Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt

Nguồn:Russian spooks are being kicked out of Europe en masse,” The Economist, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành tình báo của Nga có thể bị thụt lùi nhiều năm.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến quân đội nước này bị tổn thương và nền kinh tế bị tàn phá. Giờ đây, các điệp viên của Nga bắt đầu bị ảnh hưởng. Ngày 07/04, Áo, sau nhiều năm là trung tâm hoạt động gián điệp của Nga, đã trở thành quốc gia mới nhất trục xuất những người bị nghi là tình báo Nga, nâng tổng số quan chức Nga bị trục xuất khỏi Mỹ và châu Âu kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên hơn 400. Vụ trục xuất hàng loạt, lớn nhất trong lịch sử này có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến lực lượng tình báo của Vladimir Putin, cũng như khả năng do thám – và lật đổ – ở châu Âu. Continue reading “Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt”

Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?

Nguồn: “Wie Putin seinen Sowjet-Traum zerstört”, WELT, 28/03/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong cuộc chiến Ukraine, Putin mơ về sự tái sinh của Liên Xô. Nhưng cuộc chiến của ông ta lại đang tạo ra những điều trái ngược. Kazakhstan là nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ quan trọng đầu tiên tách khỏi Nga – và muốn quay sang phương Tây. WELT đã có các cuộc trao đổi độc quyền với các quan chức chính phủ tại đây.

Chưa đầy ba tháng trước, Tổng thống Kazakhstan yêu cầu Điện Kremlin đưa quân vào đất nước ông. Hồi tháng Giêng, ngay trước khi Nga tấn công Ukraine, bạo loạn đã làm rung chuyển quốc gia Trung Á rộng lớn này. Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối mức giá quá cao của khí đốt hóa lỏng, nguồn nhiên liệu chủ yếu của người dân tại đây. Đây cũng là một nguồn năng lượng rất phong phú ở Kazakhstan, tuy nhiên chỉ có một số ít người làm giàu giờ nguồn nhiên liệu này. Các nhóm bạo loạn đã tấn công các đồn cảnh sát và sân bay thủ đô. Tổng thống Qassym-Jomart Tokayev lo sợ xảy ra đảo chính. Ông kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga thống trị, một hiệp ước của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?”

Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, China needs to drop Putin now, scholar insists, Nikkei Asia, 17/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn chính phủ nói Bắc Kinh nên đứng về lề phải của lịch sử

“Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt [với ông ta] càng sớm càng tốt.”

Những lời này được viết bởi một học giả Trung Quốc nổi tiếng, và nó đã chi phối cuộc thảo luận giữa các chuyên gia đối ngoại và an ninh Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Đề xuất táo bạo kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến từ Hu Wei, một nhà khoa học chính trị đang làm việc cho Văn phòng Quốc vụ viện Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Continue reading “Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức”

Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine

Nguồn: Francis Fukuyama, Preparing for Defeat, American Purpose, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi viết bài này khi đang ở Skopje, Bắc Macedonia, nơi tôi vừa đến hồi tuần trước, để giảng dạy một trong các khóa học của Học viện Lãnh đạo về Phát triển (Leadership Academy for Development). Việc theo dõi cuộc chiến Ukraine ở nơi này thực ra không khác gì về mặt thông tin, ngoại trừ việc tôi đang ở múi giờ liền kề với chiến trường, và thực tế là có nhiều sự ủng hộ hơn dành cho Putin ở khu vực Balkan, so với các khu vực khác của châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Serbia, và việc nước này cho phép vận hành trang tin Sputnik của Nga. Continue reading “Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine”

Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?

Nguồn: “Ukraine-Krieg: Israels neue Rolle als Friedensvermittler in Europa”, WELT, 06/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cho đến nay, người châu Âu luôn cố gắng xây dựng, gìn giữ hòa bình cho Trung Đông. Nay diễn ra điều ngược lại: Israel muốn đóng vai trò trung gian hòa giải ở châu Âu để chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Liệu điều này có thành công hay không vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng có một tia hy vọng.

Chuyến thăm vào tối thứ Bảy vừa qua chứng minh trật tự thế giới đã bị đảo lộn như thế nào. Thủ tướng Israel Naftali Bennett bay tới Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Naftali Bennett là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Putin tiếp kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Hai ông đã nói chuyện trong ba giờ đồng hồ. Continue reading “Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia

Tác giả: Phúc Long

Một vụ trộm cách đây 30 năm trong hoàng cung Saudi Arabia đã châm ngòi hàng loạt vụ giết người bí ẩn và cuộc khủng hoảng ngoại giao Thái Lan – Saudi đến tận ngày nay.

Một buổi chiều năm 1989, tên trộm quyết định ra tay trong lúc vợ chồng hoàng tử Faisal của Vương quốc Saudi Arabia vắng nhà để đi nghỉ mát.

Kriangkrai Techamong làm công việc quét dọn trong tòa dinh thự, anh ta biết có 3 trong 4 két sắt chứa nữ trang, đá quý của ông chủ thường xuyên không khóa. Continue reading “Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia”

Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s threats disguise a weakening position”, Financial Times, 10/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Nga đang bị bao vây. Kẻ thù của Nga đã tiến đến sát biên giới. Liên minh thù địch NATO hiện đang đe dọa kết nạp Ukraine – vốn là một phần về mặt lịch sử và tinh thần của Nga. Giờ đây tất cả phụ thuộc vào Vladimir Putin – với tư cách là người thừa kế của Peter Đại đế, Alexander Đệ Nhất và Joseph Stalin – trong việc lãnh đạo nước Nga từ Điện Kremlin chống lại các mối đe dọa trên.

Nói chung, đây là luận điệu mà chính phủ Nga đang tuyên truyền, tại thời điểm bắt đầu một tuần hội đàm quan trọng với phương Tây. Nga đã tăng cường binh lính ở biên giới với Ukraine, đe dọa xâm lược nước láng giềng phía tây, nhưng tuyên bố đây là một phản ứng phòng thủ trước sự bành trướng của NATO. Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Matxcơva, giải thích rằng đối với Putin “Ukraine là chốt chặn cuối cùng”. Continue reading “Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?”

Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng

Nguồn:Kasachstan: Was steckt hinter den Protesten – und wie geht es weiter?” WELT, 08/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kazakhstan không yên tĩnh: Trong cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, quân đội đã hành động chống lại người biểu tình, hàng chục người đã thiệt mạng. Sau đây là một số hỏi đáp về tình hình ở quốc gia lớn thứ chín thế giới này.

Các sự kiện ở Cộng hòa Kazakhstan vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ diễn ra dày đặc và nhanh chóng: Biểu tình ở khắp nơi phản đối tăng giá khí đốt đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Nhiều người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa chống lại sự lãnh đạo độc tài, nhưng các đám đông có vũ trang cũng lao vào các cuộc giao tranh với lực lượng an ninh. Continue reading “Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng”

Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc

Nguồn: Eric Li on the failure of liberal democracy and the rise of China’s way”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nền dân chủ đang ở trong tình trạng báo động. Freedom House tuyên bố “sự suy giảm dân chủ toàn cầu đã tăng tốc” và ngay cả ở Mỹ, dân chủ đã “suy giảm đáng kể”. Theo nghiên cứu của Viện V-Dem ở Thụy Điển, phần lớn sự suy yếu của dân chủ đang diễn ra ở các quốc gia liên kết với Mỹ. Larry Diamond, một nhà xã hội học chính trị, lập luận rằng “suy thoái dân chủ” đã đạt đến mức “khủng hoảng”, một tình trạng được thúc đẩy thêm bởi đại dịch. Có rất nhiều chẩn đoán được đưa ra. Francis Fukuyama, một nhà khoa học chính trị, tin rằng chính phủ Mỹ bị giới tinh hoa thao túng và công chúng bị chia rẽ bởi bản sắc văn hóa. Cũng có những người luôn muốn tìm câu trả lời dễ dàng bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc và Nga. Continue reading “Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc”

Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?

Nguồn: “Zapfenstreich für Angela Merkel: Rententipps für die Bundeskanzlerin aus dem Ausland”, WELT, 3/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Với 16 năm làm thủ tướng, bà Angela Merkel có nhiều đồng nghiệp ở nước ngoài hơn bất kỳ người đứng đầu chính phủ nào khác. Hầu hết trong số họ đã nghỉ hưu về chính trị từ lâu. Tuy nhiên bà Thủ tướng không nên lấy tất cả các vị này làm hình mẫu cho mình.

Khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng liên bang, bà Angela Merkel được Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức tiễn đưa bằng một nghi lễ truyền thống của nước Đức dành cho các vị nguyên thủ. Chính thức bà thủ tướng sẽ nghỉ hưu trong tuần tới, khi chính phủ mới lên nắm quyền. Vậy bà Markel sẽ định hình việc nghỉ hưu của mình ra sao? Các cựu nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ ở các nước khác, những người mà bà Merkel đã cộng tác trong 16 năm qua, cho thấy điều đó có thể được thực hiện như thế nào. Continue reading “Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?”

Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?

Nguồn: Hannes Stein,“Die USA nach Joe Biden: Erst kommt die Finsternis, dann ein neues Land”, WELT, 30/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Donald Trump rất có thể sẽ trở lại nắm quyền vào năm 2024, nước Mỹ có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Di sản của Joe Biden sẽ tồn tại cả sau cuộc khủng hoảng này và mở đường cho một nền dân chủ đa chủng tộc. Tổng thống đã thực hiện bước đi có ý nghĩa quyết định đối với sự kiện này.

Không phải ai cũng thích thú với khoa học viễn tưởng, vì vậy ngay từ đầu xin có lời giải thích như sau: Hari Seldon là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Foundation” của Isaac Asimov. Hari Seldon là một nhà toán học lỗi lạc và ông ta biết chắc chắn về hai điều. Điều đầu tiên, đế chế thiên hà mà ông ta đang sống, có quyền lực và sự giàu có dường như vô biên, rồi đây cũng sẽ sụp đổ. Hàng nghìn năm sau đó sẽ diễn ra các cuộc nội chiến triền miên và sự tàn bạo khôn lường. Thứ hai, Hari Seldon biết ông ta cũng chỉ là một người trần tục. Ông ấy cũng có thể phải ngồi xe lăn, trở thành một người già nua, bệnh tật, và cuộc sống của ông cũng không còn được bao lăm. Vì vậy, Seldon soạn thảo một kế hoạch để nó giúp ông và đế chế ngân hà này giảm được thời gian tăm tối khoảng một nghìn năm sau khi đế chế sụp đổ. Continue reading “Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?”

Kishore Mahbubani thảo luận về tương lai châu Á và Trung Quốc

Nguồn: Stefan Aust und Kishore Mahbubani: „Ich garantiere Ihnen, dass China in einem solchen Fall den Krieg erklären wird“, WELT, 27/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kishore Mahbubani được đánh giá là một trong những nhà tư tưởng địa chiến lược sáng giá nhất ở châu Á hiện nay. Trong một cuộc trao đổi với Stefan Aust, vị cựu đại sứ Singapore này cáo buộc phương Tây đánh giá sai về Trung Quốc do thói kiêu ngạo của mình. Ông coi 200 năm vừa qua là một tai nạn lịch sử.

Theo lời mời của Quỹ Konrad Adenauer tại Singapore, Stefan Aust, nhà xuất bản báo WELT (Đức) đã có cuộc trao đổi với ông Kishore Mahbubani, cựu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại sứ lâu năm của Singapore ở nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ. Ông cũng là giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, một trong những nhà lãnh đạo tư tưởng quan trọng nhất ở châu Á. Chủ đề: “Tập Cận Bình và vai trò của Trung Quốc trong một thế giới đang biến đổi”. 50 khách mời, bao gồm một số đại sứ và thành viên quốc hội, đã họp mặt trong phòng tiệc của khách sạn Shangri-La ở Singapore. Stefan Aust tham gia cuộc gặp gỡ từ Hamburg. Sự kiện này là dịp kỷ niệm 25 năm thành lập chương trình truyền thông Châu Á của Quỹ Konrad Adenauer. Continue reading “Kishore Mahbubani thảo luận về tương lai châu Á và Trung Quốc”

Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên

Nguồn: Colum Lynch, “The Life of Diplomats in North Korea”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tài liệu nội bộ của Liên Hợp Quốc nêu chi tiết gánh nặng mà các nhà ngoại giao nước ngoài phải đối mặt do các lệnh trừng phạt và một chính phủ kiểm soát chặt đến ngột ngạt ở Bình Nhưỡng.

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, đại sứ Nga tại Triều Tiên lúc bấy giờ, Valery Sukhinin, đã kể trước quan khách một cuộc họp của các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các thách thức của đời sống ngoại giao ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị cấm vận.

Ông phàn nàn việc Đại sứ quán Nga phải vận chuyển những bao tiền mặt từ Moscow và Bắc Kinh để trang trải chi phí và trả lương cho nhân viên, vì các ngân hàng phương Tây không chấp thuận các giao dịch ngân hàng với Triều Tiên. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, bao gồm Toyota và Mitsubishi, do cảnh giác với các lệnh trừng phạt, đã không bán ô tô hoặc phụ tùng để phục vụ đội xe của Đại sứ quán, trong khi Volkswagen từ chối yêu cầu mua một chiếc xe jeep để Lãnh sự quán Nga sử dụng tại một khu vực không có đường nhựa, khẳng định rằng chiếc xe là một mặt hàng xa xỉ bị cấm xuất sang Triều Tiên. Continue reading “Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên”

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại. Continue reading “Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng”

Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?

Nguồn: How the LDP dominates Japan’s politics”, The Economist, 28/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng đã nắm quyền gần như liên tục kể từ năm 1955. Điều đó không có nghĩa là cử tri hạnh phúc.

Từ ngày thành lập năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật đã thống trị nền chính trị của đất nước này. Đảng đã cầm quyền liên tục, trừ hai nhiệm kỳ ngắn ngủi vào các năm 1993-1994 và 2009-2012. Kể từ khi giành lại quyền lực vào năm 2012, LDP và đối tác liên minh nhỏ hơn của mình, Đảng Komeito (Đảng Công minh), đã thắng sáu cuộc bầu cử quốc gia liên tiếp. Khi cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 31 tháng 10 này, LDP có khả năng lại về đầu. Điều này xảy ra không phải trong một hệ thống chuyên quyền, mà trong một nền dân chủ với các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Làm thế nào mà LDP có thể giữ được quyền lực vững chắc như vậy? Continue reading “Điều gì giúp LDP thống trị nền chính trị Nhật Bản?”

Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?

Nguồn: Nima Sanandaji, “Nordic Countries Aren’t Actually Socialist”, Foreign Policy, 27/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nước Bắc Âu thường được quốc tế sử dụng để chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động. Đúng là các đảng dân chủ xã hội đang thành công ở khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Bắc Âu đang chứng kiến ​​sự trở lại một phần của các đảng dân chủ xã hội, các chính sách của họ trên thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa, mà là trung dung.

Các quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã theo đuổi chủ nghĩa xã hội từ khoảng năm 1970 đến 1990. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua, cả các chính phủ bảo thủ và dân chủ xã hội đều hướng về phía trung dung. Ngày nay, các nhà dân chủ xã hội Bắc Âu đã áp dụng các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, thắt chặt các điều kiện hưởng phúc lợi xã hội, có lập trường cứng rắn hơn đối với tội phạm và thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Continue reading “Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?”

Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?

Tác giả: Thôi Thanh Minh

Ngày nay, ai ra nước ngoài dù với mục đích gì cũng cần mang theo hộ chiếu. Cuốn sổ nhỏ này thường được đánh số, chứa một tập hợp thông tin nhất định về một người, chẳng hạn như tên, ngày sinh, nơi sinh, một tấm ảnh chân dung, và dường như những đặc điểm này trao cho hộ chiếu một thứ giá trị thực thụ bởi nếu thiếu nó, chúng ta sẽ khó có thể đi qua được biên giới quốc tế, hoặc tệ hơn, bị trừng phạt khi ở nước ngoài. Mặc dù vậy, thực ra trong phần lớn lịch sử, người ta từng không cần có hộ chiếu để đi lại từ nơi này qua nơi khác, và ban đầu cơ chế quản lý đi lại bằng hộ chiếu có mục đích rất khác so với ngày nay. Cuốn sách “The invention of the passport: surveillance, citizenship and the state” (Sự phát minh ra hộ chiếu: Giám sát, địa vị công dân và nhà nước) của giáo sư John C. Torpey cho chúng ta biết quá trình phát triển và ứng dụng của hộ chiếu hiện đại diễn ra như thế nào, và những nỗ lực mang tính kiểm soát của các nhà nước đằng sau những tấm hộ chiếu. Continue reading “Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?”