#135 – Dân chủ và thị trường: Khía cạnh kinh tế chính trị của NAFTA

Nguồn:  David J. Sousa,  “Democracy and Markets: The IPE of NAFTA,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy, (New Jersey: Pearson Education), 2001, pp. 254-271.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan

Vấn đề tự do thương mại với Mexico đã khuấy động những quan tâm hiếm thấy trong nền chính trị Mỹ. Đối với một số người, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) biểu hiện việc Mỹ chấp nhận sự toàn cầu hóa của nền kinh tế toàn cầu và đánh dấu điểm xuất phát cho nỗ lực hội nhập kinh tế Bắc Mỹ để đối phó với các thách thức kinh tế từ Châu Âu và Châu Á trong thế kỷ 21. Tự do thương mại với Mexico sẽ rất có lợi cho Mỹ, đảm bảo cho thương nhân vào thị trường Mexico tự do hơn và tạo ra hàng ngàn công việc dựa trên hoạt động xuất khẩu. Continue reading “#135 – Dân chủ và thị trường: Khía cạnh kinh tế chính trị của NAFTA”

#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro

Nguồn: Paul De Grauwe (2013). “The Political Economy of the Euro”, Annual Review of Political Sciences, 16, pp. 153–170.

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Tình trạng khủng hoảng của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện nay bắt nguồn từ chính quyết định được đưa ra khi thành lập khối này. Quyết định tạo lập một liên minh tiền tệ được thúc đẩy bởi những mục đích chính trị mà không cân nhắc đến khía cạnh kinh tế của liên minh tiền tệ. Lãnh đạo của các quốc gia đã không thấy được những điều kiện kinh tế cần thiết cho một liên minh tiền tệ vững mạnh, và cũng không nhận ra những bất ổn tồn tại trong chính liên minh mà họ tạo lập. Họ cũng cho thấy một sự thiếu hiểu biết đáng quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế trong năm 2010. Họ đã nhìn nhận sai vấn đề và đưa ra những quyết định tai hại khiến cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng. Bài viết này sẽ giải thích những sai lầm đó và kết luận bằng một vài khuyến nghị nhằm giải cứu đồng Euro.
Continue reading “#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro”

#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”

#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển

Nguồn: Mark Skousen (2007). “From Smith to Marx: The Rise and Fall of Classical Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 46-63.

Biên dịch và Hiệu đính: Viện Chiến lược Phát triển

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Có tài nhưng ngoan cố, David Ricardo đã lái bánh xe khoa học kinh tế đi chệch hướng theo con đường mà sau đó nó đã được một người ngưỡng mộ ông, có tài và ngoan cố không kém là John Stuart Mill, đẩy tới mức gây bối rối hơn.

(William Stanley Jevons, (1965, li)

Thời kỳ giữa Adam Smith và Karl Max được đánh dấu bởi cả sự chiến thắng tưng bừng cũng như sự thất bại thảm hại của kinh tế học. Hai đại diện của trường phái ủng hộ tự do kinh tế nước Pháp, Jean-Baptiste Say và Frederic Bastiat, đã phát triển mô hình Smith lên mức cao hơn nhưng đã không tồn tại được lâu dài do mô hình cổ điển của Thomas Robert Malthus, David Ricardo, và John Stuart Mill đã đưa kinh tế học lâm vào tình trạng bế tắc. Chương này sẽ kể về câu chuyện ảm đạm này. Continue reading “#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển”

#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông

Nguồn: Donald R. Rothwell (2013). “The 1982 UN convention on the Law of the Sea and its relevance to maritime disputes in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 13-17.>>PDF

Biên dịch: Trần Kiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)[1] là một văn kiện pháp lý quốc tế chủ chốt. Công ước xác định phạm vi và kích thước của các vùng biển khác nhau cũng như cung cấp các cơ chế để phân định ranh giới các vùng biển đó. Tất cả các nước Đông Nam Á có quyền lợi trên Biển Đông đều là thành viên của UNCLOS. UNCLOS phân biệt Continue reading “#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông”

#126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Nguồn: Ngaire Wood (2008). “Whose aid? Whose influence? China, emerging donors and the silent revolution in development assistance”, International Affairs, Vol. 84, No. 6, pp. 1205–1221.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Khương Dư Kim

Bài liên quan: #78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không? 

Trật tự của các quốc gia cung cấp hỗ trợ phát triển đang bị lung lay trước sự thay đổi quyền lực trên phạm vi toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi đang bắt đầu thay đổi luật chơi một cách thầm lặng. Nhiều quốc gia, trong đó tiêu biểu là Trung Quốc, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc, Venezuela, Ấn Độ, Kuwait và Brazil, đã và đang tăng cường viện trợ cho các quốc gia nghèo hơn. Các nước này đang cung cấp viện trợ dựa trên những tiêu chí của riêng mình. Tất cả các quốc gia này đều không thuộc nhóm các nhà tài trợ trong OECD, hay còn gọi là Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của OECD (DAC). Những con số ước lượng thận trọng cho thấy, Continue reading “#126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển”

#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông

Nguồn: Clive Schofield[1] (2013). “Increasingly contested waters? Conflicting maritime claims in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper  No. 5, pp. 8-12.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung 

Giới thiệu

Biển Đông là nơi có các đặc điểm địa lý ven biển phức tạp, nhiều tranh chấp chủ quyền đối với các đảo bởi nhiều bên yêu sách, những tuyên bố về đường cơ sở thái quá và gây tranh cãi, những tuyên bố chồng chéo và trái ngược nhau về quyền tài phán trên biển, và gần đây nhất là những tranh chấp liên quan đến báo cáo được nộp lên (cho Liên Hợp Quốc) về các quyền đối với thềm lục địa mở rộng. Mục đích của bài viết này là xem xét và phân tích những vấn đề trên Continue reading “#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông”

#123 – Tiếp cận thị trường và thương mại nông nghiệp: Tiêu chuẩn kép của các nước giàu

http://www.dreamstime.com/-image1626868

Nguồn: Oxfam (2002). ”Market Access and Agricultural Trade: The Double Standards of Rich Countries” (Ch. 4), in Oxfam, Rigged Rules and Double Standards: Trade, Globalisation, and the Fight against Poverty (pp. 95-121).>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Tuấn Anh (lược dịch)

Thương mại có thể tạo ra động lực mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Để động cơ này hoạt động, các nước nghèo cần tiếp cận thị trường của các nước giàu. Mở rộng tiếp cận thị trường có thể giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế cùng lúc với việc tạo ra cơ hội cho người nghèo. Điều này đặc biệt [đúng] với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động vì cuộc sống của nhiều người sống dưới mức nghèo khổ tập trung ở khu vực này. Continue reading “#123 – Tiếp cận thị trường và thương mại nông nghiệp: Tiêu chuẩn kép của các nước giàu”

#116 – Trách nhiệm bảo vệ

Nguồn: Gareth Evans & Mohamed Sahoun (2002). “The Responsibility to Protect”, Foreign Affairs, Vol. 81, No. 6, pp. 99-110.[1]

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Lời giới thiệu: Trong hơn 10 năm qua, khái niệm Trách nhiệm bảo vệ (the Responsibility to Protect – R2P) dù còn gây tranh cãi nhưng đã dần trở thành một quy chuẩn được thừa nhận ngày càng rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Về cơ bản, quy chuẩn này cho rằng khi một quốc gia không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự. Quy chuẩn này vì vậy đã thách thức nguyên tắc chủ quyền quốc gia lâu nay, coi chủ quyền quốc gia là một “trách nhiệm” chứ không phải  là một đặc quyền bất khả xâm phạm. Nghiencuquocte.net xin giới thiệu bài viết tóm lược các điểm chính của Trách nhiệm bảo vệ. Đồng tác giả Gareth Evans, nguyên Ngoại trưởng Australia, là một trong những người đầu tiên đề xướng ra khái niệm này.   

Continue reading “#116 – Trách nhiệm bảo vệ”

#113 – Lý thuyết giản lược

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist Theories” (Chapter 2) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 18-37.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Một trong những mặt đáng thất vọng của các nghiên cứu chính trị quốc tế là việc năng lực giải thích đạt được những tiến bộ rất ít ỏi bất chấp khối lượng công việc khổng lồ đã được thực hiện trong những thập niên gần đây. Không có gì tăng lên, kể cả là những lời phê bình. Thay vào đó, một vài kiểu tóm tắt, những lời phê bình hời hợt được lặp đi lặp lại, và cả những sai lầm cũng được lặp lại. Thay vì thêm vào hàng tá những nghiên cứu có sẵn, Continue reading “#113 – Lý thuyết giản lược”

#100 – Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị

Nguồn: Hyoung-kyu Chey (2013). “Can the Renminbi Rise as a Global Currency? The Political Economy of Currency Internationalization”, Asian Survey, Vol. 53, No. 2 (March/April), pp. 348-368.

Biên dịch: Hà Thị Thu Hà | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Bài liên quan: #38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

Do quyền lực chính trị quốc tế và nền kinh tế của Trung Quốc chưa đủ mạnh, cho nên ít nhất trong thời gian tới, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chưa chắc đã thay thế được đồng đô la Mỹ để trở thành đồng tiền quốc tế hàng đầu, tuy nhiên trong chừng mực nào đó, nó có thể phát triển thành đồng tiền châu Á.

Continue reading “#100 – Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị”

#97 – Các điều ước không được phê chuẩn, nền chính trị quốc nội và Hiến pháp Hoa Kỳ

Nguồn: Curtis A. Bradley (2007). “Unratified Treaties, Domestic Politics, and the U.S. Constitution”, Harvard International Law Journal, Vol. 48, No. 2 (Summer), pp. 307- 336.>>PDF

Biên dịch: Từ Minh Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Nhiều nhà bình luận ủng hộ quan điểm mở rộng ảnh hưởng của luật pháp quốc tế cũng đồng tình với quan điểm hạn chế quyền hành pháp của chính phủ các quốc gia. Các nhà bình luận này không nhận ra rằng có một sự mâu thuẫn tiềm tàng giữa hai quan điểm trên. Trong bài viết này, tôi sẽ xem xét một ví dụ minh chứng cho mâu thuẫn có thể xảy ra đó: hiệu lực pháp lý của các điều ước quốc tế đã được ký nhưng không được phê chuẩn. Continue reading “#97 – Các điều ước không được phê chuẩn, nền chính trị quốc nội và Hiến pháp Hoa Kỳ”

#96 – Điều gì xảy ra nếu Châu Âu thất bại?

Nguồn: Thomas Wright (2012). “What if Europe Fails?”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 3, pp. 23 – 41.>>PDF

Biên dịch: Hoàng Việt Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thành Trung

Bài liên quan: #91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Liên minh Châu Âu đang rơi vào một cuộc đấu tranh khốc liệt về chính trị, ngoại giao và kinh tế để nhằm duy trì tương lai của đồng tiền chung, đồng Euro và sự bền vững của “dự án”, được hiểu là quá trình hội nhập đã trở thành nền tảng của nền chính trị Tây Âu nửa thế kỷ qua. Có thể những cố gắng của các quốc gia thành viên gặp thất bại, trong ngắn hạn hoặc dài hạn, và dẫn đến kỷ nguyên của sự tan rã. Một số đã lên tiếng báo động: Thủ tướng Đức Angela Merkel với câu nói nổi tiếng: “Nếu đồng Euro thất bại, Châu Âu thất bại.”1 Nguyên Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dự đoán: Continue reading “#96 – Điều gì xảy ra nếu Châu Âu thất bại?”

#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

euro-crisis-and-america-76496

Nguồn: Philip R. Lane (2012). “The European Sovereign Debt Crisis”, Journal of Economic Perspectives, Vol. 26, No. 3 (Summer), pp. 49–68.>>PDF

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp[1]

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc;  #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Ngay từ đầu, năng lực chống đỡ những cú sốc vĩ mô và tài chính tiêu cực của các nước thành viên khối đồng tiền chung châu Âu đã được xác định là thử thách chính đối với sự thành công của đồng tiền chung này (chẳng hạn trong tạp chí này, xem Feldstein 1997; Wyplosz 1997; Lane 2006). Thông qua việc bỏ đi lựa chọn làm mất giá đồng tiền quốc gia, một cơ chế truyền thống để điều chỉnh sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia đã bị loại bỏ. Hơn nữa, khu vực đồng euro không giống với mô hình khối “liên minh đô-la” của Mỹ trên nhiều khía cạnh mấu chốt, bởi vì liên minh tiền tệ (châu Âu) không đi kèm với mức độ liên minh ngân hàng hoặc liên minh tài khóa đáng kể. Thay vào đó, việc giữ lại trách nhiệm quốc gia đối với các quy định tài chính và chính sách tài khóa được cho là khả dĩ hơn. Continue reading “#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu”

#88 – Những cú sốc kinh tế và tác động tới chính trị quốc tế

Nguồn: Jeffrey Frankel (2012). “Economic Shocks and International Politics”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No.3, pp. 29-46.

Biên dịch: Phạm Thị Nga | Hiệu đính: Lê Thanh Tùng, Lê Hồng Hiệp

Trong suốt năm năm từ 2003 tới 2007, nhận thức toàn cầu về rủi ro thấp một cách khác thường, thể hiện qua việc thị trường định giá về nợ công (sovereign debt), nợ doanh nghiệp và các hợp đồng quyền chọn mua. Hệ quả năm năm sau đó đã chứng minh một cách rõ ràng rằng đây là những nhận thức sai lầm.[1] Hiện nay, năm 2012, không còn ai nghi ngờ việc thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Continue reading “#88 – Những cú sốc kinh tế và tác động tới chính trị quốc tế”

#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Nguồn: Mark Skousen (2007). “A Turning Point in Twentieth-Century Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 163-190.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan:  Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Kinh tế học Keynes là … đòn chí mạng nhất mà quyền lực của kinh tế học chính thống phải hứng chịu

– W.H. Hutt (1979,12)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc cách mạng Keynes đã càn quét qua toàn bộ giới kinh tế học. Đã có hai nhân tố tạo ra bầu không khí sôi sục này. Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của cuộc đại khủng hoảng dường như đã chứng minh sự có lý của quan điểm Keynes – Mác khi cho rằng bản thân chủ nghĩa tư bản thị trường vốn dĩ bất ổn và rằng thị trường có thể bị sa lầy tại mức cân bằng thất nghiệp một cách vô hạn định. Continue reading “#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20”

#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?

Nguồn: Sam Wilkin (2011). “Can Bad Governance be Good for Development?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 61-76.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc quản trị tốt vô cùng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế cho đến gần đây được xem như lẽ phải thông thường. Ví dụ năm 2002, một nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khẳng định rằng “không có sự quản trị tốt, không thể thúc đẩy phát triển.”[1] Năm 2004, Robert Guest – biên tập viên khu vực châu Phi của tờ Economist viết rằng “hầu hết các cuộc chiến tranh ở châu Phi đều do chính phủ yếu kém…Sự quản trị yếu kém cũng là lí do giải thích tại sao châu Phi lại nghèo như vậy”.[2] Thậm chí Milton Friedman, người ủng hộ cho xu hướng tự do hóa thị trường, sau đó cũng tán thành chủ thuyết quản trị tốt: “Tôi đã sai. Hóa ra nền pháp quyền có lẽ còn quan trọng đối với phát triển hơn cả tư nhân hóa.”[3]  Continue reading “#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?”

#77 – Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên

Nguồn: Ian Bremmer & Robert Johnston (2009). “The Rise and Fall of Resource Nationalism”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 2, pp. 149-158.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ

Chủ nghĩa dân tộc tài nguyên, được hiểu là những nỗ lực của các quốc gia giàu tài nguyên nhằm dịch chuyển quyền kiểm soát kinh tế và chính trị trong các ngành mỏ và năng lượng từ các công ty ngoại quốc và tư nhân sang các công ty nội địa và quốc doanh, là chất xúc tác cho sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu và các hàng hóa cơ bản khác trong năm năm qua. Những trường hợp gây nhiều chú ý như hành động mang tính quốc hữu hóa các tài sản khai thác loại dầu nặng tại Venezuela và việc tái hợp nhất toàn ngành dầu mỏ của Nga thành các đại công ty năng lượng do nhà nước kiểm soát Continue reading “#77 – Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên”

#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Nguồn: Stephen D. Krasner (2001). “Think Again: Sovereignty”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 20-29.

Biên dịch: Trần Thị Diệu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan điểm về nhà nước như một thực thể tự trị và độc lập đang sụp đổ dưới “đòn công kích” kết hợp của các liên minh tiền tệ, CNN, Internet và các tổ chức phi chính phủ. Nhưng những ai tuyên bố về sự diệt vong của“chủ quyền” dường như đã hiểu sai lịch sử. Các quốc gia – dân tộc có bản năng sinh tồn mạnh mẽ và cho đến lúc này đã thích nghi với những thách thức mới, ngay cả thách thức đặt ra bởi toàn cầu hóa. Continue reading “#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền”

#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ

Nguồn: Thomas L. Friedman (2006). “The First Law of Petropolitics”, Foreign Policy, No.154 (May/June), pp 28-36.>>PDF

Biên dịch: Trần Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp  

Tổng thống Iran phủ nhận việc Đức Quốc Xã diệt chủng người Do Thái, Hugo Chávez cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây nên xuống địa ngục, còn Vladimir Putin thì đang chủ động lấn lướt. Nguyên nhân từ đâu? Họ hiểu rằng giá dầu và tiến trình tự do luôn chuyển động ngược chiều nhau. Đó là định luật đầu tiên của chính trị dầu mỏ, và nó có thể là tiền đề cho những lý giải về một số đặc điểm trong thời đại của chúng ta. Continue reading “#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ”