Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông

Nguồn: Streit um Nato-Osterweiterung: „Es ist höchste Zeit, Tacheles mit den Russen zu reden“, WELT, 20/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.

WELT: Giáo sư Sarotte, phiên bản về câu chuyện của Vladimir Putin có nội dung như sau: “Sau năm 1989, phương Tây đã hứa với chúng tôi sẽ không mở rộng NATO. Điều này có nghĩa là, phương Tây đã lừa chúng tôi.” Thực hư chuyện này như thế nào?

Mary E. Sarotte: Về mặt chính thức thì không. Nhưng có bằng chứng cho thấy đã có các cuộc thảo luận về vấn đề này. Tóm tắt ngắn gọn là như vậy. Continue reading “Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông”

Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?

Nguồn: Why Donetsk and Luhansk are at the heart of the Ukraine crisis”, The Economist, 15/02/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15 tháng 2, trong khi khoảng 130.000 quân Nga dường như đã sẵn sàng xâm lược Ukraine, hạ viện Nga đã bỏ phiếu yêu cầu tổng thống Vladimir Putin công nhận hai nước cộng hòa ly khai ở vùng đông nam Ukraine là các quốc gia độc lập. Donetsk và Luhansk, một phần của khu vực Donbas nơi người nói tiếng Nga chiếm đa số, đã bị lực lượng ly khai kiểm soát, và theo đó, do Nga kiểm soát trên thực tế, kể từ năm 2014. Tại sao những khu vực này lại quan trọng? Và việc Nga công nhận nền độc lập của họ có thể thay đổi cuộc khủng hoảng như thế nào? Continue reading “Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?”

Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai

Nguồn: Autonome Kampfmaschinen: Diese Waffen entscheiden allein, wen sie töten, WELT, 06/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Một cuộc cách mạng đang diễn ra trong nghệ thuật chiến tranh, vũ khí hiện đại không cần con người điều khiển, chúng tự nhận dạng và giết chết nạn nhân của mình. Các nhà nghiên cứu Đức đang kêu gọi cấm các loại robot giết người kiểu này. Nhưng điều đó không phù hợp với một số quốc gia.

Trong bộ phim “Kẻ hủy diệt” (Terminator) năm 1984, máy tính và cỗ máy chiến tranh thông minh đã giành quyền lực trong tương lai, Kẻ hủy diệt đưa một robot được lập trình để giết người vào cuộc chiến với hiệu quả cao. Người xem nghĩ đây là khoa học viễn tưởng thuần túy. Trong thực tế, kỷ nguyên của những cỗ máy chiến đấu biết “tư duy” đã diễn ra từ lâu, cho dù chúng chưa mang hình hài con người, mà mới ở dạng chó robot có khả năng chiến đấu. Continue reading “Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai”

John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Nguồn: “Der Westen hat nicht verstanden, dass Putin nach anderen Regeln spielt”, WELT, 30/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên nguy kịch. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, và NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội tới các quốc gia thành viên ở phía đông. Làm sao đến nông nỗi này, phải làm gì bây giờ? Chúng tôi đã nói chuyện với giáo sư chính trị người Mỹ John J. Mearsheimer. Continue reading “John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng””

Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron

Nguồn: Francis J. Gavin and Alina Polyakova, Macron’s Flawed Vision for Europe, Foreign Affairs, 19/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ dai dẳng sẽ bóp nghẹt giấc mơ quyền lực toàn cầu của Tổng thống Pháp

Ngày 11/05/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tổ chức một buổi tiệc đặc biệt quy tụ các tài năng văn hóa Mỹ nhằm chào đón Bộ trưởng Văn hóa Pháp, André Malraux. Với sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng, như tiểu thuyết gia Saul Bellow, họa sĩ Mark Rothko, biên kịch Arthur Miller, và nghệ sĩ vĩ cầm Isaac Ster, tối hôm ấy là một buổi lễ tôn vinh quan hệ lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước lễ hội hào nhoáng này, Kennedy, Malraux, và đại sứ Pháp tại Mỹ đã có một cuộc trao đổi căng thẳng về những chỉ trích ngày càng gay gắt của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đối với chính sách của Mỹ, và những yêu cầu đi kèm về quyền tự chủ chiến lược. Continue reading “Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron”

Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?

Nguồn: As war looms larger, what are Russia’s military options in Ukraine?”, The Economist, 21/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Những gì chúng ta đang đối mặt, có thể chỉ còn vài tuần nữa sẽ xảy ra, là một cuộc chiến tranh ngang hàng đầu tiên giữa hai quân đội hàng đầu, được công nghiệp hóa, số hóa, diễn ra trên lục địa này trong nhiều thế hệ qua.” Đây là cảnh báo vào ngày 19 tháng 1 của James Heappey, Bộ trưởng Quân lực Anh, khi nói về việc Nga đang tăng cường hơn 100.000 quân ở biên giới Ukraine. “Hàng chục nghìn người có thể chết.” Bộ trưởng quốc phòng Estonia lặp lại lời cảnh báo. Ông nói: “Mọi thứ đang tiến tới xung đột vũ trang”. Continue reading “Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?”

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường toàn cầu đích thực duy nhất. Điều này có nghĩa là sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta là vô cùng to lớn. Bất kỳ một nghiên cứu nào có tính chất dự báo về Trật tự Thế giới trong tương lai mà không xét đến vai trò của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta thì đều không cập nhật với thực tiễn. Vì thế, đại chiến lược của Hoa Kỳ — với tính cách là chiến lược cao nhất của quốc gia này — là vấn đề mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu, vì cách hành xử của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác trên thế giới sẽ chịu sự chi phối của chiến lược cao nhất này. Bài viết này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, xác định đại chiến lược của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và cố gắng giải đáp các vấn đề liên quan đến quốc gia này. Continue reading “Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)”

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nguồn: Elbridge Colby, “The Fight for Taiwan Could Come Soon”, Wall Street Journal, 27/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. Continue reading “Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?”

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp – thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ – dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận. Continue reading “Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp”

Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?

Nguồn: Tetsuro Kosaka, “China’s military has an Achilles’ heel: Low troop morale”, Nikkei Asia, 19/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này.

Một biểu hiện cho điều đó là việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội địa. Còn một dấu hiệu khác là nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh, bao gồm các biện pháp giúp giảm gánh nặng chi phí trong việc giáo dục con cái. Đằng sau những động thái này là bằng chứng cho thấy nước này đang giải quyết những lo ngại liên quan đến tinh thần binh sĩ, cũng như khả năng của quân đội nước này trong việc thực hiện một cuộc chiến kéo dài. Continue reading “Đâu là “gót chân A-sin” của quân đội Trung Quốc?”

Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.

Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.

Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCSTQ đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. Continue reading “Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông”

Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông

Tác giả: Hoàng Lan

Việc chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo phương tiện tự hành cũng như những thành công bước đầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ khiến cho cục diện Biển Đông càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh quy định của luật pháp quốc tế vẫn còn nhiều “lỗ hổng” quanh khái niệm này.

Tàu tự hành (“tàu không người lái”) không phải là một khái niệm mới xuất hiện, song ở khu vực Biển Đông, ứng dụng công nghệ này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Trong đó, Trung Quốc hiện là nước tập trung cao độ vào việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không người lái vào các hoạt động quân sự và dân sự trên biển. Continue reading “Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông

Tác giả: Tô Lan Hương p/v Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

“Nhiều người nghĩ quân đội mà chăm chăm hoạt động phi quân sự là thiếu dũng cảm. Nhưng thế giới bây giờ luyện quân để không phải đánh, mua vũ khí để không phải bắn”, Thượng tướng, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn VnExpress.

– Ông vừa bàn giao nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng cho người kế nhiệm. 12 năm đảm nhiệm cương vị này, điều gì là đáng nhớ nhất đối với ông?

– Trước khi đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng phụ trách đối ngoại quốc phòng vào 12 năm trước, tôi làm tình báo. Và cũng vì thế, tôi được chứng kiến giai đoạn trăn trở, tìm tòi để đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới cuối những năm 1990, chúng ta tuyên bố với thế giới “Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế”. Nhưng suốt nhiều năm, chúng ta quan niệm rằng một quốc gia là bạn khi họ hoàn toàn đứng về phía mình, ngược lại tức là thù. Tư duy này vào năm 2000 cơ bản đã lỗi thời, lý do quan trọng nhất là bức màn sắt đã bị gỡ bỏ, thế cục hai phe trên thế giới không còn nữa. Continue reading “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông”

Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc

Tác giả: Bành Kế Siêu (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

8h20 sáng ngày 17/06/1967, Trung Quốc thử thành công trái bom khinh khí đầu tiên. Bầu trời La Bố Bạc [Lop Nor, một vùng có nhiều hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag ở phía Đông Khu Tự trị Uigur Tân Cương] đồng thời xuất hiện hai vừng “Mặt Trời”, một trong đó còn sáng hơn cả ánh sáng của 1000 Mặt Trời. Nửa đêm hôm ấy, đông đảo dân Bắc Kinh ùa ra đường phố diễu hành chúc mừng vụ thử thành công.

Một tờ  báo Anh bình luận: Lại một lần nữa, Trung Quốc làm phương Tây sửng sốt: thời gian thực hiện vụ nổ bom khinh khí đầu tiên rút ngắn được từ 6 đến 12 tháng so với dự kiến, thời gian cần dùng để từ bom nguyên tử tiến đến bom khinh khí ngắn hơn bất cứ cường quốc hạt nhân nào. Continue reading “Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc”

Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?

Nguồn: Dispersal orders”, The Economist, 11/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã chứng kiến cán cân quân sự ở châu Á chuyển dịch theo hướng bất lợi cho họ. Vào năm 2018, một ủy ban đã cảnh báo rằng, nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, “người Mỹ có thể phải đối mặt với một thất bại quân sự quyết định”. Vào ngày 4 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), cho biết Trung Quốc sẽ đạt được sự “vượt trội” trong vòng 5 năm tới.

Triển vọng đó đã làm Quốc hội Mỹ bất an. Vào tháng 12, Quốc hội đã thông qua một quỹ 2,2 tỷ đô la gọi là Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương (PDI) để hỗ trợ INDOPACOM. Giờ đây, các chỉ huy Mỹ ở châu Á đã yêu cầu Quốc hội tăng gấp đôi số tiền tài trợ cho sáng kiến ​​này lên mức 4,7 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-22 – nhiều hơn ngân sách quốc phòng của Philippines – và 22,7 tỷ đô la cho giai đoạn 5 năm đến 2027. Trong một báo cáo được công bố ngày 1 tháng 3, họ giải thích cách họ sẽ chi tiêu khoản ngân sách lớn này. Continue reading “Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?”

Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất

Nguồn: US to build anti-China missile network along first island chain”, Nikkei Asia, 05/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ sẽ tăng cường khả năng răn đe bằng vũ khí thông thường chống lại Trung Quốc bằng cách thiết lập một mạng lưới tên lửa tấn công chính xác dọc theo cái gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” như một phần của khoản chi 27,4 tỷ USD sẽ được xem xét cho chiến trường Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong sáu năm tới.

Các khoản chi này sẽ là thành phần chính trong đề xuất thành lập Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương mà Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đệ trình lên Quốc hội.

“Mối nguy lớn nhất đối với tương lai của Hoa Kỳ tiếp tục là sự xói mòn khả năng răn đe thông thường”, tài liệu cho biết. “Nếu không có biện pháp răn đe thông thường hiệu quả và mang tính thuyết phục, Trung Quốc sẽ càng được khuyến khích hành động tại khu vực và trên toàn cầu để lật đổ lợi ích của Mỹ. Khi cán cân quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn, Mỹ sẽ gánh thêm nhiều rủi ro có thể khiến các đối thủ tự tin đơn phương cố gắng thay đổi nguyên trạng.” Continue reading “Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất”

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

Nguồn: Joseph S. Nye, Jr., “What Could Cause a US-China War?”, Project Syndicate, 02/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi cài đặt lại quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã trả lời rằng Hoa Kỳ coi quan hệ Mỹ – Trung là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi vị thế của sức mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không đảo ngược các chính sách của Trump đối với Trung Quốc.

Một số nhà phân tích, dẫn nhận định của Thucydides cho rằng Chiến tranh Peloponnese xuất phát từ nỗi sợ hãi của Sparta về một Athens đang trỗi dậy, tin rằng quan hệ Mỹ – Trung đang bước vào thời kỳ xung đột giữa một bá quyền cũ với một quốc gia thách thức ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?”