Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?

Nguồn: Vương Văn, Harold James, 王文对话哈罗德·詹姆斯:特朗普会带来第八次“崩溃”吗?, Guancha, 10/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kỷ nguyên Trump 2.0 đang đến, bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn.

Vào ngày 9/1, Vương Văn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã có buổi trò chuyện với Harold James – nhà sử học kinh tế nổi tiếng thế giới, tác giả cuốn sách mới bán chạy Bảy lần sụp đổ: Những cuộc khủng hoảng kinh tế định hình toàn cầu hóa (Seven Crashes: The Economic Crises That Shaped Globalization) và là giáo sư tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Hai bên đã tiến hành trao đổi chuyên sâu xung quanh chủ đề “Tác động của kỷ nguyên Trump 2.0 lên toàn cầu hóa và nền kinh tế Trung Quốc”. Bài viết này được biên soạn dựa trên nội dung phát sóng trực tiếp và được xuất bản bởi Guancha theo sự ủy quyền của Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mời quý độc giả cùng tham khảo. Continue reading “Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?”

Tại sao các nước BRICS cần thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình?

Nguồn: Bào Thiều Sơn, 鲍韶山:为什么金砖国家需要建立自己的支付系统?, Sina Finance, 26/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào lúc kỷ nguyên đơn cực kéo dài 30 năm của Mỹ đi đến hồi kết thì thời đại bá quyền của đồng USD cũng tới hồi hạ màn. Mặc dù con số còn tương đối nhỏ, nhưng tỷ lệ thanh toán thương mại xuyên biên giới bằng các loại tiền tệ khác ngoài USD và Euro đang ngày càng lớn hơn, đồng thời tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương các quốc gia cũng giảm dần. Tất cả những điều này cho thấy xu thế đa cực hóa tiền tệ đang ngày càng trở nên rõ ràng. Khi việc sản xuất và lưu thông giá trị thực tiếp tục rời xa một thế giới bị thống trị bởi đồng USD, những tài sản và công cụ tài chính khổng lồ được tính bằng USD trong các giao dịch toàn cầu sẽ không còn là xu thế chủ đạo và áp lực mà chúng phải đối mặt ở một thời điểm nào đó sẽ là điều không thể tránh khỏi. Continue reading “Tại sao các nước BRICS cần thiết lập hệ thống thanh toán của riêng mình?”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết món mỳ ăn liền cả thế giới đang ăn hiện nay chính là kết quả của một sáng chế quan trọng nhất trong công nghệ thực phẩm thế kỷ 20. Tác giả sáng chế ấy là một người Nhật — ông Momofuku Ando, còn gọi là Vua Mỳ ăn liền hoặc Cha đẻ Mỳ ăn liền (Noodles Papa). Một khảo sát năm 2000 của Viện Nghiên cứu Fuji cho thấy nhiều người Nhật chọn Mỳ ăn liền là phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật. Continue reading “Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật”

Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới

Nguồn: Salil Tripathi, “Gautam Adani and the New Indian Capitalism,” Foreign Policy, 26/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gautam Adani xuất thân từ Gujarat, Ấn Độ, nhưng ông lại giống với các ông trùm Đông Nam Á trong quá khứ, những người đã thành lập các công ty độc quyền thông qua sự bảo trợ chính trị.

Mọi việc đã từng rất tốt đẹp đối với Gautam Adani. Năm 2022, ông trở thành người giàu thứ hai thế giới. Đầu năm nay, tờ India Today vinh danh ông là người đàn ông của năm với một bộ hồ sơ bóng bẩy, đi kèm là danh hiệu “vua tăng trưởng”. Hồi tháng 1, Tập đoàn Adani dự kiến sẽ thực hiện đợt chào bán cổ phiếu tiếp theo với hy vọng thu được 2,4 tỷ USD. Vị doanh nhân và tập đoàn của ông dường như bất khả chiến bại. Continue reading “Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới”

Bán khống là gì?

Nguồn: What is short-selling?The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bán khống thuộc hàng các nghiệp vụ lâu đời nhất trong giao dịch cổ phiếu. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan trở thành công ty đầu tiên bán cổ phần ra công chúng. Đến năm 1608, Isaac le Maire, một cựu giám đốc bất mãn của công ty này đã lập ra một nhóm để bán cổ phiếu chưa sở hữu nhưng sẽ được bán trong tương lai, sau đó tung tin đồn về công ty để kéo giá xuống. Khi cổ phiếu đến hạn thanh toán, nhóm này có thể mua chúng từ thị trường với giá thấp hơn giá bán ra, từ đó thu lợi nhuận. Khi biết được việc này, Đông Ấn Hà Lan đã gọi mánh khoé trên là “hành vi thấp hèn” và “có hại cho nhà đầu tư, đặc biệt là các góa phụ và trẻ mồ côi” có cổ phần trong công ty của họ. Vậy bán khống là gì – và nó lợi hay hại? Continue reading “Bán khống là gì?”

Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?

Nguồn: “What is a recession?”, The Economist, 12/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đây là một định nghĩa gây tranh cãi – và mang tính chính trị.

Những người biên tập Wikipedia không thể thống nhất với nhau về định nghĩa của “suy thoái” (recession). Tháng trước, trang web đã cấm những người dùng mới và chưa đăng ký không được chỉnh sửa chủ đề này trên trang của họ, sau màn tranh cãi gay gắt về việc liệu sự sụt giảm GDP trong 2 quý liên tiếp có phải là chỉ dấu cho thấy một cuộc suy thoái hay không. Bài viết được chỉnh sửa 24 lần trước đó trong năm 2022, nhưng lên tới 180 lần trong vòng một tuần. Không chỉ giới hạn trong cộng đồng không chuyên có quan tâm đến kinh tế, cuộc tranh luận đã trở thành chủ đề trong những cuộc đối đầu chính trị. Vào ngày 12/8, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh thông báo rằng nền kinh tế của đất nước đã thu hẹp trong quý thứ hai của năm; các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự sụt giảm sẽ còn tiếp tục ở phía trước. Vậy, điều gì tạo thành một cuộc suy thoái kinh tế? Continue reading “Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?”

Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?

Nguồn: Paul Krugman, “Crashing Crypto: Is This Time Different?,” New York Times, 17/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuần trước TerraUSD, một đồng tiền mã hóa  ổn định (stablecoin) – hệ thống được cho là có hoạt động tương tự như một tài khoản ngân hàng thông thường, nhưng chỉ được hỗ trợ bởi một loại tiền mã hóa có tên là Luna – đã bị sập. Luna mất 97% giá trị chỉ trong vòng 24 giờ, theo đó thổi bay khoản tiết kiệm cả đời của nhiều nhà đầu tư.

Sự kiện này đã làm rung chuyển thế giới tiền mã hóa nói chung, nhưng sự thật là, thế giới đó vốn dĩ đã lung lay ngay từ trước khi xảy ra thảm họa Terra. Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên, đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái, và kể từ đó đã sụt giảm hơn 50%. Continue reading “Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?”

Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?

Nguồn: A real-time revolution will up-end the practice of macroeconomics”, The Economist, 23/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển hướng sang dữ liệu mới và phân tích nhanh.

Có ai thực sự hiểu những gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới? Đại dịch đã khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Ít ai dự đoán được giá dầu lên mức 80 đô la, chưa nói đến các đội tàu container  đang chờ bên ngoài các cảng của California và Trung Quốc. Khi Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, các nhà kinh tế đã dự báo quá cao tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm. Hiện tại, giá cả đang tăng nhanh hơn dự kiến ​​ và không ai dám chắc liệu lạm phát và tiền lương  có tăng cao hay không. Bất chấp tất cả các phương trình và lý thuyết của họ, các nhà kinh tế học thường vẫn dò dẫm trong bóng tối, với quá ít thông tin để họ có thể dựa vào  và chọn ra các chính sách tối đa hóa việc làm và tăng trưởng. Continue reading “Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?”

Nhật ký Bắc Kinh (01/02/21): Vương Kỳ Sơn và ‘ngân hàng trung ương đỏ’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngày 1 tháng 2 là sinh nhật của “ngân hàng trung ương đỏ” của Trung Quốc. Cách đây 89 năm, Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, tiền thân của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày nay, đã được thành lập ở Thụy Kim, tỉnh Giang Tây.

Ngân hàng được thành lập ba tháng sau khi người cha lập quốc Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập một “nhà nước” do nông dân nắm quyền vào tháng 11 năm 1931. Khi ấy có lẽ Mao nhận thấy nhà nước mới, Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, phải có đồng tiền mới.

Vì vậy ngay khi chính phủ lâm thời bắt đầu vận hành, Mao đã ra lệnh thành lập một ngân hàng trung ương phụ trách phát hành tiền. Em trai ông, Mao Trạch Dân, được giao làm thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, với chỉ năm nhân viên trong những ngày đầu. Ngân hàng bắt đầu phát hành đồng tiền riêng, tiền thân của đồng Nhân dân tệ ngày nay. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/02/21): Vương Kỳ Sơn và ‘ngân hàng trung ương đỏ’”

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số: Tác động chính trị và chiến lược

Nguồn: Dylan MH Loh và Karyn Liow, “Digital Yuan: Politicisation of China’s CBDC”, RSIS Commentary, 21/05/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sức hút của tiền kỹ thuật số trên toàn cầu cũng như sự phát triển của tiền số tư nhân đã khiến các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới xem xét phát triển các loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Cuộc chạy đua để ra mắt đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (central bank digital currency, hay CBDC) lớn đầu tiên trên thế giới và sự chính trị hóa loại tiền tệ này là hồi chuông báo hiệu khởi đầu một cuộc cạnh tranh mới giữa các nền kinh tế lớn.

Đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi mạnh từ tiền mặt sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Trong bối cảnh tiền điện tử dần trưởng thành, điều này khiến các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới phải suy nghĩ nghiêm túc về việc phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ. Continue reading “Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số: Tác động chính trị và chiến lược”

Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái

Nguồn:The cult of an Elon Musk or a Jack Ma has its perks—but also perils”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

“Tôi đã trở thành một biểu tượng, Kẻ hủy diệt những tên bán khống.” Dòng tweet gần đây của Elon Musk mang giọng điệu của một đấng cứu thế khiến các môn đệ của ông cảm thấy thích thú. Những diễn biến trong tháng 1/2021 đã thúc đẩy sự sùng bái đối với doanh nhân này. Câu chuyện GameStop đã mang lại cho Musk một kho đạn trong trận chiến dài hơi với những kẻ bán khống, đồng thời định vị ông như một người bảo trợ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tấn công Phố Wall. Tuần này, người hâm mộ ông đã bị mê hoặc bởi thông báo rằng công ty sản xuất ô tô điện của Musk, Tesla, đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào bitcoin và sẽ bắt đầu chấp nhận tiền điện tử như một hình thức thanh toán. Trước đó, một loạt các dòng tweet đầy tôn trọng từ Musk dành cho dogecoin (mà ông gọi là “tiền điện tử nhân dân”) đã khiến các nhà đầu tư nghiêm túc tranh nhau tìm hiểu thêm về một loại tiền kỹ thuật số vốn có khởi đầu như một trò đùa. Continue reading “Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái”

Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch

Nguồn: “What history tells you about post-pandemic booms”, the Economist, 25/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Vào đầu những năm 1830, đại dịch tả gây ra thiệt hại nặng nề cho nước Pháp. Chỉ trong vòng một tháng, nó đã cướp đi sinh mạng của gần 3% dân số thủ đô Paris, các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải và các bác sĩ thì lúng túng trước căn bệnh mới này. Đại dịch chấm dứt đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế với việc Pháp theo chân Anh bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp. Nhưng đối với những ai đã đọc tác phẩm Les Misérables (Những người khốn khổ) thì sẽ biết rằng đại dịch này cũng góp phần thúc đẩy một cuộc cách mạng khác. Người nghèo trong thành phố, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, tỏ ra rất bất bình với thành phần giàu có, những kẻ chỉ biết trốn chạy về các vùng quê để tránh lây nhiễm bệnh. Pháp lâm vào vòng xoáy bất ổn chính trị suốt nhiều năm sau đó. Continue reading “Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch”

Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?

Nguồn: How does a direct listing differ from an IPO?”, The Economist, 02/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những doanh nhân nào muốn biến công ty thành công ty đại chúng, và có thể tạo ra một gia tài khổng lồ cho mình trong quá trình này, đều thường nghĩ về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Mặc dù đây là con đường phổ biến nhất để biến một công ty thành công ty đại chúng có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, đó không phải là con đường duy nhất. “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt” (special-purpose acquisition company, hay SPAC) là một trong những lựa chọn thay thế ngày càng phổ biến. Hay “niêm yết trực tiếp” là một lựa chọn khác. Coinbase, một công ty khởi nghiệp tiền điện tử của Mỹ, đang lên kế hoạch niêm yết trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở New York trong tháng này, và Roblox, một nền tảng trò chơi điện tử, đã lên sàn giao dịch chứng khoán New York theo cách tương tự vào tháng trước. Nhưng chính xác thì niêm yết trực tiếp là gì và tại sao nó ngày càng phổ biến? Continue reading “Niêm yết trực tiếp khác IPO như thế nào?”

Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời

Tác giả: Dương Kim Hải (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nửa sau của thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản thế giới mà đại diện là Anh và Mỹ đã có một loạt biến đổi mới. Không những các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tức cách mạng động lực máy hơi nước, được áp dụng phổ biến ở các nước này, mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 mới xuất hiện, tức cách mạng động lực máy điện, cũng lan ra nhiều nước phương Tây. Khắp nơi nhà máy công xưởng mọc lên như nấm, đường sắt đan xen như mạng lưới, xe lửa và tàu biển chạy như mắc cửi trên đất liền và trên đại dương, đèn điện xuất hiện và nhanh chóng được áp dụng, đêm đêm nơi nơi sáng rực. Đúng như Engels nói, đó là thời đại phát triển nhanh chóng của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản của Marx và Engels thời kỳ cuối đời”

Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?

Nguồn: Peter Turchin, “I predicted 2020 would be a mess for the U.S. Could that help prevent a second civil war?”, The Globe and Mail, 03/07/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Cách đây 10 năm, tôi đã dự báo rằng năm 2020 sẽ đánh dấu “một đỉnh cao mới của bạo lực” tại Mỹ và Tây Âu. Vào thời đó, dự báo này xem ra có vẻ không bình thường; các nước Tây Âu trên thực tế vẫn đang ổn định từ trước năm 2010. Nhưng thậm chí tôi vẫn không thể tưởng tượng được sự thể lại có thể tệ đến mức như những gì đã và đang xảy ra.

Sự phân cực về chính trị  thành hai xu hướng đối kháng nhau, những vụ “giết chóc tràn lan” – nay được gọi là “khủng bố nội đia” – đã gia tăng mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu đang tăng tốc đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về người tị nạn, an toàn thực phẩm, nhà ở và nhiều thứ nữa. Đại dịch Covid-19 đã khiến nửa triệu người thiệt mạng và làm điêu đứng nhiều nền kinh tế. Những cuộc biểu tình chống chính quyền, bạo loạn, được châm ngòi bởi việc một viên cảnh sát ở Minneapolis dùng đầu gối chẹn cổ làm chết George Floyd, đã lan rộng khắp nước Mỹ. Tất cả cuối cùng đã dẫn đến sự bùng nổ bất ổn xã hội tệ hại nhất tính từ những năm 1960. Continue reading “Liệu nước Mỹ có lâm vào nội chiến lần hai?”

Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?

Nguồn: Tim Harford, “Winning bid: how auction theory took the Nobel memorial prize in economics”, Financial Times, 12/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nghiên cứu của Paul Milgrom và Robert Wilson đã biến đổi cách các quốc gia phân bổ nguồn lực vì lợi ích công.

Nếu bạn và tôi đấu giá với nhau trong một cuộc đấu giá từ thiện, chẳng hạn như để được đi ăn tối với Công chúa Marie của Đan Mạch, chúng ta không cần phải giải thích nhiều về cách thức cuộc đấu giá hoạt động như thế nào. Một trong hai chúng ta đánh giá cao hơn phần thưởng của mình và sẽ trả nhiều tiền hơn, qua đó sẽ giành chiến thắng.

Nhưng nếu bạn và tôi đấu giá với nhau để giành được tổng giá trị số tiền mặt trong ví của chúng ta, cuộc đấu giá sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Tôi chỉ biết những gì có trong ví của tôi và bạn chỉ biết những gì có trong ví của bạn. Mỗi người trong chúng ta đều quan tâm muốn biết số tiền mà người kia sẵn sàng trả, vì đó là một tín hiệu rõ ràng về giá trị của giải thưởng. Continue reading “Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?”

Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?

Nguồn:Is it the end of the oil age?”, The Economist, 17/09/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dầu đã cung cấp năng lượng cho thế kỷ 20 – ô tô, chiến tranh, nền kinh tế và cả địa chính trị của nó. Giờ đây, thế giới đang rơi vào một sốc năng lượng vốn đẩy nhanh sự dịch chuyển sang một trật tự mới. Khi covid-19 tấn công nền kinh tế toàn cầu vào đầu năm nay, nhu cầu dầu đã giảm hơn 1/5 và giá giảm mạnh. Kể từ đó, đã có một sự hồi phục phập phồng, nhưng việc quay trở lại thế giới cũ là khó xảy ra. Các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang buộc phải đối mặt với những điểm yếu của họ. ExxonMobil đã bị loại khỏi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones nơi họ đã là thành viên từ năm 1928. Các quốc gia dầu lửa như Ả Rập Xê Út cần giá dầu ở mức 70-80 USD/thùng để cân bằng ngân sách của họ. Hôm nay giá dầu đang tăng chỉ ở mức 40 đô la.

Continue reading “Sự chấm dứt kỷ nguyên dầu mỏ đã đến?”

Ai giết “Đường cong Phillips”?

Nguồn: Why does low unemployment no longer lift inflation?”, The Economist, 22/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đường cong Phillips, logic định hướng cho các ngân hàng trung ương ngày nay, đã trở nên phẳng một cách kỳ lạ.

Mỗi đêm vào khoảng 10 giờ tối, đèn trong trại tù binh chiến tranh Indonesia sẽ tối đi một cách bí ẩn trước sbối rối của các lính canh người Nhật. Họ không phát hiện ra chiếc máy đun nước tạm thi (dùng lưỡi lam), dùng để hâm trà cho các tù nhân, đã được một tù binh người New Zealand, William Phillips, tạo ra. Nhng sáng kiến bí mật này chỉ là một ví dụ về s tháo vát của ông. 

Sau Thế chiến II, ông đã xây dng một mô hình “thủy lc” miêu tả dòng thu nhập luân chuyển trong nền kinh tế — một mê cung gồm các bồn cha nước, van và đường ống giúp ông được bổ nhiệm vào Trường Kinh tế London. Continue reading “Ai giết “Đường cong Phillips”?”

Địa vị thống trị của đồng đô la Mỹ liệu có sụp đổ?

Nguồn: Dollar dominance is as secure as American global leadership”, The Economist, 08/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một mùa hè tồi tệ đối với nước Mỹ và đồng đô la. Đồng bạc xanh đã giảm hơn 4% so với rổ các ngoại tệ mạnh khác trong tháng 7, mức giảm hàng tháng lớn nhất trong một thập niên, khi giá trị của euro, vàng và thậm chí bitcoin đều tăng vọt. Trong một năm với những biến động thị trường khắc nghiệt, sự chao đảo của đồng đô la có vẻ không mấy đặc biệt. Tuy nhiên, khi các biến động này diễn ra trong bối cảnh rối loạn của nước Mỹ, chúng đã gây nên những lo ngại rằng nền kinh tế bá chủ thế giới có thể sắp đến ngày tàn. Một phản ứng yếu kém đối với đại dịch, tình trạng phục hồi kinh tế phập phồng và nợ tăng vọt dĩ nhiên đã đóng góp vào mối lo ngại về sức mạnh kinh tế của Mỹ. Nhưng nếu có lý do nào đó để nghi ngờ sự thống trị của đồng đô la, thì đó không phải là do nước Mỹ đang trở nên kém hùng mạnh hơn về kinh tế, mà là vì trật tự thế giới mà nước này xây dựng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Continue reading “Địa vị thống trị của đồng đô la Mỹ liệu có sụp đổ?”