Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Minh:1138-1139; Đại Định:1140-1162; Chính Long Bảo Ứng:1163-1173; Thiên Cảm Chí Bảo1174-1175.

Vua Anh Tông lên ngôi lúc mới 2 tuổi, trị vì chưa được bao lâu, vào năm 1140 có người thầy bói tên là Thân Lợi tự xưng là con riêng của Vua Lý Nhân Tông, mang đồ đảng đến vùng Thái Nguyên, Bắc Kạn xúi giục dân chúng nổi dậy:

Tháng 10 năm Đại Định năm thứ 1[1140]. Người thầy bói Thân Lợi tự xưng là con của Nhân Tông đem đồ đảng theo đường thủy đến châu Thái Nguyên [Thái Nguyên, Bắc Kạn], từ châu Tây Nông [Phú Bình, Thái Nguyên] kéo ra, qua châu Lục Lệnh, vào chiếm châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông [Bạch Thông, Bắc Kạn], thu nạp những kẻ trốn tránh, chiêu mộ thổ binh, có đến hơn 800 người, cùng mưu làm loạn.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 4. Continue reading “Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)”

Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”

Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​diễn ra vào tháng 1 năm 2021. Vài tháng sau đó, một chính phủ mới sẽ được thành lập để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026. Như thường lệ, các thay đổi nhân sự nào được thông qua tại đại hội từ lâu đã trở thành trung tâm chú ý của công chúng và tạo ra rất nhiều đồn đoán. Mặc dù điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu xét tính bí mật trong chính trị cấp cao của Đảng cũng như tầm quan trọng của những thay đổi này đối với đất nước, nó cũng mang lại cho các nhà phân tích Việt Nam một cơ hội để tìm hiểu các động lực chính trị của đất nước, đồng thời đưa ra các đánh giá về những thay đổi nhân sự này.

Bài viết này phân tích các yếu tố định hình sự thay đổi lãnh đạo sắp tới của ĐCSVN, triển vọng của các ứng cử viên hàng đầu và tác động đối với chính trị Việt Nam. Bài viết mở đầu bằng cách thảo luận về cấu trúc nhân sự cấp cao của ĐCSVN trước khi phân tích các thay đổi có khả năng xảy ra trong Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của cả nước. Cuối cùng, bài viết điểm qua các ứng viên tiềm năng cho bốn vị trí lãnh đạo cao nhất và triển vọng đắc cử của họ. Continue reading “Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao tại Đại hội 13”

Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Victor Who Lost the USSR”, Project Syndicate, 05/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi lăm năm trước, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. “Người ta mong đợi rất nhiều ở Gorbachev”, Anatoly Chernyaev – một quan chức của Đảng Cộng sản và là một trí thức, người sau này sẽ trở thành cố vấn hàng đầu cho Gorbachev – đã viết như vậy trong nhật ký của mình vào thời điểm đó. Liên Xô không cần gì khác ngoài “một cuộc cách mạng từ trên xuống”, ông ghi lại. “Liệu Mikhail Sergeyevich có hiểu điều này không?”

Chắc chắn là các chính sách của Gorbachev như perestroika (cải tổ chính trị và kinh tế) và glasnost (minh bạch và công khai hóa) đã mang lại một cuộc cách mạng của những sự kỳ vọng. Sau 20 năm bị đình trệ bởi một chế độ chuyên chế ốm yếu – ba nhà lãnh đạo đã chết trong vòng chưa đầy ba năm (một cuộc đua xe tang, như cách nói đùa ảm đạm của người Nga) – người ta muốn tìm kiếm sự thay đổi. Họ tin rằng Gorbachev có thể mang lại điều đó. Continue reading “Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại”

Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế

Nguồn: Anthony Glees, “Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity?”, East Asia Forum, 06/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã tuyên bố rằng đây là “một chiến thắng chiến lược rất quan trọng” sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ “không gây hại cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia”.

Nhưng các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay không? Liệu cuộc khủng hoảng COVID-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của Trung Quốc không? Continue reading “Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế”

Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở Việt Nam, các hoạt động nhân đạo không mới mẻ và cũng không phải là đặc quyền của Kitô Giáo. Lòng nhân từ chiếm một vị trí quan trọng trong Nho Giáo và Phật Giáo. Vì vậy, công tác bác ái được đề cao như là một hành vi xã hội lẫn tôn giáo. Những nỗ lực làm từ thiện ở thời tiền thực dân ở Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà nước và cộng đồng địa phương.[1] Trong suốt thời Pháp thuộc, các tổ chức bác ái Kitô Giáo, Phật Giáo và dân sự đã tồn tại. Nhiều dòng tu Công Giáo khác nhau đã thành lập và điều hành các tổ chức bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Rất nhiều những tổ chức này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ thuộc địa Pháp. Sau 1954, một số tổ chức này vẫn còn hoạt động, vài tổ chức ở miền Bắc đưa cơ sở của mình vào miền Nam. Một số tổ chức bác ái Công Giáo được lập trước 1954 bao gồm :[2] Continue reading “Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Tác giả: Lý Hồng Phong (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là nội dung chính trong bài nói chuyện của ông Lý Hồng Phong tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (12/2009) dưới đầu đề “Sự chuẩn bị văn hóa của nước lớn trỗi dậy”. Lý Hồng Phong là Ủy viên Ủy ban Kỷ luật TƯ ĐCSTQ khóa XVII, Ủy viên Đảng bộ, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Văn hóa Trung Quốc.

Các nhà chiến lược học phương Tây cho rằng Trung Quốc (TQ) trỗi dậy trở thành cường quốc sẽ là một trong những xu thế phát triển rõ nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Đúng vậy, TQ đang trỗi dậy, đang hoàn thành công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Continue reading “Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc”

Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Bài viết này khảo sát những hoạt động xã hội và chính trị của người Công Giáo Việt Nam tại Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa) trong khoảng thời gian những năm 1950 – 1970. Sự tham gia của người Công Giáo trong môi trường công, từ việc dấn thân vào các tổ chức bác ái xã hội đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, chứng tỏ rằng họ có tính tổ chức cao và rất chủ động để thay đổi môi trường chính trị xã hội của mình lúc đó. Tuy người Công Giáo chia sẻ một số quan điểm và mục tiêu chính trị với chính quyền Nam Việt và Hoa Kỳ, họ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp quốc gia và địa phương, phê bình các chính sách của chính phủ, và giữ một mức độ độc lập đáng kể so với quyền lực và ảnh hưởng của nhà nước. Continue reading “Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?”

Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19

Nguồn: Michael J. Green, “Geopolitical Scenarios for Asia after COVID-19“, CSIS, 31/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Tác động dài hạn của đại dịch COVID-19 đối với địa chính trị châu Á là gì? Vài tuần sau khi khủng hoảng bắt đầu, các dự báo ban đầu nhìn chung lạc quan về chủ nghĩa cơ hội bá quyền của Trung Quốc và bi quan về tương lai vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Washington chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về sinh mạng và uy tín sau những thất bại ban đầu của mình ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ban đầu ở Vũ Hán. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài. Continue reading “Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19”

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill

Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.

Bối cảnh mới

Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1). Continue reading “Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?”

Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt

Tác giả: Nguyễn Trần Hoàng

Tác giả Nguyễn Hải Hoành vừa có bài viết “Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam” với kết luận: “khẳng định một sự thực lịch sử: Người Kinh-Việt Nam không phải là hậu duệ của người Bách Việt hoặc Lạc Việt”.

Bỏ qua nội dung bàn về Triệu Đà, phần bàn luận về nguồn gốc người Việt của tác giả rất mơ hồ và không có bằng chứng xác đáng. Các lập luận này tập trung vào vấn đề nguồn gốc dân tộc, địa lý, ngôn ngữ và tên dân tộc.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gen, nhân chủng, ngôn ngữ, khảo cổ, địa lý cho thấy các lập luận trên là không chính xác. Bài viết này sẽ phản biện các quan điểm của tác giả Nguyễn Hải Hoành theo từng vấn đề nêu trên. Continue reading “Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt”

Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?

Nguồn: Will a Woman Run North Korea? Kim’s Sister Outshines Male Rivals”, Bloomberg, 26/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả các thành viên gia đình có thể thay thế nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, em gái ông dường như là sự lựa chọn rõ ràng nhất.

Kim Yo Jong, mới hơn 30 tuổi, đã ở cạnh anh trai mình trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngồi sau Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi đại diện cho Triều Tiên tại Thế vận hội Mùa đông năm 2018, và trở thành thành viên trực hệ đầu tiên của gia đình họ Kim đến thăm Seoul, nơi cô gửi một thư riêng của anh trai mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới dự một hội nghị thượng đỉnh.

Trở ngại tiềm tàng lớn nhất là việc cô là một phụ nữ trong một xã hội bị đàn ông kiểm soát chặt chẽ. Trong khi nhiều người theo dõi Triều Tiên nói rằng huyết thống quan trọng hơn giới tính, những người khác lại nghi ngờ điều đó. Continue reading “Kim Yo Jong, người có thể kế nhiệm Kim Jong Un, là ai?”

Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Thất Phủ Võ Đế Miếu được xây năm 1775 (ông Lê Văn Lưu trong quyển Chùa người Hoa và Việt ở Chợ Lớn (Pagodes chinoises et annamites de Cholon) năm 1931, cho rằng chùa được xây năm 1820), cùng thời gian với đền Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Hai đền này thuộc vào loại đền chùa cổ xưa nhất ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Thất Phủ Võ Đế Miếu thờ Võ Đế (Quan Công) còn Thất Phủ Thiên Hậu Cung thờ bà Thiên Hậu. Cả hai đều do bảy bang người Hoa cùng chung xây cất với mục đích là nơi cho cả cộng đồng người Hoa hội họp, gặp gỡ và thờ cúng.

Dưới thời Pháp thuộc, Thất Phủ Võ Đế Miếu là trụ sở của Thất phủ Công sở và cũng là trụ sở Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ, hay còn gọi Nam Kỳ Trung Hoa Tổng thương hội (Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine), được thành lập năm 1904 dưới sự bảo trợ của Thanh triều. Năm 1910, Tổng thương hội Hoa kiều là hội viên của Phòng thương mại Trung Hoa, trụ sở ở Thiên Tân. Continue reading “Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ”

Phải coi chừng tình hình Biển Đông!

Nguồn: Watch Out in the South China Sea”, Wall Street Journal, 23/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, khả năng xảy ra tính toán sai lầm sẽ tăng lên.

Với việc thế giới đang phải tập trung đối phó đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Tuần này ba tàu chiến từ Hạm đội bảy của Hoa Kỳ, cùng một tàu khu trục của Úc, đã đáp trả bằng cách đi vào vùng biển tranh chấp trong một màn trình diễn lực lượng. Điều nguy hiểm là các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã hiểu sai suy nghĩ của người Mỹ và nghĩ rằng họ có thể làm Mỹ mất mặt mà không cần leo thang. Continue reading “Phải coi chừng tình hình Biển Đông!”

Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương

Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm số 22/HC-2020 tới Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) để trình bày một cách có hệ thống về lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề pháp lý chính trên Biển Đông. Công hàm này ra đời trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Malaysia nộp báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía bắc. Trên thực địa, tình hình cũng trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt sau việc tàu Địa chất Hải Dương 8 và các tàu cá của Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, trong đó có Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Continue reading “Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020”

Nhà Lý dưới thời vua Lý Thần Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiên Thuận:1128-1132; Thiên Chương Bảo Tự:1133-1137

Vua Lý Nhân Tông lên ngôi đã lâu, nhưng không có con trai nối dõi; ngài bèn nuôi con của năm người thuộc dòng tôn thất làm con nuôi, rồi chọn Lý Dương Hoán con người em ruột là Sùng hiền hầu làm Thái tử; năm 1117 nhà Vua ban chiếu thư như sau:

“Năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8 [1117] ‘Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối dõi, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử.’

Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán mới lên 2 tuổi, mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3. Continue reading “Nhà Lý dưới thời vua Lý Thần Tông”

Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Nam Việt (南越国 hoặc 南粤国) là một vương quốc ở vùng đông nam Trung Quốc do Triệu Đà lập ra năm 204 TCN. Sử Trung Quốc coi vương triều Nam Việt là một chính quyền cát cứ địa phương, không thuộc vương triều chính thống. Có lẽ vì thế mà tư liệu về nước Nam Việt đã rất ít lại quá sơ sài.

Dù chỉ tồn tại 93 năm và đã biến mất 21 thế kỷ qua nhưng Nam Việt quốc vẫn còn duyên nợ với Việt Nam ta. Phải chăng vì hai nước có tên gọi giống nhau hay vì ở liền kề nhau? Cớ sao một số nhà chính trị và sử gia nổi tiếng Việt Nam xưa và nay coi nhà Triệu là vương triều đầu tiên của nước ta, nhưng giới sử học chính thống Việt Nam hiện nay lại coi nhà Triệu là kẻ đầu tiên xâm chiếm nước ta, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc? Continue reading “Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam”

Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai

Nguồn: Derek Grossman & Logan Ma, “A Short History of China’s Fishing Militia and What it May Tell Us”, Maritime Issues, 05/04/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực. Continue reading “Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai”

Sự sụp đổ chưa từng có của thị trường dầu mỏ thế giới

Nguồn: Daniel Yergin, “The Oil Collapse“, Foreign Affairs, 02/04/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Đại dịch COVID-19 và một cuộc chiến về giá đã đẩy các thị trường năng lượng thế giới rơi vào khủng hoảng. Trong lịch sử, thị trường dầu mỏ toàn cầu chưa bao giờ sụp đổ đột ngột như hiện nay.

Nền công nghiệp dầu khí, cung cấp hơn 60% năng lượng cho toàn thế giới, đã chìm trong một cuộc khủng hoảng kép mà có lẽ chưa ai từng nghĩ có thể xảy ra vào đầu năm nay. Một cuộc chiến giá cả, trong đó các quốc gia sản xuất dầu mỏ tranh giành thị phần, đã dẫn đến việc thị trường này bị tổn hại nặng nề khi vấp phải một cuộc khủng hoảng lớn hơn do dịch COVID-19 gây ra và sắp tới nhiều khả năng sẽ là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu của thị trường giảm mạnh chưa từng thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào kể từ khi dầu mỏ trở thành mặt hàng toàn cầu. Giá dầu đã giảm 2/3 kể từ đầu năm 2020 và sẽ còn tiếp tục lao dốc. Chỉ trong tháng 4, mức giảm tiêu thụ của toàn cầu gấp 7 lần so với mức giảm sâu nhất tính theo quý sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Ở những khu vực không còn khả năng chứa dầu và mất thị trường, giá của một thùng dầu có thể giảm xuống mức bằng 0. Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của thị trường dầu mỏ thế giới”

Covid-19 sẽ làm biến đổi nền kinh tế thế giới như thế nào?

Nguồn: Neil Irwin, “It’s the End of the World Economy as We Know It”, The New York Times, 16/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các sự kiện kinh tế gây biến động lớn xảy ra, các hệ lụy có xu hướng phải mất nhiều năm mới thể hiện hết, và diễn tiến theo những hướng không thể đoán trước được.

Ai có thể nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng các vụ vỡ nợ thế chấp ở vùng ngoại ô Mỹ năm 2007 sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp năm 2010? Hay sự sụp đổ thị trường chứng khoán New York năm 1929 sẽ góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong những năm 1930? Continue reading “Covid-19 sẽ làm biến đổi nền kinh tế thế giới như thế nào?”