Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm

Globe and China Flag for background

Nguồn: Mark Beeson, “China’s achieving hegemony is easier said than done”, East Asia Forum, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phần lớn chúng ta chưa hề biết đến một thế giới nơi nước Mỹ không phải là cường quốc thống trị. Giờ đây mọi thứ đang bắt đầu trở nên tương đối khác. Không chỉ vì phần lớn nền kinh tế toàn cầu bị mắc kẹt trong một đợt suy thoái kéo dài, mà còn vì xuất hiện một mô hình phát triển kinh tế thay thế, dường như thành công hơn, dựa trên mẫu hình được gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”.[1] Chính thực tế này, cùng với thành tích ấn tượng của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay, là điều đã dẫn đến kết luận đó, như Martin Jacques quả quyết, rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ ‘thống trị thế giới’. Continue reading “Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm”

Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?

South_China_Sea_Claims

Tác giả: Lý Lệnh Hoa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/07/2016, ông Tô Cách, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc có viết trên Thời báo Hoàn Cầu bài báo với tựa “Trung Quốc mới là nước tuân theo pháp luật ở Nam Hải”  [Việt Nam gọi là Biển Đông]. Đọc bài này, tôi cảm thấy nó có nội dung tương tự, giống hệt như bài báo đã đăng của ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc.

Cả hai vị Giám đốc này đều thiếu sự hiểu biết toàn diện tinh thần và lời văn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [UNCLOS], thiếu nhận thức đúng đắn về sự nhất thể hóa kinh tế toàn cầu và sự cộng đồng hóa vận mệnh loài người thời nay. Nếu nghiêm chỉnh học tập Công ước thì hai vị sẽ hiểu rằng giữa Phán quyết của Tòa Trọng tài về Nam Hải và các điều khoản của Công ước không hề có mâu thuẫn và xung khắc, mà nội dung hai văn bản này thông suốt với nhau. Continue reading “Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?”

Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông

vn14

Nguồn: Koh Swee Lean Collin, “Vietnam’s Master Plan for the South China Sea“, The Diplomat, 04/02/2016

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kế hoạch của Việt Nam nhằm phát triển năng lực tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đang được định hình. 

Trong nhiều năm, Việt Nam dần mua sắm thêm nhiều loại vũ khí để “làm mới” kho vũ khí vốn đã lạc hậu từ thời Chiến tranh Lạnh, phần lớn mua từ Nga nhưng từ các nguồn khác cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt quân sự rõ ràng không chỉ phụ thuộc vào các loại vũ khí nóng; mà năng lực phát hiện, theo dõi, và chỉ đường cho vũ khí tạo nên các yếu tố quan trọng khác. Nhận thức được điều này, bên cạnh việc tiếp tục mua thêm vũ khí, Hà Nội đã tiến hành những bước đi ban đầu, nhưng quan trọng, trong việc thiết lập một mạng ISR toàn diện. Continue reading “Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông”

Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-coup

Nguồn: Sinan Ulgen, “The Strategic Consequences of Turkey’s Failed Coup”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính quân sự chống lại một chính phủ dân cử thường làm dấy lên làn sóng phân tích về định hướng tương lai của đất nước sau khi chế độ dân chủ bị sụp đổ. Nhưng các cuộc đảo chính thất bại cũng có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy không kém. Nỗ lực bất thành của một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gây ra những hệ quả sâu xa cho quan hệ đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Đặc biệt, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ sẽ hướng tới những biến động đáng kể. Continue reading “Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ”

Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

turkcoup

Nguồn: Dani Rodrik, “Turkey’s Baffling Coup”, Project Syndicate, 17/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc binh biến tại Thổ Nhĩ Kỳ – dù thành công hay thất bại – đều theo một xu hướng có thể lường trước được ở nước này. Các nhóm chính trị – điển hình là những nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo – vốn bị các quân nhân nước này xem là đi ngược lại với tư tưởng về một nhà nước Thổ Nhĩ Kì thế tục của Kemal Atatürk, đang ngày càng nắm nhiều quyền lực. Căng thẳng leo thang thường đi kèm với bạo lực trên đường phố. Sau đó quân đội can thiệp và thực hiện thứ mà họ khẳng định là quyền hiến định nhằm khôi phục lại trật tự cũng như các nguyên tắc của một nhà nước thế tục. Continue reading “Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình

amm49

Nguồn: Tang Siew Mun, “Asean must reassess its ‘one voice’ decision-making”, TODAY, 25/07/2016

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Không có gì ngạc nhiên khi các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông gây tranh cãi ngày hôm qua tại cuộc họp hàng năm của họ.

Các điềm báo trước đã rõ ràng. Tháng trước, tại một cuộc họp đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh, những rạn nứt trong ASEAN đã bị lộ rõ sau khi nhóm này rút một bản tuyên bố có chứa lời lẽ mạnh mẽ phê phán hành vi lấn lướt của Trung Quốc khi áp đặt các yêu sách của mình trong vùng biển chiến lược này do Bắc Kinh đã vận động các đồng minh trong nhóm ngăn chặn tuyên bố. Continue reading “ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình”

Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?

NDL

Nguồn: Andrew Chubb, “Did China just clarify the nine-dash line?”, East Asia Forum, 14/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau những tranh cãi bề nổi, phản hồi của chính quyền Trung Quốc trước vụ kiện trọng tài liên quan đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong tuần này bao hàm nhiều chỉ dấu tích cực cho thấy Trung Quốc, dưới vỏ bọc quan điểm cứng rắn về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông, đang nhẹ nhàng đưa các yêu sách biển của mình vào khuôn khổ phù hợp với UNCLOS.

Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, được đưa ra nhằm phản hồi trực tiếp trước tòa trọng tài, ngụ ý mạnh mẽ rằng thực chất Trung Quốc không hề yêu sách các quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực biển trong đường chín đoạn. Cách hiệu quá rộng này đối với đường chín đoạn chưa bao giờ là một quan điểm chính sách chính thức [của Trung Quốc]. Tuy vậy, cách hiểu này lại là cơ sở của các động thái đáng lo ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là chương trình tuần tra và các hành động cưỡng chế dọc theo rìa của đường chín đoạn. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?”

Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII

south-china-sea-dispute-data

Tác giả: Nguyễn Hùng Sơn & Đặng Cẩm Tú

Tóm tắt: Trong lịch sử thế giới, hầu hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Dường như không nằm ngoài quy luật đó, Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 3/2013 đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm “chiến lược hải dương xanh” mang hàm ý rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, và trở thành cường quốc biển là một bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc. Việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý hơn trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc liên tục có những động thái hung hăng, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của các nước khác nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông. Continue reading “Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII”

Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc

scs11

Nguồn: Jerome A. Cohen, “Like it or not, UNCLOS arbitration is legally binding for China”, East Asia Forum, 11/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Truyền thông quốc tế đã dồn sự chú ý vào phán quyết ngày 12/07/2016 vốn được mong đợi từ lâu trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Các chiến dịch tuyên truyền và vận động ngoại giao dồn dập vừa qua của Trung Quốc càng làm vụ kiện được chú ý hơn. Tranh chấp liên quan đến ít nhất 15 vấn đề, trong đó nhiều điểm mang tính kỹ thuật chuyên sâu. Nhưng điểm cơ bản của vụ kiện – là phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và Philippines hay không – khá rõ ràng. Tuy vậy, dường như vẫn còn nhiều hiểu nhầm xung quanh vấn đề này.

Chúng ta nên hiểu rằng đây không phải là quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đặt tại La Haye như nhiều báo chí đưa tin. Cơ quan này hỗ trợ hành chính cho phiên tòa trọng tài được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết sẽ được đưa ra bởi tòa trọng tài UNCLOS, bao gồm năm chuyên gia hàng đầu thế giới về luật biển. Continue reading “Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc”

Sự quá đà của EU đã đẩy Anh ra ngoài như thế nào?

brexit12

Nguồn: “How EU Overreach Pushed Britain Out”, Project Syndicate, 28/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người bạn Anh sâu sắc nói với tôi vài ngày trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Liên hiệp Anh rằng anh sẽ bầu cho “Ở lại” vì anh lo lắng về sự bất định kinh tế sẽ xảy ra nếu Anh rời EU. Nhưng anh cũng nói thêm rằng anh sẽ không ủng hộ quyết định gia nhập EU năm 1973 của Anh nếu biết rằng EU sẽ tiến triển như thế này.

Dù các cử tri chọn “Ra đi” vì nhiều lý do, rất nhiều người quan ngại về mức độ lạm quyền của các lãnh đạo EU, tạo ra một tổ chức cồng kềnh và mang tính can thiệp hơn bao giờ hết. Continue reading “Sự quá đà của EU đã đẩy Anh ra ngoài như thế nào?”

Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi

chinap

Nguồn: Christopher Hill, “China’s bad neighbor policy is bad business”, Project Syndicate, 30/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là một mô hình phát triển, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng kềnh. Người dân Trung Quốc ngày càng lo lắng và nghi ngờ về khả năng của hệ thống trong việc hiện thực hóa lời hứa của chính phủ rằng “phép màu” kinh tế của đất nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng “Giấc mơ Trung Quốc” có lẽ cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.

Trung Quốc không thể sửa chữa những vấn đề của nền kinh tế chỉ bằng việc kết hợp đúng đắn các đòn bẩy chính sách hiện có. Thay vào đó, quốc gia này phải thúc đẩy quá trình cải cách và đổi mới sâu rộng hơn; và phải sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp trong ngắn hạn để đổi lấy những mục tiêu dài hạn. Continue reading “Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi”

Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc

vnindia

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

An ninh quốc phòng có thể được xem là lĩnh vực hợp tác đáng chú ý nhất giữa Việt Nam và Ấn Độ trong vòng hai năm trở lại đây. Mối bang giao truyền thống giữa hai nước giúp tạo lập nền tảng vững chắc cho các bước tiến quan hệ gần đây, nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng cứng rắn, của Trung Quốc mới chính là chất xúc tác khiến hai nước đẩy mạnh các trao đổi về quốc phòng.

Tiềm năng mua bán vũ khí rộng mở

Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong việc đẩy mạnh mua bán các sản phẩm quốc phòng giữa hai bên. Continue reading “Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc”

Phán quyết Biển Đông: Lợi và hại đối với Việt Nam

TS

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc là một cột mốc lịch sử trong tiến trình tranh chấp Biển Đông. Là một trong những bên tranh chấp chính, Việt Nam đã hoan nghênh việc Tòa ra phán quyết, và nói rằng sẽ đưa ra một tuyên bố riêng về nội dung của phán quyết này. Tuyên bố dự kiến sẽ giúp làm sáng tỏ cách hiểu của Việt Nam đối với phán quyết, đồng thời cung cấp các manh mối về việc Việt Nam có thể sẽ xử lý tranh chấp như thế nào trong tương lai.

Tác động của phán quyết đối với Việt Nam

Việt Nam được hưởng lợi đáng kể từ phán quyết, nhưng cũng phải đối mặt với một số tác động tiêu cực đối với các tuyên bố chủ quyền của mình ở Quần đảo Trường Sa. Continue reading “Phán quyết Biển Đông: Lợi và hại đối với Việt Nam”

Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp

referendum

Nguồn: Peter Singer, “Direct Democracy and Brexit”, Project Syndicate, 07/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc trưng cầu ý dân nên đóng vai trò gì trong một nền dân chủ? Vấn đề này đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau kết quả trưng cầu ý dân ở Vương quốc Anh với tỷ lệ 52% quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu so với 48% muốn ở lại – và cũng đột ngột chấm dứt sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Anh David Cameron.

Những người phản đối “Brexit” cho rằng các cuộc trưng cầu ý dân không được hiến pháp Anh công nhận, Quốc hội phải đưa ra quyết định cuối cùng và kết quả này nên được loại bỏ. Họ có đúng không? Continue reading “Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp”

Vụ kiện thế kỷ và bước ngoặt Biển Đông

Philippines-vs-China

Tác giả: Việt Long

Vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông đã kết thúc bằng phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước liên hợp quốc về Luật biển. Có thể coi đây là vụ kiện thế kỷ vì nhiều lý do. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, nước Trung Hoa – “trung tâm thế giới” bị một nước nhỏ đơn phương kiện về tranh chấp biển. Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp phức tạp, có nhiều bên tham gia, nhiều nước quan tâm nhất. Lần đầu tiên Tòa phải trả lời và giải thích cụ thể điều 121.3 của UNCLOS và qua đó góp phần phát triển luật biển quốc tế. Nội dung phán quyết không chỉ tác động đến các bên liên quan chính của vụ kiện mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước trong và ngoài khu vực, đến tiến trình thực thi và phát triển của luật biển, luật quốc tế. Continue reading “Vụ kiện thế kỷ và bước ngoặt Biển Đông”

Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?

strprt

Nguồn: H.D.P (David) Envall & Ian Hall, “Strategic Partnerships: helping or hindering security?”, East Asia Forum, 15/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ đối tác chiến lược đang trở thành trung tâm trong việc quản trị an ninh quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả các cường quốc và rất nhiều các nước nhỏ hơn đã tham gia vào các quan hệ đối tác phức tạp với cả bạn bè và các đối thủ chiến lược tiềm tàng. Ví dụ, Trung Quốc đã miệt mài xây dựng gần 50 quan hệ đối tác chiến lược ở khu vực và xa hơn, với cả các nước có sự khác biệt như Afghanistan, Úc và Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ có khoảng 20 quan hệ đối tác và Nhật Bản là 10.

Như chúng tôi đã lập luận trong các bài viết khác, quan hệ đối tác chiến lược là một hình thức thực hành an ninh mới trong khu vực. Khi khái niệm này mới nổi lên, một số nhà phân tích đã lập luận rằng quan hệ đối tác xảy ra khi hai nhà nước có chung tầm nhìn về việc an ninh khu vực nên được quản trị như thế nào. Nhưng khi các quan hệ đối tác chiến lược mới được hình thành giữa các nhà nước với tầm nhìn và lợi ích mâu thuẫn nhau, giải thích về sự nổi lên của quan hệ đối tác chiến lược đó đã trở nên kém thuyết phục. Continue reading “Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?”

Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?

saudi-iran-630x350

Nguồn: Robert Harvey, “Who’s Winning the Middle’s East Cold War?”, Project Syndicate, 21/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra tại vùng chảo lửa của thế giới. Địa chính trị là nhân tố chủ chốt trong cuộc ganh đua phe phái giữa Hồi giáo dòng Shia và dòng Sunni tại Trung Đông, khi Iran đối đầu với Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của nước này trong cuộc chiến giành vị thế thống trị khu vực.

Như cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, trong cuộc xung đột này, hai đối thủ chính không hề giao tranh quân sự trực tiếp, ít nhất là cho tới lúc này. Tuy nhiên cả hai bên đã đối đầu về ngoại giao, ý thức hệ và kinh tế – đặc biệt là trên thị trường dầu mỏ – và thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chẳng hạn như các cuộc xung đột tại Syria và Yemen. Ít có vấn đề nào tại khu vực Trung Đông mà không thể truy ngược nguồn gốc tới sự cạnh tranh quyền lực giữa Ả Rập Saudi và Iran. Continue reading “Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Đừng nhượng bộ Putin!

putin-eu

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Don’t Appease Putin”, Project Syndicate, 15/6/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thay thế Obama, đều chỉ trích các thành viên châu Âu của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những tháng gần đây vì không đáp ứng được các cam kết về chi tiêu quốc phòng. Họ đã có lý.

Thực tế Châu Âu đã thất bại trong việc đáp ứng thỏa thuận phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đồng minh Châu Âu của Mỹ đã có chi tiêu quốc phòng trung bình thấp hơn mức đã cam kết là 2% GDP, trong đó nhiều quốc gia thậm chí còn chi tiêu ít hơn mức này rất nhiều. Quan trọng hơn, các nước này đã không đạt được mục đích xây dựng một cộng đồng quốc phòng Châu Âu đích thực. Continue reading “Đừng nhượng bộ Putin!”

Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA

pca4

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Ngày mai (12/7), Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam.

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Để khởi kiện tại cơ chế này, về thủ tục, Philippines phải đáp ứng được các điều kiện: (i) chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Philippines và Trung Quốc; (ii) hai bên đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp mà không đạt được kết quả và (iii) hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay cho UNCLOS. Trung Quốc cho rằng Philippines không được phép khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện này. Continue reading “Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA”