Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương, tức ngày 21 giờ Bắc Kinh, Tổng thống thứ 45 nước Mỹ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn nhậm chức có màu sắc cá nhân rất mạnh. Bài diễn văn này nhất định sẽ gây ra sự đánh giá vô cùng phức tạp tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Trước mặt mấy vị Tổng thống tiền nhiệm, đầu tiên Trump công khai công kích chính sách đối nội đối ngoại trước đây của Mỹ, mô tả nước Mỹ trước đó mỗi ngày đều là sai lầm, ông điểm lại từng thất bại trong các lĩnh vực đời sống dân chúng. Ông tuyên bố: “Hôm nay không chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống tiền nhiệm sang Tổng thống kế nhiệm, từ một chính đảng này sang một chính đảng khác”, mà là “sự chuyển giao quyền lực từ Washington vào tay nhân dân Mỹ”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P5)

Tng hp: Mai Nguyễn

30 – Tướng 4 sao kể lại hồi ức trận đánh Đại sứ quán Mỹ tết Mậu Thân 1968

Westmoreland viết: “Các cuộc tấn công mà chúng tôi đã dự kiến và một số cuộc mà chúng tôi không dự kiến đã xảy ra, kể cả cuộc tấn công của quân đặc công vào sứ quán Mỹ”.

Nghe súng nổ, một lính Mỹ trực chiến chụp điện thoại phát tín hiệu cấp cứu, bị bắn gục trên bàn. Ngoài đường, một xe tuần tra của quân cảnh Mỹ bắt được tín hiệu đó lúc 3 giờ 5 phút và phóng đến trước mũi súng giương đón. Hai quân cảnh Mỹ vừa xuống xe đã bị bắn gục. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P5)”

Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Looking Back on Barack,” Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ đánh giá nào về nhiệm kỳ tổng thống Mỹ kéo dài tám năm của Barack Obama cũng nên bắt đầu từ đầu: lễ nhậm chức đầu tiên của ông, ngày 20 tháng 1 năm 2009. Nền kinh tế Mỹ khi đó đang rơi tự do: các thị trường tài chính đã đình trệ, GDP đang thu hẹp, và tỷ lệ việc làm giảm mạnh, với khoảng 800.000 việc làm bị mất đi mỗi tháng. Và hai cuộc chiến tranh thiếu tính toán và được tiến hành cẩu thả đang diễn ra ở nước ngoài.

Nói ngắn gọn, khi bước vào nhiệm kỳ, Obama phải đối mặt với những điều kiện bất lợi hơn so với bất cứ tổng thống sắp nhậm chức nào trong nhiều thập niên. Đúng là Franklin D. Roosevelt đã thừa hưởng cuộc Đại suy thoái và Abraham Lincoln đã nhậm chức khi nội chiến bùng nổ. Nhưng còn ai nữa bước vào Nhà Trắng mà phải đối mặt với cả một cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia? Continue reading “Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama”

Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?

Nguồn: Ali Al Shihabi, “Why is Saudi Arabia at War in Yemen?Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ả Rập Saudi gần đây phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì vai trò dẫn đầu của mình trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy Houthi ở Yemen. Một số người chế nhạo vương quốc giàu nhất trong các nước Ả Rập này vì đã chống lại đất nước nghèo nhất. Số khác cho rằng cuộc chiến chống lại phe Houthi – một phong trào chính trị-tôn giáo của người Hồi giáo Shia phái Zaidi – chỉ là một phần của một cuộc chiến lớn hơn chống lại người Shia mà Ả Rập Saudi được cho là đang tiến hành. Những cáo buộc này quá đơn giản, phản ánh sự hiểu lầm cơ bản về vai trò của Ả Rập Saudi ở Yemen – và, trên thực tế, ở toàn bộ thế giới Ả Rập. Continue reading “Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?”

Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?

Nguồn: Alexander Friedman, “Can global capitalism be saved?”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lo lắng về các vấn đề kinh tế trong tình hình chính trị hiện nay đã khiến cho các cử tri của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ rơi vào tay của những người theo chủ nghĩa dân tuý. Phải chi, như người ta vẫn thường nói, nền kinh tế có thể trở lại với một tốc độ tăng trưởng GDP và năng suất “bình thường”, cuộc sống sẽ cải thiện cho nhiều người hơn, sự chống đối chính phủ sẽ suy yếu dần, và chính trị cũng sẽ trở lại “bình thường”. Lúc đó, chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa, và dân chủ có thể tiếp tục tiến về phía trước.

Nhưng những suy nghĩ như vậy được ngoại suy từ một khoảng thời gian nhìn chung khác thường trong lịch sử. Quãng thời gian đó đã qua, và các thế lực duy trì thời kỳ đó khó có thể tập hợp lại được trong tương lai gần. Sự đổi mới công nghệ và nhân khẩu học là một cơn gió ngược, không phải là cơn gió xuôi giúp  thúc đẩy tăng trưởng, và những thủ thuật tài chính vẫn không thể cứu được tình trạng này. Continue reading “Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?”

Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc

Nguồn:  Tom Zoellner, “China’s High-Speed Rail Diplomacy“, Foreign Affairs, 14/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thảo Ngọc & Vũ Hồng Trang

Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đang xuống cấp trầm trọng khi Hoa Kỳ đang lao đao với những nhà máy hạt nhân lâu đời, những cây cầu cũ kỹ và những xa lộ đầy ổ gà.

Trước kia, Hoa Kỳ xuất sắc trong việc xây dựng các dự án lớn, nhưng giờ đây lại kém xa các quốc gia khác, đặc biệt trong xây dựng đường sắt. Ngay cả việc tìm nguồn tiền bảo trì đường ray cũng là cả một vấn đề. Ngày 12 tháng 5 năm ngoái, vài giờ sau khi một tàu khách trật bánh gần Philadelphia, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu đồng ý cắt 252 triệu đô-la ngân sách dành cho Amtrak, khiến hãng vận tải vốn đã lận đận này ngày càng đói kém. Continue reading “Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc”

Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Kremlin and the US Election ”, Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”

Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. Continue reading “Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?”

Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do

Nguồn: “How to make sense of 2016“, The Economist, 24/12/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những người theo chủ nghĩa tự do đã thua trong phần lớn các cuộc tranh luận trong năm 2016. Nhưng họ không nên nghĩ rằng mình thất bại mà họ phải nghĩ rằng họ được thêm sinh lực.

Đối với một số người theo chủ nghĩa tự do, năm 2016 có thể coi như là một lời khiển trách. Nếu bạn cũng như tờ The Economist tin vào các nền kinh tế và xã hội mở cửa, nơi việc tự do trao đổi hàng hóa, nguồn vốn, con người và tư tưởng được khuyến khích và nơi mà các quyền tự do phổ quát được bảo vệ khỏi những sai trái của nhà nước thông qua pháp quyền, thì năm nay là năm của sự thụt lùi. Continue reading “Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do”

Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill

Nguồn: Ian Buruma ,“Abusing Churchill,” Project Syndicate, 08/12/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bức tượng bán thân bằng đồng của Winston Churchill, được trưng bày tại Nhà Trắng từ những năm 1960, là chủ đề bàn tán không ngớt của phe cánh hữu tại Washington. Có tin cho rằng khi dọn vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã trả bức tượng về Đại Sứ quán Anh để thể hiện ông không ưa gì nước Anh. Thật ra Obama chưa từng làm vậy. Bức tượng ấy vẫn luôn nằm trong Nhà Trắng, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn phải mang đi sửa chữa dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Nhưng Obama cũng đúng nếu như ông thật sự di dời bức tượng. Việc sùng bái Churchill chưa từng mang đến lợi ích toàn diện cho nước Mỹ. Có quá nhiều tổng thống Mỹ tự cho mình là truyền nhân đích thực của Churchill. Bush cũng có một bản sao của bức tượng, được Tony Blair cho mượn, đặt trong Phòng Bầu dục. Ông thích khắc họa bản thân mình như một “tổng thống thời chiến,” một “nhà hoạch định,” và một “lãnh tụ vĩ đại” như Churchill. Ông thích mặc quân phục. Và ông cũng đẩy đất nước vào một cuộc chiến ngu ngốc. Continue reading “Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill”

Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12

Nguồn: Le Hong Hiep, “Reviewing Vietnam’s Economic Reforms since the CPV’s Twelfth Congress,” ISEAS Perspective, No. 2 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 diễn ra hồi tháng 1 năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã thành lập một chính phủ mới đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 4. Chính phủ của ông sẽ điều hành đất nước ít nhất cho đến năm 2021 khi một chính phủ mới được thành lập sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13. Một trong những nhiệm vụ chính của ông Phúc và chính phủ cho đến khi đó là tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế của Việt Nam, và giám sát việc tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới một mô hình tăng trưởng bền vững và sáng tạo hơn. Continue reading “Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12”

Báo cáo thường niên 2016

I. Giới thiệu Dự án Nghiên cứu Quốc tế

1. Sứ mệnh

Ra đời ngày 9/5/2013, Dự án Nghiên cứu Quốc tế (nghiencuuquocte.org) là một dự án phi chính trị, phi lợi nhuận nhằm mục đích phát triển nguồn học liệu chuyên  ngành nghiên cứu quốc tế bằng tiếng Việt và thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Việt Nam. Continue reading “Báo cáo thường niên 2016”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Demonetization Disaster,” Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 8 tháng 11, lúc nửa đêm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee với tổng trị giá khoảng 14 nghìn tỷ rupee – tương đương 86% lượng tiền lưu thông – sẽ không còn giá trị pháp lý. Cùng với đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào hỗn loạn.

Mục đích mà ông Modi tuyên bố là giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là chống lại “tiền đen”: các khoản thu bất chính – thường được giữ dưới dạng tiền mặt – ví dụ như tiền trốn thuế, phạm tội, và tham nhũng. Ông cũng hy vọng vô hiệu hóa những tờ tiền giả được cho là do phía Pakistan in nhằm ủng hộ khủng bố chống Ấn Độ. Tuy nhiên, gần một tháng sau, tất cả những gì mà động thái phi tiền tệ hóa (demonetize – tức rút tiền mặt khỏi lưu thông) này đạt được là sự rối loạn kinh tế trầm trọng. Quyết định của Modi không phải một quyết định lỗi lạc, mà dường như là một tính toán sai trầm trọng. Continue reading “Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ”

Thời Trump: Nước Mỹ ra sao nếu không có ảnh hưởng?

Nguồn: Antony Blinken, “What Is America Without Influence? Trump Will Find Out”, The New York Times, 13/12/2016.

Biên dịch: Lê Hoa | Hiệu đính: Đỗ Thiện

Tháng 2 năm 1945, vào giai đoạn cuối Thế chiến II, Franklin D. Roosevelt, Joseph Stalin và Winston Churchill đã họp tại Yalta, một thị trấn nghỉ mát của người Nga ở Crimea, để bàn cụ thể về tương lai của cuộc chiến và nền hòa bình sau đó. Các nhà lãnh đạo đồng ý với Roosevelt về một trật tự thời hậu chiến được thống trị bởi “Bốn trụ cột”– Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc.

Roosevelt chắc chắn rằng mình có thể thuyết phục được Stalin thực hiện cam kết Yalta về duy trì an ninh khu vực và một châu Âu thống nhất. Stalin lại có một tầm nhìn hoàn toàn khác: thế giới được phân chia theo phạm vi ảnh hưởng của các nước mạnh nhất. Dưới sự thống trị của Liên Xô, bóng tối đã nhấn chìm Đông Âu trong suốt 45 năm. Continue reading “Thời Trump: Nước Mỹ ra sao nếu không có ảnh hưởng?”

Đằng sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, nhằm mục đích để Stalin có thể yên tâm giúp Mao xây dựng một cường quốc quân sự, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn làm việc đó, nhưng vì đang có Chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung-Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao. Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon”

Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!

Nguồn: J. Bradford Delong, “Missing the Economic Big Picture,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi nghe cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy nhắc lại một câu cách ngôn kinh điển của Phật giáo, trong đó vị thế tổ thứ sáu của Thiền tông là Huệ Năng nói với ni cô Vô Tận Tạng: “Trí giả chỉ trăng, ngu giả chỉ thấy ngón tay mà không thấy trăng.” Lamy nói thêm, “Chủ nghĩa tư bản thị trường là mặt trăng. Toàn cầu hóa là ngón tay.”

Với việc tư tưởng chống toàn cầu hóa ngày càng tăng ở phương Tây, năm nay quả là một năm mà người ta chỉ thấy ngón tay. Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh, “những người Anh nhỏ bé” đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu; và ở Mỹ, Donald Trump thắng cử tổng thống bởi vì ông đã thuyết phục được đủ số cử tri ở những bang quan trọng rằng ông sẽ “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại,” nhất là bằng cách đàm phán những “thỏa thuận” thương mại rất khác cho đất nước. Continue reading “Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!”

Top 25 bài được đọc nhiều nhất trong năm 2016

Sau đây là danh sách 25 bài xuất bản trong năm 2016 được đọc nhiều nhất trên Dự án Nghiên cứu Quốc tế trong năm qua. Nhân đây, Dự án Nghiên cứu Quốc tế xin gửi tới Quý độc giả, các Cộng tác viên và các Nhà tài trợ lời chúc mừng năm mới 2017 An khang, Thịnh vượng, và Thành công! Continue reading “Top 25 bài được đọc nhiều nhất trong năm 2016”

Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên

Nguồn: Markus Bell and Sarah Son, “The burden of guilt in post-unification Korea”, East Asia Forum, 20/09/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đạo luật mới sẽ cho phép chính phủ Hàn Quốc có một cách tiếp cận đáng chú ý hơn đối với những vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Hãng thông tấn Yonhap đưa tin rằng đạo luật sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 9, tạo điều kiện cho kế hoạch thành lập một trung tâm có nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Trung tâm cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức công dân làm việc với vấn đề này.

Luật mới là một phần phản ứng đối với sự tăng cường giám sát của quốc tế đối với cách tiếp cận của Hàn Quốc về vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Động thái này có thể được xem xét trong bối cảnh cả hai bên vĩ tuyến 38 tiếp tục thể hiện rằng việc thống nhất đất nước là mục tiêu chính sách chính thức của họ. Continue reading “Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên”

Các nhà kinh tế hãy thừa nhận mặt trái của thương mại

Nguồn: Dani Rodrik, “Traight talk on trade”, Project Syndicate, 15/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Liệu có phải các nhà kinh tế cũng chịu một phần trách nhiệm cho chiến thắng đầy bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua? Ngay cả khi không ngăn cản Trump, lẽ ra họ cũng đã có thể gây ảnh hưởng lớn hơn tới dư luận nếu cứ kiên trì với các nguyên tắc trong ngành học của mình, thay vì ủng hộ những người hô hào cho phong trào toàn cầu hóa.

Khi cuốn sách “Liệu toàn cầu hóa đã đi quá xa?” (Has Globalization gone too far?) của tôi được xuất bản gần hai thập niên trước, tôi đã đến gặp một nhà kinh tế học nổi tiếng để nhờ viết lời khen trên bìa sau của cuốn sách. Trong cuốn sách tôi có nói rằng, trong bối cảnh không có một phản ứng có phối hợp của chính phủ, toàn cầu hóa quá mức sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội, làm trầm trọng thêm các vấn đề về phân phối thu nhập, và làm yếu đi các lợi ích xã hội trong nước – những lập luận đã trở thành điều được thừa nhận phổ biến hiện nay. Continue reading “Các nhà kinh tế hãy thừa nhận mặt trái của thương mại”

Tương lai châu Âu hậu Merkel

Nguồn: Ashoka Mody, “Europe after Merkel”, Project Syndicate, 13/10/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới, nước Đức sẽ tổ chức một cuộc bầu cử liên bang, và Quốc hội Đức (Bundestag) mới sẽ lựa chọn Thủ tướng tiếp theo của đất nước. Dù bà Angela Merkel có còn tại vị hay không – hiện tại, mọi thứ không thuận lợi cho bà và đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà – thì vẫn có một điều chắc chắn: Thủ tướng của nước Đức sẽ không còn là Thủ tướng không chính thức của châu Âu nữa. Điều đó sẽ làm thay đổi sâu sắc cách châu Âu hoạt động – một số sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng sự gián đoạn có thể gây tác động xấu.

Việc Thủ tướng Đức áp đặt nhiều thẩm quyền hơn trong Liên minh châu Âu không phải là điều chưa từng xảy ra. Người đã từng làm như thế chính là cựu thủ tướng Helmut Kohl. Sau khi giám sát quá trình thống nhất nước Đức trong giai đoạn 1989-1990, ông bắt đầu theo đuổi cái mà ông coi là sứ mệnh lịch sử nhằm thống nhất châu Âu. Kohl đã dẫn dắt châu Âu, từ thoả thuận về Hiệp ước Maastricht năm 1991 đến quyết định gây tranh cãi về việc cho ra đời đồng euro năm 1998. Continue reading “Tương lai châu Âu hậu Merkel”