Di sản đáng lo ngại nhất của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Most Worrisome Legacy”, Project Syndicate, 09/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Kirstjen Nielsen bị buộc phải từ chức Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ không phải là lý do để ăn mừng. Phải, bà ta giám sát việc cưỡng bức chia tách các gia đình ở biên giới Hoa Kỳ, tai tiếng với việc nuôi các trẻ nhỏ trong lồng sắt. Nhưng sự ra đi của Nielsen ít có khả năng mang lại bất kỳ sự cải thiện nào vì Tổng thống Donald Trump muốn thay thế bà bằng một người sẽ thực hiện các chính sách chống nhập cư của ông một cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Continue reading “Di sản đáng lo ngại nhất của Trump”

Minh bạch hoá hệ thống bầu cử với công nghệ Blockchain

Tác giả: Alex Phạm

Bầu cử công khai là một trong những hoạt động nền tảng để xây dựng nên một quốc gia dân chủ, công bằng và minh bạch. Chính vì thế, yêu cầu tối quan trọng đặt ra ở đây đó là chính phủ và các tổ chức liên quan phải tổ chức được một cuộc bầu cử minh bạch, không có dấu hiệu gian lận. Từ trước đến nay, các phương pháp bầu cử đã và đang được áp dụng tại hầu hết các quốc gia là bỏ phiếu dựa trên lá phiếu bằng giấy hay bầu cử trên nền tảng điện tử. Tuy nhiên, các phương pháp hiện tại đều ít nhiều không cung cấp mức độ minh bạch thỏa đáng dành cho các cử tri.

Thời gian gần đây, có nhiều đề xuất về việc sử dụng công nghệ blockchain để minh bạch hóa hệ thống bầu cử một cách tuyệt đối. Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề hiện hữu với hệ thống bầu cử hiện tại và công nghệ Blockchain sẽ có thể giúp khắc phục những vấn đề này như thế nào. Continue reading “Minh bạch hoá hệ thống bầu cử với công nghệ Blockchain”

Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại

Nguồn:Decades after the Jews went into exile, some Arabs want them back”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nơi đó được gọi một cách đơn giản là “the Villa”. Những bức tường trắng không dấu hiệu, và nó vẫn còn phải chờ được cấp phép chính thức. Nhưng đối với những nhà sáng lập thì sự ra đời một cách lặng lẽ của đền thờ Do Thái đầu tiên trong nhiều thế hệ ở thế giới Ả Rập là dấu hiệu cho sự hồi sinh của cộng đồng Do Thái. Tọa lạc gần bờ biển Dubai, đền thờ Do Thái dạy tiếng Hebrew và phục vụ những bữa ăn kosher (thực phẩm tiêu chuẩn của người Do Thái – ND), và gần đây mới có một rabbi (giáo sĩ Do Thái – ND). Theo Ross Kriel, chủ tịch Hội đồng Do Thái ở các Tiểu vương quốc: “Lời hứa của cộng đồng chúng tôi là sự vực dậy của truyền thống Do Thái-Hồi Giáo.” Continue reading “Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại”

Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?

Nguồn: Joseph Nye, “Does China Have Feet of Clay?”, Project Syndicate, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang được hưởng một chuỗi thành công. Ông đã cho phóng một tên lửa lên bề tối của mặt trăng, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, và gần đây đã lôi kéo nước Ý phá vỡ sự đồng thuận với các láng giềng châu Âu để tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trong khi đó, xu hướng đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm sức mạnh mềm và ảnh hưởng của nước Mỹ.

Thành tích kinh tế của Trung Quốc trong bốn thập niên qua là thực sự ấn tượng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của hơn một trăm quốc gia so với khoảng 50 nước trong trường hợp của Hoa Kỳ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng chính thức hàng năm 6% của nước này vẫn cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của Mỹ. Nhiều người dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ về quy mô trong thập niên tới. Continue reading “Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?”

Động cơ tên lửa RD-180: Cơn đau đầu cho quan hệ Nga – Mỹ

Tác giả: Phạm Hồng Nguyên

Hãng ULA (liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing) đã dùng động cơ RD-180 của Nga cho tên lửa vũ trụ Atlas V của họ từ năm 2002. Động cơ này là một trong những tâm điểm tranh cãi, nỗi đau đầu khôn nguôi của các bên liên quan.

Bối cảnh lịch sử

Trong Chiến tranh Lạnh, những gì liên quan đến công nghệ vũ trụ của Liên Xô đều được bảo vệ và bảo mật gần như tuyệt đối. Để che mắt việc xây dựng sân bay vũ trụ Baikonur, họ đã huy động cả triệu thanh niên về vùng hoang mạc Kazakhstan khai hoang trồng lúa, trồng bông để ngụy trang cho việc xây dựng sân bay này. Rất nhiều thành tựu (và cả các thất bại) về vũ trụ không được Liên Xô công bố hoặc công bố thiếu các chi tiết quan trọng. Việc xuất khẩu bất cứ thứ gì liên quan đến chương trình vũ trụ đương nhiên bị cấm tuyệt đối. Continue reading “Động cơ tên lửa RD-180: Cơn đau đầu cho quan hệ Nga – Mỹ”

Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?

Nguồn: China’s leaders should study James Bond films”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các nhà kiểm duyệt Trung Quốc cuối cùng cho phép một bộ phim James Bond được trình chiếu tại một rạp chiếu phim ở đại lục vào năm 2007, chuỗi phim này đã tồn tại hơn bốn thập niên. Nhưng nhờ tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan mà người Trung Quốc từ lâu đã quen thuộc với điệp viên người Anh này, vốn thường được gọi bằng biệt danh Ling ling qi (007). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy hữu ích nếu nghiên cứu một tình tiết được yêu thích trong các bộ phim đầu tiên: Một kẻ ác nhân thiên tài đang giải thích kế hoạch thống trị thế giới của mình cho Bond, người đang bị trói, tin rằng chẳng mấy chốc nữa Bond sẽ chết. Với sự giúp sức của một chiếc siêu xe Aston Martin, sự khoe khoang hóa ra lại diễn ra quá sớm. Trong phút chốc Bond được giải thoát, còn hang ổ của kẻ ác nhân phản diện bốc cháy và âm mưu thống trị thế giới của hắn bị chặn đứng. Continue reading “Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?”

Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The High Costs of the New Cold War”, Project Syndicate, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thật tiện khi gọi cuộc ganh đua địa chính trị đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Nhưng cách mô tả đó không được phép làm che khuất một thực tế rõ ràng, dù chưa được hiểu hết, rằng cuộc ganh đua mới này sẽ khác hoàn toàn với cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đã khiến hai liên minh quân sự đối đầu nhau. Ngược lại, sự cạnh tranh Trung-Mỹ liên quan đến hai nền kinh tế được hội nhập chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới. Do đó, các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh ngày nay sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan chẳng hạn. Continue reading “Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”

Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Để thuận lợi cho một số bạn đọc chưa có dịp tiếp cận được các sự kiện lịch sử- chính trị tại Nam Việt Nam trong năm 1963, chúng tôi xin điểm qua về lực lượng lãnh đạo quân sự- chính trị tại Miền Nam lúc bấy giờ là Hội đồng Quân nhân Cách mạng, cũng như về các vị trong Ủy Ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Hội đồng Quân nhân Cách mạng là nhóm tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa thực hiện cuộc đảo chính lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm và nắm thực quyền lãnh đạo về chính trị và quân sự suốt thời gian từ 01/11/1963 đến 26/10/1964, đứng đầu là Tướng Dương Văn Minh. Ngày 04/11/1963, Hội đồng công bố danh sách Ban chấp hành gồm: Continue reading “Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963”

Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/09/2002 của Lưu Á Châu – hồi đó là Thiếu tướng không quân, Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.  Lưu Á Châu từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học.

Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức”

Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?

Nguồn: Is Cambodia’s Koh Kong project for Chinese tourists – or China’s military?“, South China Morning Post, 05/03/2019.

Biên dịch: Nhật Linh

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hàm ý đối với các vấn đề nhạy cảm khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Lẽ thường là Bắc Kinh quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc “rủng rỉnh” túi tiền đến Campuchia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và cuối cùng thì Campuchia đã cấp 45.000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho doanh nghiệp tư nhân Union Development Group (UDG) của Trung Quốc để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm. Continue reading “Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?”

Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI

Nguồn: Italy’s plan to join China’s Belt and Road Initiative ruffles feathers”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ hạ cánh tại Rome vào ngày 21 tháng 3, khi số này của tạp chí The Economist đang in. Lịch trình của ông sẽ bao gồm một bữa quốc yến, kèm theo màn biểu diễn của Andrea Bocelli, một ngôi sao opera người Ý. Thậm chí đáng mừng hơn nữa đối với ông Tập sẽ là việc chào đón nước Ý tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của ông, một chương trình xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trải dài khắp Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hy vọng thỏa thuận, dự kiến được ký vào ngày 23 tháng 3, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc. Nhưng thỏa thuận này đã gây ra sự phẫn nộ cả trong chính phủ của ông và từ các đồng minh truyền thống của Ý. Continue reading “Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI”

Khúc Tiên Chúa nhân thời cơ giành độc lập

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngót một ngàn năm đô hộ, đất nước ta có những cuộc nổi dậy ở tầm mức lớn, như khởi nghĩa Hai Bà Trưng tồn tại trong vòng 3 năm [4-43], nhà Tiền Lý được18 năm [544-602], cuối cùng lại rơi vào vòng nô lệ. Phải đợi đến lượt Khúc Thừa Dụ, vị lãnh tụ đầu tiên thuộc họ Khúc, được người đời tôn là Khúc Tiên Chúa;[i] đất nước ta bắt mới đầu giành độc lập.

Sách Khâm Định Việt Sử Cương Mục chép: Continue reading “Khúc Tiên Chúa nhân thời cơ giành độc lập”

Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng

Nguồn: Nursultan Nazarbayev, Kazakhstan’s strongman, resigns”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu một lãnh đạo nắm quyền suốt 30 năm, sẽ thật hợp lý khi cho rằng ông ta sẽ chỉ rời chức vụ đó sau một cuộc đảo chính hoặc trong một cỗ quan tài. Nhưng Nurultan Nazarbayev, 78 tuổi, người đã lãnh đạo Kazakhstan từ năm 1989, đang cố gắng tìm cách thứ ba. Vào ngày 19/03/2019, ông đã lên sóng truyền hình để tuyên bố nghỉ hưu và từ bỏ chức tổng thống của quốc gia Trung Á giàu dầu mỏ này. Thông báo này đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, không chỉ đối với Kazakhstan mà còn đối với khu vực: Ông Nazarbayev là nhà lãnh đạo thời kỳ Xô viết cuối cùng còn nắm quyền. Khi người cựu công nhân ngành thép này lên làm lãnh đạo, Kazakhstan vẫn còn là một phần của Liên Xô. Ông chủ trì việc giành độc lập cho Kazakhstan vào năm 1991 và đã nắm quyền kể từ đó tới giờ. Continue reading “Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng”

Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam

Nguồn: James Wright, “The Baby Boomer War”, The New York Times, 11/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong tất cả những câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam, có một đặc điểm nổi bật hơn nhiều so với phần còn lại trong ký ức người Mỹ: Đó là cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer (những người sinh ra sau Thế chiến II).[1] Đến mùa xuân năm 1967, hầu hết lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến đều ra đời vào năm 1946 hoặc sau đó.

Để hiểu chiến tranh, chúng ta phải hiểu điều gì đã thúc đẩy thế hệ người Mỹ này không đơn thuần chỉ phản chiến mà còn thực sự chiến đấu, và sau đó là cố gắng tìm cách thoát ra. Người ta dễ dàng bắt đầu chiến tranh hơn là kết thúc nó. Và đối với bản thân người lính chiến, ký ức tồn tại rất lâu sau khi cuộc chiến dừng lại. Continue reading “Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam”

Sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tập Cận Bình (Xi Jinping) được nhiều người coi là một chính trị gia giỏi, với kỳ tích chống tham nhũng, củng cố quyền lực, cải tổ quân đội, phát triển đất nước, vì “Giấc mộng Trung Hoa”. Đặc biệt, Tập Cận Bình còn muốn “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”, vượt Mỹ làm bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, cũng có thể nói Tập Cận Bình đã mắc phải mấy sai lầm lớn.

Thứ nhất, ông không chỉ nắm 3 chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước, và Quân đội, như “lãnh đạo nòng cốt”, mà còn bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ để trở thành “Hoàng đế đỏ” Trung Hoa. Thứ hai, ông tự tin khởi động kế hoạch “Made in China 2025” làm Mỹ và phương Tây lo lắng chống lại. Thứ ba, ông chủ quan theo đuổi sáng kiến “Vành đai và Con đường”, làm nhiều nước khác phản ứng “bẫy nợ”. Thứ tư, ông thiếu nhạy cảm triển khai “chính sách gây ảnh hưởng” bằng các viện Khổng Tử và “tấn công quyến rũ”, làm nhiều nước lo ngại “con ngựa thành Troy”. Thứ năm, ông thẳng tay trấn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và nôn nóng triển khai “hệ thống tín nhiệm xã hội”. Đó là những đại dự án mang “dấu ấn Tập Cận Bình” nhằm thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Continue reading “Sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình?”

GS Vũ Văn Mẫu trong thời kỳ biến động Phật giáo 1963

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Vũ Văn Mẫu sinh năm 1914, mất ngày 20/08/1998 tại Paris, thọ 84 tuổi, ông là một học giả lớn về luật của Việt Nam, một chính trị gia nổi tiếng trước năm 1975 ở Sài Gòn. Ông từng là Thượng Nghị sĩ trong Liên danh Hoa Sen, Khối Dân tộc, từng giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa. Ngoài ra ông còn là Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, giáo sư thực thụ Đại học Luật khoa Sài Gòn.

Gia đình ông ở làng Quất Động, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Continue reading “GS Vũ Văn Mẫu trong thời kỳ biến động Phật giáo 1963”

Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “Stalemate in Crimea”, Project Syndicate, 16/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm năm sau khi Nga sáp nhập Crimea, không có lý do gì để tin rằng tình trạng bán đảo sẽ sớm thay đổi. Ngày nay, thật dễ hình dung hơn về sự thống nhất của hai miền Triều Tiên – một điều không thể tưởng tượng được vài năm trước – so với việc Crimea được trả lại cho Ukraine. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn gọi tình hình ở bán đảo này là một “âm mưu thôn tính”, nhưng âm mưu này đã thành công. Và phương Tây không thể làm được gì về điều này.

Các hành động của Nga tại Crimea năm 2014 đã dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế và các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Điện Kremlin. Quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn ở mức thấp nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng phản ứng của Phương Tây đã không có tác dụng gì đối với lập trường của Nga. Continue reading “Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập”

Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay

Nguồn: The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu (ít nhất là người ta tin vậy). Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  (Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha), đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Continue reading “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’

Biên dịch: Trần Quang

Khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục mà chưa biết đến bao giờ mới kết thúc, “kỷ nguyên mới” của quan hệ Mỹ-Trung này có đặc trưng là những bất đồng về công nghệ và sản xuất nổi bật hơn bao giờ hết. Đặc biệt, kế hoạch “Made in China 2025” tiếp tục chi phối các tiêu đề báo chí. Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, sáng kiến này đã trở thành chủ đề gây lo ngại căng thẳng và tranh cãi tái diễn, dẫn đến một mức độ nổi bật khá kỳ lạ đối với một vấn đề khá khó hiểu về chính sách công nghiệp. “Made in China 2025” là một phần then chốt trong cấu trúc phức tạp gồm các kế hoạch và chính sách nhằm mục đích tạo ra “sự phát triển theo định hướng đổi mới”, một chương trình nghị sự nổi lên như một ưu tiên rõ ràng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Continue reading “Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’”

Mỏ neo cho khoa học

Tác giả: Quỳnh Vũ

Khoa học sẽ không khiến con người thành bất tử mà còn bức tử con người một khi nó thiếu đi những “mỏ neo”: một lương tâm trong sáng kiểm soát và các ràng buộc về văn hóa và đạo đức.

Tháng 5/2017, Tech Insider đăng tải trên Youtube một video mô tả về loài người trong 1000 năm tới. Theo đó, những ưu việt của khoa học, đặc biệt là trong ngành y học tái tạo, nghiên cứu não bộ, hứa hẹn mang đến sự bất tử cho con người. Điều này có vẻ gieo một hi vọng lớn cho tương lai chúng ta và các thế hệ sau. Tuy nhiên, nhìn lại những hệ quả của nhiều phát minh lớn về khoa học, và gần đây nhất là những nghi ngại dấy lên trong giới khoa học và xã hội trước vụ việc nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê tuyên bố “hai em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới đã chào đời” vào cuối năm 2018, chúng ta không khỏi băn khoăn: Liệu các thành tựu khoa học có quyết định sự phát triển của loài người? Điều đó trước hết phụ thuộc vào lương tâm của người làm khoa học và của người ứng dụng các phát minh khoa học vào cuộc sống. Continue reading “Mỏ neo cho khoa học”