Chính trị tốt, kinh tế tồi

Nguồn: Robert Skidelsky, “Good Politics, Bad Economics”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế xấu sẽ dẫn đến nền chính trị xấu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự hồi phục khó khăn sau đó đã tạo thuận lợi cho chủ nghĩa chính trị cực đoan. Từ năm 2007 đến 2016, sự ủng hộ dành cho các đảng cực đoan ở Châu Âu đã tăng gấp đôi. Các đảng như Đại hội Quốc gia Pháp (National Rally) tiền thân là Mặt trận Quốc gia (National Front), đảng Sự Lựa chọn cho Nước Đức [Alternative für Deutschland (AfD)], đảng Liên hiệp Italia (Italy’s League), đảng Tự do Áo [Freedom Party of Austria (FPÖ)], và đảng Dân chủ Thụy Điển (Sweden Democrats) đều giành được các bước tiến trong bầu cử hai năm qua. Đấy là còn chưa kể đến Donald Trump hay Brexit. Continue reading “Chính trị tốt, kinh tế tồi”

Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông

Nguồn: Vince Beiser, “The Secret Ingredient to China’s Aggression? Sand,  New York Times, 31/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ với Trung Quốc đang nóng lên. Các biên đội tàu chiến ra khơi, máy bay ném bom cất cánh; hai bên đe dọa lẫn nhau – tất cả những điều đó đều có nguyên nhân là do Trung Quốc ngày càng nắm được nhiều hơn thứ tài nguyên thiên nhiên bị coi thường nhất trên thế giới – cát.

Ở đây, tiêu điểm tranh cãi là Trung Quốc đã xây dựng được một loạt đảo nhân tạo ở các vùng biển bị tranh chấp nhiều nhất và cực kỳ có ý nghĩa chiến lược tại Biển Đông. Nơi đó là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất, và là nơi sở hữu 10% các loài cá trên thế giới. Điều quan trọng hơn là đáy biển vùng này có thể chứa hàng tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ khối khí đốt. Continue reading “Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông”

Vì sao Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ an ninh?

Nguồn: Alexander Gabuev, “Why Russia and China Are Strengthening Security Ties”, Foreign Affairs, 24/09/2018.

Biên dịch: Huỳnh Văn Hoa

Đầu tuần trước, Nga kết thúc Phương Đông-2018 (Vostok-2018), cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Nga kể từ khi Liên xô sụp đổ. Nhưng không chỉ quy mô lớn là điều làm cho những trò chơi chiến tranh gần đây có tính đột phá. Lần đầu tiên trong lịch sử có 3.000 binh lính Trung Quốc tập trận bên cạnh 300.000 lính Nga ở miền đông Siberia. Trước đó, Kremlin chỉ mời các đồng minh quân sự chính thức như Belarus tham gia những cuộc tập trận như vậy. Thế nhưng, khi được hỏi tại một buổi họp báo rằng cuộc tập trận có làm ông lo ngại về khả năng hình thành một liên minh quân sự Nga-Trung hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tỏ ra coi thường: “Tôi thấy về lâu dài ít có khả năng Nga và Trung Quốc đứng cùng nhau”. Continue reading “Vì sao Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ an ninh?”

Thế giới sắp đối diện biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn?  Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều đó sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới sắp đối diện biến động lớn?”

Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc vượt Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Mỹ, và tăng trưởng tiếp với tốc độ nhanh hơn Mỹ. Dư luận bắt đầu bàn về thời điểm kinh tế Trung Quốc sẽ soán ngôi số một. Theo một dự báo của phương Tây, đó là khoảng năm 2030. Nhật báo Kinh tế Trung Quốc ngày 13/12/2017 đưa ra dự đoán lạc quan hơn: trước năm 2028.

Khoảng hơn chục năm nay dư luận Trung Quốc ngày càng bàn thảo sôi nổi về vấn đề vượt Mỹ. Dường như từ sau ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền, một số học giả và viện nghiên cứu chính sách nhà nước Trung Quốc càng hăng hái đưa ra các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh sức mạnh của Trung Quốc trên một số mặt đã vượt Mỹ từ rất sớm. Những công bố đó làm nức lòng dân chúng trong nước, hình thành “Thuyết Trung Quốc vượt Mỹ”. Nhân vật tiêu biểu của thuyết này là Giáo sư Hồ An Cương, một trong các học giả khoa học xã hội uy tín nhất ở Trung Quốc hiện nay. Continue reading “Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’”

Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới

Nguồn: Minxin Pei, “China is Losing the New Cold War”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trở nên bị ám ảnh với việc tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện này. Các viện nghiên cứu của nhà nước quy trách nhiệm cho Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cải cách đơn giản là đã không đủ tàn nhẫn để giữ cho Liên Xô được toàn vẹn. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh các yếu tố quan trọng khác, nhưng không phải yếu tố nào cũng được các nhà lãnh đạo Trung Quốc chú ý đến ngày ngày nay.

Chắc chắn là ĐCSTQ đã nằm lòng bài học quan trọng đầu tiên: thành tích kinh tế mạnh mẽ là điều cần thiết cho tính chính danh của Đảng. Và việc ĐCSTQ tập trung thúc đẩy tăng trưởng GDP trong vài thập niên qua đã mang lại “phép màu kinh tế”, với thu nhập bình quân đầu người tăng vọt từ 333 đô la năm 1991 lên 7.329 đô la vào năm ngoái. Đây là lý do quan trọng nhất giúp ĐCSTQ giữ vững quyền lực. Continue reading “Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới”

Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn

Tác giả: Tara Davenport

Tóm tắt: Tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông đều xây đảo với mức độ khác nhau trên các thực thể địa lý ở Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, như Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông đã kết luận, hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại các thực thể mà nước này chiếm đóng – được bắt đầu sau khi Philippines đệ đơn kiện vào năm 2013 – ở quy mô chưa từng có. Mặc dù Phán quyết của Toà tập trung chủ yếu vào việc làm rõ phạm vi các quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, tuy nhiên phần về hoạt động cải tạo và xây đảo của Trung Quốc cũng rất đáng chú ý. Với mục đích này, bài viết sẽ kiểm chứng những kết luận của Tòa về tính pháp lý trong hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng như những quy định pháp lý về những hoạt động này (nếu có). Cuối cùng, bài viết sẽ đánh giá tác động của những kết luận này đối với các bên có yêu sách ở Đông Nam Á, cũng như với hoạt động xây đảo và gia cố các thực thể mà họ chiếm đóng. Continue reading “Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn”

Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt:  Tầm quan trọng của chiến lược là điều không thể phủ nhận và câu hỏi cần đặt ra là: Làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa một chiến lược tốt và một chiến lược xấu trước khi quá muộn? Bài báo này đề xuất một khung phân tích chiến lược dựa trên quá trình thay vì kết quả. Từ góc nhìn này, chiến lược tồn tại ở ba cấp độ khác nhau: chiến lược định hướng, chiến lược hành động, và chiến lược toàn diện. Qua lăng kính “ba cấp độ của chiến lược”, người làm chính sách có thể đánh giá mức độ hữu ích của chiến lược cũng như những hệ lụy tiềm tàng trước khi đưa chiến lược vào thực thi, từ đó cải thiện quá trình hoạch định chính sách và giảm thiểu nguy cơ mắc phải sai lầm chiến lược. Continue reading “Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả”

Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Sơ Nguyên

Đầu tháng 7 vừa qua, quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu của nước Anh (Brexit) chứng kiến một dấu mốc mới với việc Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nội các đã đạt được nhất trí về thỏa thuận cơ sở cho quan hệ Anh – EU trong tương lai. Nhưng chỉ hai hôm sau, vào ngày 8/7, như một cái tát vào sự “nhất trí” này, lần lượt Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit David Davis và Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson đã từ chức. Bất đồng nội bộ sâu sắc cảnh báo rằng, chiếc ghế của bà May đang lung lay và tiến trình Brexit sẽ còn gập ghềnh gian nan từ nay đến khi hạn đàm phán kết thúc vào ngày 29/3/2019. Continue reading “Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?”

Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Diệp | Hiệu đính: Trần Quang

Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines được nhiều người xem là người bạn thân mới của Trung Quốc. Suy cho cùng, lãnh đạo của Philippines đã phá bỏ vai trò lâu nay của quốc gia này như là một nhân tố luôn phản đối mạnh mẽ sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng giảm thiểu hợp tác an ninh với đồng minh  hiệp ước của mình là Hoa Kỳ.

Duterte đã cho dừng tất cả những chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino, “đặt sang một bên” phán quyết của tòa trọng tài chống lại Trung Quốc ở Biển Đông để theo đuổi mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh. Không giống như bất kỳ nhà lãnh đạo Philippines nào trong quá khứ, ông Duterte đã tung hô Trung Quốc hết lời, công khai thể hiện tình cảm quý mến của mình đối với Tập Cận Bình, mô tả họ như là người bảo vệ của Philippines, và còn trơ tráo kêu gọi những nước nhỏ hơn hãy “ngoan ngoãn” và “khiêm nhường” để đổi lấy lòng “nhân từ” của Trung Quốc. Continue reading “Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines”

Campuchia ngã theo Trung Quốc

Nguồn: Charles Edel, “Cambodia’s Troubling Tilt Toward China”, Foreign Affairs, 17/08/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Và điều đó có ý nghĩa gì cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ?

Khi thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 29-7 của nước này, đa số các quan sát viên quốc tế đều nhanh chóng tố cáo kết quả đó là gian lận. Với cuộc bầu cử giúp củng cố việc nắm giữ quyền hành kéo dài đã 33 năm và ngày càng chuyên chế của Hun Sen, lời tố cáo đó gây lo lắng. Nhưng còn đáng lo hơn nữa có lẽ là chuyện Hun Sen gần đây đã ngã theo Trung Quốc, cùng những lợi ích địa phương và khu vực ngày càng tăng mà Bắc Kinh nhận được từ mối quan hệ với Campuchia. Continue reading “Campuchia ngã theo Trung Quốc”

Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Thuật ngữ “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do” gần đây đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump lựa chọn chiến lược này làm chính sách chủ chốt của mình ở châu Á. Nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lẽ dĩ nhiên các nước Đông Nam Á muốn hiểu rõ khái niệm an ninh mới này có ý nghĩa như thế nào đối với toàn khu vực cũng như từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, vốn tích cực can dự các nước thành viên ASEAN khác và các cường quốc khu vực then chốt để định hình môi trường an ninh của mình, đặc biệt quan tâm đến cách thức chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào.

Bài viết này phân tích những thách thức và cơ hội mà Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do của chính quyền Trump mang lại cho Việt Nam, các phản ứng ban đầu của Việt Nam đối với chiến lược, và cách Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tiến hóa của chiến lược trong tương lai. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 09/08/2018, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Hội đồng An ninh Không gian quốc gia Mỹ Mike Pence tuyên bố tại Lầu Năm Góc: Trước năm 2020 nước Mỹ sẽ thành lập Lực lượng Không gian.

Tuyên bố này đã lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận Mỹ và thế giới.

Thực ra vấn đề này không hoàn toàn mới. Tháng 6 năm nay, Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng ủng hộ việc thành lập Lực lượng Không gian (Space Force). “Tôi đang chỉ đạo Bộ Quốc Phòng và Lầu Năm Góc bắt đầu ngay lập tức quá trình cần thiết để thiết lập một lực lượng không gian làm nhánh thứ sáu của các lực lượng vũ trang. Đó là một tuyên bố lớn,” Trump nói. “Chúng ta có Không quân và chúng ta sẽ có Lực lượng Không gian — tách biệt nhưng bình đẳng [với Không quân].” Continue reading “Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian”

Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Nghiên cứu những quan điểm, học thuyết để xây dựng hay hoạch định chính sách biển là vấn đề khó nhưng rất căn bản. Bởi vì chính sách biển của mỗi quốc gia dân tộc ven biển được hoạch định và triển khai thực hiện như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Nhận thức về biển đảo của chúng ta đúng sẽ có một chính sách biển phù hợp và mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bài viết giới thiệu về khung lý thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại và phân tích các yếu tố hợp thành sức mạnh trên biển của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những yêu cầu để xây dựng chính sách biển hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng-an ninh trên biển, phát triển kinh tế biển, hợp tác quốc tế về biển, phân định biển, bảo vệ môi trường biển, phát huy giá trị văn hóa biển của dân tộc Việt Nam. Continue reading “Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại”

Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu ngày 04/08/2018 đăng bài “Cần cảnh giác trước việc Nhật tích trữ một lượng lớn Plutonium” của  Dương Thừa Quân (Yang Cheng Jun), Nghiên cứu viên cấp cao Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc. Bài báo viết:

Báo “Tin tức Kinh tế Nhật ” hôm qua đưa tin: Hiện nay lượng dự trữ vật liệu Plutonium của Nhật là hơn 47 tấn, vượt xa nhu cầu [sản xuất điện] của các nhà máy điện hạt nhân. Nếu dùng số lượng Plutonium này chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN) thì có thể làm được hơn 6000 trái bom nguyên tử.

Nhật tích trữ một lượng Plutonium nhiều như vậy phải chăng có tồn tại khả năng mất kiểm soát? Theo ý kiến tác giả, ở đây cần phân tích xem liệu Nhật có hay không có ý đồ chủ quan và hành động khách quan nghiên cứu triển khai VKHN. Continue reading “Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân”

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Biên dịch: Trần Quang

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy. Continue reading “Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ”

Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam

Tác giả: Lê Đình Tĩnh

Tóm tắt: Mọi chính sách, quyết định tầm quốc gia đều nhằm đạt hiệu quả mong muốn và lâu dài. Xét từ yếu tố chủ quan, thành công phần lớn tùy thuộc vào những quyết sách/quyết định chiến lược. Trong khi đó, hoạch định và triển khai chính sách lại tùy thuộc một phần quan trọng vào lối tư duy, cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo cũng như đội ngũ tham mưu và bộ máy triển khai. Bài viết này cố gắng phân tích các khía cạnh chủ chốt về lý thuyết và thực tiễn của “tư duy chiến lược”, là điểm kết nối quan trọng và xuyên suốt của cả hai quá trình hoạch định và triển khai chính sách; từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới. Continue reading “Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 03 câu hỏi, chủ yếu có tính thủ tục và sơ khởi, mà các nhà đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ gặp phải trong thời gian tới. Câu hỏi thứ nhất là về tính chất của COC, cụ thể đây sẽ là văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc hay một văn kiện chính trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là Trung Quốc hay là cuộc đàm phán giữa 11 nước? Câu hỏi cuối cùng liên quan đến mối quan hệ giữa Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 và COC dự định ký kết trong thời gian tới. Mục đích của bài viết không cố gắng đưa ra câu trả cho những vấn đề này. Thay vào đó, bài viết phân tích những điểm hợp lý, bất hợp lý hoặc hệ luỵ của mỗi phương án trả lời cho từng câu hỏi. Trong quá trình phân tích, thực tiễn quốc tế về COC cũng như những vấn đề của luật điều ước cũng được phân tích. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?

Tác giả: Ngô Di Lân & Sơ Nguyên

Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu.

Chính “lá bài Trung Quốc” là một trong những “siêu vũ khí” của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh.

Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô – Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?”

Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”