Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử

fukuyama

Nguồn: Francis Fukuyama, “At the ‘End of History’ Still Stands Democracy,” Wall Street Journal, 06/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hai mươi lăm năm trước, tôi viết tiểu luận “Sự cáo chung của lịch sử?” cho The National Interest, một tập san nhỏ. Lúc đó là mùa xuân năm 1989, và với những người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc tranh luận chính trị và ý thức hệ lớn về Chiến tranh Lạnh, đó là một thời khắc đáng kinh ngạc. Bài viết ra đời chỉ vài tháng sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đúng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và giữa một làn sóng chuyển tiếp dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latinh, châu Á, và vùng châu Phi hạ Sahara. Continue reading “Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử”

Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương

usarmy1

Nguồn: Erik K. Fanning, “The Foundations of Pacific Stability”, Project Syndicate, 22/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong tháng này, tôi đã hoàn tất chuyến công tác kéo dài 2 tuần với 6 điểm dừng tại khu vực Thái Bình Dương, bắt đầu bằng chuyến thăm Sư đoàn lục quân Hoa Kỳ số 25 đang đóng tại Hawaii. Đó là khởi đầu hợp lý cho chuyến đi, nhắc chúng ta nhớ rằng Lục quân Hoa Kỳ có vai trò then chốt trong việc xây dựng nền móng an ninh tại Thái Bình Dương.

Sư đoàn lục quân số 25, ban đầu có biệt danh là “Tia chớp nhiệt đới”, sẽ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập vào mùa  thu này. Những nam giới và phụ nữ đóng tại đây – và thực sự là tất cả binh sĩ Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương – đã đóng nhiệm vụ bảo đảm ổn định tại khu vực trong hơn nửa thế kỷ trước. Kể từ sau chủ trương tái cân bằng chiến lược sang châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, vai trò của họ càng tăng lên. Continue reading “Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương”

Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump

trumpisis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “Trump’s Pro-ISIS Foreign Policy,” Project Syndicate, 24/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố gần đây của Donald Trump rằng đối thủ của ông trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và Tổng thống Barack Obama, đã thành lập Nhà nước Hồi giáo (ISIS) là vớ vẩn. Nhưng trớ trêu là nếu ở Mỹ có người đang giúp đỡ cho ISIS thì đó chính là Trump.

Trong một phát biểu gần đây về chính sách đối ngoại, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đã đề xuất một kế hoạch đánh bại ISIS theo đúng tác phong cổ điển của mình, đầy mâu thuẫn và thiếu nhất quán, thậm chí còn không đưa ra được những chi tiết cụ thể và các dữ liệu. Trong khi đề ra những kiến nghị hoàn toàn không thể thực hiện được – như tiến hành một cuộc kiểm tra ý thức hệ đối với người nhập cư từ các nước Hồi giáo trước khi được vào Mỹ – Trump còn cố tỏ ra là một nhà hiện thực chủ nghĩa và là người duy nhất có thể cứu vãn chính sách đối ngoại của Mỹ. Continue reading “Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump”

Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới

trump-duterte-putin

Nguồn: Minxin Pei, “The Siren Song of “Strongmania””, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính trị gia cứng rắn và độc tài đang quay trở lại. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo duy nhất xứng đáng với “danh hiệu” này, nhưng giờ đây, ông ta đã có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Xu hướng này có thể được quan sát thấy trong các chế độ mà xưa nay vẫn luôn độc tài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là lãnh đạo mạnh nhất của nước này kể từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào bốn thập niên trước.

Nhưng điều tương tự cũng xuất hiện ở nhiều nước vốn được xem là những nền dân chủ trẻ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, người đã sớm chuyển hướng sang chủ nghĩa chuyên chế từ lâu, nay lại càng tập trung quyền lực hơn nữa sau cuộc đảo chính quân sự thất bại hồi tháng trước. Continue reading “Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới”

Trục ác quỷ (Axis of Evil)

axisevil

Tác giả: Lê Thành Lâm

Thuật ngữ Trục ác quỷ được Tổng thống Mỹ George W. Bush đưa ra trong Thông điệp Liên bang vào ngày 29 tháng 1 năm 2002 nhằm chỉ các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố và có ý định sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm CHDCND Triều Tiên, Iraq và Iran. Một cách sâu rộng hơn, chính quyền Bush còn muốn khẳng định rằng những quốc gia kể trên có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các đồng minh của Mỹ và hòa bình thế giới. Từ đây, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để mở rộng danh sách các quốc gia trong Trục ác quỷ. Trong bài diễn văn ngày 6 tháng 5 năm 2002, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John K. Bolton đã tuyên bố Lybia, Syria và Cuba cũng có dấu hiệu tài trợ khủng bố hoặc đang thúc đẩy các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm đe dọa nước Mỹ. Continue reading “Trục ác quỷ (Axis of Evil)”

 Kiểu tóc và lập trường của các thủ lĩnh chính trị

hair

Nguồn: Ian Buruma, “Hair of the Top Dog”, Project Syndicate, 02/8/2016

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều bài viết bàn về kiểu tóc khác lạ của Donald Trump, kiểu tóc nhuộm, uốn phồng làm liên tưởng đến hình ảnh quản lý của một hộp đêm bình dân hơn là một ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Liệu còn có gì khác để bàn thêm? Thực tế là vấn đề tóc tai trong chính trị có thể sẽ không đơn giản như vẻ ngoài của nó.

Đáng chú ý là nhiều chính trị gia, đặc biệt là những người thuộc cánh hữu dân túy, có phong cách tóc lạ thường. Silvio Berlusconi, nguyên Thủ tướng Ý, đã sử dụng một cây bút chì để tô đen những chỗ mà sau hai lần cấy tóc của ông vẫn còn bị hói. Thủ lĩnh chính trị mị dân người Hà Lan Geert Wilders đã nhuộm mái tóc phồng kiểu Mozart của ông ta thành màu vàng kim. Continue reading ” Kiểu tóc và lập trường của các thủ lĩnh chính trị”

Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’

aseancs

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam, ASEAN and the ‘Consensus Dilemma’”, ISEAS – Yusof Ishak Instititute, 31/08/ 2016

Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.

Đáng chú ý là trong khi ca ngợi vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, ông Quang cũng ngầm thể hiện sự thất vọng của Việt Nam đối với sự bất lực của ASEAN trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra. Continue reading “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’”

Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?

distrust

Nguồn: Ngaire Woods, “Why Don’t We Trust Our Leaders?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở những nền dân chủ tiến bộ ngày nay, lãnh đạo chính trị đang ngày càng trở thành một khả năng mở ai cũng có thể tham gia tranh giành.  Các cử tri, rõ ràng đã quá mỏi mệt với tình trạng hiện tại, muốn thay đổi ở tầng lớp trên, khiến thậm chí các chính trị gia dòng chính của các chính đảng lớn cũng phải vật lộn để bổ nhiệm những lãnh đạo mà họ muốn.

Tại Anh, nỗ lực bãi nhiệm nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn của các nghị sĩ Công Đảng đã bị cản trở. Tại Nhật, Hiroya Masuda, người được Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đề bạt cho vị trí thống đốc thành phố Tokyo, đã thất bại thảm hại trước Yuriko Koike. Còn ở Mỹ, Đảng Cộng hòa muốn bất kỳ ai trừ Donald Trump được đề cử làm ứng viên tổng thống, nhưng phần thắng vẫn về tay Trump. Và trong khi Đảng Dân chủ đang được đại diện bởi ứng viên sáng giá nhất của họ, Hillary Clinton, thì đối thủ cùa bà, Bernie Sanders, đã chống trả mạnh mẽ hơn những gì mọi người mong đợi. Continue reading “Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?”

Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông

Philippines-vs-China

Nguồn: Nguyễn Bá Sơn, “A New Legal Landscape in the South China Sea“, The Diplomat, 26/08/2016

Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Với phán quyết này, Philippines được đông đảo dư luận cho là đã giành thắng lợi hoàn toàn trước Trung Quốc liên quan đến những yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc miêu tả vụ kiện trọng tài này như một cuộc chiến trong đó có bên thắng bên thua làm giảm ý nghĩa của hệ thống giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Một quan điểm như vậy cũng không phản ánh đúng tầm quan trọng của phán quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông, càng không hiểu được sự đóng góp của phán quyết đối với sự hợp tác trong tương lai vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới. Continue reading “Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông”

Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc

jihuynpark

Nguồn: Ji-hyun Park, “Surviving Human Trafficking in China”, Project Syndicate, 18/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền với chính người dân của họ đã không còn là bí mật. Nhưng việc họ lạm dụng phụ nữ Triều Tiên – những người trốn chạy sang Trung Quốc để mong thoát khỏi vi phạm nhân quyền ở nước mình – thì vẫn còn bị che giấu. Tuy nhiên, tôi biết được sự thật, bởi chính tôi là một trong những người phụ nữ đó.

Kể từ khi xảy ra nạn đói lớn ở Triều Tiên hồi những năm 1990, buôn bán người Triều Tiên, đặc biệt là phụ nữ, vào Trung Quốc đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. Những phụ nữ ấy, vốn phải chứng kiến người thân trong gia đình mình chết đói, đã buộc phải theo chân bọn môi giới để vượt biên, với mong muốn kiếm tiền chu cấp cho con cái. Nhưng hiếm có ai trong số họ tìm được cơ hội mà họ muốn, thay vào đó, họ phải chịu thêm nhiều khổ đau khi bị bán làm vợ cho đàn ông Trung Quốc. Continue reading “Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc”

Căn bệnh của giới lãnh đạo nước Anh

johnsoncam

Nguồn: Lucy P. Marcus, “The British Leadership Disease”, Project Syndicate, 22/07/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới đều thiếu các lãnh đạo chính trị có đạo đức, từ Hoa Kỳ đến Thổ Nhĩ Kỳ, đến Philippines. Nhưng có lẽ ví dụ nổi bật nhất về sự lãnh đạo thiếu trung thực được tìm thấy tại Anh, nơi mà cuộc trưng cầu dân ý Brexit và hệ quả của nó gây ra nhiều bất ổn hơn những gì mà nước Anh phải trải qua trong cả một thập niên thông thường.

Chỉ trong vài tuần đầu sau cuộc trưng cầu, thủ tướng Anh David Cameron, người đã tạo ra cuộc bỏ phiếu này, đã từ chức và người kế nhiệm của Đảng Bảo Thủ, Therasa May, đã bổ nhiệm một nội các mới. Dù một số người ủng hộ Brexit, đáng lưu ý nhất là cựu thị trưởng thành phố London Boris Johnson – hiện tại đang là thành viên chính phủ mới, nhưng không một ai trong số những người đã  ủng hộ chiến dịch rời bỏ Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm sau cùng cho việc thực hiện điều đó. Bản thân bà May cũng từng ủng hộ chiến dịch “Ở lại”. Continue reading “Căn bệnh của giới lãnh đạo nước Anh”

Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?

thaad

Nguồn: Richard Weitz, “Better THAAD than dead”, Project Syndicate, 10/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hàn Quốc đang thúc đẩy kế hoạch phối hợp với quân đội Hoa Kỳ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến – có tên là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) – trên lãnh thổ nước này. Quyết định này của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gây nhiều tranh cãi, bị Trung Quốc và Nga phản đối, và một số nhà bình luận dự đoán đây sẽ là khởi đầu cho một “cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.

Nhưng Trung Quốc và Nga nên hoan nghênh THAAD vì nó sẽ khiến Hàn Quốc hoặc Nhật Bản giảm nhu cầu theo đuổi các lựa chọn phòng vệ khác, trong đó có việc phát triển vũ khí hạt nhân. Continue reading “Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?”

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga

putin-erdogan

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Putin’s Turkish Delight”, Project Syndicate, 12/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hãy xem chừng Sa hoàng ngay cả với món quà trên tay. Đây có lẽ là lời khuyên cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan khi ông cố gắng tận dụng việc tái thiết lập quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để tác động lên mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây.

Nhìn từ bên ngoài, dường như cuộc gặp gỡ giữa Erdoğan và Putin tại St. Petersburg vừa qua là để hàn gắn quan hệ hai bên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở gần biên giới với Syria hồi năm ngoái. Nhưng đối với Điện Kremlin, chuyến thăm là cơ hội để thuyết phục Erdoğan “hướng Đông”; cùng với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á chia sẻ một loại “tình huynh đệ” dựa trên chế độ chuyên chế. Câu hỏi đặt ra là liệu Erdoğan thực sự sẽ chấp nhận đề nghị này hay không? Continue reading “Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga”

Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

china-nationalism1

Nguồn: Richard Bernstein, “China: The people’s fury”, The New York Review of Books, 01/08/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một điều mà chúng ta có thể thấy thường ngày trên các phương tiện truyền thông chính thức và mạng xã hội của Trung Quốc là một loạt những phát ngôn bài Mỹ, nhưng ít khi nào mà mức độ giận dữ lại cao đến vậy như trong những ngày qua. Đã có những lời kêu gọi của người dân Trung Quốc trên các mạng xã hội nhằm tẩy chay KFC, Starbucks, và iPhone 7, những cáo buộc rằng Mỹ khơi mào một cuộc chiến mới chống Trung Quốc, và lời đe dọa rằng Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ, sẽ bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Tất cả những điều này là nhằm phản ứng lại phán quyết chống Trung Quốc của một Tòa trọng tài về Luật biển ở La Haye, vốn khẳng định rằng Trung Quốc đã có các hành động bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế khi theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Ban trọng tài năm thành viên, được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hay còn gọi là UNCLOS, đã được Philippines yêu cầu làm trọng tài trong tranh chấp với Trung Quốc. Tòa trọng tài tuyên bố rằng việc Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Philippines tiếp cận khu vực, xây dựng 7 đảo nhân tạo, và những tổn hại họ đã gây ra với các rặng san hô và các loài động vật quý hiếm là những hành động vi phạm luật pháp. Continue reading “Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông”

Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?

PUTIN-TRUMP

Nguồn: Nina Khrusheva, “Does Putin really want a Trump presidency?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các vụ bê bối thư điện tử đang gây bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Thứ nhất, bà Clinton từng bị phát hiện sử dụng một hệ thống máy chủ cá nhân trong công việc khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, do đó Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tiến hành điều tra và chỉ trích bà vì đã “quá bất cẩn.” Giờ đây những tin tặc mà Mỹ nhận định hiện đang làm việc cho Nga đã thông qua Wikileaks tiết lộ một loạt các email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC), trong đó đề cập tới việc các lãnh đạo của DNC ủng hộ bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này. Ngoài ra, các tin tặc của Nga còn bị nghi ngờ đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính được sử dụng để phục vụ các chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Continue reading “Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?”

Báo TQ viết về việc VN đưa bệ phóng rocket ra Trường Sa

vietnam-israel-extra-missile

Tác giả: Chen Guangwen | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi báo chí quốc tế đưa tin Việt Nam đưa bệ phóng rocket ra một số đảo ở Trường Sa, truyền thông Trung Quốc lập tức có phản ứng, trên các mạng xuất hiện nhiều bài viết, một số bài có giọng điệu hiếu chiến, ngạo mạn. Dưới đây là một bài dưới tựa đề “Việt Nam bất ngờ thọc dao sau lưng. Biện pháp đánh trả của Trung Quốc sẽ làm Việt Nam tốn công vô ích” được Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/8 chọn đăng lại, không ghi tên người viết. Theo tìm hiểu, tác giả là Trần Quang Văn (Chen-guangwen), chuyên gia về trang bị vũ khí, nhà bình luận quân sự phái diều hâu ở TQ, từng viết nhiều về chuyên ngành này.

Trước việc truyền thông phương Tây tiết lộ Việt Nam bố trí bệ phóng tên lửa tại các đảo có tranh chấp ở Biển Đông, Chính phủ Mỹ kêu gọi Việt Nam ngừng bất kỳ hành vi nào dẫn đến sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Hành động đó được coi là động tác lớn nhất mà mấy chục năm nay Việt Nam đã sử dụng để tăng cường sự tồn tại ở các đảo Biển Đông. Continue reading “Báo TQ viết về việc VN đưa bệ phóng rocket ra Trường Sa”

Đánh giá của Putin về Donald Trump

putintrump

Nguồn: Christopher Smart, “What Putin Sees in Trump”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rất có thể khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngắm nhìn những vì sao đêm và tưởng tượng về thế giới trong mơ của mình, ông sẽ mỉm cười khi nghĩ đến việc Donald Trump là Tổng thống Hoa Kỳ. Có lẽ ông thích ý tưởng rằng có một lãnh đạo người Mỹ tập trung vào luật lệ và trật tự trong nước hơn là việc xây dựng nền dân chủ ở nước ngoài. Có thể Putin thậm chí còn ngưỡng mộ phong cách lãnh đạo ngạo mạn của Trump, điều gợi nhắc rất nhiều đến phong cách của chính ông.

Tuy nhiên khi bừng tỉnh khỏi cơn mộng tưởng, Putin hiểu rằng nước Nga không thể nào được lợi nếu Trump thắng cử vào tháng 11. Đó là lí do vì sao không thể nào có một kế hoạch nghiêm túc từ phía Kremlin – dựa vào các công cụ của không gian mạng hoặc những phương tiện khác – nhằm giúp sắp đặt chuyện này. Continue reading “Đánh giá của Putin về Donald Trump”

Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook

facebgen

Nguồn: Mohamed A. El-Arian, “Unburdening the Facebook Generation”, Project Syndicate, 18/07/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, những người trẻ tuổi lại phải chịu thiệt thòi về chính trị. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit của nước Anh một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự chia rẽ ngày càng lớn giữa các thế hệ, xuất hiện từ quan điểm chính trị, cho tới mức thu nhập, và chủng tộc.

Gần 75% cử tri Anh tuổi từ 18-24 đã bầu “Ở lại” Liên minh châu Âu, để rồi bị áp đặt lựa chọn “Rời bỏ” bởi những cử tri già hơn. Và đây chỉ là một trong nhiều cách mà tương lai kinh tế của thế hệ mới và con cái của họ bị định đoạt bởi những người khác.

Tôi đã gần 60 tuổi, và tôi lo rằng thế hệ của chúng ta sẽ được ghi nhớ trong thế giới hiện đại – một cách thật  xấu hổ và đáng buồn – là thế hệ đã không hiểu về kinh tế. Continue reading “Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook”

Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?

tsa

Nguồn: Le Hong Hiep, “Understanding Vietnam’s rocket launcher deployment in the Spratlys”, The Straits Times, 17/08/2016.

Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi rằng Việt Nam đã âm thầm triển khai một số lượng không rõ các bệ phóng rocket EXTRA trên năm thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Các hệ thống rocket di động tối tân này được cho là có khả năng bắn tới các đường băng và cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo lân cận được Trung Quốc xây dựng gần đây.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ những thông tin trên là “không chính xác”, nhưng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố vào tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai các vũ khí như vậy nhằm mục đích tự vệ. Continue reading “Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?”

Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh

ROYAL China 122252

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Queen’s Chinese Guests from Hell”, Project Syndicate, 17/05/2016

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Paul McCartney đã hát vào gần nửa thế kỷ trước rằng: “Nữ hoàng là một quý bà xinh đẹp, nhưng cô ấy không có nhiều điều để nói”. Giờ đây, ở tuổi 90, Nữ hoàng Elizabeth II bỗng nhiên dường như quyết tâm chứng minh lời hát trên là không đúng.

Tại một bữa tiệc vườn mùa xuân ở sân Cung điện Buckingham – với sự sắp đặt cầu kỳ nhất có thể có – Nữ hoàng Anh gần đây đã không hài lòng với phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến London trong chuyến thăm nhà nước năm 2015 của ông. Trong một cuộc đối thoại được ghi âm với chỉ huy Sở cảnh sát thủ đô, Lucy D’Orsi, Nữ hoàng đã gọi các quan chức Trung Quốc là “rất thô lỗ,” và bày tỏ sự cảm thông với “sự xui xẻo” của D’Orsi khi phải làm việc với họ. Continue reading “Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh”