Các nhóm vũ trang đứng sau khu phức hợp lừa đảo Myawaddy ở Myanmar

Nguồn: Hanh Khải, 妙瓦底电诈园的背后是谁?, Huxiu, 20/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Đầu năm 2025, vụ việc nam diễn viên Vương Tinh bị lừa vào ổ lừa đảo ở Myanmar sau khi tới Thái Lan đã khiến địa danh “Myawaddy” nhanh chóng chiếm sóng dư luận. Trước khi sự việc này xảy ra, một địa danh khác được công chúng biết đến nhiều hơn cả là “Bắc Myanmar”.

Kể từ tháng 7/2023, khi Bộ Công an Trung Quốc cùng Bộ Nội vụ Myanmar triển khai một chiến dịch đặc biệt nhằm trấn áp tội phạm lừa đảo điện tử ở miền Bắc Myanmar đến nay, các khu phức hợp lừa đảo trực tuyến quy mô lớn ở miền Bắc Myanmar đã bị xóa sổ hoàn toàn, có tổng cộng hơn 53.000 nghi phạm lừa đảo mang quốc tịch Trung Quốc đã bị bắt. Mặt khác, khi nhóm tội phạm “tứ đại gia tộc” ở miền Bắc Myanmar lần lượt bước vào giai đoạn tố tụng, vụ việc “Tinh Tinh về nhà” không chỉ nhắc nhở dư luận về sự cần thiết của việc phải tiếp tục duy trì sự trấn áp mạnh mẽ đối với tội phạm lừa đảo điện tử xuyên biên giới, mà còn đưa các khu phức hợp Myawaddy vào tầm mắt của công chúng. Continue reading “Các nhóm vũ trang đứng sau khu phức hợp lừa đảo Myawaddy ở Myanmar”

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P2)

Tác giả: Hà Phương

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ-Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị ‘bắt nạt’.

Với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng ở các khu vực khác chưa hạ nhiệt, liệu chính quyền Trump 2.0 sẽ đối diện với những kịch bản nào? Khu vực này sẽ chịu tác động ra sao trước các quyết sách của chính quyền mới?

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là tâm điểm trong chiến lược đối ngoại của chính quyền Trump 2.0, đặc biệt khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng và các điểm nóng địa – chính trị gia tăng áp lực. Chính quyền Trump 2.0 có thể đối diện với 3 kịch bản chính cùng những tác động quan trọng đối với cấu trúc quyền lực khu vực. Continue reading “Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P2)”

Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình

Nguồn: Lloyd J. Austin III và Antony J. Blinken, “Putin’s Plan for Peace Is No Peace at All,” New York Times, 14/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần ba năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến thế giới kinh hoàng khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Ông lên kế hoạch lật đổ chính phủ dân chủ được bầu của Ukraine, lập nên chế độ bù nhìn của Điện Kremlin, và vạch trần phương Tây là yếu đuối, chia rẽ, và suy yếu.

Sau hơn 1.000 ngày giao tranh liều lĩnh trong cuộc chiến mà Putin lựa chọn, ông đã không đạt được một mục tiêu chiến lược nào. Quyền lực và ảnh hưởng của Nga đã giảm đi rất nhiều; họ thậm chí còn không thể chống đỡ cho một đối tác có giá trị như chế độ của Bashar al-Assad ở Syria. Trong khi đó, Ukraine vẫn đứng vững như một nền dân chủ tự do và có chủ quyền, với nền kinh tế được liên kết với phương Tây. Continue reading “Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình”

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P1)

Tác giả: Vy Anh

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’ nhằm đặt nước Mỹ ở trung tâm của các thay đổi địa chính trị và đảm bảo tối đa lợi ích.

Ngay cả khi ông Donald Trump chưa nhậm chức, nhiều “câu chuyện lớn” như xung đột Nga-Ukraine, Trung Đông, kinh tế thế giới… đã có những đổi thay bước ngoặt. Điều đó phải chăng chứng tỏ sức ảnh hưởng của ông Trump là rất lớn, thưa Đại sứ? Continue reading “Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P1)”

Chính trị Trung Quốc chuẩn bị bước vào một năm đầy sóng gió?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese politics enters a potentially stormy year,” Nikkei Asia, 16/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người trung thành với Tập Cận Bình đang từ chối lời kêu gọi về một định hướng chính sách mới từ phe “đa số thầm lặng”.

Sau một thời gian dài lắng dịu, chính trường Trung Quốc đang bước vào giai đoạn hỗn loạn mới, với những bất đồng sâu sắc xoay quanh chính sách chính trị, kinh tế và xã hội giữa các phe chính thống và phi chính thống trong đảng.

Cuộc đối đầu diễn ra bất chấp việc Chủ tịch Tập Cận Bình thắt chặt quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức mà ông đã lãnh đạo hơn 12 năm qua. Và đối đầu cũng gia tăng khi đất nước đang cố gắng vượt qua những khó khăn lớn về kinh tế. Continue reading “Chính trị Trung Quốc chuẩn bị bước vào một năm đầy sóng gió?”

Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 12 năm Đinh Dậu, Vĩnh Thịnh thứ 13 [2/1-30/1/1718], tức năm Khang Hy thứ 56, qui định thể lệ hạn chế số người làm tại các công trường khai mỏ ở các trấn. Lúc ấy, các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc ở các trấn phần nhiều mộ người nhà Thanh khai quật, phu mỏ quần tụ mỗi ngày một nhiều. Triều đình e rằng sẽ sinh sự biến động, bèn định thể lệ: số phu mỗi mỏ, nhiều nhất 300 người, thứ đến 200 người và ít là 100 người, không mỏ nào được dùng quá số đã định, từ đấy số phu làm ở trường xưởng khai mỏ mới được hạn chế. Theo Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú: Mối lợi công trường khai mỏ phần nhiều ở các hạt Tuyên, Hưng, Thái, Lạng. Tuyên Quang: Xưởng đồng Tụ Long, xưởng bạc Nam Xương là Long Sinh. Hưng Hóa: Xưởng đồng Trình Lạn và Ngọc Uyển. Thái Nguyên: Xưởng đồng Sàng Mộc, Yên Hân, Liêm Tuyền, Tống Tinh và Vụ Nông, xưởng vàng Kim Mã và Tam Lộng, xưởng chì Côn Minh. Lạng Sơn: Xưởng đồng Hoài Viễn. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông (P2)”

Liệu Trump có đảo ngược được lệnh cấm TikTok?

Nguồn: James Palmer, “Can Trump Strike a Deal Over TikTok?”,  Foreign Policy, 14/1/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Có vẻ như Tòa án Tối cao sẵn sàng giữ nguyên một đạo luật có thể khiến TikTok của Trung Quốc bị cấm – trừ khi TikTok “bán mình”.

Tiêu điểm tuần này: Toà án Tối cao Mỹ tổ chức phiên điều trần xem xét tính hợp pháp của lệnh cấm TikTok được thông qua vào năm ngoái; Vấn đề tội phạm xuyên biên giới được chú ý đến sau vụ giải cứu diễn viên Trung Quốc bị một băng nhóm ở Myanmar bắt cóc; Ông lớn trong lĩnh vực drone tại Trung Quốc DJI dỡ bỏ các hạn chế về khoanh vùng địa lý (geofencing) tại Mỹ và một số khu vực ở châu Âu. Continue reading “Liệu Trump có đảo ngược được lệnh cấm TikTok?”

Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine

Nguồn: Bart Schuurman, “Russia Is Stepping Up Its Covert War Beyond Ukraine,” Foreign Policy, 10/01/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dữ liệu cho thấy một giai đoạn mới đáng lo ngại đã xuất hiện trong chiến thuật của Điện Kremlin, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân châu Âu.

Trong ba năm qua, Nga đã tiến hành một chiến dịch phá hoại và lật đổ ngày càng trắng trợn chống lại các đồng minh châu Âu của Ukraine. Trong năm 2024, Moscow đã leo thang đáng kể các chiến thuật của mình – chuyển sang ám sát, xâm phạm các cơ sở cấp nước ở một số quốc gia châu Âu, và nhắm vào các mục tiêu hàng không dân dụng. Continue reading “Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine”

Năm câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc trong năm 2025

Nguồn: Stella Yifan Xie, “What’s in store for China’s economy in 2025: 5 things to watch,” Nikkei Asia, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà phân tích nhận định tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào tương tác giữa thuế quan của Mỹ và các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ trải qua một năm đầy biến động.

Trong suốt năm 2024, Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài, khủng hoảng ngân sách của chính quyền địa phương, và thị trường lao động trì trệ, làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Continue reading “Năm câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc trong năm 2025”

Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?

Nguồn: Richard Haass, “The Iran Opportunity,” Foreign Affairs, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ cần làm gì để đạt được đột phá?

Thật khó để tìm được một quốc gia nào khác đã mất đi ảnh hưởng chỉ trong một thời gian ngắn như Iran. Cho đến gần đây, vẫn có thể nói rằng Iran là nước có ảnh hưởng khu vực quan trọng nhất ở Trung Đông, với ảnh hưởng lớn hơn cả Ai Cập, Israel, Ả Rập Saudi hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, tầm ảnh hưởng của Iran đã sụt giảm đáng kể. Họ trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn so với nhiều thập kỷ trước, có lẽ là yếu nhất kể từ cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq, hoặc thậm chí từ cuộc cách mạng năm 1979. Continue reading “Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?”

Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump risks turning the US into a rogue state,” Financial Times, 13/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ và những lời đe dọa nhắm vào các nước láng giềng và đồng minh sẽ gióng lên hồi chuông báo động trên toàn thế giới.

“Tôi nghĩ tổng thống đắc cử chỉ đang đùa thôi.” Đó là phản ứng của Đại sứ Canada tại Washington trước đề xuất của Donald Trump rằng đất nước của bà nên trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.

“Trò đùa” đe dọa là một trong những phương pháp giao tiếp ưa thích của Trump. Nhưng vị tổng thống đắc cử đã nói quá nhiều về tham vọng sáp nhập Canada vào Mỹ đến mức các chính trị gia Canada phải thừa nhận tham vọng của ông và bác bỏ chúng trước công chúng. Continue reading “Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo”

Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?

Nguồn: Vương Văn, Harold James, 王文对话哈罗德·詹姆斯:特朗普会带来第八次“崩溃”吗?, Guancha, 10/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kỷ nguyên Trump 2.0 đang đến, bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn.

Vào ngày 9/1, Vương Văn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã có buổi trò chuyện với Harold James – nhà sử học kinh tế nổi tiếng thế giới, tác giả cuốn sách mới bán chạy Bảy lần sụp đổ: Những cuộc khủng hoảng kinh tế định hình toàn cầu hóa (Seven Crashes: The Economic Crises That Shaped Globalization) và là giáo sư tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Hai bên đã tiến hành trao đổi chuyên sâu xung quanh chủ đề “Tác động của kỷ nguyên Trump 2.0 lên toàn cầu hóa và nền kinh tế Trung Quốc”. Bài viết này được biên soạn dựa trên nội dung phát sóng trực tiếp và được xuất bản bởi Guancha theo sự ủy quyền của Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mời quý độc giả cùng tham khảo. Continue reading “Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?”

Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?

Nguồn: Daniel W. Drezner, “Does the Madman Theory Actually Work?,” Foreign Policy, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Trump thích nghĩ rằng sự khó đoán của mình là một lợi thế.

Khi Donald Trump lần đầu tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông ấy thường tỏ ra tức giận và điên rồ. Ông cũng không ngần ngại thể hiện sự tức giận trong suốt chiến dịch tranh cử. Trong cuộc tranh luận sơ bộ của Đảng Cộng hòa năm 2016, ông đã dựa vào cảm xúc này, nói rằng mình sẽ “vui vẻ chấp nhận chiếc áo choàng của sự tức giận” vì ông tin rằng đất nước đang là một “mớ hỗn độn” và được điều hành bởi những kẻ thiếu năng lực. Trump cũng chấp nhận suy nghĩ rằng ông là một kiểu người điên khác. Trong nhiều tuyên bố, ông nhấn mạnh rằng mình sẽ là một kiểu tổng thống khác vì ông sẵn sàng trở nên hơi điên một chút, hơi khó đoán một chút. Năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn, ông đã trích lời một doanh nhân khác, “‘Có một sự khó đoán nhất định về Trump, và điều đó thật tuyệt.’” Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của chiến dịch năm đó, ông công khai chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Barack Obama, nói rằng, “Là một quốc gia, chúng ta phải khó đoán hơn.” Continue reading “Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?”

Nhóm tin tặc Salt Typhoon của Trung Quốc gây hoang mang cho Washington

Nguồn: James Palmer, “Salt Typhoon Stirs Panic in Washington,”  Foreign Policy, 7/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Quy mô đầy đủ của vụ tấn công mạng vẫn chưa được công bố, nhưng vụ việc đã khiến thái độ đồng lòng chống Trung Quốc tại Washington thêm phần mạnh mẽ.

Tiêu điểm tuần này: Hoang mang tại Washington tiếp tục gia tăng do nhóm tin tặc Salt Typhoon (Bão Muối) tấn công vào hệ thống viễn thông của Mỹ; Công bố bài phát biểu nội bộ vào ngày 1 tháng 1 của Chủ tịch Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phát đi một thông điệp; Bộ Quốc phòng Mỹ đưa gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent vào danh sách đen do có liên hệ với quân đội Trung Quốc. Continue reading “Nhóm tin tặc Salt Typhoon của Trung Quốc gây hoang mang cho Washington”

Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ

Nguồn: Dương Quang Thuận, China Alleges Taiwan Is Paying Bribes for US Support, The Diplomat, 04/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Câu chuyện này là một phần trong chiến dịch thông tin sai lệch lớn hơn nhằm phá hoại quan hệ Mỹ-Đài.

Một báo cáo gần đây của NBC tiết lộ rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành các cuộc họp bí mật với các thành viên Quốc hội, cảnh báo họ về một chiến dịch thông tin sai lệch tiềm ẩn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chiến dịch này liên quan đến việc bịa đặt các tuyên bố rằng các thành viên Quốc hội Mỹ đã nhận hối lộ từ Đài Loan để đổi lấy lập trường ủng hộ Đài Loan của họ. Continue reading “Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ”

Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden

Nguồn: Bret Stephens, “The Biden Presidency: Four Illusions, Four Deceptions,” New York Times, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Mỹ có xu hướng dành tình cảm ưu ái cho các cựu tổng thống. Ngay cả những tổng thống tồi.

Vào thời điểm Richard Nixon qua đời năm 1994, nhiệm kỳ tổng thống của ông được ca ngợi vì đã mở cửa với Trung Quốc và thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường, nhưng cũng bị bị lên án vì vụ bê bối Watergate. Việc Gerald Ford ân xá cho Nixon từng bị lên án dữ dội là một cuộc mặc cả chính trị bẩn thỉu, nhưng về sau lại được ca ngợi như một ví dụ về tinh thần chính trị vị tha. Danh tiếng được hồi sinh của Jimmy Carter – không chỉ vì cách ông hành xử sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống, mà còn vì những hành động của ông khi tại nhiệm – sẽ khiến đất nước từng bỏ rơi ông vào năm 1980 trong bối cảnh lạm phát đình trệ và khủng hoảng con tin phải kinh ngạc. Continue reading “Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden”

Ngày nay chúng ta cần loại khoa học xã hội-nhân văn nào?

Nguồn: Đồng Đắc Chí (Tong Dezhi), “今天,我们需要什么样的文科”, Global Times, 03/01/2025.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các điều chỉnh đối với giáo dục khoa học xã hội-nhân văn vẫn đang diễn ra

Các tin tức gần đây cho thấy xu hướng điều chỉnh cơ cấu giáo dục đại học trên toàn thế giới là ngành khoa học xã hội-nhân văn (KHXHNV) đang suy giảm. Theo thống kê, tính đến ngày 31/7/2024, 19 trường đại học ở Trung Quốc đã đưa ra thông báo liên quan, hủy bỏ hoặc tạm dừng tuyển sinh trong tổng số 99 chuyên ngành. Đại học Tứ Xuyên đã hủy bỏ 31 chuyên ngành như quản lý tiện ích công cộng, thương mại điện tử, âm nhạc, phát thanh và truyền hình. Trước đó, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã bãi bỏ các chuyên ngành như Tiếng Anh, Truyền thông học và Khảo cổ học. Đại học Công nghệ Đại Liên và Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh đã bãi bỏ Học bộ KHXHNV. Điều trùng hợp là vào tháng 10 năm ngoái, Đại học Harvard đã hủy bỏ hơn 30 khóa học mùa thu, chủ yếu là các khóa học về lịch sử và văn học. Một phương tiện truyền thông đưa tin về các sự kiện liên quan với chủ đề “Làn sóng sụp đổ của KHXHNV toàn cầu đang đến gần”, gây ra mối lo ngại rộng rãi trong xã hội. Continue reading “Ngày nay chúng ta cần loại khoa học xã hội-nhân văn nào?”

Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiên, “The Man Who Almost Changed China,” Foreign Affairs, 01/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồ Diệu Bang và công cuộc cải cách và mở cửa còn dang dở.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20 là bước ngoặt lịch sử của Trung Quốc hướng tới một chương trình cải cách toàn diện trong những năm sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976. Bằng cách nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và toàn xã hội trong giai đoạn này, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1989, đã tạo ra một nền tảng mà chỉ trong vài thập kỷ sau đó đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói tuyệt đối, biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới và đưa nước này trở thành một cường quốc trong thế kỷ 21 – đối thủ hợp lý duy nhất của Mỹ. Dù Đặng lãnh đạo quá trình này, nhưng vào thời điểm đó, ông đã được hỗ trợ bởi lời khuyên và nỗ lực của một nhà lãnh đạo ít được biết đến hơn, Hồ Diệu Bang. Continue reading “Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc”

Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin plus Trump spell trouble for European security,” Financial Times, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tái vũ trang của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn ra ở châu Âu. Hai yếu tố nguy hiểm có thể kết hợp vào năm 2025. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và sự thờ ơ ngày càng tăng từ nước Mỹ của Donald Trump.

Các nước châu Âu cần khẩn trương ứng phó với sự kết hợp địa chính trị đáng báo động này bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Và để thực hiện nhiệm vụ này, điều quan trọng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cuối cùng phải thực hiện lời hứa của Thủ tướng Olaf Scholz về việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Continue reading “Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu”

‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 3 tháng 12 năm 2024, một tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên bản án tử hình của tòa sơ thẩm đối với bà Trương Mỹ Lan, cổ đông chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và cựu chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Vạn Thịnh Phát (VTP). Trong số ba tội danh chính, tội tham ô tài sản của SCB là nguyên nhân chính dẫn đến án tử hình đối với bà Lan. Trên thực tế, bà Lan là chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản. Continue reading “‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?”