Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam

P-800 missile

Tác giả: Robert Farly | Biên dịch: Trần Quang

Năm 1979, hai bên đã nổ ra chiến tranh và Trung Quốc đã không thực sự giành chiến thắng. Ngày nay, sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai bên. Đọc tiếp “Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam”

Joint Development Possibilities in the South China Sea: a Vietnamese Perspective

forage vietnam afp

Author: Truong-Minh Vu & Huynh Tam Sang

Source: East Asia Policy, Volume 6, Number 2, Apr/Jun 2014, 117-123.

Abstract: Southeast Asian countries have refused to accept China’s proposal to set aside disputes and pursue joint development since 2009. Why? This paper argues that China is becoming too powerful and has increasingly possessed more hard power such as economic and military capability. It, however, has not agreed to limit its power by institutional frameworks. Southeast Asian countries have little sympathy for China’s cooperative projects given the lack of “constitutional order”. Đọc tiếp “Joint Development Possibilities in the South China Sea: a Vietnamese Perspective”

Trung Quốc rút giàn khoan: Kết thúc là sự bắt đầu

Tác giả: An Nhiên 

gian_khoan_hai_duong_981

Theo báo Tuổi Trẻ, từ chiều ngày 15-7, Trung Quốc đã giảm số lượng lớn các tàu, chỉ còn duy trì khoảng 70-75 tàu ở lại tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Đến 7h sáng ngày 16/7, giàn khoan Trung Quốc tiếp tục di chuyển so với vị trí ban đầu khoảng hơn 50 hải lý. Rạng sáng ngày 16/7, Tân Hoa Xã dẫn nguồn từ công ty TNHH Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Hải dương Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc khoan và thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Thêm vào đó, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ được di chuyển về đảo Hải Nam. Đọc tiếp “Trung Quốc rút giàn khoan: Kết thúc là sự bắt đầu”

Thế giới sẽ nguy hiểm nếu Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo

Tác giả: Robert Kogan | Biên dịch: Phạm Việt Vinh

2012101011552363734_20

I.

Cách đây gần 70 năm, một trật tự thế giới mới đã hình thành từ đống hoang tàn của Thế chiến thứ hai. Trung tâm của trật tự mới này là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, ở trật tự thế giới đó đã xuất hiện những vết nứt. Thực ra thì những khủng hoảng ví dụ như giữa Nga và Ukraine hay như ở Syria không phải là hy hữu và cũng chẳng phải là không kiểm soát nổi. Ngay cả những phản ứng rụt rè của Liên Hiệp Quốc trước các biến động tại Ukraine, rồi các vụ nổi dậy tại Trung Cận Đông, tại Bắc Phi, các chiến thắng của lực lượng Thánh chiến khủng bố tại Syria và Iraq, sự căng thẳng mang tính quốc gia chủ nghĩa ngày càng gia tăng giữa các cường quốc tại Đông Á hay là sự lấn lướt của toàn trị và sự thoái lui của dân chủ trên khắp thế giới cũng không là điều đặc biệt và bất khả kháng. Nhưng tất cả những điều đó gộp lại cho thấy một cái gì đó đã thay đổi; và sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn chúng ta tưởng. Có vẻ như một trật tự thế giới mới đang xuất hiện. Đọc tiếp “Thế giới sẽ nguy hiểm nếu Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo”

Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape

vietnam-japan-leaders-reuters-180314

Author: Do Thi Thuy

Source: Japan Institute of International Affairs Working Paper series

Abstract: Unlike the other complicated bilateral relationships in East Asia, Vietnam and Japan are the two generally ‘problem-free’ neighbours. Despite having been ‘strategic partners’ since 2006, due to domestic and external constraints, until recently this strategic partnership was mainly confined to the economic domain. However, with the changing regional political landscape stemming from China’s growing unilateralism and assertiveness in territorial disputes, the ambiguity of U.S. commitment to Asia, Đọc tiếp “Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape”

Kiện Trung Quốc và các ảnh hưởng kinh tế

nhamay-dam-ca-mau---nguon-pvcfc.com.vn

Tác giả: Lê Trung Tĩnh – Trần Bằng

Đối với Trung Quốc, từ năm 2001, Việt Nam liên tục nhập siêu và cán cân thương mại ngày càng thâm hụt lớn. Trong khi Hoa Kỳ và EU (liên minh châu Âu) là các đối tác mà Việt Nam liên tục xuất siêu, đối với Trung Quốc, Việt Nam liên tục nhập siêu. Đọc tiếp “Kiện Trung Quốc và các ảnh hưởng kinh tế”

#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động

Running from the law: Chinese fishing boats tied themselves together to try and evade capture from South Korea

Nguồn: Alan Dupont & Christopher G. Baker[1] (2014). “East Asia’s Maritime Disputes: Fishing in Troubled Waters”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No.1, pp. 79–98.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khó ai có thể phủ nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là động lực chính dẫn đến thay đổi chiến lược của kỷ nguyên hiện nay, cũng giống như Hoa Kỳ với uy thế ảnh hưởng tương tự đã định hình cuộc chuyển đổi ở kỷ nguyên trước. Nhưng những lạc quan ban đầu tin rằng Vương quốc Trung tâm sẽ khôi phục vị trí cường quốc lớn của mình trong hòa bình giờ đây đang dần phai nhạt, khi mà ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm đẩy mạnh những tuyên bố đối với chủ quyền và tài nguyên trên biển của mình tại những khu vực biển có tầm quan trọng sống còn ở Tây Thái Bình Dương. Đọc tiếp “#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động”

Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

southchina1

Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Người dân của đất nước này đã được giáo dục sai sự thật rằng tổ tiên họ đã tìm ra và đặt tên cho các hòn đảo trên Biển Đông.

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc phải đối đầu với sự lo lắng của các nước châu Á và quyền lực của Hoa Kỳ. Qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã vứt bỏ vẻ bề ngoài “trỗi dậy hòa bình” để thay vào đó là ngoại giao pháo hạm. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia. Để ứng phó, tất cả những nước này đang ráo riết mua thêm vũ khí và tăng cường các liên kết quân sự với các nước có chung lo ngại trước những yêu sách chủ quyền ngày càng xác quyết của Trung Quốc – chủ yếu là với Mỹ, nhưng ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia. Đọc tiếp “Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc”

Khó hi vọng về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Tác giả: Mark Valencia | Biên dịch: Thùy Anh

scs23

Indonesia kêu gọi tổ chức một cuộc họp đặc biệt của ASEAN về vấn đề Biển Đông nhằm duy trì đoàn kết cho tổ chức này, đồng thời thúc đẩy thỏa thuận COC. Tuy nhiên, trường hợp cuộc họp được triệu tập thì cũng chưa chắc đã đạt được tiến triển có ý nghĩa.

Gần đây, Indonesia đã kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành một cuộc họp đặc biệt bàn về những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước thành viên ASEAN cũng như thúc đẩy việc cho ra đời một bộ quy tắc ứng xử liên quan đến những tranh chấp tại vùng biển trọng yếu này. Đọc tiếp “Khó hi vọng về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”

Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

japan-navy-w-620x349

Sự kiện Liên minh cầm quyền Nhật Bản diễn dịch lại Hiến pháp Hòa bình vào đầu tháng 7 đã dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nổi bật trong số đó là những người ủng hộ một vị trí độc lập và chủ động hơn cho Nhật Bản. Số khác lại lo sợ một nguy cơ xung đột đang leo thang tại Đông Á. Thế nhưng, quyết định của Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tham vọng độc chiếm Biển Đông và quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã buộc Nhật Bản phải quyết đoán hơn. Đọc tiếp “Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động”

Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á

Tác giả: Michael Raska | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

333615_Varshavyanka-submarine

Một khía cạnh quan trọng của cuộc “cạnh tranh vũ trang” ở khu vực Đông Á là sự xuất hiện của các lớp tàu ngầm diesel-điện thông thường thế hệ mới (SSKs), vốn đang ngày càng trở thành một lựa chọn vũ khí phổ biến – được xem là một tác nhân nhằm tăng cường sức mạnh quân sự với khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ đa dạng đồng thời giúp chống lại những lực lượng hùng mạnh hơn.

Bất chấp tốc độ phát triển kinh tế tại Đông Á cũng như quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của khu vực này vào nền kinh tế toàn cầu, thực tế chiến lược của khu vực đã phản ánh những xu hướng cạnh tranh nhau.

Đọc tiếp “Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á”

Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông”

Biên dịch: Bùi Hữu Duyệt | Hiệu đính: Vũ Thành Công

360225496

Trung Quốc đang dần hiện thực hoátuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các động thái hung hăng. Đứng trước tình hình đó, Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ từ giữ nguyên hiện trạng sang chủ động thúc đẩy hoà bình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình trong khu vực. Trong báo cáo Một chiến lược quốc gia về biển Đông đăng tháng 04/2014 trên tạp chí Backrgrounder, hai học giả Steven Groves và Dean Cheng đề xuất việc công bố Chính sách quốc gia về biển Đông của nước Mỹ, xem đây là phương tiện hữu hiệu để thực hiện bước chuyển đổi trên. Phần dưới đây lược dịch và giới thiệu các lập luận và các khuyến nghị chính sách chính của báo cáo. Đọc tiếp “Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông””

#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: The Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 228-237.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi chúng ta tách khỏi Malaysia, chúng ta đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, chúng ta không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Chúng ta thịnh vượng đi lên từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới sau Thế chiến thứ hai. Ngày nay, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ lệ thương mại trên GDP của chúng ta (416%) vượt xa con số của láng giềng Malaysia (167%) và Indonesia (47%) cũng như những nền kinh tế Châu Á khác vốn cùng theo đuổi chính sách hướng tới xuất khẩu trong nỗ lực hiện đại hoá, như Đài Loan (135%), Hàn Quốc (107%), và Thái Lan (138%). Chỉ có Hồng Kông (393%) là có nền kinh tế mở như của Singapore – và đó là nếu tính cả việc kinh doanh với Trung Quốc là ngoại thương. Đọc tiếp “#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore”

Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

image

Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượng trong cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyển hướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất. Đọc tiếp “Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển”

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?

Tác giả: Barry Desker | Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền

China'Russia

Đối thoại thường niên Shangri-La được tổ chức tại Singapore vào cuối tháng Năm vừa qua đã chứng kiến những cuộc tranh luận sắc bén giữa các đại biểu đến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản với các đại biểu đến từ Trung Quốc về các yêu sách đối địch nhau của Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Những đại diện tham dự của Việt Nam, Philippines và Mỹ cũng đã chỉ trích các yêu sách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông. Đọc tiếp “Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?”

Úc nên làm gì ở Biển Đông?

Tác giả: Benjamin Schreer | Biên dịch: Trần Quang

julie-bishop-australia-foreign-minister-dfa-afp-20140220-001

Úc cũng có đồng minh và lợi ích cụ thể tại khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc kiểm soát vùng biển này sẽ làm xói mòn vị thế đồng minh và lợi ích của Úc tại đây. Do đó Canberra cần có chính sách và cách tiếp cận chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng hành vi bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình và ngày càng gây ra nhiều sự kiện tại khu vực này. Tháng trước, sau khi hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều yêu sách chủ quyền, rõ ràng là Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa thêm giàn khoan thứ hai vào khu vực này. Đọc tiếp “Úc nên làm gì ở Biển Đông?”

Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines

Tác giả: Hà Văn Long & Huỳnh Tâm Sáng

240614_pnoy01

Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách tại biển Đông đang thách thức an ninh của khu vực nói chung và an ninh hàng hải nói riêng. Các nước nhỏ đang bị “Trung Quốc bắt nạt”, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hiểu rằng để đối phó với một “con rồng hung hăng” thì ngoài tăng cường sức mạnh nội tại của quốc gia, việc hợp tác với những nước đang có “chung vấn đề” với nhau sẽ giúp họ có thêm những sức mạnh cần thiết và kịp thời để đối phó với những thách thức an ninh chung của khu vực. Và một nước lớn đang cùng có “chung vấn đề” đó không ai khác chính là Nhật Bản. Đọc tiếp “Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Đọc tiếp “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”

Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia

Indonesia

Tác giả:  Vũ Lê Thái Hoàng – Lê Linh Lan*

Tóm tắt: Với mục tiêu tìm hiểu về định nghĩa, tiêu chí phân loại và kiểu chính sách/hành vi đặc thù của nhóm các nước “tầm trung” trong quan hệ quốc tế, bài viết nghiên cứu mảng lý thuyết về các nước nhỏ/yếu (vốn được chú ý ít hơn mảng lý thuyết về các nước lớn) trong chủ nghĩa Tân Hiện thực và Thể chế Tân Tự do bởi đây là nền tảng khơi nguồn cho lý thuyết về các nước tầm trung. Qua đó, các tác giả nhận thấy chính sách ưu tiên ngoại giao đa phương và kiểu hành vi đối với các thể chế quốc tế, khu vực tạo nên một trong những đặc thù cơ bản nhất của các nước tầm trung nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu những rủi ro của chính sách cân bằng, phù thịnh hay trung lập trong quan hệ với các nước lớn. Bài viết cũng vận dụng khuôn khổ lý thuyết trên để hiểu rõ hơn về chính sách “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia tầm trung In-đô-nê-xi-a dưới thời Tổng thống Xu-xi-lô Giút-đô-dô-nô, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia tầm trung ở khu vực trong một môi trường chiến lược đang có nhiều biến chuyển nhanh chóng, phức tạp.

Đọc tiếp “Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia”

Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

Tác giả:  Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc  (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh. Đọc tiếp “Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng”