Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS

Nguồn: Gideon Rachman, “The squawkus about AUKUS is getting louder,” Financial Times, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khía cạnh chiến lược của hiệp ước Australia-Anh-Mỹ rất vững chắc. Nhưng những nghi ngờ về mặt kỹ thuật và chính trị đang gia tăng.

AUKUS đang tiếp tục làm dậy sóng trên khắp Thái Bình Dương. Được công bố vào năm 2021, hiệp ước ba bên này xoay quanh việc Australia mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ và Anh.

Đối với chính quyền Biden, AUKUS đã nhanh chóng trở thành trung tâm trong nỗ lực nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Đối với Australia, việc thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ là một lựa chọn có tác động sâu rộng. Đối với Anh, đây là biểu tượng cho tham vọng toàn cầu mới của nước này. Continue reading “Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS”

Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?

Nguồn: Rahman Yaacob & Jack Sato, “Southeast Asia’s preferred military exercise partner”, The Interpreter, 29/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đâu là lý do Mỹ đứng đầu danh sách về cả số lượng lẫn chất lượng các cuộc tập trận quân sự.

Hiện tại, Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu của Đông Nam Á trong việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba. Continue reading “Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?”

Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc

Nguồn: Hiroshi Minegishi, “South Korea flips script on North by winning over Cuba,” Nikkei Asia, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất ngờ trước thềm bầu cử đã phản ánh bước chuyển dịch ngoại giao mạnh mẽ so với nửa thế kỷ trước.

Trước các cuộc bầu cử lớn ở Hàn Quốc, Bán đảo Triều Tiên thường bị ảnh hưởng bởi cái được gọi là “Gió Bắc” – một hành động khiêu khích quân sự hoặc một động thái nào đó của Triều Tiên nhằm làm lung lay mối quan hệ song phương và ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

Nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10/4, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, đã được mở màn bởi “Gió Nam” – tin tức bất ngờ vào tuần trước về việc Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Continue reading “Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc”

Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?

Nguồn: Clarissa Wei, “What the Western Media Gets Wrong About Taiwan,” Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà báo đổ xô đưa tin về cuộc sống bên trong một điểm nóng địa chính trị thường sẽ bóp méo sự thật trên thực địa.

Tháng 9/2022, tôi đang làm nhân viên điều phối (fixer) ở Đài Bắc cho một chuyên mục tin tức của Mỹ về căng thẳng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan, xử lý các công việc hậu cần địa phương cho một nhà sản xuất và một nhân viên quay phim người nước ngoài. Nhân viên điều phối là những cá nhân làm việc tự do, với vai trò ở đâu đó giữa nhà báo và hướng dẫn viên du lịch – nghĩa là họ có thể làm mọi thứ, từ sắp xếp lịch phỏng vấn, phiên dịch, đến đặt phòng khách sạn. Một đêm nọ, chúng tôi đến một buổi tụ họp của các phát thanh viên nghiệp dư tổ chức trong công viên và đã gặp một nhóm người hâm mộ phát thanh lập dị. Một người đàn ông vùi đầu trong mớ thiết bị rối rắm ở phía sau xe tải của mình, tay liên tục gõ mã Morse; một người khác loay hoay với chiếc ăng-ten trong lúc đi vòng quanh công viên, cố gắng bắt tín hiệu. Nhà sản xuất nói với tôi rằng nhóm này đang học cách vận hành đài phát thanh trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Continue reading “Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?”

Việc Biden phớt lờ Quad ẩn chứa rủi ro cho khu vực

Nguồn: Brahma Chellaney, “Biden’s neglect of the Quad carries Indo-Pacific risks”, Nikkei Asia, 22/02/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ (Quad) dường như đã bị tạm dừng trong bối cảnh Mỹ nỗ lực giảm căng thẳng với Trung Quốc.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, ông nhiệt tình ủng hộ sáng kiến Quad mà người tiền nhiệm Donald Trump đã tái khởi động, nâng các cuộc thảo luận trong nhóm bốn quốc gia với Australia, Ấn Độ, và Nhật Bản lên cấp độ hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo quốc gia, thay vì chỉ là các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao. Continue reading “Việc Biden phớt lờ Quad ẩn chứa rủi ro cho khu vực”

Bản chất sống còn trong cuộc tranh luận về viện trợ cho Ukraine

Nguồn: Ross Douthat, “What the Ukraine Aid Debate Is Really About,” New York Times, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tuần qua, Thượng nghị sĩ J.D. Vance đại diện bang Ohio đã đến Hội nghị An ninh Munich để đảm nhiệm một vai trò không mấy dễ dàng: phát ngôn viên cho quan điểm dân túy chỉ trích việc Mỹ hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, trước cử tọa là những nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực chính sách đối ngoại phương Tây.

Cụm từ chính trong phát biểu của Vance là “thế giới khan hiếm,” mà ông đã sử dụng năm lần để mô tả tình hình chiến lược của Mỹ: bị quá sức do các cam kết toàn cầu nên không thể vừa hỗ trợ Ukraine, đồng thời duy trì vị thế trong khu vực Trung Đông, cũng như chuẩn bị cho một cuộc chiến ở Đông Á, và do đó buộc phải tiết kiệm tài nguyên và mong đợi các đồng minh châu Âu sẽ tự chống đỡ vũ khí và tham vọng của Nga. Continue reading “Bản chất sống còn trong cuộc tranh luận về viện trợ cho Ukraine”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Trung Quốc ngày nay đã không còn ẩn mình chờ thời. Thay vào đó, nước này đang sản xuất tàu chiến và tên lửa nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể từ Thế chiến II. Máy bay và tàu chiến Trung Quốc liên tục mô phỏng các cuộc tấn công vào mục tiêu ở Đài Loan và Mỹ. Các tuyến đường biển châu Á có chi chít các tiền đồn quân sự của Trung Quốc và đầy ắp các tàu hải cảnh và tàu đánh cá Trung Quốc, ngang nhiên xua đuổi tàu của các nước láng giềng ra khỏi khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, Trung Quốc đang tiếp tay cho hành động tàn bạo của Nga đối với Ukraine và tập trung lực lượng ở biên giới Trung-Ấn. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P2)”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rủi ro xung đột đang ở mức báo động đỏ.

Khả năng Trung Quốc phát động chiến tranh là bao nhiêu? Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong các vấn đề quốc tế ngày nay. Nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự chống lại Đài Loan hoặc một mục tiêu khác ở Tây Thái Bình Dương, kết quả có thể là chiến tranh với Mỹ – một cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ sở hữu vũ khí hạt nhân đang tranh giành quyền bá chủ khu vực, và rộng hơn là bá quyền thế giới. Nếu Trung Quốc tấn công trong bối cảnh chiến tranh đang nổ ra ở Ukraine và Trung Đông, thế giới sẽ bị huỷ diệt bởi các cuộc xung đột đan xen trên khắp các khu vực trọng điểm của lục địa Á-Âu, một cuộc xung đột toàn cầu chưa từng có kể từ Thế chiến II. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei Asia, 01/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với Biden về vấn đề Triều Tiên.

Sau vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.

Đó là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc – người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng. Continue reading “Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc”

Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In Taiwan, distrust of Xi Jinping’s China is real,” Nikkei Asia, 18/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành viên của các đảng đối lập thân Bắc Kinh cũng cảm nhận được khủng hoảng.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, khi người dân Đài Bắc tranh luận sôi nổi nên bỏ phiếu cho ai, một cuộc tranh luận đặc biệt thú vị đã xảy ra giữa một ông già và một phụ nữ trẻ. Đáng ngạc nhiên là, trong số những từ xuất hiện nhiều nhất trong cuộc trò chuyện của họ, có Tập Cận Bình, tên nhà lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan,” New York Times, 16/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đã tránh gây chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phần lớn nhờ vào sự cân bằng tinh tế giữa răn đe và trấn an.

Nhưng sự cân bằng đó đã bị đảo lộn. Trung Quốc đang xây dựng và phô trương sức mạnh quân sự của mình, và những lời lẽ thù địch bắt đầu đến từ cả Bắc Kinh và Washington. Dường như, chiến tranh ngày càng dễ xảy ra hơn. Continue reading “Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?”

Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?

Nguồn: Joel Wuthnow, “Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military,” Foreign Affairs, 26/09/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ý nghĩa thực sự của việc các tướng lĩnh Trung Quốc biến mất là gì?

Trong hai tháng qua, hàng loạt tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và ban lãnh đạo lực lượng phụ trách tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs) của Trung Quốc. Những vụ việc này gây ngạc nhiên nếu xét đến quan điểm cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và việc ông cam kết loại bỏ tận gốc những hành vi sai trái trong nhiệm kỳ của mình. Trên thực tế, những hành vi sai trái không chỉ tiếp diễn mà còn ảnh hưởng đến một số bộ phận nhạy cảm nhất của PLA, cho thấy giới hạn quyền lực của Tập Cận Bình. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?”

Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”. Continue reading “Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị thượng đỉnh New Delhi của Nhóm G20 vừa bế mạc trong tình hình các bên bất đồng nghiêm trọng và thế giới bên ngoài không thuận lợi, cuối cùng đã thông qua bản tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về đoàn kết và hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn và gác lại một số bất đồng nghiêm trọng. Thế nhưng, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Biden sau khi rời New Delhi lại kéo mọi người về đến thực tế chính trị quốc tế phức tạp và thô ráp hơn. Ngày 10 tháng 9, Biden đến Hà Nội, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm ngắn ngủi đã được bàn tán ầm ĩ, người dưng nước lã cũng đều biết. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden”

Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 10/09/2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Hà Nội. Nếu như việc nâng cấp quan hệ vẫn là yêu cầu từ lâu của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam, đây là một diễn tiến ngoạn mục, bởi cho đến gần đây Hà Nội vẫn rất ngần ngại thắt chặt hơn nữa bang giao với Mỹ, vì sợ phản ứng từ Trung Quốc.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng thời điểm hiện nay là thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ mà không gặp trở ngại nào và cũng không gặp phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp. Continue reading “Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai”

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

-Lord Palmerston-

Việt Nam và Mỹ phải nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là tất yếu. Nhưng quá trình đó bị trì hoãn quá lâu, làm cho dư luận vừa hồi hộp vừa phấn khích như xem một vở kịch đang đến đoạn kết vui vẻ. Tuy không nên quá nôn nóng, nhưng lúc này là thời điểm tốt nhất để hai nước tiếp tục “trở về tương lai”. Trước bước ngoặt mới, nếu trì hoãn lâu hơn nữa sẽ mất nốt cơ hội. Continue reading “Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai””

Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?

Nguồn: Ye Myo Hein và Lucas Myers, “Is Myanmar the Frontline of a New Cold War?,” Foreign Affairs, 19/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại cuộc nội chiến Myanmar như thế nào?

Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, nước này đã rơi vào vòng xoáy chết chóc. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền của quần chúng đã dần bùng lên thành kháng chiến vũ trang, khiến phần lớn đất nước rơi vào cuộc nội chiến mới. Kể từ đó, xung đột đã chuyển sang nổi dậy kéo dài, với các lực lượng mới, ủng hộ dân chủ chiến đấu bên cạnh các nhóm vũ trang sắc tộc, vốn đã đối đầu chính quyền trung ương suốt hàng chục năm. Dù ngày càng có khả năng xảy ra bế tắc chiến lược, cả chính quyền quân sự lẫn lực lượng kháng chiến đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Các quốc gia láng giềng đã cố gắng làm trung gian hòa giải, nhưng một nền hòa bình thông qua thương lượng vẫn còn rất xa vời. Continue reading “Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”

Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “On Taiwan’s remote islands, Lithuanian beer is the star,” Nikkei Asia, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chiếc kệ cửa hàng tiện lợi ở Quần đảo Mã Tổ đã phản ánh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc.

Khoảng 10 cửa hàng tiện lợi đang hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương trên Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan chính là mô hình thu nhỏ của địa chính trị.

Nhiều loại bia bán ở các cửa hàng này đến từ Litva, một quốc gia nhỏ ở vùng Baltic đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi cho phép đặt Văn phòng Đại diện Đài Loan ở thủ đô Vilnius. Continue reading “Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ”

Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “India Is Becoming a Power in Southeast Asia,” Foreign Policy, 07/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

New Delhi và các đối tác của họ đang xích lại gần nhau để ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Dù điều này đã diễn ra lâu nay, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nhân tố chiến lược ở Đông Nam Á. Trong một loạt các hoạt động ngoại giao khu vực, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí với Việt Nam, đứng về phía Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia. Đây là một trường hợp cân bằng quyền lực chính trị xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa quan hệ quốc tế: Dù hầu hết các chính phủ Đông Nam Á từ lâu đã chủ trương không chọn phe địa chính trị, nhưng sự hung hăng của Trung Quốc trong và xung quanh Biển Đông đang khiến Ấn Độ và các đối tác của họ xích lại gần nhau. Continue reading “Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á”