#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT

20140823_LDP001_0

Nguồn: M. Taylor Fravel (2010). “International Relations Theory and China’s Rise: Assessing China’s Potential for Territorial Expansion”, International Studies Review, 12, pp. 505–532.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình trỗi dậy trở thành cường quốc của Trung Quốc mang tính hòa bình hay bạo lực vẫn luôn là một câu hỏi khiến cho các học giả lẫn các nhà chính trị phải lưu tâm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, những quan điểm lý thuyết cạnh tranh nhau đưa ra những cách lý giải khác nhau cho câu hỏi quan trọng này. Các học giả nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc thông qua lăng kính của lý thuyết chuyển giao quyền lực (power transition theory) hay Chủ nghĩa Hiện thực tấn công (offensive realism) đã dự đoán về một tương lai đầy xung đột.

Continue reading “#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT”

Bá quyền (Hegemony)

Sotay

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hegemonia (bá quyền), theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp, là “lãnh đạo”, được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa các thành bang thời Hy Lạp cổ đại. Bá quyền trong quan hệ quốc tế thường được định nghĩa là sự lãnh đạo hay sự thống trị của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia khác, thường là trong một khu vực. Nhưng “nhóm các quốc gia” có những giả định trước về mối quan hệ giữa chúng. Thực tế cho thấy khái niệm “lãnh đạo” mang hàm ý một mức độ nào đó về trật tự xã hội và tổ chức tập thể. Các quốc gia là những cá thể, bao gồm cả quốc gia bá quyền, vốn là quốc gia có sức mạnh áp đảo nhất trong trật tự xã hội đó. Do đó, rõ ràng khái niệm bá quyền gắn liền với khái niệm về hệ thống quốc tế. Bá quyền không tồn tại đơn độc, mà là một hiện tượng chính trị đặc biệt tồn tại trong một hệ thống quốc tế nào đó, mà chính hệ thống này là sản phẩm của các hoàn cảnh chính trị và lịch sử cụ thể. Continue reading “Bá quyền (Hegemony)”

#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ

david-goliath

Nguồn: James E. Goodby (2014). “The Survival Strategies of Small Nations”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 31-39.

Biên dịch & Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Bài liên quan: Cuộc đối thoại ở Melos

Tác giả người Czech Milan Kundera đã từng cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm bảo sự sinh tồn của mình. Ông viết:

Nước nhỏ là một nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó. Một người Pháp, Nga, và Anh thường không nghi ngờ về sự tồn tại của quốc gia mình. Trong lời quốc ca của họ chỉ tồn tại những ca từ nói về sự vĩ đại và vĩnh cửu. Tuy nhiên, lời quốc ca của Ba Lan, như chúng ta có thể thấy, được bắt đầu với câu: Ba Lan vẫn chưa suy vong…”[1]

Continue reading “#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ”

Những rủi ro địa chính trị ở châu Á

0,,16169685_303,00

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

Rủi ro địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc xung đột giữa Israel và Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay nguy cơ bất ổn kéo dài từ Maghreb (Ả-rập Bắc Phi) cho tới tận Hindu Kush (dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan). Thậm chí, đó cũng không phải là nguy cơ có thể xảy ra Chiến tranh Lạnh thứ Hai giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Những rủi ro địa chính trị ở châu Á”

An ninh tập thể (Collective security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Khái niệm an ninh tập thể (collective security) nổi lên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 khi chứng kiến nỗi kinh hoàng của chiến tranh và phản ứng trước sự yếu kém của chính sách cân bằng quyền lực và cơ chế tự cứu (self-help) của các quốc gia Châu Âu – được xem là nguyên nhân gây nên Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Tổng thống Woodrow Wilson, một người theo trường phái tự do cổ điển, chủ trương thay đổi hệ thống quốc tế đang vận hành theo cơ chế cân bằng quyền lực sang cơ chế an ninh tập thể thông qua Tuyên bố 14 điểm của ông và “Hội Quốc Liên” là sản phẩm từ tư tưởng này. Continue reading “An ninh tập thể (Collective security)”

#226 – Cái chết của thần Ares: Xu hướng biến mất của chiến tranh

war-to-end-all-wars

Nguồn: Bruno Tetrais (2012).The Demise of Ares: The End of War as We Know It?”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 3, pp. 7-22.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21 

Năm 1990, nhà khoa học chính trị người Mỹ John Mearsheimer đã đưa ra dự đoán rằng chúng ta sẽ sớm “thấy nhớ Chiến tranh Lạnh”.[1] Trong những năm tháng sau đó, sự bùng nổ của những cuộc xung đột đẫm máu ở Balkans và châu Phi làm dấy lên nỗi sợ hãi về thời đại của sự hỗn loạn trên phạm vi toàn cầu. Các tác giả như Robert Kaplan và Benjamin Barber đã phổ biến một viễn cảnh bi quan của thế giới, trong đó thế hệ người man rợ mới, được giải thoát khỏi các ràng buộc của sự đối đầu Đông – Tây, sẽ tự do theo đuổi các mối hận thù và đức tin tôn giáo của tổ tiên họ.[2] Các nhà báo James Dale Davidson và William Rees-Mogg còn thêm vào rằng bạo lực sẽ lại nổi lên như một điều tất yếu của cuộc sống.[3] Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Daniel Patrick Moynihan còn cảnh báo rằng Trái đất sẽ sớm trở thành “địa ngục”.[4] Continue reading “#226 – Cái chết của thần Ares: Xu hướng biến mất của chiến tranh”

Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á

247706-files-china-forex-yuan-invest-business-asia

Nguồn: Yuriko Koike (2013). “Chapter seven: The new shape of Asia”, Adelphi Series, 53:439, pp. 127-132.

Biên dịch: Trần Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Vai trò của đồng nhân dân tệ trong nền kinh tế thế giới phải được nhìn nhận trong bối cảnh quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc trong trật tự quốc tế hiện tại, điều có lẽ là thách thức lớn nhất mà các nhà chiến lược về ngoại giao và quân sự đang phải đối mặt ngày nay. Hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai, đồng thời cũng là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Sức mạnh kinh tế này cho phép Trung Quốc gây ảnh hưởng lên nhiều khu vực trên toàn cầu, nơi mà cách đây một thập kỷ sự hiện diện của Trung Quốc còn rất hạn chế. Continue reading “Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á”

An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)

Sotay

Tác giả: Chu Duy Ly

Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi truyền thống (ANPTT).

Về khái niệm, ANPTT xuất hiện từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan điểm chung về khái niệm của thuật ngữ này. Những quan điểm khác nhau về thuật ngữ này có thể được chia thành hai trường phái. Continue reading “An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)”

#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế

2264359345

Nguồn: William W. Burke-White (2014). “Crimea and the International Legal Order”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 4, pp. 65-80.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Crimea đã thuộc về Nga. Tại thời điểm này, cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3 năm 2014 và việc Nga sáp nhập Crimea sau đó đã là các sự kiện lịch sử, ngay cả khi biên giới lãnh thổ và tương lai chính trị của Ukraine vẫn còn đang bị tranh chấp. Dù vậy, khi sự chú ý của thế giới đã chuyển từ Sevastopol sang Kiev và nhiều cuộc khủng hoảng gần đây tại những nơi khác, một sự cân bằng chủ chốt giữa hai trong số những nguyên tắc cơ bản nhất của trật tự pháp lý và chính trị quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai vẫn đang bị đe dọa.

Tại Crimea, Nga đã sử dụng luật  quốc tế một cách khôn ngoan, trong đó lợi dụng được sự mâu thuẫn giữa nguyên tắc cơ bản nghiêm cấm chiếm đoạt lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực và một nguyên tắc cơ bản không kém là quyền tự quyết để từ đó chiếm đoạt Crimea. Continue reading “#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế”

Quản trị một thế giới hỗn loạn

cgws_background

Tác giả: Anne-Marie Slaughter | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Liệu chúng ta có thể xây dựng một trật tự thế giới đủ sức để gìn giữ được hòa bình và đảm bảo các nước tuân thủ luật chơi hay không? Đó là câu hỏi mà Henry Kissinger đặt ra trong cuốn sách mới của ông mang tên World Order (Trật tự Thế giới). Thật không may, đó là một câu hỏi sai lầm.

Kissinger định nghĩa “trật tự thế giới” như một khái niệm về các dàn xếp quốc tế công bằng và “được cho là có thể áp dụng được trên toàn thế giới.” Ví dụ, trước khi Liên minh châu Âu ra đời, châu Âu quan niệm trật tự thế giới là một sự cân bằng giữa các cường quốc mà trong đó nhiều tôn giáo và hình thức chính thể khác nhau có thể cùng tồn tại. Continue reading “Quản trị một thế giới hỗn loạn”

An ninh con người (Human security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh & Nguyễn Hồng Bảo Thi

Khái niệm an ninh con người (human security) xuất hiện vào giai đoạn chứng kiến nhiều thay đổi lớn của thế giới – sự sụp đổ của Liên Xô, kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện những khuynh hướng trong việc xem xét và nghiên cứu khái niệm an ninh. Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe doạ và xung đột mới nảy sinh đi cùng với xu hướng toàn cầu hoá cũng như sự xuất hiện mạnh mẽ của các chủ thể phi quốc gia đã gây nên những bất ổn an ninh mới cho từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới. Continue reading “An ninh con người (Human security)”

Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay

Tác giả: Marc Grossman & Simon Henderson | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Sự bất mãn và hỗn loạn tại khu vực Trung Đông bắt nguồn từ những hiệp ước được soạn từ cuối Thế Chiến I.

Mùa hè năm 2014 là thời gian của những so sánh tương đồng và các lễ kỷ niệm. Các nhà lãnh đạo châu Âu kỷ niệm ngày Thế Chiến I bùng nổ. Việc Tổng thống Nga Putin sáp nhập Crimea, phá vỡ sự ổn định tại Ukraine và xâm chiếm miền Đông nước này đã gợi lại những ngày đầy hiểm họa và thử thách trước tháng 9 năm 1939.

Nhưng trong lúc Trung Đông và Bắc Phi chìm trong bất ổn khu vực, có lẽ chúng ta nên chuyển sự tập trung sang sự kết thúc của Thế Chiến I – và đặc biệt là thỏa thuận do Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, Thủ tướng Anh David Lloyd George và Thủ tướng Pháp George Clemenceau xây dựng nên tại Versailles năm 1919. Continue reading “Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay”

An ninh (Security)

Sotay

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

An ninh, hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa. Tuy nhiên, an ninh không phải là một khái niệm tĩnh mà là một khái niệm động và trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng như cách tiếp cận. Từ một ý niệm truyền thống xoay quanh các chủ đề quân sự, chiến tranh và bạo lực, khái niệm an ninh với những kết nối mới đã mở ra những chiều kích xuất phát từ nhiều lãnh vực khác nhau. Từ góc nhìn ban đầu tập trung vào Nhà nước (với vai trò vừa là chủ thể, vừa là cấp độ phân tích) các học giả đang nói về những “hình thái an ninh” mới, với sự thay đổi về chủ thể lẫn khách thể, cũng như phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của những tác nhân mới này. Continue reading “An ninh (Security)”

#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau

global connections

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 7), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 204-232.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh năm 1989, một số nhà quan sát cho rằng vấn đề kinh tế sẽ đóng vai trò trọng tâm hơn trong nền chính trị thế giới. Các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế mở rộng trên toàn cầu đã tăng nhanh khi chi phí liên lạc và giao thông vận tải giảm xuống, giúp thu hẹp khoảng cách không gian. Vai trò của thị trường cũng đã tăng lên nhờ các công nghệ mới về thông tin và giao thông vận tải cũng như sự thay đổi thái độ đối với vai trò của chính phủ và nhà nước. Gần như một nửa sản xuất công nghiệp hiện nay được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia. Quyết định của các công ty này về việc đặt nhà máy sản xuất ở đâu có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế và chính trị nội bộ của các các nước. Continue reading “#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”

Bóng đen hạt nhân của Triều Tiên

north-korea-rocket_2477903b

Tác giả: Christopher R. Hill | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Thông báo gần đây của chính quyền Triều Tiên về việc sẽ không cho phép bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào vào nước này để tự bảo vệ mình khỏi vi rút Ebola đã gợi lên những tiếng cười khúc khích trên toàn thế giới. “Biết điều thì vi-rút Ebola chớ nên tham quan nơi đó,” nhiều nhà quan sát châm biếm. Ngay cả khi thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, Triều Tiên dường như vẫn tiếp tục trì trệ trong một thế giới âm u của chủ nghĩa Stalin. Nhưng kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn của cái thế giới âm u đó không phải là chuyện đáng cười. Continue reading “Bóng đen hạt nhân của Triều Tiên”

Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

chinajapanfaceoff

Tác giả: Liu Jiangyong | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Năm 2014 đánh dấu 120 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-95) bùng nổ. Nhưng dù hai nước đã trải qua nhiều thập kỷ hòa bình, ở Trung Quốc vẫn tồn tại một cảm giác bất an rằng những diễn biến và việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản gần đây đã tạo ra tình cảnh tương tự như thập kỷ trước năm 1894.

Vào thời điểm nói trên, lấy cớ bảo vệ lãnh sự quán và kiều dân của mình, chính phủ Nhật Bản đã đem quân vào bán đảo Triều Tiên và xâm lược Trung Quốc. Bốn năm trước đó, vào tháng 12 năm 1890, Thủ tướng Nhật Bản khi đó và là “cha đẻ” của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Yamagata Aritomo, đã đưa ra bài phát biểu chính sách tuyên bố rằng có hai ranh giới cần phải được bảo vệ nếu Nhật Bản muốn có năng lực tự phòng thủ. Continue reading “Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến”

Khủng hoảng Ukraine và tư duy của người Nga

putin_2827916b

Tác giả: Ghia Nodia | Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

Khủng hoảng Ukraine đã làm tiêu tan những giả định chủ yếu của Phương Tây về nước Nga. Và nhiều nhà phân tích cũng như các chính trị gia vội vàng kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hành xử một cách thiếu lý trí. Nhưng chính những giả định của Phương Tây về nước Nga mới phải được xem xét lại. Nhất là, điều gì đã khiến nước Nga hăng hái thách thức trật tự quốc tế hiện nay, đầu tiên là ở Gruzia năm 2008 và hiện nay là ở Ukraine? Continue reading “Khủng hoảng Ukraine và tư duy của người Nga”

#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo

09-20-UNIFIL-day-of-peace

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 10), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Tôi từ chối chấp nhận ý tưởng đáng ngờ rằng lần lượt từng quốc gia sẽ phải trượt xuống chiếc thang của chủ nghĩa quân phiệt….

Martin Luther King, Jr. – Lãnh đạo phong trào quyền dân sự của Mỹ

 Một vài người rời đi bằng những chiếc xe moóc có thể làm nhà ở và những chiếc ô tô cũ han rỉ. Những người khác thì nhồi nhét nhau trên những chuyến tàu hay chiếc xe ba gác dùng để chở gia súc. Rất nhiều người nữa thì đi bộ khó nhọc. Ước tính 740.000 người tị nạn là  người Albani thiểu số tràn ra từ Kosovo trong tháng 3 năm 1999. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 ở Châu Âu mới xảy ra một cuộc di dân lớn như vậy. Continue reading “#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo”

Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ

India

Nguồn: Manjari Chatterjee Miller, “India’s Feeble Foreign Policy”, Foreign Affairs, May/June 2013, pp. 14-19.

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Trong thập niên trước, ít có xu thế nào thu hút được sự quan tâm của thế giới nhiều như cái được cho là “sự trỗi dậy của các quốc gia còn lại”, bước đột phá ngoạn mục về kinh tế và chính trị của các thế lực như Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể ở Mỹ, các nhà quan sát Ấn Độ coi nền kinh tế quy mô lớn và mở rộng nhanh chóng, số dân đồ sộ và kho vũ khí hạt nhân của quốc gia này là những dấu hiệu của sự vĩ đại sắp đến của quốc gia này. Một số nhà quan sát khác lại lo ngại về tốc độ trỗi dậy của Ấn Độ, hoài nghi rằng liệu New Delhi có đang tận dụng hết tiềm năng phát triển, liệu cơ sở hạ tầng kém chất lượng có kìm hãm đất nước này, và liệu quốc gia này có đủ mạnh để chống chọi lại một Trung Quốc đang ngày càng tham vọng hay không. Continue reading “Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ”

Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn

Asia-Pacific-Economic-Cooperation-APEC-China-2014

Tác giả: Yuriko Koike | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao thành công, những công việc chuẩn bị với mọi khía cạnh của cuộc họp luôn được tỉ mỉ dàn dựng từ trước, từ những cái bắt tay đầu tiên cho tới các thông cáo cuối cùng. Nhưng Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng tới có vẻ là một kế hoạch đầy rủi ro. Thậm chí chưa rõ liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đồng ý gặp gỡ một trong những khách mời quan trọng nhất của ông là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hay không. Và liệu Abe có thể gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay không cũng còn chưa chắc chắn. Continue reading “Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn”