Nhìn lại vị thế quốc tế của Nga và Ukraine sau hai năm chiến tranh

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Ngày 24/2/2022 Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ Ukraine. Đối với Nga thì đây chỉ là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhưng đối với đại đa số các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đây là một cuộc xâm lược.

Sau khi Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ của Ukraine, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo vi phạm nhân quyền và vi phạm luật nhân đạo quốc tế của Nga. Do đó, ngày 7/4/2022, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Genève đã bỏ phiếu khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng. Để làm được điều này cần có ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ. Kết quả bỏ phiếu vào ngày 7/4/2022 cho thấy có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng, đủ để khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng. Continue reading “Nhìn lại vị thế quốc tế của Nga và Ukraine sau hai năm chiến tranh”

K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu

Nguồn: Steven Borowiec, “K-defense: South Korea’s weapons industry goes global,” Nikkei Asia, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa bối cảnh leo thang căng thẳng với Triều Tiên, Seoul đang dần tìm được chỗ đứng để giải quyết tình trạng thiếu vũ khí toàn cầu.

Sau những bản nhạc K-pop sôi động và những bộ phim K-drama sướt mướt, theo Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đã đến lúc cần một biệt danh “K-” mới cho một kỷ nguyên mới bi quan hơn, khi đất nước có thương hiệu toàn cầu này thâu tóm thêm một thị trường xuất khẩu béo bở khác: vũ khí. Continue reading “K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu”

Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc

Nguồn: Hiroshi Minegishi, “South Korea flips script on North by winning over Cuba,” Nikkei Asia, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất ngờ trước thềm bầu cử đã phản ánh bước chuyển dịch ngoại giao mạnh mẽ so với nửa thế kỷ trước.

Trước các cuộc bầu cử lớn ở Hàn Quốc, Bán đảo Triều Tiên thường bị ảnh hưởng bởi cái được gọi là “Gió Bắc” – một hành động khiêu khích quân sự hoặc một động thái nào đó của Triều Tiên nhằm làm lung lay mối quan hệ song phương và ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

Nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10/4, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, đã được mở màn bởi “Gió Nam” – tin tức bất ngờ vào tuần trước về việc Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Continue reading “Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc”

Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?

Nguồn: Clarissa Wei, “What the Western Media Gets Wrong About Taiwan,” Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà báo đổ xô đưa tin về cuộc sống bên trong một điểm nóng địa chính trị thường sẽ bóp méo sự thật trên thực địa.

Tháng 9/2022, tôi đang làm nhân viên điều phối (fixer) ở Đài Bắc cho một chuyên mục tin tức của Mỹ về căng thẳng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan, xử lý các công việc hậu cần địa phương cho một nhà sản xuất và một nhân viên quay phim người nước ngoài. Nhân viên điều phối là những cá nhân làm việc tự do, với vai trò ở đâu đó giữa nhà báo và hướng dẫn viên du lịch – nghĩa là họ có thể làm mọi thứ, từ sắp xếp lịch phỏng vấn, phiên dịch, đến đặt phòng khách sạn. Một đêm nọ, chúng tôi đến một buổi tụ họp của các phát thanh viên nghiệp dư tổ chức trong công viên và đã gặp một nhóm người hâm mộ phát thanh lập dị. Một người đàn ông vùi đầu trong mớ thiết bị rối rắm ở phía sau xe tải của mình, tay liên tục gõ mã Morse; một người khác loay hoay với chiếc ăng-ten trong lúc đi vòng quanh công viên, cố gắng bắt tín hiệu. Nhà sản xuất nói với tôi rằng nhóm này đang học cách vận hành đài phát thanh trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Continue reading “Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?”

Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Why Europe Can’t Get Its Military Act Together”, Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trên con đường tự chủ quân sự.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh ở châu Âu khi ông phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử rằng ông sẽ khuyến khích Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với bất kỳ nước nào mà ông cho là không hoàn thành nghĩa vụ quốc phòng. Các nước châu Âu vốn đã lo lắng về khả năng ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, và những phát biểu mới nhất này đã khiến mối lo ngại đó tăng cao. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Van der Leyen nói với tờ Financial Times vài ngày sau đó rằng châu Âu đang phải đối mặt với một thế giới “ngày càng khắc nghiệt hơn” và “chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn, chi tiêu tốt hơn và chi tiêu theo cách của châu Âu”. Continue reading “Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?”

Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc

Nguồn:, “Singapore cracks down on Chinese influence.” The Economist, 08/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Cơn sốt lễ hội” là cách Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Singapore mô tả tâm trạng cả nước trước Tết Nguyên đán vào ngày 10 tháng 2. Nhưng giữa những ngày Tết lại có một cơn sốt khác của chính phủ Singapore: làm thế nào để đối phó với các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Trong tháng 2, một đạo luật mới chống can thiệp từ bên ngoài đã lần đầu tiên được áp dụng với một người Singapore gốc Hồng Kông, Philip Chan. Continue reading “Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc”

Những nghịch lý tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc

Nguồn: Marina Yue Zhang, “The Tale of 2 Economies: Navigating the Growth Paradox in China,” The Diplomat, 17/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chỉ số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn.

Trung Quốc là một minh chứng điển hình cho nghịch lý tăng trưởng, nơi các chỉ số kinh tế ấn tượng đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn. Một so sánh giữa các con số kinh tế ấn tượng của Trung Quốc và thực tế đời sống của doanh nghiệp và người dân nước này sẽ giải thích cách những mâu thuẫn này cùng tồn tại. Hiểu được những khác biệt này và tìm kiếm giải pháp để thu hẹp chúng sẽ mang lại tác động đáng kể đến quỹ đạo kinh tế và vị thế toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Những nghịch lý tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc”

Cách vận hành ‘nhà nước giám sát’ của Trung Quốc

Nguồn: How China stifles dissent without a KGB or Stasi of its own”, The Economist, 15/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà chức trách Trung Quốc đã dành nhiều công sức để biến Bảo tàng Cảnh sát Bắc Kinh thành một địa điểm du lịch thân thiện với gia đình. Nằm trong một cung điện cổ gần Quảng trường Thiên An Môn, bảo tàng này là nơi phô diễn các chiến công chống tội phạm. Tủ kính trưng bày súng được cảnh sát Trung Quốc sử dụng, bên cạnh một mô hình chó cảnh sát mặc áo chống đạn, mang mũ bảo hiểm kiểu biệt kích và ủng bảo vệ ở chân. Trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều phụ huynh đã đưa con cái đến đây để chiêm ngưỡng trực thăng cảnh sát, đội chống ma túy, đội tuần tra giao thông và cảnh sát an ninh mạng. Sự đàn áp chính trị chỉ được đề cập thoáng qua — nhưng là trong phần lịch sử. Nó được thể hiện bởi một bức ảnh cũ chụp cảnh sinh viên biểu tình bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ, nhiều năm trước khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền. Continue reading “Cách vận hành ‘nhà nước giám sát’ của Trung Quốc”

Việc Biden phớt lờ Quad ẩn chứa rủi ro cho khu vực

Nguồn: Brahma Chellaney, “Biden’s neglect of the Quad carries Indo-Pacific risks”, Nikkei Asia, 22/02/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ (Quad) dường như đã bị tạm dừng trong bối cảnh Mỹ nỗ lực giảm căng thẳng với Trung Quốc.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, ông nhiệt tình ủng hộ sáng kiến Quad mà người tiền nhiệm Donald Trump đã tái khởi động, nâng các cuộc thảo luận trong nhóm bốn quốc gia với Australia, Ấn Độ, và Nhật Bản lên cấp độ hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo quốc gia, thay vì chỉ là các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao. Continue reading “Việc Biden phớt lờ Quad ẩn chứa rủi ro cho khu vực”

Các công ty Trung Quốc đang hồi sinh lực lượng dân quân thời Mao Trạch Đông

Nguồn: Edward White, “Chinese companies revive Mao Zedong-era militias”, Financial Times, 25/02/2024

Biên Dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Các đơn vị động viên của Quân đội Giải phóng Nhân dân phản ánh trọng tâm an ninh của ông Tập Cận Bình khi nền kinh tế đang chậm lại.

Theo phân tích của Financial Times dựa trên thông cáo của các công ty và báo cáo từ các phương tiện truyền thông nhà nước năm 2023, nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã thành lập các phòng ban phụ trách Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFD) mới trong những tháng gần đây.

Trước đây, dưới thời Mao Trạch Đông những phòng ban này là những nhóm trực thuộc hoạt động tuyển quân của PLA ở cấp huyện và xã. Ngày nay, họ thường thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự và đóng góp vào việc tuyển quân, thăng chức và huấn luyện quân sự. Continue reading “Các công ty Trung Quốc đang hồi sinh lực lượng dân quân thời Mao Trạch Đông”

Bản chất sống còn trong cuộc tranh luận về viện trợ cho Ukraine

Nguồn: Ross Douthat, “What the Ukraine Aid Debate Is Really About,” New York Times, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tuần qua, Thượng nghị sĩ J.D. Vance đại diện bang Ohio đã đến Hội nghị An ninh Munich để đảm nhiệm một vai trò không mấy dễ dàng: phát ngôn viên cho quan điểm dân túy chỉ trích việc Mỹ hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, trước cử tọa là những nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực chính sách đối ngoại phương Tây.

Cụm từ chính trong phát biểu của Vance là “thế giới khan hiếm,” mà ông đã sử dụng năm lần để mô tả tình hình chiến lược của Mỹ: bị quá sức do các cam kết toàn cầu nên không thể vừa hỗ trợ Ukraine, đồng thời duy trì vị thế trong khu vực Trung Đông, cũng như chuẩn bị cho một cuộc chiến ở Đông Á, và do đó buộc phải tiết kiệm tài nguyên và mong đợi các đồng minh châu Âu sẽ tự chống đỡ vũ khí và tham vọng của Nga. Continue reading “Bản chất sống còn trong cuộc tranh luận về viện trợ cho Ukraine”

Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?

Nguồn: Janan Ganesh, “How Europe should negotiate with Donald Trump,” Financial Times, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump bị ám ảnh bởi tiền bạc nhưng hồ sơ cho thấy không phải lúc nào ông ta cũng cứng rắn trong đàm phán.

Có lẽ bởi vì nó không mang tính tục tĩu hay gây sốc, nên tuyên bố đáng chú ý nhất mà Donald Trump đưa ra kể từ khi rời nhiệm sở đã không thu hút được sự chú ý của thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News hồi mùa hè năm ngoái, khi được hỏi liệu ông có bảo vệ Đài Loan bằng vũ lực hay không, ông nói hòn đảo này, nơi kiếm bộn tiền từ chất bán dẫn, “đã cướp mất công việc kinh doanh của chúng ta.” Continue reading “Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?”

Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê Tương Dực tên húy là Oánh, còn gọi là Dinh, là cháu của Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Tân, ở ngôi 8 năm, thọ 24 tuổi, bị quyền thần Trịnh Duy Sản giết, táng ở Nguyên Lăng. Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong. Mẹ vua là Huy Từ Kiến Hoàng thái hậu Trịnh thị, tên húy là Tuyên, người làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương [Thanh Hóa], con gái thứ tư của Đô đốc thiêm sự kiêm Tả công chính Trịnh Trọng Phong, sinh vua vào năm ngày 25 tháng 6 năm Hồng Đức thứ 26 [16/7/1495]. Continue reading “Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực”

Tại sao nước Anh không còn khả năng tự vệ?

Nguồn: Eliot Wilson, “Britain can no longer defend itself“, The Spectator, 17/02/2024.

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, Lục quân Anh có 152.800 quân. Chính phủ Tony Blair đã cắt giảm số lượng này xuống còn 110.000 binh sĩ, đến thời chính phủ David Cameron lại giảm còn 87.000 quân. Chưa hết, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã đẩy nhanh kế hoạch để giảm số lượng binh sĩ xuống còn 82.000 người. Tuy nhiên, có một số báo cáo cho thấy lục quân sẽ sớm chỉ còn 67,800 binh sĩ. Continue reading “Tại sao nước Anh không còn khả năng tự vệ?”

Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi and Putin share a trait – they cannot show weaknessNikkei Asia, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp kinh tế quan trọng của Trung Quốc đang bị hoãn lại cho đến khi Tập cảm thấy mình có thể thể hiện sức mạnh.

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hồi đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nhiều khả năng, lý do khiến ông làm vậy là vì ông biết Putin sẽ không ngần ngại khen ngợi chế độ của Tập trước chuỗi ngày nghỉ lễ dài. Không có nhà lãnh đạo của một cường quốc nào khác sẽ làm như vậy. Continue reading “Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Trung Quốc ngày nay đã không còn ẩn mình chờ thời. Thay vào đó, nước này đang sản xuất tàu chiến và tên lửa nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể từ Thế chiến II. Máy bay và tàu chiến Trung Quốc liên tục mô phỏng các cuộc tấn công vào mục tiêu ở Đài Loan và Mỹ. Các tuyến đường biển châu Á có chi chít các tiền đồn quân sự của Trung Quốc và đầy ắp các tàu hải cảnh và tàu đánh cá Trung Quốc, ngang nhiên xua đuổi tàu của các nước láng giềng ra khỏi khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, Trung Quốc đang tiếp tay cho hành động tàn bạo của Nga đối với Ukraine và tập trung lực lượng ở biên giới Trung-Ấn. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rủi ro xung đột đang ở mức báo động đỏ.

Khả năng Trung Quốc phát động chiến tranh là bao nhiêu? Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong các vấn đề quốc tế ngày nay. Nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự chống lại Đài Loan hoặc một mục tiêu khác ở Tây Thái Bình Dương, kết quả có thể là chiến tranh với Mỹ – một cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ sở hữu vũ khí hạt nhân đang tranh giành quyền bá chủ khu vực, và rộng hơn là bá quyền thế giới. Nếu Trung Quốc tấn công trong bối cảnh chiến tranh đang nổ ra ở Ukraine và Trung Đông, thế giới sẽ bị huỷ diệt bởi các cuộc xung đột đan xen trên khắp các khu vực trọng điểm của lục địa Á-Âu, một cuộc xung đột toàn cầu chưa từng có kể từ Thế chiến II. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)”

Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài

Nguồn:, “China is quietly reducing its reliance on foreign chip technology.The Economist, 13/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ hàng gia dụng cho đến ô tô, Trung Quốc đã nhiều lần phô diễn khả năng sao chép công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhưng các vi mạch bán dẫn là đối tượng khó bắt chước hơn, gây ra nhiều lo lắng trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Trung Quốc những năm gần đây. Quyết định ngừng xuất khẩu chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc của Mỹ vào năm 2022 đã cho thấy thế dưới của Bắc Kinh trước các đối thủ địa chính trị về năng lực bán dẫn. Vào tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu của Trung Quốc đối với máy in thạch bản dùng để in mạch lên tấm silicon đã tăng 450% so với năm trước đó, khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc chạy đua mua bộ công cụ tiên tiến từ công ty ASML của Hà Lan, trước khi các hạn chế xuất khẩu của Hà Lan có hiệu lực từ tháng 1. Continue reading “Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài”

Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?

Nguồn: Nicholas Kristof, “What Feckless Americans Can Learn From Navalny’s Bravery,” New York Times, 16/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Nga của Vladimir Putin vừa trở nên ảm đạm và vô hồn hơn kể từ khi xuất hiện tin tức về cái chết ở nhà tù Bắc Cực của Aleksei Navalny, nhà bất đồng chính kiến 47 tuổi, người đã thể hiện lòng dũng cảm và tính hài hước trong nỗ lực mang lại nền dân chủ cho quê hương mình.

Sức mạnh, sự kiên cường, và lòng dũng cảm của Navalny tương phản với sự vô trách nhiệm của rất nhiều người Mỹ khi đối phó với Putin. Từ Donald Trump đến Tucker Carlson, một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo Mỹ và người phát ngôn của họ đã chấp nhận “cúi đầu” trước tổng thống Nga. Continue reading “Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?”