất vũ khí hóa học. Cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh quân đội Chính phủ Syria đang thắng thế tại nhiều mặt trận, với việc các lực lượng đối lập tại Douma phải đầu hàng chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này đã để lại cho giới quan sát quốc tế nhiều nhận định khác nhau.

Động cơ của Mỹ và các đồng minh

Có thể nhận thấy, Mỹ và đồng minh vừa chủ động vừa bị động trong việc ra quyết định tấn công Syria. Với những hình ảnh chưa được kiểm chứng về việc Douma bị tấn công hóa học trong khi Mỹ và đồng minh liên tục gây sức ép đã làm dấy lên nhiều nghi vấn rằng đây là một vụ việc được dàn dựng để Mỹ và đồng minh chủ động can thiệp vào Syria. Mỹ, Anh và Pháp buộc phải sử dụng biện pháp quân sự có giới hạn nhằm giữ uy tín trước cam kết sẽ tấn công Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học ngay cả khi hành động này chưa được phép của Liên Hợp Quốc, hay thậm chí diễn ra khi cuộc điều tra của Tổ chức chống vũ khí hóa học (OPCW) đang chuẩn bị bắt đầu. Continue reading “Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?”

Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hóa?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hơn bao giờ hết, giờ đây Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đang ra sức đẩy mạnh việc xây dựng Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình, nhấn mạnh Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là chủ đề của toàn bộ lý luận và thực tiễn của Đảng từ cải cách mở cửa tới nay. Chủ tịch Tập Cận Bình đã liên tiếp đề xuất một số chủ trương quan trọng về lý luận và thực tiễn, có tính chất mở ra một thời đại mới, nhằm nhanh chóng thực hiện giấc mơ Phục hưng dân tộc Trung Hoa, đưa nước này trở lại vai trò cường quốc số một thế giới như thời xa xưa. Nếu việc đó suôn sẻ thì ông Tập rất có thể sẽ sánh vai với các lãnh tụ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.

Ngoài những đề xuất cụ thể như dự án nghìn tỷ đô la Một vành đai, một con đường, ông Tập còn đưa ra những yêu cầu mới về tư tưởng, như yêu cầu toàn Đảng toàn dân Kiên trì 4 tự tin: tự tin về đường lối, tự tin về lý luận, tự tin về chế độ và tự tin về văn hóa. Ở đây tự tin văn hóa là nói sự khẳng định và tích cực thực hành các giá trị văn hóa của tổ quốc mình. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hóa?”

Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?

Nguồn: David Hutt, “Laos on a fast track to a China debt trap“, Asia Times, 28/03/2018.

Biên dịch: Anh Thư

Lào là một trong 8 quốc gia trên thế giới bị liệt vào “mối quan ngại đặc biệt” vì khủng hoảng nợ. Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo gần đây của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), một cơ quan nghiên cứu về kinh tế có trụ sở ở Washington. Căn nguyên chính của mối quan ngại là các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia nhỏ bé này cho dự án đường sắt tốc độ cao trị giá 6,7 tỷ USD mà Trung Quốc đang muốn biến thành một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Chi phí cho dự án này chiếm 1/4 giá trị GDP hiện nay của Lào. 1/3 trong số đó sẽ do công ty liên doanh Trung-Lào chi trả, trong đó, chính phủ Lào sẽ đóng góp khoảng 30%, tức khoảng 700 triệu USD. Thế nhưng, khoảng 480 triệu USD trong số đó lại là khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Chỉ có khoảng 220 triệu USD còn lại là từ ngân sách Lào. Continue reading “Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?”

Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “Asia after Trump”, Project Syndicate, 09/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Ủy ban Ba bên (Trilateral Commission) – một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nhân, nhà báo và học giả – gặp nhau tại Singapore gần đây, nhiều người bày tỏ quan ngại về sự suy giảm vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á giờ đây đều giao thương với Trung Quốc nhiều hơn với Hoa Kỳ, thường ở mức gấp đôi. Mối quan ngại đó càng trầm trọng hơn do việc Tổng thống Donald Trump gần đây áp đặt các mức thuế quan mới và biểu hiện sự khinh thường đối với các thể chế đa phương. Một câu hỏi thường được nghe ở Singapore là: Liệu vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở châu Á có thể sống sót qua nhiệm kỳ của Trump hay không?

Ở đây cần nhìn lại lịch sử một chút. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đơn phương áp đặt thuế quan lên các đồng minh của Hoa Kỳ mà không đưa ra cảnh báo trước, vi phạm khuôn khổ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và theo đuổi một cuộc chiến không được lòng dân ở Việt Nam. Nỗi sợ khủng bố cũng lan rộng, và các chuyên gia bày tỏ quan ngại về tương lai của dân chủ. Continue reading “Bất chấp Trump, Mỹ vẫn sẽ áp đảo Trung Quốc tại châu Á”

Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?

Nguồn: Ian Buruma, “Why Is Japan Populist-Free?”, Project Syndicate, 10/01/2018.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả khi làn sóng dân túy cánh hữu đang quét qua Châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ và các khu vực của Đông Nam Á, Nhật Bản cho đến nay dường như không bị ảnh hưởng. Nhật Bản không có các nhà chính trị dân túy như Geert Wilders, Marine Le Pen, Donald Trump, Narendra Modi, hay Rodrigo Duterte, những người đã khai thác những sự phẫn nộ dồn nén của người dân chống lại giới tinh hoa trong văn hoá hay chính trị. Tại sao?

Có lẽ nhân vật dân túy nhất mà Nhật từng có gần đây là cựu thị trưởng Osaka, Toru Hashimoto, người trước đây nổi tiếng trong vai trò một nhân vật truyền hình và sau đó tự hạ thấp mình trong những năm gần đây bằng cách khen ngợi việc sử dụng nô lệ tình dục thời chiến của quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quan điểm cực đoan về chủ nghĩa dân tộc của ông và sự e sợ các phương tiện truyền thông tự do là một phiên bản quen thuộc của chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Nhưng ông không bao giờ có thể thâm nhập được vào chính trường quốc gia.

Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?”

Vì sao Mỹ và các quốc gia tiến hành chiến tranh thương mại?

Tác giả: Sơ Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa lại gây sốc bằng việc viết lên Twitter “Các cuộc chiến thương mại là tốt, và dễ thắng”, sau hành động được coi là khơi mào tranh chấp thương mại của chính phủ Mỹ với mức thuế 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu vào đầu tháng 3/2018. Trước đó, Mỹ đã đánh thuế lên máy giặt và pin mặt trời vào tháng 1/2018.

Những quan điểm về bảo hộ thương mại và chỉ trích nước ngoài đang hưởng lợi trên lưng nước Mỹ vốn không có gì mới, bởi lẽ ông Trump đã nói nhiều về các vấn đề này ngay từ khi vận động tranh cử. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, ông công khai “tuyên chiến” bằng việc sử dụng cụm từ “chiến tranh thương mại”. Continue reading “Vì sao Mỹ và các quốc gia tiến hành chiến tranh thương mại?”

Phiếu đặt sách

Form này giúp bạn đọc ở Việt Nam và Australia đặt mua hai cuốn sách
“Vietnam’s Foreign Policy under Doi Moi”
(https://bookshop.iseas.edu.sg/publication/2310) và
“Living Next to the Giant: The Political Economy of Vietnam’s Relations with China under Doi Moi” (https://bookshop.iseas.edu.sg/publication/2201) Continue reading “Phiếu đặt sách”

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên

Tháng 3 năm nay, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop tuyên bố “ASEAN là trái tim của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Sự đề cập nhiều lần khái niệm “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” cùng với những động thái chủ động tiếp cận ASEAN và các nước ASEAN cho thấy Canberra đang nỗ lực đẩy mạnh gia tăng cam kết của mình lên phía Bắc và nhằm biến tầm nhìn chiến lược này thành hiện thực.

Trong một diễn biến khác cũng trong tháng 3/2018, Tổng thống Indonesia khơi dậy những tranh luận lớn khi cho rằng “sẽ là điều tốt nếu Australia gia nhập ASEAN”. Continue reading “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược”

Điều gì thúc đẩy Việt Nam tái cấu trúc Bộ Công an?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Bộ Công an (BCA) Việt Nam công bố hôm 02/04/2018 rằng Bộ Chính trị đã thông qua một đề án nhằm tái cấu trúc Bộ này. Kế hoạch chi tiết do chính BCA soạn thảo đề xuất bãi bỏ 6 tổng cục hiện có và giảm số đơn vị cấp cục từ 126 như hiện nay xuống còn 60. Cuộc cải cách lớn này ước tính có thể tác động tới khoảng 300 đến 400 tướng tá và quan chức cấp cao của Bộ. Các sĩ quan cấp dưới cũng có thể chịu tác động khi một số người có thể bị điều chuyển khỏi Bộ. Những cải cách cơ cấu tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các sở công an tỉnh thành và các đơn vị ở các cấp thấp hơn.

Việc tái cấu trúc nhằm làm cho lực lượng công an trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn. Với cấp tổng cục bị bãi bỏ và số lượng các cục giảm xuống, cơ cấu chỉ huy sẽ trực tiếp và nhanh gọn hơn. Ngoài tiết kiệm chi phí, việc tái cấu trúc cũng cho phép BCA chuyên nghiệp hóa các đơn vị công an ở cấp cơ sở bằng cách thay thế các nhân viên ít chuyên môn nghiệp vụ bằng những người được đào tạo tốt hơn từ các đơn vị cấp trên. Continue reading “Điều gì thúc đẩy Việt Nam tái cấu trúc Bộ Công an?”

Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông đã nguội đi ít nhiều kể từ sau khủng hoảng giàn khoa HD-981 năm 2014 nhưng một số nguồn tin cho rằng trong hai năm gần đây phía Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực quân sự để buộc Việt Nam phải dừng các dự án hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông với công ty Repsol. Do đó bất chấp những tuyên bố của Bắc Kinh, chúng ta vẫn không thể loại trừ nguy cơ Trung Quốc chủ động sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Một khi Trung Quốc đủ tự tin, rất có thể Tập Cận Bình và các tướng lĩnh của mình sẽ quyết định dùng vũ lực để chiếm thêm đảo và mở rộng quyền kiểm soát của mình ở Biển Đông. Giống như năm 1974 và 1988, họ sẽ cố gắng tạo ra “sự đã rồi” (fait accompli) một cách chớp nhoáng, đẩy các nước láng giềng vào thế phải chọn giữa việc chấp nhận mất đất hoặc leo thang xung đột để chiếm lại vùng lãnh thổ đã mất. Để tránh lâm vào tình huống này các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines phải gửi đi tín hiệu răn đe rõ ràng và đáng tin đến Trung Quốc. Để có thể răn đe hữu hiệu ở Biển Đông các nước này buộc phải cho thấy họ có khả năng kiểm soát leo thang xung đột (conflict escalation) và rất có thể các máy bay không người lái (drones) sẽ là công cụ hữu hiệu nhất cho nhiệm vụ này. Continue reading “Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?

Nguồn: Benjamin A. Engel, “The Trump-Kim Summit Is No ‘Nixon to China’ Moment”, The Diplomat, 15/03/2018.

Biên dịch: Nhật Linh

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hai bên gặp gỡ và thảo luận về phi hạt nhân hóa và các biện pháp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một số người đã so sánh đây là cơ hội để chính quyền Trump lặp lại thành công như chuyến thăm của Richard Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, mở đường cho giai đoạn xoa dịu căng thẳng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chính quyền Trump thiếu công tác chuẩn bị và sự can dự cá nhân, điều đã khiến chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thành công. Những so sánh về cá nhân giữa hai vị tổng thống vừa tích cực lại vừa tiêu cực, với một bình luận nổi bật nhất là của Jeffrey Lewis rằng “chuyến thăm này giống như việc Richard Nixon đến Trung Quốc, nhưng đó là một Nixon có lớn mà không có khôn” Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?”

Thế hệ trí thức thời đại Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mỗi thời đại tạo ra thế hệ trí thức của riêng mình. Tầm nhìn, phẩm chất và vai trò của họ được đo bằng đóng góp cho sự phát triển của xã hội và các giá trị nhân văn.

Đánh giá tầm vóc thời đại chính là việc đánh giá tầm cỡ, bản lĩnh, trí tuệ, khả năng sáng tạo của người trí thức và độ dấn thân của họ, nhằm mang tri thức của mình phục vụ cho sự phát triển xã hội. Vì thế, sứ mệnh cốt lõi của mỗi thế hệ trí thức là xác định và giải quyết vấn đề của thời đại mình. Việc không nhận thức được câu hỏi cốt lõi của thời đại, né tránh hay thất bại trong việc trả lời câu hỏi này hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của thế hệ trí thức đó đối với thời đại của mình. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và hậu thế.

Bài viết này đề cập đến thế hệ trí thức xuất hiện dưới thời kỳ Minh Mệnh (1820-1841), cách họ xác định câu hỏi của thời đại mình và nỗ lực trả lời nó trong thực tiễn. Cũng như cách thức họ trưởng thành và phát triển với tinh thần “đổi mới sáng tạo” trong thời đại mình. Continue reading “Thế hệ trí thức thời đại Minh Mệnh”

Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Richard N. Haass, “Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences”, Project Syndicate, 13/12/2017.

Biên dịch: Đinh Tỵ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định  hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận. Continue reading “Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin

Nguồn: Harold James, The Bitcoin Threat”, Project Syndicate, 02/02/2018.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính chất cực kỳ thiếu ổn định của đồng Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác đã trở thành mối đe dọa không chỉ với hệ thống tài chính quốc tế mà còn cả trật tự chính trị. Công nghệ chuỗi khối (blockchain) mà các đồng tiền ảo đang dựa vào hứa hẹn một giải pháp thanh toán tốt hơn và an toàn hơn các phương pháp trước đây, và một số người tin rằng tiền mã hóa sẽ thay thế tiền điện tử trong các tài khoản ngân hàng truyền thống, cũng giống như việc chuyển tiền điện tử thay thế tiền giấy, hay tiền giấy thay thế vàng và bạc trong giao dịch trước đây.

Tuy nhiên những người khác thể hiện sự nghi ngại khá hợp lý rằng công nghệ mới này có thể bị thao túng hoặc lạm dụng. Tiền là một phần trong cơ cấu xã hội. Trong hầu hết lịch sử văn minh nhân loại, nó đã mang lại nền tảng cho sự tin tưởng giữa người dân với các chính phủ, và giữa các cá nhân thông qua việc trao đổi mua bán. Nó cũng gần như là một biểu hiện của chủ quyền, và các đồng tiền do các cá nhân phát hành là cực kỳ hiếm. Continue reading “Mối đe dọa tiềm ẩn từ đồng Bitcoin”

Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Richard A. Bitzinger, “Does Japan really want to go nuclear?”, RSIS Commentary, 17/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có một loạt những bài viết suy đoán rằng nếu Nhật Bản trở thành một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân thì đó có thể là một điều tốt cho an ninh khu vực. Học giả nổi tiếng Walter Russell Mead đã có một bài viết trên tờ Wall Street Journal nêu quan điểm rằng một “nước Mĩ rút khỏi Thái Bình Dương” – xuất phát từ sự dao động của chính quyền Trump với những cam kết suy yếu ở châu Á – có thể dẫn đến việc Nhật Bản kết luận rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân” có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho nước này. Gần đây hơn, trên tờ Washington Post Bilahari Kausikan viết rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân, và điều đó chỉ còn là vấn đề thời gian, chứ không phải là có xảy ra hay không. Continue reading “Nhật có thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên

Nguồn: Joseph S. Nye, “Understanding the North Korea Threat”, Project Syndicate, 06/12/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mới đây, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, bay trong suốt 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km. Với quỹ đạo song song hơn so với mặt đất, tên lửa Hwasong-15 có thể mang lại cho chế dộ Kim Jong-un khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được khả năng tên lửa sống sót qua ma sát không khí khi rơi xuống lại khí quyển, nhưng Triều Tiên vẫn tuyên bố nước này đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân đầy đủ. Giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy giờ điều gì sẽ xảy ra? Continue reading “Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên”

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “The Trumping of Cambodian Democracy”, Project Syndicate, 01/12/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia. Continue reading “Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?”