Viện trợ nước ngoài (Foreign aid)

aid

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Viện trợ nước ngoài là các khoản ưu đãi tài chính, hàng hóa và dịch vụ được tài trợ dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển ở các quốc gia này, thường được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật.

Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee – DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra một định nghĩa chính xác hơn được sử dụng bởi câu lạc bộ các nhà tài trợ. Theo đó, viện trợ phải: Continue reading “Viện trợ nước ngoài (Foreign aid)”

Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ

glob

Nguồn: Dani Rodrik, “Put Globalization to Work for Democracies,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một sinh viên Trung Quốc từng mô tả cho tôi chiến lược toàn cầu hóa của đất nước cậu. Trung Quốc, cậu nói, mở một ô cửa sổ với nền kinh tế thế giới, nhưng cũng phủ một tấm màn lên đó. Đất nước đã có bầu không khí tươi mới cần thiết – gần 700 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực kể từ đầu những năm 1980 – nhưng lũ muỗi cũng không thể vào được.

Trung Quốc đã hưởng lợi từ sự phát triển của thương mại và đầu tư xuyên quốc gia. Đối với nhiều người, đây là sự kỳ diệu của toàn cầu hóa. Continue reading “Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ”

Cách giải cứu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc

china-soe-1

Nguồn: Yao Yang, “SOS for China’s SOEs”, Project Syndicate, 22/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang

Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay đã là đề tài cho vô số cuộc tranh cãi, thảo luận cũng như biết bao bài báo và phân tích. Trong khi các giải pháp được đề xuất có sự khác biệt đáng kể, thì dường như có một sự đồng thuận rộng rãi rằng sự chững lại này là căn bệnh mang tính cấu trúc. Thế nhưng, trong khi những vấn đề về cấu trúc – như lợi suất trên vốn suy giảm hay sự gia tăng về bảo hộ kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu – đúng là những yếu tố đang ngáng đường tăng trưởng, thì một yếu tố khác cho đến nay gần như đã bị bỏ quên: Đó là chu kỳ kinh tế.

Trong nhiều thập niên, nền kinh tế Trung Quốc đã liên tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức hai con số và dường như miễn nhiễm trước tác động của chu kỳ kinh tế. Thực tế không phải vậy: thời kỳ chững lại kéo dài 6 năm mà Trung Quốc trải qua sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 chính xác là triệu chứng của một chu kỳ như vậy. Continue reading “Cách giải cứu các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc”

Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?

tppvn

Nguồn: Le Hong Hiep, “What’s behind Vietnam’s delayed TPP ratification”, TODAY, 29/09/2016

Nhiều nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được đưa vào chương trình của kỳ họp thứ hai (khóa 14) của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới. Như vậy, hiệp định thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất cho đến khoảng tháng 4 năm sau, khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Thông tin này gây thất vọng cho những người ủng hộ TPP, đặc biệt là khi Việt Nam được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định. TPP sẽ không chỉ giúp thúc đẩy GDP, hoạt động xuất khẩu và việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, mà nó còn giúp đẩy nhanh các cải cách quan trọng vốn thiết yếu cho sự phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Continue reading “Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?”

Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?

obor

Nguồn: Junhua Zhang, “What’s driving China’s One Belt, One Road initiative?East Asia Forum, 02/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ năm 2013, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) đã trở thành tâm điểm ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Bản chất của OBOR là thúc đẩy liên kết khu vực và xuyên lục địa giữa Trung Quốc với lục địa Á-Âu. “Một vành đai” và “Một con đường” đề cập tới “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển” được đề xuất của Trung Quốc. Khả năng kết nối bao gồm năm lĩnh vực quan tâm chính: phối hợp chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm đường sắt và đường cao tốc), thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính, và quan hệ nhân dân. Trong số này, xây dựng cơ sở hạ tầng là đặc điểm nổi bật của Con đường tơ lụa mới. Continue reading “Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?”

Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ

renmimbi_640x3601

Nguồn: William Overholt, “The rise of the renminbi”, East Asia Forum, 12/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức và Nhật Bản từng không muốn toàn cầu hóa đồng tiền của mình vì lo sợ đồng nội tệ tăng giá và làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước. Trái ngược với 2 nước này, Trung Quốc lại đang nỗ lực biến đồng nhân dân tệ (NDT) của mình thành một đồng tiền chủ chốt của thế giới. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đã tạo ra một mạng lưới các thiết chế thương mại trên toàn cầu, một thị trường mua bán NDT ở nước ngoài không chịu sự kiểm soát về vốn của chính phủ, và một chính sách mở cửa thị trường từng bước. Continue reading “Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ”

Bộ ba bất khả thi là gì?

20160827_bbd001_0

Nguồn: What is the impossible trinity?“, The Economist, 09/09/2016

Biên dịch: Thu Hương

Trước khi đồng tiền chung châu Âu euro ra đời năm 1999, các thành viên đã neo đồng nội tệ của mình vào đồng mark Đức. Kết quả là họ buộc phải nương vào chính sách tiền tệ của NHTW Đức để điều chỉnh chính sách của riêng mình. Một số nước dễ dàng làm được điều này bởi vì có các ngành kinh tế gắn bó chặt chẽ với Đức và như vậy mối quan hệ giữa hai bên là “nước nổi thuyền nổi’.

Tuy nhiên, có một số nước không thể duy trì chính sách tiền tệ như vậy. Năm 1992, Anh buộc phải “nhổ neo” vì nền kinh tế Anh đang rơi vào suy thoái trong khi kinh tế Đức bùng nổ. Continue reading “Bộ ba bất khả thi là gì?”

Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)

sanctions

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trừng phạt kinh tế là việc một hoặc một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp kinh tế và tài chính nhằm gây nên phí tổn cho quốc gia bị trừng phạt, qua đó gây sức ép buộc quốc gia đó thực hiện những chính sách nhất định. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã từng đe dọa áp thuế nhập khẩu cao đối với các hàng hóa Mỹ nhập vào Châu Âu nhằm buộc chính phủ Mỹ giảm các khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất thép nước này, vốn mang lại những lợi thế bất bình đẳng cho các nhà sản xuất thép Mỹ so với các nhà sản xuất thép Châu Âu. Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây cũng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với một loạt nước như Cuba, Iran, Myanmar… nhằm làm suy yếu chính quyền các nước này hoặc buộc họ tiến hành các thay đổi trong chính sách đối nội hoặc đối ngoại theo hướng nhất định. Continue reading “Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)”

Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?

62-Why some economists want to get rid of cash

Nguồn:Why some economists want to get rid of cash“, The Economist, 16/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại; một sự cải tiến lớn nếu so với việc phải mang loanh quanh cừu hoặc các kiện cỏ khô (để đi đổi các hàng hóa khác). Mặc dù có sự phát triển của các hình thức thanh toán khác, tiền mặt vẫn giữ được những phẩm chất mà các phương thức khác không thể có được, trong đó có khả năng ẩn danh, thanh toán ngay lập tức, được chấp nhận rộng rãi và là một cơ chế tương đối không liên quan đến công nghệ. Nó có thể được sử dụng ngay cả khi lưới điện bị cắt hoặc các ngân hàng đều bị tấn công. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều nhà kinh tế kêu gọi loại bỏ tiền mặt. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?”

Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc

chinadebt

Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm. Continue reading “Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc”

Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP

gdp

Nguồn: Philipp Lepenies, “Why GDP?”, Project Syndicate, 16/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là thước đo quyền lực nhất trong lịch sử. Bộ Thương mại Mỹ gọi đó là “một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20.” Nhưng sự hữu ích và bền vững của nó phản ánh các thực tế chính trị, chứ không phải những cân nhắc về mặt kinh tế.

Đa số chúng ta hiểu GDP là thước đo sản lượng kinh tế của một quốc gia, được thể hiện bằng một giá trị tiền tệ duy nhất. Nhưng không chỉ có vậy. GDP, và tốc độ tăng trưởng của nó, là chỉ số phổ quát về sự phát triển, an sinh, và sức mạnh địa chính trị. Tăng trưởng GDP dương là mục tiêu của mọi chính phủ. Continue reading “Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP”

‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới

globalizationdis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Globalization and its New Discontents”, Project Syndicate, 05/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười lăm năm trước, tôi có viết một cuốn sách nhỏ với nhan đề “Toàn cầu hóa và những mặt trái” (Globalization and its Discontents) bàn về sự phản đối ngày càng gay gắt đối với các cải cách theo hướng toàn cầu hóa ở những nước đang phát triển. Điều này có vẻ khó hiểu vì người dân ở các nước đang phát triển được giảng giải rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng thêm sự thịnh vượng chung. Vậy thì tại sao nhiều người lại chống đối quá trình này?

Hiện tại, những người phản đối toàn cầu hóa tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã được gia nhập bởi hàng chục triệu người ở những nước phát triển. Nhiều khảo sát ý kiến, trong đó có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của Stanley Greenberg và các cộng sự tại Viện Roosevelt, cho thấy rằng thương mại là một trong những nguyên nhân chính gây bất mãn cho phần lớn người Mỹ. Ở Châu Âu, người dân cũng có quan điểm tương tự. Continue reading “‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới”

Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ

wallst_2024297b

Nguồn: Simon Johnson, “The Republican Bankruptcy Illusion”, Project Syndicate, 31/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ đây đã có sự đồng thuận gần như tuyệt đối rằng đạo luật cải tổ tài chính Dodd-Frank của Mỹ, được thông qua năm 2010, đã không chấm dứt được các vấn đề liên quan đến một số ngân hàng “quá lớn để sụp đổ”. Tuy nhiên, khi nói tới những giải pháp được đề xuất thì lại không tồn tại bất kỳ sự đồng thuận nào như vậy. Ngược lại, điều tiết ngành tài chính đã trở thành một vấn đề chủ chốt trong các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 11 này.

Vậy ai là người có kế hoạch khả thi và tốt hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới các công ty tài chính khổng lồ? Những người thuộc Đảng Dân chủ đã có một chiến lược được chấp thuận và có thể thực hiện được, điều sẽ đem lại một sự cải thiện rõ ràng so với tình thế hiện tại. Nhưng không may là đề xuất của Đảng Cộng hòa lại là một công thức cho thảm họa lớn hơn những gì mà nước Mỹ (và cả thế giới) đã trải qua năm 2008. Continue reading “Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ”

Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông

Philippines-vs-China

Nguồn: Nguyễn Bá Sơn, “A New Legal Landscape in the South China Sea“, The Diplomat, 26/08/2016

Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Với phán quyết này, Philippines được đông đảo dư luận cho là đã giành thắng lợi hoàn toàn trước Trung Quốc liên quan đến những yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc miêu tả vụ kiện trọng tài này như một cuộc chiến trong đó có bên thắng bên thua làm giảm ý nghĩa của hệ thống giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Một quan điểm như vậy cũng không phản ánh đúng tầm quan trọng của phán quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông, càng không hiểu được sự đóng góp của phán quyết đối với sự hợp tác trong tương lai vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới. Continue reading “Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông”

Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu

inequality

Nguồn: J. Bradford Delong, “A Brief History of (In)equality”, Project Syndicate, 27/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Barry Eichengreen – nhà kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley mới đây đã có buổi nói chuyện tại thành phố Lisbon về bất bình đẳng. Buổi nói chuyện đã thể hiện một trong những giá trị của một nhà sử học kinh tế. Eichengreen, giống như tôi, thích tìm tòi sự phức tạp của mọi tình huống, luôn tránh việc đơn giản hóa thái quá khi theo đuổi sự rõ ràng về mặt khái niệm. Khuynh hướng này vẫn là nguồn động lực thúc đẩy để nỗ lực giải thích về thế giới nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể biết được qua một mô hình đơn giản.

Về phần mình, nếu xét về bất bình đẳng, Eichengreen đã xác định 6 quá trình cơ bản đã diễn ra trong 250 năm qua. Continue reading “Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu”

Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?

57-Why “industrial strategy” is back

Nguồn:Why “industrial strategy” is back“, The Economist, 24/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Theresa May, thủ tướng mới của nước Anh, chắc chắn là một người táo bạo, thậm chí liều lĩnh, trong một số quyết định nhân sự nội các của mình. Nhưng bà cũng táo bạo không kém trong việc đưa “chiến lược công nghiệp” (industrial strategy) lên đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ mới – một động thái có thể đánh dấu một sự thay đổi lớn so với các chính phủ tiền nhiệm của bà. Thuật ngữ đó đã không được tán thành trong nội bộ Đảng Bảo thủ kể từ thời Margaret Thatcher cầm quyền. Tuy nhiên, bà May đưa ra lập luận về “một chiến lược công nghiệp thích hợp để khiến toàn bộ nền kinh tế bùng nổ”, trong bài phát biểu của bà khi nhận tiếp quản từ David Cameron. Và sau khi yên vị tại Downing Street, bà nhanh chóng tạo ra một bộ phận hoàn toàn mới, mang tên “Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp”. Tại sao bà May quyết định từ bỏ chính sách chính trị chính thống của cả một thế hệ? Continue reading “Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?”

Đằng sau làn sóng Trung Quốc mua doanh nghiệp Đức

A robot arm of German industrial robot maker Kuka is pictured at the company's stand in Hanover

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Theo một tài liệu nghiên cứu mới đây của Công ty tư vấn E&Y thì bức tranh về việc người Trung Quốc mua hoặc tham gia cổ đông vào các doanh nghiệp Đức nghiêm trọng hơn hình dung của nhiều người.

Năm 2016 người Trung Quốc chi 111 tỷ đô la để mua các doanh nghiệp của Mỹ và Châu Âu. Từ tháng một đến tháng sáu năm nay họ đã mua hoặc tham gia 27 doanh nghiệp Đức, trong khi cả năm ngoái chỉ là 39. Năm 2015 họ chi 526 triệu đô la, sáu tháng đầu năm nay đã lên đến 10,8 tỷ đô la. Continue reading “Đằng sau làn sóng Trung Quốc mua doanh nghiệp Đức”

Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á

TPP+Logo

Tác giả: Trần Thị Bảo Hương

Tóm tắt: Toàn cầu hóa và hội nhập là hai xu thế phát triển song song của thời đại trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Một loạt các cơ chế hợp tác trên cơ sở lấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm trung tâm là biểu hiện cụ thể của hội nhập khu vực ở Đông Á. Do đặc thù riêng, hơn 15 năm qua,ASEAN luôn đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều yếu tố, vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực ngày càng suy giảm. Trong những năm gần đây, dưới nỗ lực thúc đẩy của Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phát triển tương đối nhanh và mạnh, đồng thời có xu thế áp đảo các khuôn khổ hợp tác kinh tế hiện có trong khu vực do ASEAN khởi xướng, do đó trở thành một biến số mới khá quan trọng đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á. Bài viết này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của TPP đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Á. Continue reading “Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á”

Sự thất bại của di cư tự do

_87561217_migration1920

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Failure of Free Migration”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc tấn công khủng khiếp do một gã đàn ông Pháp gốc Tunisia tiến hành nhằm vào một đám đông ở Nice đang mừng Quốc khánh Pháp làm 84 người chết và hàng trăm người khác bị thương sẽ mang lại cho Marine Le Pen, nhà lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia, sự gia tăng lợi thế lớn trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm tới. Việc kẻ giết người, Mohamed Lahouaiej Bouhlel, có liên quan tới chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hay không cũng không quan trọng. Trên khắp thế giới phương Tây, một sự kết hợp tai hại của sự mất an ninh tính mạng, kinh tế và văn hóa đã thúc đẩy cảm xúc và quan điểm chống nhập cư đúng vào thời điểm khi sự tan rã của các quốc gia hậu thuộc địa trên khắp thế giới Hồi giáo đang gây ra vấn đề người tị nạn trên một quy mô chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Continue reading “Sự thất bại của di cư tự do”

Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản

japanaid

Nguồn: Purnendra Jain, “Japanese foreign aid: what’s in it for Japan?“, East Asia Forum, 21/07/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Viện trợ nước ngoài là một công cụ can dự quốc tế quan trọng trong bộ công cụ chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặc dù Tokyo không còn là nhà tài trợ hàng đầu thế giới như những năm 1990, nhưng nước này vẫn đứng thứ tư thế giới vào năm 2015 với ngân sách viện trợ hàng năm gần 10 tỷ USD.

Không chỉ quy mô ngân sách viện trợ thay đổi mà cách suy nghĩ của Tokyo sau viện trợ nước ngoài cũng đã thay đổi. Trong những năm 1980, khi đó Nhật Bản trở thành một siêu cường về viện trợ, thì cũng là lúc những lời phê bình xuất hiện ở cả trong và ngoài nước về bản chất viện trợ “kiểu con buôn” của nước này. Tiền thường chảy vào tài khoản cá nhân của các nhà lãnh đạo chính trị tham nhũng ở châu Á và các dự án gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường. Continue reading “Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản”