Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”

Cái kết nào cho cạnh tranh Mỹ – Trung?

Tác giả: Linh Dương

Trong suốt hơn ba thập kỷ kể từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, các thế hệ lãnh đạo ở Washington đã kỳ vọng rằng chính sách can dự của họ sẽ thành công trong việc “thuần phục” Trung Quốc. Họ đã nuôi ảo tưởng rằng Trung Quốc sau khi hội nhập quốc tế và trở nên giàu mạnh sẽ trở thành một quốc gia dân chủ, vừa chấp nhận luật chơi của phương Tây vừa chấp nhận vị thế bá quyền của Hoa Kỳ. Thực tế chứng minh người Mỹ đã sai lầm.

Tuy nhiên, phải đến khoảng 10 năm gần đây Washington mới thực sự chấp nhận rằng chính sách ngoại giao mềm mỏng của mình đã thất bại. Trung Quốc nay tuy đã cường thịnh nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập đang trở nên chuyên quyền hơn ở trong nước và hành xử cứng rắn hơn trên trường quốc tế. Tổng thống Obama vì thế đã khởi xướng chính sách “xoay trục về châu Á” trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, tạo cơ sở cho các chính sách chống Trung Quốc trực diện và mạnh mẽ hơn dưới thời chính quyền Trump và nay là chính quyền Biden. Continue reading “Cái kết nào cho cạnh tranh Mỹ – Trung?”

Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?

Nguồn: How the crisis over Taiwan will change US-China relations”, The Economist, 11/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cuộc đối đầu có vẻ sẽ mở ra một kỷ nguyên thù địch mới đầy nguy hiểm.

Tháng 01/1950, ba tháng sau chiến thắng của phe Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Quốc, tổng thống Harry Truman đưa ra một tuyên bố: Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để giúp đỡ phe Quốc dân Đảng – những người bại trận chạy sang đảo Đài Loan. Mao Trạch Đông lúc ấy đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lược [vào Đài Loan] và có lẽ sẽ thành công nếu chiến tranh Triều Tiên không nổ ra vào tháng 6 năm đó. Cuộc xung đột đã thay đổi chiến lược của Truman: ủng hộ Hàn Quốc và ra lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Loan nhằm ngăn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở châu Á. Bốn năm sau, khi lực lượng Trung Quốc tấn công một số đảo ngoại vi của Đài Loan, các quan chức Mỹ đã đe dọa tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, một lần nữa buộc Mao phải lùi bước. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?”

Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Phạm Duy Thực**

 Tóm tắt: Khủng hoảng U-crai-na tạo ra nhiều hệ luỵ đối với quan hệ quốc tế, trong đó trật tự quốc tế có nguy cơ bị phân tách, thậm chí phân cực hơn. Tuy nhiên, khủng hoảng U-crai-na khó có thể đảo ngược tiến trình quá độ của trật tự quốc tế sang “đa cực, đa trung tâm” trong một sớm một chiều. “Đa cực, đa trung tâm” vẫn là chiều hướng phát triển chung của thế giới hiện nay. Song song với đó, xu hướng “mạng lưới” manh nha hình thành và phát triển. “Mạng lưới” giúp gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác và góp phần duy trì hoà bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở các mức độ khác nhau. Bài viết cho rằng tư duy về trật tự quốc tế theo “cực” gắn với cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực tồn tại từ lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản trị toàn cầu và đối ngoại của các nước. Tuy nhiên, xu thế khách quan của thế giới cùng với nhu cầu triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt và hiệu quả của các nước tạo ra xu hướng phát triển của “mạng lưới” đa trung tâm. Bài viết phân tích tư duy trật tự quốc tế theo “mạng lưới,” rút ra một số đặc điểm của tư duy này và gợi mở chính sách cho các nước nhỏ và tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay”

Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

Tác giả: Ngô Di Lân

Cách đây 5 năm, tôi từng đăng tải một bài viết trên Nghiên cứu quốc tế với tiêu đề “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”. Mục tiêu chính của bài viết khi đó là cung cấp những đánh giá sơ bộ về các thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, cũng như mô tả bốn đại chiến lược khả dĩ để ta có thể đương đầu với những thách thức này và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy những phân tích và đánh giá trong bài viết đó về cơ bản vẫn còn giá trị, song tôi nhận thấy một bản “cập nhật” tại thời điểm này là hết sức cần thiết bởi trong thời gian qua, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu rộng, và hệ quả là chúng ta đang sống ở trong một thế giới phức tạp, khó lường và nguy hiểm hơn so với trước đây. Continue reading “Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm”

Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng và căng thẳng leo thang trong quan hệ Trung – Đài đang đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế khó.

Chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào đầu tháng 8 đã khép lại. Tuy vậy, ảnh hưởng của hoạt động này vẫn làm dậy sóng khu vực eo biển, thổi bùng bất đồng trong quan hệ vốn căng thẳng giữa Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ. Việc bà Pelosi – chính khách cao cấp thứ ba của Washington – lựa chọn Đài Loan là một trong những điểm đến trong chuyến công du châu Á vừa qua góp phần củng cố quan hệ Mỹ – Đài, tái khẳng định sự công nhận của Washington dành cho vị thế chính trị của Đài Bắc. Động thái nói trên phản ánh thái độ cứng rắn và sức mạnh của Mỹ trước sức ép từ Bắc Kinh, yếu tố có thể làm lan toả các tác động địa chính trị đối với các quốc gia Đông Nam Á. Continue reading “Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á”

Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?

Nguồn: A.B. Abrams, “Will We See North Korean Forces in Eastern Ukraine?,” The Diplomat, 10/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cam kết quân sự của Bình Nhưỡng có thể thành hiện thực như thế nào?

Các báo cáo từ nhiều nguồn tin của Nga và từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine cho thấy, Triều Tiên có thể sẽ triển khai lực lượng vũ trang của mình cho các chiến dịch tại Ukraine. Bình Nhưỡng chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa ly khai vào ngày 13/07, và chỉ vài ngày sau đó, có thông tin cho rằng công nhân Triều Tiên sẽ được cử đến để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết ở miền đông Ukraine. Nhà nước Đông Á này nhiều khả năng cũng hỗ trợ và tham gia vào các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh ở Donetsk. Continue reading “Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?”

Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China targets Taiwan, Okinawa in Pelosi damage control,” Nikkei Asia, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi nguy hiểm của Tập có nguy cơ gây xung đột rộng lớn hơn.

Khi chiếc Boeing C-40C của Không quân Mỹ chở theo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hạ cánh an toàn tại sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, vào đêm muộn ngày 2/8, những lời phàn nàn bắt đầu xuất hiện khắp Trung Quốc.

“Chết tiệt! Thật không thể tin được!”

“Cái gì? Máy bay đã hạ cánh rồi sao?”

“Không có chuyện Trung Quốc sánh ngang với Putin về chiến lược đâu.” Continue reading “Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi”

Báo Trung Quốc viết về “ngày đen tối nhất trong lịch sử Không quân Nga”

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 12/8, trang mạng “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đăng bình luận của tác giả có biệt danh “Khu mật viện số 10” dưới tiêu đề “Không quân Nga gặp ‘Ngày đen tối nhất trong lịch sử?’” Bài báo viết:

Vụ nổ bí ẩn ngày 9/8 tại sân bay Saki ở Crimea liên tục gây ra nhiều phỏng đoán: Ai là thủ phạm vụ nổ? Phía Nga thiệt hại như thế nào? Quan điểm phổ biến của phía Ukraine và phương Tây cho rằng đây là “sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử Không quân Nga”.

Căn cứ Không quân Saki ở bờ biển phía Tây Crimea chiều ngày 9/8 liên tục xảy ra các vụ nổ lớn. Continue reading “Báo Trung Quốc viết về “ngày đen tối nhất trong lịch sử Không quân Nga””

Nhà nước cảnh sát mới của Putin

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Putin’s New Police State,” Foreign Affairs, 27/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bóng tối của chiến tranh, FSB đang áp dụng các phương pháp của Stalin.

Kể từ mùa xuân năm 2022, một thế lực mới đáng sợ đã bắt đầu lan tràn khắp xã hội Nga. Các nhà hoạt động phản đối “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine đang bị vây bắt. Những người phản đối chế độ, và thậm chí cả những công dân bình thường nhưng có quan hệ không được phép với nước ngoài, đang bị tống vào nhà tù Lefortovo ở Moscow, nơi mà dưới thời Stalin, các tù nhân chính trị đã bị tra tấn và hành quyết. Các sĩ quan biên phòng đặc biệt đã thẩm vấn và đe dọa những người Nga đang cố gắng rời đi hoặc quay trở lại. Nhưng ngay cả những người đã trốn thoát cũng không được an toàn. Những người lưu vong dám lên tiếng công khai đang bị điều tra, và người thân của họ ở Nga đang bị chế độ sách nhiễu. Trong khi đó, lực lượng bảo an đang truy quét các công ty Nga thu mua nguyên liệu thô và máy móc nước ngoài, thay vì sử dụng sản phẩm trong nước. Continue reading “Nhà nước cảnh sát mới của Putin”

Thế lưỡng nan của Tập trước chuyến thăm Đài Loan của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Pelosi’s Taiwan visit is Xi’s final exam to stay top leader,” Nikkei Asia, 04/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đang chịu áp lực phải chứng minh rằng ông có thể quản lý quan hệ Trung-Mỹ như những người tiền nhiệm của mình.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan và cách Chủ tịch Tập Cận Bình lựa chọn các phản ứng của Bắc Kinh đã khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến việc liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc có đủ bản lĩnh để xử lý các vấn đề phức tạp như vậy hay không. Ở một góc độ nào đó, đây là thử thách cuối cùng mà ông phải vượt qua để giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào mùa thu này.

Điều quan trọng là Tập không thể mắc bất kỳ sai lầm nào trong việc quản lý quan hệ với Mỹ hoặc giải quyết vấn đề Đài Loan. Continue reading “Thế lưỡng nan của Tập trước chuyến thăm Đài Loan của Pelosi”

Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beijing’s heavy gates to receive Jokowi,” Nikkei Asia, 28/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã nhìn thấy cửa sổ cơ hội cho một chiến dịch ngoại giao vào tháng 11 tại G-20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã để mắt nhiều hơn đến ngoại giao, cụ thể là Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Bali, Indonesia, sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 11 này.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, Tập sẽ giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Trong khi đó, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ được tổ chức vào đầu tháng đó. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?”

Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Stealing Taiwan’s Sand”, Foreign Policy, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nguồn tài nguyên quý giá đang trở thành mặt trận mới của ‘chiến tranh vùng xám.’

Vào cuối tháng 4, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan đã nhận được một tuần phòng hạm mới, đặt tên là Tân Trúc (Hsinchu). Với trọng lượng 4.000 tấn, nó là một con quái vật khổng lồ và ngay lập tức được biên chế vào đội tàu Bắc Thái Bình Dương của Đài Loan, để bảo vệ một trong những tài nguyên biển quý giá nhất của quốc đảo: cát. Trung Quốc đang tăng cường nạo vét cát ở vùng biển quanh quần đảo. Đó là một hoạt động tinh vi nhằm khai thác nguồn cát mà Bắc Kinh rất cần – đồng thời khiến Đài Loan phải gánh chịu những chi phí lớn và suy thoái biển.

“Tân Trúc là tuần phòng hạm thứ hai trong số bốn tuần phòng hạm dự kiến thuộc Cục Cảnh sát Biển Đài Loan, được trang bị ba vòi rồng áp suất cao có thể bắn vào các mục tiêu cách xa tới 120 mét,” Taiwan News đưa tin. Vào khoảng thời gian tàu Tân Trúc cập cảng, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan cũng đã nhận được chiếc thứ 4 và thứ 5 trong tổng số 12 tàu tuần tra xa bờ trong kế hoạch của họ. Chỉ riêng các tuần phòng hạm đã tiêu tốn của Đài Loan gần 400 triệu USD. Continue reading “Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Spins Out of Control?,” Foreign Affairs, 19/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nên chuẩn bị thế nào cho kịch bản leo thang ngoài ý muốn?

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ sớm bước sang tháng thứ sáu. Dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Nga vượt qua lằn ranh đỏ của phương Tây bằng cách tiến hành chiến tranh, và phương Tây vượt qua lằn ranh đỏ của Nga bằng việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các lằn ranh đỏ thực sự vẫn chưa bị phá vỡ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đã đặt ra một loạt các quy tắc vô hình – dù bất thành văn nhưng vẫn rất thật. Chúng bao gồm việc Nga chấp nhận việc đồng minh chuyển giao vũ khí hạng nặng và thông tin tình báo cho Ukraine, nhưng quân đội phương Tây không trực tiếp tham chiến. Đổi lại các quốc gia phương Tây miễn cưỡng chấp nhận việc Nga tiến hành chiến tranh thông thường trong phạm vi biên giới Ukraine (các nước này háo hức chứng kiến Moscow bị đánh bại), miễn là xung đột không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cho đến nay, những quy tắc vô hình này vẫn tiếp tục được áp dụng, bằng chứng là cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không muốn chiến tranh lan rộng hơn. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?”

Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Vụ ám sát bất ngờ cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe (8/7/2022) không chỉ gây sốc mà còn đe dọa làm suy giảm ổn định chính trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và di sản của ông Abe. Trong khi cần xem xét các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện đó đối với chính trị của Nhật và an ninh của khu vực, cuộc chiến tranh tại Ukraine là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, thúc đẩy Nhật phải điều chỉnh chiến lược để có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và trật tự thế giới.

Chiến lược an ninh mới của nhật

Với tầm nhìn mới về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, bức tranh địa chính trị khu vực đã thay đổi. Điều đó được thúc đẩy bởi cuộc chiến tại Ukraine và bị tác động bởi cái chết bất ngờ của ông Abe. Theo Thomas Wilkins (ASPI), một báo cáo mới về “chiến lược an ninh của Nhật” và điều chỉnh tư duy chiến lược của Tokyo đã được công bố. Continue reading “Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực”

Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng – Phạm Đỗ Ân

Với chính phủ mới của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, triển vọng nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là rất tích cực.

Trong nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Scott Morrison, Australia từng kỳ vọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện – cấp độ cao nhất trong thang đo về quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Năm 2019, hai nước công bố Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2023, tập trung vào các trụ cột là hợp tác kinh tế, chiến lược và đổi mới. Vào tháng 12/2021, Canberra và Hà Nội tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu chung thông qua việc khởi động Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Australia – Việt Nam, trong đó hai bên hướng tới tăng gấp đôi đầu tư song phương và trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Continue reading “Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam”

Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin

Nguồn: Robert Uniacke, “Libya Could Be Putin’s Trump Card,” Foreign Policy, 08/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã cảm nhận được sức ép từ việc các mỏ dầu Libya ngưng hoạt động do tác động từ lính đánh thuê Nga.

Khi đặc nhiệm của Tập đoàn Wagner, Vladimir Andonov, mật danh “Vakha,” bị giết trong một trận chiến ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 6, một binh sĩ Ukraine đã vô tình chấm dứt chuỗi tội ác chiến tranh kéo dài đến tận Libya. Wagner là một mạng lưới lính đánh thuê hoạt động dưới sự kiểm soát của một nhà thầu quân sự tư nhân Nga. Là một người tham gia trò chơi phiêu lưu quân sự gián tiếp của Điện Kremlin, từ Ukraine, đến Syria, đến vùng ngoại ô phía nam Tripoli, thủ đô của Libya, Andonov bị tình nghi có dính líu đến nhiều vụ giết người ngoài tư pháp (extrajudicial killings). Continue reading “Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin”

Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Theo báo chí Cam Bốt, ngày 08/06/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh và đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Vương Văn Thiên đã đến căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville để dự lễ động thổ công trình cải tạo căn cứ này.

Vào lúc đó, tờ báo Khmer Times dẫn lời đại sứ Vương Văn Thiên nhấn mạnh công trình nói trên chỉ nhằm giúp hiện đại hóa hải quân Cam Bốt, chứ không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Về phần bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh, ông bác bỏ thông tin cho rằng căn cứ Ream khi được hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Trước đó, ngày 07/06, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh cũng tuyên bố Cam Bốt sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng độc quyền căn cứ Ream, hoặc phát triển địa điểm này làm căn cứ quân sự. Continue reading “Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt”

Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?

Nguồn: Richard K. Betts, “Thinking About the Unthinkable in Ukraine“, Foreign Affairs, 04/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân?

Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. “Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử,” Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quan sát phương Tây đã gạt bỏ luận điệu này, xem nó như một trò dọa suông. Suy cho cùng, bên nào bắn phát súng hạt nhân đầu tiên cũng sẽ tự đặt mình vào một canh bạc cực kỳ rủi ro: đặt cược rằng đối thủ của mình sẽ không trả đũa theo cách tương đương, hoặc gây thiệt hại lớn hơn. Đó là lý do tại sao rất khó xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo với đầu óc tỉnh táo sẽ thực sự phát động quá trình tấn công hạt nhân vốn có thể hủy diệt chính đất nước mình. Tuy nhiên, khi nói về vũ khí hạt nhân, “rất khó xảy ra” vẫn là điều không đủ tốt. Continue reading “Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?”

Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ

Nguồn: Gideon Rachman, “Johnson, Trump and how to get rid of a strongman leader,” Financial Times, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thể chế độc lập và các cử tri quan tâm đến chúng là yếu tố sống còn trong việc bảo tồn nền dân chủ.

“Trump của người Anh” là biệt danh mà Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ, đặt cho Boris Johnson, thủ tướng sắp mãn nhiệm của Vương quốc Anh.

Nhiều người ở Anh từ lâu đã phản đối phép so sánh giữa Johnson và Trump. Rốt cuộc thì, “Boris thân thương” của họ vẫn có khả năng tự cười nhạo bản thân, được đào tạo chuyên nghiệp, và có thể viết lách trôi chảy – tất cả các đặc điểm đó đều rất khác với Trump. Tôi thực sự đã gặp khó khăn với so sánh này khi viết cuốn sách gần đây của mình, Age of the Strongman (Thời đại của Những lãnh đạo cứng rắn). Có thực sự công bằng khi viết hẳn một chương sách về Johnson, giống như về Trump – đấy là chưa nói đến những người như Vladimir Putin và Tập Cận Bình? Continue reading “Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ”