Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu

inequality

Nguồn: J. Bradford Delong, “A Brief History of (In)equality”, Project Syndicate, 27/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Barry Eichengreen – nhà kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley mới đây đã có buổi nói chuyện tại thành phố Lisbon về bất bình đẳng. Buổi nói chuyện đã thể hiện một trong những giá trị của một nhà sử học kinh tế. Eichengreen, giống như tôi, thích tìm tòi sự phức tạp của mọi tình huống, luôn tránh việc đơn giản hóa thái quá khi theo đuổi sự rõ ràng về mặt khái niệm. Khuynh hướng này vẫn là nguồn động lực thúc đẩy để nỗ lực giải thích về thế giới nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể biết được qua một mô hình đơn giản.

Về phần mình, nếu xét về bất bình đẳng, Eichengreen đã xác định 6 quá trình cơ bản đã diễn ra trong 250 năm qua. Continue reading “Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu”

Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?

57-Why “industrial strategy” is back

Nguồn:Why “industrial strategy” is back“, The Economist, 24/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Theresa May, thủ tướng mới của nước Anh, chắc chắn là một người táo bạo, thậm chí liều lĩnh, trong một số quyết định nhân sự nội các của mình. Nhưng bà cũng táo bạo không kém trong việc đưa “chiến lược công nghiệp” (industrial strategy) lên đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ mới – một động thái có thể đánh dấu một sự thay đổi lớn so với các chính phủ tiền nhiệm của bà. Thuật ngữ đó đã không được tán thành trong nội bộ Đảng Bảo thủ kể từ thời Margaret Thatcher cầm quyền. Tuy nhiên, bà May đưa ra lập luận về “một chiến lược công nghiệp thích hợp để khiến toàn bộ nền kinh tế bùng nổ”, trong bài phát biểu của bà khi nhận tiếp quản từ David Cameron. Và sau khi yên vị tại Downing Street, bà nhanh chóng tạo ra một bộ phận hoàn toàn mới, mang tên “Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp”. Tại sao bà May quyết định từ bỏ chính sách chính trị chính thống của cả một thế hệ? Continue reading “Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?”

Điểm lại các tranh luận xung quanh thu nhập cơ bản

basic income

Nguồn: Robert Skidelsky, “Basic Income Revisited”, Project Syndicate, 23/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Anh không phải là quốc gia duy nhất tiến hành trưng cầu dân ý hồi tháng 6/2016. Vào ngày 05 tháng 06, các cử tri Thụy Sỹ đã bác bỏ một cách áp đảo, với tỷ lệ 77% so với 23%, đề xuất bảo đảm mức thu nhập cơ bản vô điều kiện (Unconditional Basic Income – UBI) cho toàn dân. Nhưng kết quả chênh lệch đó không có nghĩa là vấn đề này sẽ biến mất ngay trong tương lai gần.

Thật ra, ý tưởng về UBI này đã từng xuất hiện nhiều lần trong lịch sử – bắt đầu với Thomas Paine vào thế kỷ 18. Mặc dù vậy, lần này có vẻ sức mạnh của nó sẽ được gia cố hơn, khi mà viễn cảnh về mức thu nhập đủ chi tiêu từ việc làm ngày càng trở nên ảm đạm đối với người nghèo và có trình độ thấp. Các thử nghiệm với việc trợ cấp vô điều kiện đang diễn ra ở cả các quốc gia nghèo và quốc gia giàu có. Continue reading “Điểm lại các tranh luận xung quanh thu nhập cơ bản”

Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’

uschina

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dù ở thời đại nào, dù là Quốc gia quán quân kiểu loại nào, các Quốc gia quán quân đều có những đóng góp trên nhiều mặt cho lịch sử. Quốc gia quán quân có 7 giá trị như sau.

Thúc đẩy nền văn minh có bước tiến mới

Trong lịch sử thế giới cận đại, mỗi lần xuất hiện một Quốc gia quán quân mới bao giờ cũng đem lại cho thế giới một làn gió mới, thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một giai đoạn lịch sử mới, mang lại cho nền văn minh trái đất một đợt khai hóa và tiến hóa, đem lại tin tốt lành cho loài người. Tuy rằng các Quốc gia quán quân kiểu thực dân và kiểu bá quyền cũng đem lại tai nạn và bất hạnh cho cộng đồng quốc tế, nhưng không thể vì thế mà phủ định công trạng mà các quốc gia đó đóng góp cho việc xây dựng cộng đồng quốc tế. Continue reading “Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’”

Trung Quốc và giấc mơ ‘quốc gia quán quân’ của thế giới

chinaheg

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quốc gia quán quân là quốc gia giàu mạnh nhất xuất hiện trong quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu kể từ sau khi hình thành hệ thống thế giới cận đại, là quốc gia dẫn đầu thế giới trong một thời gian, là quốc gia in dấu ấn sâu sắc trên toàn thế giới, có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Đổi ngôi Quán quân:  100 năm quay một vòng

Sự xuất hiện và thay thế Quốc gia quán quân có đặc điểm và quy luật của nó. Quốc gia quán quân loại hình khác nhau thì có những bộ mặt khác nhau. Địa vị và tác dụng của quốc gia đó thể hiện ở giá trị của nó đối với thế giới. Đại diện điển hình các Quốc gia quán quân xuất hiện trên thế giới cận đại trong 500 năm qua là Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16, Hà Lan ở thế kỷ 17, Anh thế kỷ 18 và 19, Mỹ thế kỷ 20. Trung Quốc sẽ trở thành Quốc gia quán quân trong thế kỷ 21. Continue reading “Trung Quốc và giấc mơ ‘quốc gia quán quân’ của thế giới”

Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman

friedman

Nguồn: Dani Rodrik, “Milton Friedman’s Magical Thinking”, Project Syndicate, 11/10/2011

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Milton Friedman. Friedman là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20, từng đoạt giải Nobel vì những đóng góp to lớn đối cho chính sách tiền tệ và lý thuyết tiêu dùng. Tuy nhiên chủ yếu người ta nhớ tới ông như một chiến lược gia đã tạo ra hỏa lực tri thức cho những người đam mê thị trường tự do trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, và như một “mưu sĩ” đứng sau sự chuyển dịch rõ rệt trong các chính sách kinh tế diễn ra sau năm 1980.

Tại thời điểm khi sự ngờ vực về thị trường đang dâng cao, Friedman đã giải thích bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế. Mọi nền kinh tế thành công đều được hình thành trên nền tảng tiết kiệm, lao động chăm chỉ, và sáng kiến cá nhân. Ông phản đối những quy định của chính phủ đã gây trở ngại cho doanh nghiệp và hạn chế các thị trường. Vai trò của Adam Smith ở thế kỷ 18 là gì thì vai trò của Milton Friedman ở thế kỷ 20 cũng tương tự như thế. Continue reading “Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman”

Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp

angusdeaton1

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Thân thế

Angus Steward Deaton sinh ngày 19 tháng 10 năm 1945 tại Edinburgh (Scotland) trong một gia đình lao động. Bố của ông là Leslie Harold Deaton được sinh trưởng trong gia đình có nhiều đời làm nghề thợ mỏ ở vùng South Yorkshire và mẹ của ông, Lily Wood, là con gái của người thợ mộc ở Galashies. Họ cưới nhau sau khi ông Leslie giải ngũ vào năm 1942.

Hồi nhỏ, cậu bé Angus luôn có mơ ước được thoát khỏi cảnh nghèo khó, lạnh lẽo và ẩm ướt ở nơi mình sống của xứ Scotland. Angus đã tìm thấy một ví dụ tuyệt vời khi chứng kiến sự nỗ lực không mệt mỏi, quyết vươn lên để có cuộc sống tốt hơn từ người cha. Ông Leslie đã không cam phận trở thành người thợ mỏ như những thế hệ trước và những người bạn cùng trang lứa. Trong bối cảnh của Thế chiến II và gặp vô vàn khó khăn, ông Leslie vẫn luôn cố gắng học, kể cả vào buổi tối để trở thành một kỹ sư. Continue reading “Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp”

Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?

17-Bretton-woods

Nguồn:What was decided at the Bretton Woods summit“, The Economist, 30/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 01/07/1944, các chuyên gia tài chính của nhóm các nước giàu đã nhóm họp tại một khách sạn ở vùng núi New Hampshire để thảo luận về hệ thống tiền tệ thời hậu chiến. Hệ thống Bretton Woods nổi lên từ cuộc họp này đã chứng kiến sự hình thành của hai thể chế toàn cầu vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho đến ngày nay: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Nó cũng lập ra một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định kéo dài cho đến đầu những năm 1970. Một động lực quan trọng cho các quốc gia tham dự hội nghị là cảm giác về sự hỗn loạn của hệ thống tài chính giữa hai cuộc thế chiến, với sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng, cuộc Đại Khủng hoảng và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Continue reading “Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?”

Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản

20131130_fnp501_473

Tác giả: Trần văn Hùng

Sau những cải tổ, cải cách, đổi mới diễn ra gần như đồng loạt ở các nước xã hội chủ nghĩa cách nay trên dưới 30 năm, nếu không kể một vài tồn tại mà tôi cho rằng sớm hay muộn cũng sẽ có những cải cách, đổi mới tiếp tục, thì có thể nói hiện nay các nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều là những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy trình độ phát triển rất không đồng đều.

Với hai đặc trưng chính là hoạt động theo cơ chế thị trường tự do (laissez faire) và công nhận rộng rãi quyền sở hữu tư nhân về tài sản-vốn, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ngay từ khi mới ra đời, đã cho thấy một động lực phát triển mạnh mẽ mà những nền kinh tế theo những hình thái kinh tế-xã hội trước nó đều không thể so sánh được. Continue reading “Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản”

Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm

Keynes gt

Nguồn: Robert Skidelsky, “Keynes’s General Theory at 80”, Project Syndicate, 23/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong lá thư gửi cho George Bernard Shaw vào năm 1935, John Maynard Keynes viết: “Tôi tin là mình đang viết một cuốn sách về lý thuyết kinh tế nhìn chung sẽ cách mạng hóa – không phải ngay lập tức, nhưng có thể trong mười năm nữa – cách mà thế giới suy nghĩ về các vấn đề kinh tế của mình.” Và thực sự thì tác phẩm lớn của Keynes, “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) xuất bản vào tháng 2/1936 thực sự đã thay đổi kinh tế học và việc hoạch định chính sách kinh tế. Giờ đây, sau 80 năm, liệu lý thuyết của Keynes có còn phù hợp không?

Hai trong số các di sản của Keynes dường như vẫn còn trụ vững. Đầu tiên, Keynes phát minh ra kinh tế học vĩ mô – lý thuyết về đầu ra như một tổng thể. Ông gọi lý thuyết của mình là lý thuyết “tổng quát” để phân biệt với những lý thuyết trước đó, trong đó giả định một đầu ra duy nhất – trạng thái toàn dụng lao động. Continue reading “Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm”

Kinh tế học trong thời đại dư thừa

Consumerism1

Nguồn: J. Bradford DeLong, “Economics in the Age of Abundance”, Project Syndicate, 28/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho đến gần đây, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại vẫn là đảm bảo có đủ lương thực. Từ buổi bình minh của nền nông nghiệp cho đến thời đại công nghiệp, các nhà dinh dưỡng và các chuyên gia y tế công thường mô tả tình trạng chung của con người là chịu các áp lực y sinh về dinh dưỡng nghiêm trọng và tai hại.

Khoảng 250 năm trước đây, nước Anh dưới thời vua George là xã hội giàu có nhất từng tồn tại, nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn ảnh hưởng đến một phần lớn dân số. Những thanh thiếu niên được Hải quân gửi ra biển để làm phục dịch viên cho các sĩ quan có chiều cao thấp hơn 15 cm so với con cái của tầng lớp quý tộc. Bất chấp một thế kỷ tăng trưởng kinh tế sau đó, tầng lớp lao động ở Hoa Kỳ vẫn phải chi tới 40 phần trăm thu nhập để bổ sung đủ calo. Continue reading “Kinh tế học trong thời đại dư thừa”

Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Industrial-factory-robots-800x430

Nguồn: Larry Hatheway, “Mastering the Fourth Industrial Revolution”, Project Syndicate, 21/01/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những bước tiến của công nghệ từ lâu đã tạo ra hai luồng phản ứng đối nghịch: với nhiều người đó là sự choáng ngợp trước những khả năng mới, với số khác lại là nỗi lo về sự thay đổi tiêu cực. Nhưng hầu hết chúng ta đều thậm chí không nhận thấy điều gì đang diễn ra. Chúng ta coi sự thay đổi đó như một điều hiển nhiên.

Sự sáng tạo của con người còn chưa được công nhận hay xem trọng, đặc biệt là trong thị trường tài chính. Các nhà đầu tư bị ám ảnh bởi những vấn đề cũ rích: nỗi sợ về màn hạ cánh cứng (hard landing) của Trung Quốc, về hậu quả của sụt giảm giá dầu, và nguy cơ một vài cú sốc sẽ đẩy nền kinh tế mong manh của thế giới rơi vào một cuộc suy thoái mới hay tình trạng giảm phát. Continue reading “Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”

Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm

image

Nguồn: Dani Rodrik, “The Evolution of Work”, Project Syndicate, 09/12/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào giữa tháng 12 (2015), Liên Hợp Quốc đã đưa ra các Báo cáo thường niên mới nhất về Phát triển Con người. Báo cáo năm nay tập trung vào bản chất của việc làm: cách chúng ta kiếm sống đã biến đổi như thế nào do toàn cầu hóa kinh tế, các công nghệ mới cũng như những đổi mới trong tổ chức xã hội. Cụ thể hơn, triển vọng cho các quốc gia đang phát triển rõ ràng là vừa tốt vừa xấu.

Với hầu hết mỗi người trong hầu như mọi thời điểm, công việc là vấn đề gần như chẳng hề thoải mái. Trong lịch sử, làm việc cần cù nặng nhọc là cách để các quốc gia trở nên giàu có. Và trở nên giàu có lại là cách để vài người có cơ hội làm được những công việc thoải mái hơn. Continue reading “Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm”

William Phillips: Cha đẻ của Đường cong Phillips

WPhillips

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Thân thế

William Phillips tên đầy đủ là Alban William Housego, còn được gọi là Bill Phillips, hay A. W. Phillips, nhưng ông thường được nhắc đến với tên William Phillips gắn với việc nổi tiếng vì đã phát minh ra đường cong Phillips.

William Phillips, người New Zealand, sinh ngày 18/11/1914, tại Te Rehunga gần Dannevirke thuộc đảo Bắc New Zealand. Học xong phổ thông trung học, ông đi làm ở Australia và đã kinh qua nhiều nghề khác nhau như: săn cá sấu, quản lí chiếu phim. Ngay cả trong Thế Chiến II, ông cũng đã phải trải qua nhiều thăng trầm khi tham gia lực lượng không quân Hoàng gia Anh và bị Nhật bắt làm tù binh. Continue reading “William Phillips: Cha đẻ của Đường cong Phillips”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)

Harry-Dexter-White-cropped-for-home-page

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: Phần 1

“Tín điều của tôi chính là tín điều của nước Mỹ”

Vào mùa hè năm 1948, Bentley và Chambers đã công khai buộc tội White làm gián điệp cho Liên Xô, lời buộc tội mà White đã hoàn toàn phủ nhận trước Ủy ban Hạ Viện điều tra hoạt động chống phá nước Mỹ (HUAC).[1] Vào sáng ngày 13 tháng Tám, White bước vào phòng ủy ban chật kín người với những ánh đèn flash nhấp nhoáng. Đối mặt với ủy ban đằng sau một rừng microphone, ông giơ tay phải lên và đọc lời thề. Trong lời mở đầu, ông bắt đầu với tuyên bố mình là một người Mỹ trung thành theo truyền thống tiến bộ: Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)

white

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đến lúc cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra và dẫn theo đó là thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính trị gia, học giả và các nhà kinh tế học lại bắt đầu tưởng nhớ đến hệ thống Bretton Woods. Vào tháng Bảy năm 1944, ngay giữa Thế chiến II, đại diện của 44 quốc gia đã tề tựu ở thị trấn hẻo lánh thuộc New Hampshire này để gây dựng nên một thứ chưa từng có trước đây: một hệ thống tiền tệ toàn cầu được điều hành bởi một cơ quan quốc tế. Bản vị vàng hồi cuối thế kỉ 19 – nền tảng được tạo dựng một cách tự nhiên của quá trình toàn cầu hóa kinh tế lần thứ nhất – đã sụp đổ trong cuộc chiến tranh thế giới trước đó. Các nỗ lực để hồi sinh nó vào những năm 1920 chỉ toàn gặp phải những thất bại thảm hại. Các nền kinh tế và việc trao đổi thương mại sụp đổ; căng thẳng biên giới ngày càng tăng. Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)”

Tư duy kinh tế học nữ quyền

20151024_blp902

Nguồn: The thinking behind feminist economics”, The Economist, 24/09/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kinh tế học, ngành nghiên cứu của các chuyên gia chính sách, những nhà bình luận, và kể cả tạp chí The Economist này, là nhằm cung cấp một cách nhìn nhận khách quan về thế giới. Nhưng một vài người bày tỏ quan ngại rằng nó chưa đạt được điều đó.

Những người ủng hộ kinh tế học nữ quyền cho rằng, xét về cả phương pháp lẫn trọng tâm, kinh tế học vẫn là ngành mà nam giới thực sự chiếm ưu thế. Điều này không chỉ do nữ giới chỉ chiếm thiểu số trong ngành: năm 2014 chỉ 12% số giáo sư kinh tế Mỹ là nữ, và cho đến nay mới chỉ có duy nhất một nữ chủ nhân giải thưởng Nobel về kinh tế (bà Elinor Ostrom, trong ảnh). Có lẽ quan trọng hơn, họ lo ngại rằng do đặt ra những câu hỏi sai lầm, kinh tế học còn làm tăng thêm bất bình đẳng giới thay vì giúp giải quyết nó. Vậy các nhà kinh tế học nữ quyền muốn thay đổi điều đó bằng cách nào? Continue reading “Tư duy kinh tế học nữ quyền”

Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?

APTOPIX US Russia Obama Mexico G20 Summit

Nguồn: Richard A. Werner & Vladimir I. Yakunin, “Are Sanctions Saving Russia?”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt lên Nga vào tháng 3 năm 2014 quả thực vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu làm suy yếu tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên thực tế chúng còn gây ra tác động ngược lại, khiến Nga và người đứng đầu đất nước này trở nên mạnh hơn trước.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu ước tính đã bị thiệt hại 100 tỉ đô la Mỹ trong giao thương với Nga, gây tác động nặng nề tới một số ngành nghề, tiêu biểu là những người nông dân nuôi bò sữa ở Bavaria và các công ty xuất khẩu công nghiệp ở miền đông nước Đức. GDP của Nga vốn tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2014, đã sụt giảm khoảng 4,6% trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm trước. Đồng rúp đã mất một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ trong nửa cuối năm ngoái, gây ra lạm phát, và lạm phát  vào tháng 7 lại tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?”

Milton Friedman là ai?

milton-friedman

Nguồn: Paul Krugman, “Who Was Milton Friedman?”, New York Review of Books, Bộ 54, Số 2, 15/02/2007.

Biên dịch: Trương Trí Vĩnh và toà soạn Thời Đại Mới

Lời toà soạn:  Milton Friedman (sinh năm 1912, Nobel 1976), người Mỹ, một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20, vừa từ trần ngày 16 tháng 11 năm 2006. Để giới thiệu Friedman với bạn đọc, Thời Đại Mới xin dịch bài sau đây của Paul Krugman, một nhà kinh tế ở thế hệ sau Friedman, và tuy không là một đồ đệ của Friedman, đã thẩm định Friedman một cách khá khách quan, chính xác và đầy đủ.

1.

Lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 có chút gì đó giống với lịch sử Cơ-đốc giáo thế kỷ 16. Mãi cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng quát về lao động, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, kinh tế học – ít ra là trong các nước nói tiếng Anh – hoàn toàn bị tư tưởng chính thống về thị trường tự do thống trị. Những tư tưởng khác biệt đôi khi cũng xuất hiện, nhưng luôn bị lấn át. Kinh tế học cổ điển, theo như Keynes viết năm 1936, “thống trị hoàn toàn nước Anh giống hệt như Tòa án Dị giáo thống trị Tây Ban Nha.” Và kinh tế học cổ điển tuyên bố rằng lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu. Continue reading “Milton Friedman là ai?”

János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch

051407_Kornai_022.jpg

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Sinh ngày 21/01/1928 tại thủ đô Budapest của đất nước Hungary, Janos Kornai nổi tiếng là một nhà kinh tế học có những phân tích, đánh giá, và nhận định sâu sắc mang tính phê phán, chỉ trích đối với mô hình kinh tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu cũ ở Liên Xô, các nước Đông Âu, và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Quyết tâm trở thành một nhà kinh tế học của Kornai được bắt đầu sau khi ông đọc xong cuốn Tư bản của Karl Marx và do vậy ông đã đã theo học tại Đại học Kinh tế lớn nhất của Hungary bấy giờ – Đại học Karl Marx ở thủ đô Budapest. Tại đây, Kornai đã trở thành một sinh viên tích cực trong nhiều hoạt động đoàn thể và có kết quả học tập tốt. Ông từng là uỷ viên của Hiệp hội Thanh niên Dân chủ Hungary (1945-1947) và được được nhận bằng Phó Tiến sỹ của Học viện Khoa học Hungary. Sau khi ra trường, Janos bắt đầu làm việc cho tờ báo Cộng sản của Hungary, Szabad Nép, nhưng đến tháng 4 năm 1955 ông bị sa thải do thiếu sự tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch”