Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong Báo cáo Quốc phòng Thường niên gửi Quốc hội về quân sự Trung Quốc, được công bố ngày 8 tháng 5, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh. Theo báo cáo này, động lực chủ yếu thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hóa quân đội là những “xung đột tiềm tàng ở eo biển Đài Loan”. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc hiện đã gấp hơn 10 lần chi tiêu quốc phòng của Đài Loan và vẫn tiếp tục tăng. Bản báo cáo cũng đề cập đến những hoạt động thầm lặng nhưng mạnh mẽ của Trung Quốc tại biển Đông và Hoa Đông, bao gồm cả các hoạt động cải tạo, mở rộng đảo và chiến thuật “lát cắt salami”. Lầu Năm Góc cũng lưu ý đến việc Bắc Kinh sử dụng các tàu của lực lượng Hải cảnh để bảo vệ lợi ích và tránh đẩy căng thẳng leo thang thành các xung đột quân sự trên biển Đông.

Về phần cứng, báo cáo cung cấp những cập nhật mới nhất về hệ thống vũ khí và phạm vi hoạt động của chúng. Bắc Kinh được cho là đang tìm cách nới rộng khoảng cách địa lý cho các hoạt động quân sự, đặc biệt tại Ấn Độ Dương. Báo cáo khẳng định, các tàu ngầm hạt nhân lớp Thương (Shang-class) và lớp Tống (Song-class) đã được triển khai ở Ấn Độ Dương. Trước đó, cuối năm 2014, các tàu ngầm của Trung Quốc đã từng bị phát hiện đang neo đậu tại một bến cảng của Sri Lanka. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)”

Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?

Spiegel-cover2

Nguồn: Bernard-Henri Lévy, “In Defense of Angela Merkel,” Project Syndicate, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

Việc trang bìa gần đây của tuần báo Der Spiegel đăng tải hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trước tòa thành cổ Acropolis với những sĩ quan Đức Quốc xã đứng xung quanh đã giúp thể hiện một điều quan trọng: cuối cùng thì vấn đề phong trào bài Đức (Germanophobia) ở châu Âu đã được bộc lộ theo một cách không thể tránh khỏi.

Sự lăng mạ nước Đức đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Những cuộc biểu tình tại đảo Síp vào tháng 3 năm 2013 đi kèm những băng rôn mang hình ảnh châm biếm bà Merkel được hóa trang giống như Adolf Hitler. Cùng thời điểm đó tại Valencia, Tây Ban Nha, nhân lễ hội Falles hàng năm, bà Merkel trong hình nộm một bà hiệu trưởng ghê gớm đang thuyết giảng cho người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha và các Bộ trưởng của ông về “Mười điều răn của Angela – Kẻ hủy diệt.” Hình nộm đó cuối cùng đã bị đốt cháy trong ngọn lửa ăn mừng Thánh Joseph. Continue reading “Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?”

Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?

33613954555e

Nguồn: Alfred Stepan & Richa Maheshwari, “Good-Government Authoritarianism?”, Project Syndicate, 23/4/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều lời tán dương dành cho Lý Quang Diệu – Thủ tướng phục vụ lâu năm của Singapore mất hồi tháng Ba – đã nêu bật cuộc chiến chống tham nhũng thành công của ông. Điểm ẩn ý thường thấy trong phân tích này (khi không được nêu rõ ràng) là việc chính phong cách cai trị chuyên chế của Lý Quang Diệu đã giúp hiện thực hóa những thành tựu (chống tham nhũng) của ông.

Ngoài những ngụ ý mang tính phản dân chủ sâu sắc của giả thuyết này, nó còn không chính xác về mặt thực nghiệm. Vâng, Singapore xếp thứ 7 trong số hơn 170 quốc gia được khảo sát về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi năm ngoái. Nhưng nếu xem xét các quốc gia khác trong nhóm 15 nước dẫn đầu chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tất cả những nước đó đều là những nền dân chủ đang phát triển vững mạnh. Continue reading “Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?”

Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?

image

Nguồn: Christian Neef, “Fortress of Nationalism: Russia Is Losing Its Political Morals,” Spiegel Online, 31/3/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ sát hại chính trị gia đối lập Boris Nemtsov cho thấy nước Nga đã trở nên xuống cấp về mặt đạo đức. Đất nước này đang biến thành một pháo đài dân tộc chủ nghĩa và những người nắm quyền sẵn sàng phớt lờ những tác động nguy hiểm tiềm tàng.

Trong vòng bốn tuần đã có hai sự kiện diễn ra ở Nga mà thoạt nhìn có vẻ như không có liên hệ với nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng lại có liên quan chặt chẽ. Sự kiện đầu tiên là cái chết của chính trị gia đối lập Boris Nemtsov; và sự kiện thứ hai là cuộc họp của Diễn đàn Bảo thủ Nga cách đây một tuần vào ngày chủ nhật tại thành phố St. Petersburg. Cả hai sự việc – vụ giết người trắng trợn ngay bên ngoài điện Kremlin và nỗ lực để tạo ra một phong trào Quốc tế dân tộc chủ nghĩa trên đất Nga – đều chứng minh một điều: Nga đã trở nên bất ổn cả về chính trị lẫn đạo đức. Continue reading “Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?”

Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật

20150506143021-88ba089f-66e2-41f1-8e6a-823fef87b3a5-w640-r1-s-cx6-cy14-cw88

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần từ 26/4-3/5/2015. Ông Abe không chỉ là Quốc khách, được Nhà trắng đón tiếp với nghi thức trọng thể nhất dành cho một nguyên thủ nước ngoài, mà còn là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội Mỹ.

Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm hơn cả là việc Mỹ, Nhật công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là “có tính lịch sử”, “chưa từng có”, và là một diễn biến an ninh, quốc phòng quan trọng bậc nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết hồi năm 1973. Continue reading “Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật”

Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?

68531406

Nguồn:Why the United States and Cuba are cosying up”, The Economist, 08/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngoài đôi cái bắt tay vội vàng, đã chẳng có một cuộc tiếp xúc thực sự nào giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với các nhà lãnh đạo Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama City vào các ngày 10-11 tháng 4 được xem là một sự kiện lịch sử, đặc biệt là nếu hai bên trao đổi những điều có ý nghĩa.

Với cả hai ông, sự xích lại gần nhau này là một canh bạc. Các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa hẳn sẽ chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận hồi tháng 12 của ông Obama với ông Castro về “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao, cùng nỗ lực của ông Obama nhằm gở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 54 năm. Fidel Castro, vị cựu lãnh đạo Cuba, cũng có vẻ không hài lòng với chính sách của ông em Raul của mình. Hơn nữa, ba vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước kể từ tháng 12 vẫn chưa vượt qua được nhiều thập kỷ mất lòng tin. Vì sao hai nhà lãnh đạo lại mong muốn chôn vùi những bất đồng đến vậy? Continue reading “Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “Commanding the Swarm”, War on the Rocks23/3/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh | Kỳ 4: Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Ngày nay, các phương tiện không người lái chủ yếu đều được kết nối từ xa, với chỉ một người thực hiện các thao tác điều khiển. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi trong tương lai. Các phương tiện này sẽ ngày càng được tích hợp các chức năng tự hành nhiều hơn, với con người đóng vai trò chỉ huy ở mức độ nhiệm vụ. Điều này cho phép một cá nhân có khả năng điều khiển cùng lúc nhiều phương tiện, dẫn tới hỏa lực tác chiến lớn hơn trong khi nguồn nhân lực không thay đổi. Tuy nhiên, các bầy đàn số lượng lớn sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi lớn hơn rất nhiều trong mô hình chỉ huy và kiểm soát. Continue reading “Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt”

Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea

Source: Le Hong Hiep, “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”, Trends in Southeast Asia, No.6, 2015.

Executive summary: 

– Vietnam has long maintained “no alliance” as a core principle in its foreign policy. However, as China becomes increasingly assertive in the South China Sea, there are indications that Vietnam is moving towards “alliance politics”, or efforts to forge close security and defense ties short of formal, treaty-bound alliances with key partners, to deal with the new situation. Continue reading “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản đã có bước đột phá hết sức quan trọng, thể hiện rõ qua bản định hướng hợp tác quốc phòng sửa đổi được công bố ngày 27 tháng 4 tại Washington. Tokyo sẽ thể hiện một hình ảnh chủ động hơn trong hợp tác quốc phòng với Washington, thậm chí sẽ cùng chia sẻ gánh nặng về tài chính, nhân lực với quân đội Hoa Kỳ. Không dừng lại đó, điều khiến nhiều chuyên gia khu vực và thế giới chú ý và phân tích rất nhiều là những hỗ trợ quốc phòng giữa hai bên sẽ không còn bị giới hạn bởi khu vực địa lý và nhiệm vụ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp bị tấn công không chỉ trên lãnh thổ Nhật Bản mà còn ở nhiều khu vực khác. Cụ thể, trong việc đối phó lại chiến lược “chống xâm nhập/chống tiếp cận” (A2/AD) của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ về mặt tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát (C2) trên không, chống tàu ngầm và tác chiến đổ bộ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”

Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine

XU*7753425

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Overcoming the Ukraine Crisis”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hồi ức về các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20, từ chủ nghĩa hoà bình những năm 1930 đến đối đầu Chiến tranh Lạnh, đang được khuấy lên, thúc đẩy cả Nga và phương Tây lao vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với trật tự toàn cầu và sự ổn định của châu Âu trong 25 năm qua. Đúng như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine liên quan đến các cường quốc được trang bị vũ khí hạt nhân và có chi tiêu quân sự chung chiếm gần 2/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử không cần lặp lại chính nó, miễn là phương Tây có những bước đi nhằm tránh bị mắc kẹt bởi bất kỳ sự leo thang bất ngờ nào. Continue reading “Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine”

Địa chính trị (Geopolitics)

??????????????????

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.

Khái niệm “địa chính trị” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjillen cho rằng các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lý và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lý này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia. Kjellen đặc biệt chú ý tới tác động của các đặc điểm địa lý như núi non và đại dương đối với sinh mệnh chính trị của các quốc gia. Continue reading “Địa chính trị (Geopolitics)”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “The Human Element in Robotic Warfare”, War on the Rocks, 23/03/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh

Quy tắc đầu tiên của máy bay không người lái là không gọi được chúng là “máy bay không người lái” (unmanned aircraft), và cũng đừng gọi chúng là “drone”.

Không quân Hoa Kỳ thường sử dụng cụm từ “máy bay được lái từ xa” (remotely piloted aircraft) để nói đến các loại vũ khí như Predator, Reaper hay Global Hawk. Cụm từ này thật ra cũng mô tả thực tế hoạt động hiện nay của những chiếc Predator và Reaper. Các máy bay này được phi công điều khiển bằng cần điều khiển và bánh lái, chỉ có điều những phi công này không ngồi trên máy bay (và đôi khi là ở tận phía bên kia bán cầu).

Chiếc Global Hawk có mức độ tự hành cao và không cần phi công điều khiển, nhưng vẫn cần môt người sử dụng bàn phím và chuột đưa ra các mệnh lệnh hoạt động. Đối với trường hợp này, khái niệm “được lái từ xa” có phần mơ hồ hơn. Continue reading “Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt”

Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông

060508-N-4166B-030

Nguồn: Richard Javad Heydarian & Truong-Minh Vu, “South China Sea: Time for US-ASEAN Maritime Cooperation,” RSIS Commentary No. 094, 20/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Những hoạt động xây dựng gấp rút của Trung Quốc trên Biển Đông đã tăng cường hơn nữa các tranh chấp hàng hải đang diễn ra giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Không chỉ làm phức tạp thêm bản chất của các tranh chấp đang diễn ra gây phương hại tới các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền, các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông còn báo hiệu cho sự hung hăng ngày càng tăng về mặt quân sự của nước này, khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang hướng tới “phòng thủ ngoại vi” và củng cố chiều sâu chiến lược của nó trong khu vực. Continue reading “Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông”

“Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực

janpan

Tác giả: Nguyễn Văn Bình

Sau sự bùng nổ những năm 1980, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng giảm phát liên tục trong hai thập niên vừa qua với mức tiêu dùng yếu và tăng trưởng thấp bất chấp các nỗ lực liên tục của các chính quyền Nhật Bản kế tiếp nhau từ năm 1992 đến năm 2012 nhằm đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái. Khó khăn kinh tế cộng vởi tỉ lệ nợ công ngày càng cao (233% GDP năm 2012) và thảm họa kép động đất và hạt nhân vào năm 2011 đã khiến Nhật Bản ngày một lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng, tưởng chừng không lối thoát. Kinh tế trì trệ, cùng với cách xử lý thiếu quyết đoán của chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đã khiến vị thế quốc tế của Nhật Bản suy giảm theo và tạo ra một tâm lý bi quan trong người dân nước này. Continue reading ““Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter mới đây đã công bố chiến lược không gian mạng mới của Lầu Năm Góc, đồng thời cho thấy hi vọng có được sự hợp tác lớn hơn giữa chính phủ và tư nhân trong lĩnh vực này. Trong bài phát biểu tại Đại học Stanford, ông Carter đã mở đầu bằng việc kêu gọi một “quan hệ đối tác mở” giữa thương mại, dân sự và chính phủ, bao gồm cả việc “xây dựng lại cầu nối” giữa chính phủ và Thung lũng Silicon. Sự hợp tác này, theo ông Carter, là “con đường duy nhất tiến về phía trước” trong bối cảnh sự phát triển ồ ạt của công nghệ và sự canh tranh quyết liệt toàn cầu. Ông Carter cũng đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Quốc phòng, cụ thể là (i) bảo vệ mạng lưới của chính mình khỏi các mối đe dọa; (ii) bảo vệ đất nước khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài; và (iii) can dự vào các chiến dịch tấn công mạng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/04/2015)”