Khi AI đàm phán giỏi hơn con người: Tương lai nào cho các nhà ngoại giao?

Tác giả: Ngô Di Lân

Trí tuệ nhân tạo – AI (artificial intelligence) đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong khoảng hai thập niên qua. Một trong những chỉ dấu rõ rệt nhất cho sự phát triển của AI là việc nó đã lần lượt đánh bại con người một cách thuyết phục trong gần như tất cả các bộ môn thể thao trí tuệ hàng đầu.

Năm 1997, siêu máy tính Deep Blue của IBM lần đầu giành chiến thắng trước đại kiện tướng cờ vua Gary Kasparov với tỉ số 3½–2½ trong trận tái đấu ở New York. Năm 2016, phần mềm AlphaGo do Google phát triển đã đánh bại kỳ thủ cờ vây 9 đẳng thế giới Lee Sedol với tỉ số 4-1. Và chỉ ba năm sau đó, phần mềm Pluribus do Facebook và các nhà khoa học trường Carnegie Mellon phát triển đã khuất phục những vận động viên poker hàng đầu thế giới trong bộ môn bài hai lá có 6 người chơi (6-max No-limit Texas Hold’Em poker). Continue reading “Khi AI đàm phán giỏi hơn con người: Tương lai nào cho các nhà ngoại giao?”

Phụ nữ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chính sách zero-covid

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s female protesters break nation free from zero-COVID,” Nikkei Asia, 15/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã loại phụ nữ ra khỏi các vị trí trong ban lãnh đạo, nhưng sự thất vọng bị dồn nén có thể sẽ phát nổ.

Thứ Bảy vừa qua là một thời khắc quan trọng đối với Trung Quốc, khi các nhà chức trách cảnh giác cao độ nhằm ngăn chặn phong trào sinh viên chống chính sách zero-covid biến thành một lời kêu gọi vì dân chủ và nhân quyền phổ quát.

Tại một trường đại học lớn ở miền trung Trung Quốc, một tấm biển bằng giấy được dán trên cửa sổ ký túc xá sinh viên, nói về Ngày Nhân quyền Quốc tế. Đó là một biểu hiện của sự ủng hộ “phong trào giấy trắng”. Continue reading “Phụ nữ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chính sách zero-covid”

Chuyên gia Trung Quốc bàn về việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/12/2022, trong kỳ họp thường niên năm 2023 của Thời báo Hoàn cầu với chủ đề “Trung Quốc và thế giới sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, các chuyên gia đã thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề “Cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ kết thúc theo phương thức nào?”

Dưới đây là tóm tắt ý kiến phát biểu của một số nhân vật chủ yếu:

Châu Lực (Zhou Li), nguyên Phó trưởng ban Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Ủy ban Ngoại sự toàn quốc của Chính Hiệp khoá 13, cho rằng: Continue reading “Chuyên gia Trung Quốc bàn về việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine”

Cập nhật tiến độ đàm phán IPEF sau hội nghị ở Brisbane

Nguồn: Aidan Arasasingham, Emily Benson, Matthew P. Goodman, và William A. Reinsch, “IPEF Advances at Negotiations in Brisbane,” CSIS, 16/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ngày 10 đến 15/12/2022 vừa qua, các nhà đàm phán thương mại đại diện cho 14 quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã gặp nhau trong vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của Khuôn khổ Kinh tế vì Sự Thịnh vượng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) ở Brisbane, Australia. Sau sự kiện ra mắt vào tháng 5 tại Tokyo, cuộc họp quan chức cấp cao vào tháng 7 tại Singapore, và hội nghị bộ trưởng vào tháng 9 tại Los Angeles, vòng đàm phán kéo dài 6 ngày này tại Brisbane đã chứng kiến việc những bản dự thảo đầu tiên về một số trụ cột và chủ đề phụ được phát cho các bên làm cơ sở đàm phán IPEF. Continue reading “Cập nhật tiến độ đàm phán IPEF sau hội nghị ở Brisbane”

Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp

Nguồn: “American society is so focused on race that it is blind to class”, The Economist, 2/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Sự kết thúc của chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học có thể là cơ hội để xây dựng một hệ thống tốt hơn

Chính sách tuyển sinh dựa trên ý thức chủng tộc của các trường đại học Mỹ có thể sắp kết thúc. Vào ngày 31 tháng 10, Tối cao pháp viện đã có hai phiên điều trần, trong đó các luật sư lập luận rằng những hành động cho phép các trường đại học ưu tiên những thí sinh thuộc một số chủng tộc hơn những thí sinh khác là vi phạm luật dân sự và Hiến pháp. Nếu nhìn vào cách đặt câu hỏi mang tính hoài nghi của các thẩm phán bảo thủ, những người nhờ Donald Trump mà hiện đang duy trì được thế đa số, thì vấn đề không phải là liệu các ưu tiên như vậy sẽ bị hạn chế, mà là liệu chúng có tồn tại được nữa hay không. Continue reading “Xã hội Mỹ tập trung quá nhiều vào chủng tộc nên lơ là vấn đề giai cấp”

Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel

Tác giả: Nhóm sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam

Theo Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại khu vực Trung Đông, năm 2022 được coi là năm nguy hiểm nhất với người Palestine ở Bờ Tây. Trong đó, sự thiếu nhất quán trong chiến lược hòa giải xung đột của các nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc đã góp phần gây ra tình trạng này. Continue reading “Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel”

Đài Loan thực chất đã độc lập!

Nguồn: Nathan F. Batto, “Taiwan Is Already Independent,” Foreign Affairs, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao hầu hết người dân trên hòn đảo không muốn có một tuyên bố độc lập chính thức?

Đối với người dân Đài Loan, việc thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ kém hấp dẫn như lúc này. Theo một cuộc khảo sát theo dõi của Đại học Quốc lập Chính trị, tỷ lệ cư dân Đài Loan muốn thống nhất ngay lập tức với đại lục luôn rất nhỏ, thường xuyên dưới 3%. Nhưng tỷ lệ phần trăm cho rằng Đài Loan cuối cùng nên tiến tới thống nhất – nghĩa là không nhất thiết phải thống nhất với chế độ Trung Quốc (cộng sản) hiện nay – đã giảm đáng kể, từ 20% năm 1996 xuống còn 5% ở thời điểm hiện tại. Trong hai cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Quốc Dân Đảng, đảng có truyền thống ủng hộ thống nhất, đã phải hứng chịu những thất bại nặng nề, cả hai lần đều không thể giành được 40% số phiếu bầu. Continue reading “Đài Loan thực chất đã độc lập!”

Ukraine và bóng ma Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of Korea,” Financial Times, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga có thể kết thúc với một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức.

Đối với một số người bảo thủ, mọi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đều là “Munich.” Đối với một số người cánh tả, mọi cuộc chiến đều có nguy cơ biến thành “Việt Nam.”

Nhưng khi cuộc chiến Ukraine bước sang năm thứ hai, một phép so sánh ít phổ biến hơn đang nổi lên – Triều Tiên. Continue reading “Ukraine và bóng ma Triều Tiên”

Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Go Slow on Crimea,” Foreign Affairs, 07/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine không nên vội chiếm lại bán đảo Crimea?

Việc Ukraine giải phóng thành phố Kherson vào đầu tháng 11 không đơn thuần là một chiến thắng quân sự kịch tính. Bằng cách giành chiến thắng trên chiến trường, Ukraine đã bóc trần trò hù dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ hai tháng trước đó, Putin đã công khai tuyên bố Kherson và các vùng lãnh thổ khác của Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga, ngầm đặt chúng dưới sự bảo vệ hạt nhân của nước này. Putin đã hy vọng rằng nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công hạt nhân sẽ buộc Ukraine phải hành động cẩn trọng và khiến những người ủng hộ nước này lùi bước. Nhưng kế hoạch của ông đã không hiệu quả. Continue reading “Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?”

Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jiang Zemin was almost fired before embarking on market reforms,” Nikkei Asia, 08/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bước ngoặt quyết liệt giúp Trung Quốc tăng trưởng đột biến là một bài học cho Tập.

Mười năm trước, một nguồn tin đáng tin cậy từ Trung Quốc đã tiết lộ một bí mật ít người biết về cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người vừa qua đời vào tuần trước ở tuổi 96.

Giang được đưa lên làm lãnh đạo tối cao của đảng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. “Giang được chọn làm lãnh đạo, nhưng ngay lập tức, ông phải đối mặt với nguy cơ chịu chung số phận với người tiền nhiệm của mình,” nguồn tin chia sẻ.

Người tiền nhiệm của ông là Triệu Tử Dương, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, người đã bị thanh trừng vì cách ông xử lý các cuộc biểu tình sinh viên ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình”

Học thuyết Tân Á-Âu của Aleksandr G. Dugin và hệ lụy địa chính trị của nó

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Tóm tắt: Aleksandr Gelievich Dugin (Александр Гельевич Дугин), giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow Lomonosov, là nhà hoạt động chính trị có tư tưởng gây ảnh hưởng rất đáng kể ở Nga khoảng 30 năm nay. “Học thuyết Tân Á Âu” của ông là sự kế thừa những ý tưởng chống phương Tây của Nga có từ thế kỷ XIX, nhưng được tô đậm thêm bằng hoài niệm về quá khứ của nước Nga thời Sa hoàng vĩ đại và một phần thời Liên bang Xô viết hùng mạnh. Luận thuyết cơ bản của Dugin là, nhân tố địa lý mới là nguyên nhân cốt lõi tạo ra sức mạnh Nga xưa và nay chứ không phải nhân tố kinh tế. Dugin kêu gọi người Nga phải có sứ mệnh phục hưng quá khứ, chống lại phương Tây và NATO, chinh phục các dân tộc xung quanh và vĩnh viễn làm chủ trung tâm lục địa Á Âu. Học thuyết Tân Á Âu của Dugin được nhiều người Nga cổ súy và đã trở thành nhân tố tinh thần đáng kể ở Nga từ năm 2008 đến nay, nhưng bị dư luận thế giới coi là nhân tố gây hệ luỵ hết sức tiêu cực cho nước Nga, châu Âu và thế giới, nhất là từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Continue reading “Học thuyết Tân Á-Âu của Aleksandr G. Dugin và hệ lụy địa chính trị của nó”

Nga nướng vũ khí ở Ukraina, Việt Nam lo nguồn cung thiếu hụt

Tác giả: Thu Hằng phỏng vấn Nguyễn Thế Phương

Lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 (Vietnam Defence 2022) từ ngày 08-10/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, để « các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới có cơ hội giới thiệu các hệ thống trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến nhất ngay tại Việt Nam ». Trong số khoảng 29 quốc gia tham dự, có Mỹ, Ả Rập Xê Út, Pháp, Đức và đặc biệt là Nga, nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn cung này khó được bảo đảm trong tương lai do Nga đã sử dụng số vũ khí khổng lồ trên chiến trường Ukraina từ chín tháng qua. Theo thống kê của trang Oryx chuyên theo dõi thiệt hại quân sự trên chiến trường Ukraina, tính đến ngày 06/10/2022, Nga đã mất khoảng 50% số xe tăng tác chiến, 40% số xe bọc thép bộ binh, 1/10 đội bay, hạm đội và hệ thống tên lửa. Continue reading “Nga nướng vũ khí ở Ukraina, Việt Nam lo nguồn cung thiếu hụt”

Tầng lớp trung lưu sẽ là thử thách lớn nhất của Tập

Nguồn: Howard W. French, “China’s Restive Middle Class Will Be Xi’s Greatest Test Yet,” Foreign Policy, 6/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, những người thuộc tầng lớp trung lưu không thể chấp nhận những thứ như giám sát xã hội quá sâu và kiểm duyệt tự do ngôn luận cá nhân.

Tháng 9/1966, chỉ vài tháng sau khi Mao Trạch Đông phát động chương trình thanh trừng và lật đổ chính trị đầy bạo lực được biết đến với tên gọi Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, một sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Đức tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã viết thư cho nhà lãnh đạo tối cao của đất nước, bày tỏ sự phản đối chiến dịch đàn áp của ông đối với kẻ thù, có thật lẫn tưởng tượng.

“Cách mạng Văn hóa không phải là phong trào quần chúng. Đó là việc một kẻ duy nhất chĩa súng vào đầu mọi người,” Vương Dung Phân (Wang Rongfen) viết, tuyên bố rút khỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản để phản đối, một hành động gần như chưa từng có tiền lệ vào thời của cô. “Là một thành viên của Đảng Cộng sản, xin hãy suy nghĩ về những gì ông đang làm.” Continue reading “Tầng lớp trung lưu sẽ là thử thách lớn nhất của Tập”

Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu

Nguồn: Edward Alden, “Biden’s ‘America First’ Economic Policy Threatens Rift With Europe,” Foreign Policy, 5/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người châu Âu coi các khoản trợ cấp khổng lồ của Mỹ dành cho xe hơi, năng lượng sạch và chất bán dẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ.

Sau gần hai năm yên bình kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, những rạn nứt lớn về chính sách kinh tế đang dần xuất hiện giữa Washington và các đồng minh châu Âu. Trừ phi những rạn nứt này được xử lý khéo léo, tầm nhìn của chính quyền Biden về một trật tự kinh tế toàn cầu mới, trong đó Mỹ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc và Nga, có thể biến thành một trật tự gồm các khối kinh tế cạnh tranh với nhau. Continue reading “Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu”

“Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Quash the ‘white paper’ – Xi’s Chinese dream turns nightmare”, Nikkei Asia, 01/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là “cách mạng giấy trắng” hay “phong trào giấy trắng,” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài.” Continue reading ““Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng”

Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường

Nguồn: David Shambaugh, “China’s Underestimated Leader,” Foreign Affairs, 30/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng điểm lại di sản của Giang Trạch Dân.

Khi ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang Trạch Dân đã bị nhiều nhà phân tích xem là lãnh đạo của thời kỳ quá độ, người sẽ chỉ cầm quyền trong thời gian ngắn. Vào thời điểm được thăng chức đột ngột, dù đã từng là Bí thư Thành ủy và Thị trưởng Thượng Hải và là Ủy viên Bộ Chính trị được hai năm, nhưng Giang vẫn là một nhân vật tương đối ít người biết đến, ngay cả ở Trung Quốc. Ông không có người bảo trợ chính trị ở cấp cao, không có liên hệ thực sự với các phe phái chính trong đảng, không có quan hệ với quân đội, và cũng chưa từng làm việc ở nơi nào khác ngoài Thượng Hải. Giang được Đặng Tiểu Bình đích thân lựa chọn theo đề nghị của các nguyên lão khác trong đảng, vì ông là một ứng viên mà tất cả các phe đều có thể ủng hộ sau cuộc thanh trừng Triệu Tử Dương và cuộc đàn áp tàn bạo ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường”

Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, Vua ra lệnh nghiêm trị tệ trạng uống rượu, cờ bạc; qui định bảo vệ, và sử dụng ấn:

Kỷ Dậu, Thuận Thiên năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 4). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mồng 4 [7/2/1429], ra lệnh chỉ cho các quan, cho kinh đô và các lộ, huyện, xã rằng: Kẻ nào du thủ thực, đánh cờ đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt 1 ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượng, người chứa chấp bị tội kém một bậc. Continue reading “Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ”

Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Continue reading “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Sergei Surovikin, Russia’s new commander in Ukraine?”, The Economist, 13/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Việc bổ nhiệm vị tướng cứng rắn này là chỉ dấu cho thấy sự hiếu chiến gia tăng của điện Kremlin.

Ngày 10/10/2022, một đợt không kích dữ dội nhất kể từ lúc chiến tranh nổ ra đã giáng xuống hơn 300 làng xã và thành phố khắp Ukraine. Đó là một cách kinh hoàng để đánh dấu việc bổ nhiệm Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy mới của các lực lượng Nga tại Ukraine. Được đồng đội đặt biệt danh là “General Armageddon” (Tướng Ngày tận thế), danh tiếng đáng sợ của vị tướng này đã được minh chứng qua nhiều thập kỷ. Có người cho rằng Surovikin đã chỉ huy từ nhiều tháng nay, nhưng việc bổ nhiệm chính thức vào ngày 8/10 báo hiệu một chương mới khốc liệt hơn. Sergei Surovikin là ai? Và việc thăng chức của ông ta cho thấy điều gì về cuộc xâm lược của Nga? Continue reading “Sergei Surovikin, tư lệnh mới của Nga tại Ukraine, là ai?”

Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, “Financial Times, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói kiêu ngạo và độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến Trung Quốc rơi vào chuỗi ngày phong tỏa vô tận.

Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới 2021, Tập Cận Bình đã khoe khoang về sự thành công của chính sách zero-Covid tại Trung Quốc. Trong khi hàng triệu người chết ở những nơi khác trên thế giới, Trung Quốc đã “đặt người dân và mạng sống của họ lên hàng đầu… Bằng sự đoàn kết và kiên cường, chúng ta đã viết nên bản anh hùng ca chống lại đại dịch.”

Gần hai năm sau, chiến dịch của Tập nhằm mô tả quá trình quản lý đại dịch của Trung Quốc như một chiến thắng của cá nhân ông và của hệ thống đang dần sụp đổ. Làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng nhằm chống lại các chính sách zero-Covid của ông đã khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc phải mất mặt. Chúng dường như là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lãnh đạo của Tập kể từ khi ông lên nắm quyền cách đây 10 năm. Continue reading “Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình”