AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”

Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan

0,,18366594_303,00

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s delicate dance with the major powers,” East Asia Forum, 18/05/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thái Lan giờ đây đang đi trên sợi dây được căng giữa các nước lớn. Gần đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến thăm cấp cao tới Bangkok, được đón tiếp bởi chính phủ đảo chính của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Chuyến thăm của Medvedev cho thấy Thái Lan đang có chiến lược tranh thủ các cường quốc độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, nhằm thách thức những chỉ trích của phương Tây về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự ở Bangkok.

Đồng thời, chuyến thăm của Medvedev, cùng với các can dự cấp cao gần đây giữa Thái Lan và Trung Quốc, đã chỉ ra rằng chính phủ quân sự đang có các toan tính. Nó không chỉ tranh thủ sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc mà còn đang chờ thời cơ nối lại quan hệ với phương Tây ngay khi có cơ hội. Cũng như những trường hợp thường thấy trong ngoại giao và chính trị với các nước lớn, chính phủ của Chan-o-cha đang tìm kiếm sự cân bằng ở đâu đó (giữa Nga và Trung Quốc với phương Tây). Continue reading “Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan”

Trung Quốc sắp đổ vỡ?

china_real_estate_bubble_debt_collapse

Nguồn: Robert J. Samuelson, “China’s Coming Crash?”, The Washington Post, 24/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã đến lúc để lo lắng về Trung Quốc.

Trong bất kì danh sách nào về những thảm họa đe dọa nền kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Trung Quốc luôn đứng đầu hoặc luôn xếp ở gần vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên nguyên nhân sẽ gây ra “sự sụp đổ” là chưa rõ ràng. Tỉ lệ tăng trưởng nóng của Trung Quốc đã giảm từ 10%/ năm- mức tăng trưởng trung bình từ cuối thập kỉ 1970 cho đến 2011- xuống còn 7%, nhưng con số này vẫn còn cao so với các mức tiêu chuẩn trong lịch sử. Câu hỏi đặt ra là liệu sự giảm tốc có tiếp diễn và chỉ số tăng trưởng có xuống mức thấp hơn nữa hay không.

Một Trung Quốc chững lại có thể khiến thế giới trở lại suy thoái. Vì Trung Quốc là một khách hàng lớn về các vật liệu thô (các loại ngũ cốc, kim loại, nhiên liệu), giá của những sản phẩm này sẽ vẫn còn trì trệ. Công suất dư thừa của Trung Quốc về các sản phẩm công nghiệp cơ bản, như thép, sẽ ngày càng được xuất khẩu và kiềm chế giá ở mức thấp. Điều này sẽ làm giảm bất cứ sự phục hồi nào trong đầu tư kinh doanh toàn cầu. Lòng tin sẽ bị ảnh hưởng. Continue reading “Trung Quốc sắp đổ vỡ?”

Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Brahma Chellaney, “Modi in China“, Project Syndicate, 18/05/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, với đặc trưng là những tranh chấp nhức nhối, mất lòng tin sâu sắc và sự do dự về hợp tác chính trị đến từ cả hai phía. Sự bùng nổ thương mại song phương, vốn còn xa mới có thể giúp khép lại những rạn nứt cũ,  luôn song hành cùng sự gia tăng các cuộc đụng độ biên giới, căng thẳng quân sự và cạnh tranh địa chính trị, cũng như những bất đồng về các vấn đề ven sông và trên biển.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã tìm cách thay đổi mối quan hệ của nước mình với Trung Quốc, lập luận rằng triển vọng của Châu Á “trong một phạm vi nào đó” sẽ xoay quanh những điều mà hai quốc gia có tổng số dân chiếm 1/3 dân số thế giới này “tự mình đạt được” và “cùng nhau thực hiện”. Tuy nhiên, chuyến thăm vừa mới kết thúc của ông Modi tới Trung Quốc đã chỉ ra rằng những vấn đề gây chia rẽ hai “người khổng lồ về dân số” này vẫn còn rất lớn. Continue reading “Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn”

Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên

xi-abe

Nguồn: Jeff Kingston, “The geopolitics of coping with a rising China,” The Japan Times, 30/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, tôi đã xem xét tính logic và những hệ quả của “Học thuyết Abe,” theo đó Nhật Bản sẽ tăng cường liên minh với Mỹ bằng việc đồng ý mở rộng những hoạt động quân sự mà Nhật sẵn lòng tiến hành để hỗ trợ các chiến dịch an ninh toàn cầu của Mỹ. Đây không phải là một vấn đề đã được dàn xếp ổn thỏa trong nước, vì có rất ít người Nhật ủng hộ sự thay đổi lớn từ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa tối giản (về quân sự) được thể hiện trong “Học thuyết Yoshida” vốn là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ những năm 1950. Continue reading “Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên”

Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu

mr-lee-kuan-yew

Nguồn: Jerome Cohen, “Glimpses of Lee Kuan Yew”,  East Asia Forum, 25/05/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có một nhà lãnh đạo châu Á vĩ đại nào mà sự ra đi lại nhận được nhiều sự trân trọng của phương Tây như ông Lý Quang Diệu. Con số các lời ca ngợi dành cho người đã lãnh đạo Singapore trở thành một quốc gia thành công và có tầm ảnh hưởng là rất lớn.

Bất chấp sự khác biệt rất lớn về quy mô và văn hóa chính trị – pháp luật giữa Singapore và Trung Quốc đại lục, nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sức thu hút đầy quyễn rũ mà “mô hình Singapore” đã tạo ra đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang tìm kiếm một công thức giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi thường của Trung Quốc mà không phải hy sinh quyền kiểm soát mang tính chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Continue reading “Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu”

Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ

Renmimbi_640x3601

Nguồn: Lee Jong-Wha, “The Irresistible Rise of the Renminbi,” Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đến cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ quyết định liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có cùng với đồng euro, yên Nhật, bảng Anh, và đô la Mỹ tham gia vào rổ tiền tệ để quyết định giá trị tài sản dự trữ quốc tế của mình, hay còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), hay không. Trung Quốc đang thúc ép việc đưa đồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ này. Liệu nó có được chấp nhận?

IMF tạo ra SDR vào năm 1969 để bổ sung cho những đồng tiền dự trữ hiện có lúc đó, qua đó cung cấp thanh khoản bổ sung cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hiện nay, vai trò của SDR phần lớn vẫn nằm trong giới hạn hoạt động của IMF; phần đóng góp của nó tại các thị trường tài chính toàn cầu và dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương là không đáng kể. Continue reading “Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ”

Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan

140523152934-thai-coup-1-horizontal-gallery

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s Stunted Transition“, Project Syndicate, 21/05/2015.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Tròn một năm sau cuộc đảo chính quân sự lần thứ 12 trong vòng 83 năm Thái Lan theo chính thể quân chủ lập hiến, trong khi phiên tòa gây tranh cãi về tội lơ là trách nhiệm của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang diễn ra, tương lai của đất nước này đang đứng trước nguy cơ bất ổn nghiêm trọng. Trong những tháng tới, tồn tại song song với tình trạng yên tĩnh do quân đội áp đặt sẽ là nỗi lo lắng đang gia tăng trên khắp đất nước về điều gì sẽ xảy ra sau khi thời kỳ trị vì kéo dài gần 7 thập niên của Quốc vương Bhumibol Adulyadej chấm dứt. Liệu sự thỏa hiệp và dàn xếp giữa các bên – điều rất hiếm xảy ra trong những năm gần đây – có cho phép Thái Lan định hình lại trật tự  chính trị đầy tranh cãi, hiện được tạo dựng trên nền tảng là chế độ quân chủ tập trung và với sự lãnh đạo của tầng lớp tinh hoa, nhằm phản ánh rõ nét hơn các nguyên tắc của nền dân chủ dựa trên bầu cử? Continue reading “Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan”

Sự trở lại của vấn đề Balkan

640px-Sarajevo_martyrs_memorial_cemetery_2009_2

Nguồn: Dominique Moisi, “The Return of the Balkan Question,” Project Syndicate, 22/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Chúng ta phải châu Âu hóa Balkan (tức bán đảo Ban-căng – NBT), để tránh việc Balkan hóa châu Âu.” Tôi đã viết những lời đó cùng với nhà khoa học chính trị người Pháp Jacques Rupnik vào năm 1991, ngay khi chiến tranh vừa nổ ra giữa các quốc gia kế thừa của Nam Tư. Cuộc chiến đó đã kéo dài đến cuối thập niên, lấy đi hàng ngàn sinh mạng, và hai lần yêu cầu sự can thiệp của NATO (ở Bosnia vào năm 1995 và Serbia vào năm 1999).

Gần một phần tư thế kỷ sau, các nước Balkan vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình châu Âu, giống như vào đêm trước Thế chiến I và sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, lúc sự sụp đổ của Nam Tư không chỉ dẫn đến cuộc chiến tranh đầu tiên của châu Âu kể từ năm 1945, mà còn là sự trở lại của nạn diệt chủng. Continue reading “Sự trở lại của vấn đề Balkan”

Triển vọng xây dựng lực lượng tuần tra chung trên biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Đầu tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Robert Thomas phát biểu tại triển lãm quốc tế Langkawi rằng các nước Đông Nam Á nên tăng cường phối hợp với nhau liên quan tới các vấn đề an ninh biển mà vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền biển của nhau. Ông cũng nói rằng “nếu các nước ASEAN dẫn đầu trong một nỗ lực như vậy, Hạm đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ”.

Mỹ không phải là cường quốc duy nhất ủng hộ các hoạt động tuần tra đa phương cùng một lực lượng hải quân chung tại Biển Đông. Nhật Bản gần đây cũng đã để ngỏ khả năng tham gia vào các hoạt động tuần tra chung trên không với Mỹ tại Biển Đông. Khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới cũng đã cho phép Tokyo hỗ trợ Washington tại những điểm nóng toàn cầu dưới danh nghĩa phòng vệ tập thể. Ngoài Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang là đối tác chiến lược của Việt Nam và cũng đang thúc đẩy chính sách hướng Đông. Đây chính là yếu tố bên ngoài thuận lợi, giúp tạo dựng một dạng “liên minh bên trong liên minh” vốn là sự tập hợp của các quốc gia có cùng lợi ích. Continue reading “Triển vọng xây dựng lực lượng tuần tra chung trên biển Đông”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)

EMEA-Stockholm

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

Khái quát vài nét về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” Thụy Điển

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)”

Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA

qopv2iqh1eibsobonire

Nguồn: Ian Buruma, “The Soccer Mafia,” Project Syndicate, 28/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều ngạc nhiên duy nhất trong vụ bắt giữ bảy quan chức của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) tại một khách sạn ở Thụy Sĩ vào sáng sớm ngày 27 tháng 5 là nó đã xảy ra. Hầu hết mọi người đều cho rằng những người đàn ông được ưu ái, diện những bộ com lê đắt tiền và đang chi phối liên đoàn bóng đá của thế giới, đã vượt ra ngoài tầm với của pháp luật. Bất luận những tin đồn hay báo cáo về hối lộ, lại quả, gian lận phiếu bầu, và các hành vi sai trái khác là gì thì Chủ tịch FIFA Joseph “Sepp” Blatter cùng các đồng nghiệp và cộng sự của ông vẫn có vẻ như luôn không hề trầy xước.

Đến nay đã có 14 người, trong đó có 9 giám đốc điều hành FIFA, cả đương chức và hết nhiệm kỳ (nhưng ngoại trừ Blatter), đã bị buộc tội về một loạt các hành vi gian lận và tham nhũng ở Hoa Kỳ, nơi mà các công tố viên đã cáo buộc họ bỏ túi 150 triệu USD từ hối lộ, lại quả và các hành vi sai trái khác. Và các công tố viên liên bang Thụy Sĩ đang tìm kiếm chứng cứ về các giao dịch mờ ám đằng sau quyết định trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và 2022 cho Qatar. Continue reading “Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

swedish-flag

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của dịch giả: Từ lâu nhiều người chúng ta đã quan tâm tới vấn đề Việt Nam nên theo mô hình CNXH nào? Năm 1981 cụ Phạm Văn Đồng từng nói: “Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy ta không theo được Mô hình Xô Viết” (xem “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, tr. 923, Trần Quốc Vượng). Lại nghe nói ông Vũ Oanh (nguyên UV BCT) có đề nghị nghiên cứu về mô hình CNXH Thụy Điển. Người Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều, từ năm 2002 họ bắt đầu cho công khai đăng một loạt bài về mô hình này. Đảng CSTQ từ những năm 1980 đã cử các đoàn cán bộ sang Thụy Điển khảo sát và do đó có bài giới thiệu sau đây. Sau đó năm 2008 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Thụy Điển. Hồi đó có dư luận Trung Quốc sẽ theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nhưng cuối cùng thì phe phản đối đã thắng với lý do chủ yếu là làm như thế thì ĐCSTQ sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước – đây là quyền lợi sống chết không thể để mất. Tuy nhiên, dù mô hình CNXH Thụy Điển vì thế vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhưng là một thực tế cần được bàn đến vì lợi ích của dân tộc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)”

Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia

jdcambi25e

Nguồn: Milton Osborne, “Hun Sen’s Cambodia: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 134-36.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một thực tế đáng chú ý là trước khi cuốn sách xuất sắc của Sebastian Strangio được xuất bản năm 2014, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu nghiêm túc nào về Hun Sen, cựu chiến binh Khmer Đỏ, chính trị gia đáng chú ý nhất của Campuchia và là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trên thế giới. Tôi đưa ra nhận định này sau khi đã biết rõ về cuốn Strongman: The extraordinary life of Hun Sen [Lãnh đạo chuyên quyền: Cuộc đời đặc biệt của Hun Sen] (2013) của hai tác giả H.C và J.B. Metha, một cuốn sách dù hữu ích theo góc nhìn biên niên ký nhưng về cơ bản lại thần thánh hóa nhân vật.

Có một số lý do giải thích cho việc tại sao tiểu sử quan trọng của Hun Sen lại chưa xuất hiện trước đây, bên cạnh việc một bài viết “thẳng thắn và không sợ hãi” có thể khiến tác giả khó có thể được quay trở lại Campuchia. Continue reading “Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia”

Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Bill Hayton, “Fact, Fiction and the South China Sea”, Asia Sentinel, 25/05/2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nơi sự việc diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa – trong thời gian nghị án vào tháng 7 – sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Điều Trung Quốc hi vọng lớn nhất là các thẩm phán sẽ phán quyết chính họ không có thẩm quyền bởi vì nếu không, và vụ kiện của Philippines tiến tới, rất có khả năng Trung Quốc sẽ bị bẽ mặt rất lớn.

Philippines muốn Tòa phán quyết rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc chỉ có thể yêu sách chủ quyền và quyền đối với tài nguyên cách lãnh thổ đất liền một khoảng cách nhất định trong biển này. Nếu tòa đồng ý thì điều đó sẽ có tác dụng thu hẹp ‘đường chữ U’ to rộng đó thành một vài vòng tròn có đường kính không quá 24 hải lý (khoảng 50km). Continue reading “Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông”

Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc

china-680x400

Nguồn: Denny Roy, “China’s Search for Security: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 154–56.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuốn China’s Search for Security (Quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc) trình bày một quan điểm trái với các nhận định mang tính cảnh báo trong các cuộc tranh luận tại Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà bình luận khác mô tả Trung Quốc là quyết đoán một cách toan tính và quyết tâm đẩy Mỹ ra khỏi châu Á để mở đường cho sự thống trị của Trung Quốc hồi sinh, Nathan và Scobell lại mô tả chính sách an ninh của Trung Quốc phản ảnh sự phòng vệ và yếu kém căn bản của Trung Quốc: “Tính dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa là động lực chính của chính sách đối ngoại của Trung Quốc” (tr. 3), họ viết. Continue reading “Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc”

Nghịch lý của nền chính trị bản sắc

470423482

Nguồn: Kemal Derviş, “The Paradox of Identity Politics,” Project Syndicate, 12/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc tổng tuyển cử gần đây của Vương quốc Anh đã cung cấp một ví dụ rõ ràng về cách mà vấn đề bản sắc dân tộc đang định hình lại bộ mặt chính trị của châu Âu. Đảng Dân tộc Scotland (SNP), một phiên bản cánh tả của nền chính trị bản sắc, đã vượt qua Công đảng ở Scotland, cho phép Đảng Bảo thủ giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội (Vương quốc Anh). Chính phủ của Thủ tướng David Cameron – người tập trung vào bản sắc của người Anh hơn là vận mệnh chung của Vương quốc Anh với châu Âu – chắc chắn sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên tiếp tục tư cách thành viên của mình tại Liên minh Châu Âu, với những hệ quả không thể lường trước. Continue reading “Nghịch lý của nền chính trị bản sắc”

Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?

0,,16479340_401,00

Nguồn: Richard Kozul-Wright & Daniel Poon, “Development Finance with Chinese Characteristics?Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau một loạt bổ sung vào phút cuối các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), bây giờ người ta chuyển hướng chú ý sang việc thiết lập các luật lệ và quy tắc hoạt động của AIIB do Trung Quốc dẫn đầu. Nhưng vẫn còn những câu hỏi quan trọng – và quan trọng nhất là AIIB là một đối thủ tiềm năng hay là thành viên mới được chào đón để bổ sung cho các tổ chức tài chính đa phương hiện có như Ngân hàng Thế giới.

Kể từ khi Trung Quốc và 20 quốc gia chủ yếu là châu Á ký bản ghi nhớ thành lập AIIB hồi tháng 10 năm ngoái, 36 quốc gia khác – trong đó có Australia, Brazil, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Na Uy, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Vương quốc Anh – đã tham gia với tư cách là các thành viên sáng lập. Continue reading “Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?”

10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại

Nguồn: Dennis J. Blasko, “Ten Reasons Why China Will Have Trouble Fighting A Modern War”, War on The Rocks, 28/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Việc quân đội Trung Quốc (PLA) đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí trang thiết bị mới đã thu hút sự chú ý của thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, vũ khí tối tân chỉ là một yếu tố trong quá trình hiện đại hóa mang tính dài hạn và đa chiều của PLA. Nhiều thứ khác còn cần phải được hoàn thiện và người hiểu rõ điều này nhất không ai khác ngoài chính bản thân Trung Quốc. Theo những gì mà các chỉ huy và bộ phận tham mưu của PLA đã viết trong các tờ báo và tạp chí nội bộ, lực lượng này đang đối mặt với hàng loạt các thách thức liên quan đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách về năng lực giữa nước này với các quân đội tiên tiến khác.

Vũ khí hiện đại, ngân sách quốc phòng gia tăng hay gần đây nhất là tham nhũng có khuynh hướng thu hút sự chú ý của báo giới phương Tây, nhưng có ít nhất 10 lý do khác làm gia tăng sự hoài nghi về khả năng hiện tại của PLA khi tiến hành chiến tranh hiện đại chống lại một kẻ thù mạnh hơn (một số lý do đã được thảo luận trong báo cáo mới của RAND mà tôi có đóng góp một số ý kiến) Continue reading “10 lý do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong chiến tranh hiện đại”

Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga

moscow_victory_parade_759

Nguồn: Surgei Guriev, “Russia’s Indefensible Military Budget,” Project Syndicate, 14/05/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 5 vừa qua, Nga đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn nhất kể từ thời Liên Xô. Tiếp nối truyền thống thời kỳ đó, Quảng trường Đỏ đã tràn ngập các thiết bị quân sự tối tân nhất, bao gồm cả siêu tăng đời mới T-14 “Armata.” Và cũng theo truyền thống đó, khi chiếc siêu tăng chết máy trong buổi tổng duyệt, người dân đã tức thì nói đùa rằng: “Chiếc xe tăng Armata thực sự có sức công phá chưa từng có; một tiểu đoàn có thể tiêu diệt toàn bộ ngân sách Nga!”

Dù là cường điệu (mỗi chiếc xe tăng có giá khoảng 8 triệu đô la Mỹ), câu nói đùa đã làm nổi bật thêm một đặc điểm khác trong khuynh hướng quay về thời kỳ Liên Xô của Nga: bội chi ngân sách quân sự. Continue reading “Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga”