Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s era of economic stagnation,” Bangkok Post, 05/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau hai mươi năm bất ổn và hỗn loạn chính trị, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nền kinh tế Thái Lan bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của suy sụp và tuyệt vọng. Suốt nhiều thập niên, nền kinh tế Thái Lan đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Nhưng biệt danh “Chảo chống dính Thái Lan” (“Teflon Thailand”, chỉ khả năng chống chịu trước các khó khăn của nền kinh tế Thái Lan – NBT) có lẽ đã trở thành dĩ vãng. Các tít báo đều nói rằng nền kinh tế Thái Lan đang đi xuống nhanh chóng. Trừ phi có những cải cách chính trị cơ bản, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp với nguy cơ trì trệ trầm trọng. Continue reading “Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt”

Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore

Nguồn:Lawrence Wong in his own words,” The Economist, 08/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng tiếp theo của Singapore trả lời phỏng vấn của The Economist.

The Economist: Xin cảm ơn ông vì đã đồng ý tham gia buổi phỏng vấn này cùng với The Economist. Trong vài ngày nữa, ông sẽ trở thành Thủ tướng Singapore, đất nước đã thành công rực rỡ nhờ thái độ cởi mở và đã hưởng lợi từ toàn cầu hóa.

Lawrence Wong: Đúng vậy.

The Economist: Ông đã gọi đất nước mình là quốc gia không thể tin được và một phép lạ –

Lawrence Wong: Đến giờ điều đó vẫn đúng. Continue reading “Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore”

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á

Nguồn: “Chinese firms are expanding in South-East AsiaThe Economist, 25/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào năm 2021, những người sáng lập PalFish, một công ty công nghệ Trung Quốc chuyên kết nối giáo viên và học sinh tiếng Anh, đã nhận ra rằng tương lai của công ty sẽ nằm ở nước ngoài. Khi ấy chính phủ Trung Quốc vừa phát động một cuộc trấn áp đối với hoạt động dạy thêm, sau khi chủ tịch Tập Cận Bình cáo buộc ngành này đang lợi dụng những lo lắng về giáo dục của các bậc phụ huynh Trung Quốc. Công ty đã cân nhắc việc mở rộng sang Mỹ Latin, Trung Đông, hoặc Nga, nhưng rồi quyết định đổ bộ vào Đông Nam Á. Chỉ ba năm sau, giờ đây có 10 triệu học sinh Đông Nam Á sử dụng PalFish. Continue reading “Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á”

Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?

Nguồn: Trung Phi Đằng (钟飞腾), “如此重要的东南亚,我们为何突然陌生?”, Guancha, 20/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Nhắc đến Đông Nam Á, có lẽ đây là nơi mà người Trung Quốc quen thuộc nhất ngoài Đông Á (thường là Đông Bắc Á theo nghĩa hẹp). Bên cạnh việc giao thương rất phát triển với xứ Nam Dương từ thời cổ đại, người Trung Quốc cũng di cư đến Nam Dương với quy mô lớn trong thời cận đại và hình thành nên xã hội người Hoa ở Đông Nam Á, mối liên kết văn hóa tự nhiên này khiến Trung Quốc luôn cảm thấy Đông Nam Á không hề khó hiểu. Trong những năm gần đây, một lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đổ ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý gần gũi, đương nhiên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu. Continue reading “Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?”

Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Richard Ghiasy, Julie Yu-Wen Chen và Jagannath P. Panda, “Convergence in Vietnam, EU Interests a Harbinger of Indo-Pacific Order?”, ISDP, 24/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, các chuyến thăm gần như liên tiếp của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tới Mỹ và Trung Quốc cho thấy chính sách ngoại giao khéo léo của Việt Nam với các cường quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (ÂĐD – TBD) và những tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Một phần lớn của (tình trạng được cho là) rối ren ở ÂĐD – TBD bắt nguồn từ Biển Đông, và một trong những thách thức chính của Việt Nam là thiết lập trật tự trên các vùng biển biên giới. Continue reading “Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo

Nguồn: Niem Chheng, “Hun Sen declares ‘no backdown, negotiations’ on canal project”, Phnom Penh Post, 27/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen đã nói rõ rằng Campuchia sẽ không nhượng bộ hay đàm phán với bất kỳ quốc gia nào liên quan đến Kênh đào Funan Techo dài 180 km.

Ông nhấn mạnh Hiệp định Mekong năm 1995 không yêu cầu bất kỳ thành viên nào của Ủy ban sông Mê Công (MRC) phải làm như vậy.

“Tôi sẽ không nhượng bộ về vấn đề này và tôi muốn thẳng thắn nhấn mạnh rằng không cần thiết phải đàm phán. Đừng cố ép Campuchia vào bàn đàm phán”, ông nói khi phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Oknha Campuchia tổ chức vào tối 26/4. Continue reading “Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo”

Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc

Nguồn: Sokvy Rim, “BRI’s Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China,” Think China, 11/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Campuchia thúc đẩy xây dựng Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep, có nghĩa là các tàu chở hàng có thể bỏ qua cảng Cái Mép của Việt Nam. Nhà bình luận người Campuchia, Sokvy Rim, sẽ phân tích các tác động của viễn cảnh này.

Sau khi nhậm chức vào tháng 8/2023, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bắt tay vào một dự án đường thủy đầy tham vọng trị giá 1,7 tỷ USD, được gọi là Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal). Đây sẽ là kênh đường thủy đầu tiên ở Campuchia nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep bằng cách cắt ngang qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Continue reading “Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc”

Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ

Nguồn: Tsubasa Suruga, “Majority of ASEAN people favor China over U.S., survey finds,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần đầu tiên, Bắc Kinh trở thành lựa chọn ưa thích của Đông Nam Á so với Washington.

Hôm thứ Ba, một cuộc khảo sát khu vực của một viện chính sách có trụ sở tại Singapore tiết lộ: hơn một nửa dân số Đông Nam Á hiện muốn liên kết với Trung Quốc hơn là với Mỹ nếu ASEAN buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường đối thủ, phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Continue reading “Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ”

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Nguồn: Francesca Regalado, “Thai ports bemoan competitive decline as Srettha pushes land bridge,” Nikkei Asia, 22/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành vận tải đang đặt câu hỏi về nhu cầu tiềm năng đối với siêu dự án trị giá 28 tỷ USD.

Vào một buổi chiều tháng 2 nóng nực, một con tàu container dài 170 mét cập cảng Songkhla. Trên tàu vẫn còn nhiều chỗ trống, đơn giản vì cảng lớn nhất miền nam Thái Lan không đủ sâu để tiếp nhận các tàu chở đầy hàng.

Tình trạng này đang làm tăng thêm chi phí cho các nhà xuất khẩu, khi hàng hóa phải được chuyển sang các tàu lớn hơn ở Malaysia hoặc Singapore, đồng thời chính khu cảng cũng bị giảm thu nhập vì họ tính phí bốc dỡ theo container và phí cập cảng theo ngày. Để cắt giảm chi phí, một số công ty công nghiệp phía nam đã chọn bỏ qua Songkhla, thay vào đó, họ gửi cao su và gỗ bằng xe tải qua biên giới tới cảng Penang của Malaysia. Continue reading “Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?”

Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?

Nguồn: Rahman Yaacob & Jack Sato, “Southeast Asia’s preferred military exercise partner”, The Interpreter, 29/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đâu là lý do Mỹ đứng đầu danh sách về cả số lượng lẫn chất lượng các cuộc tập trận quân sự.

Hiện tại, Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu của Đông Nam Á trong việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba. Continue reading “Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?”

Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc

Nguồn:, “Singapore cracks down on Chinese influence.” The Economist, 08/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Cơn sốt lễ hội” là cách Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Singapore mô tả tâm trạng cả nước trước Tết Nguyên đán vào ngày 10 tháng 2. Nhưng giữa những ngày Tết lại có một cơn sốt khác của chính phủ Singapore: làm thế nào để đối phó với các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Trong tháng 2, một đạo luật mới chống can thiệp từ bên ngoài đã lần đầu tiên được áp dụng với một người Singapore gốc Hồng Kông, Philip Chan. Continue reading “Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc”

Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu

Nguồn: Kentaro Takeda, “Aging Southeast Asia grapples with weak social safety nets,” Nikkei Asia, 17/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở một số quốc gia trong khu vực, hệ thống lương hưu nhà nước chỉ hỗ trợ chưa đến 30% dân số trong độ tuổi lao động.

Đông Nam Á đang già hóa nhanh chóng, và tỷ lệ cá nhân trong độ tuổi lao động trên tổng dân số được cho là sẽ bắt đầu giảm trong năm nay.

Tình trạng dân số thuận lợi đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực, nhưng hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia vẫn còn thiếu sót. Dù có độ tuổi nghỉ hưu sớm, nhưng chỉ một phần tư tổng dân số trong độ tuổi lao động – những người từ 15 đến 64 tuổi – được hưởng lương hưu nhà nước. Khi các ưu thế nhân khẩu học cạn kiệt dần, nhiều quốc gia đang chịu áp lực phải củng cố hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo đời sống cho người cao tuổi. Continue reading “Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu”

Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ

Nguồn: Gordon LaForge, “The World’s Third-Largest Democracy Is Backsliding,” New York Times, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển mình của Indonesia thành một nền dân chủ ổn định trong một phần tư thế kỷ qua là một điều vừa khó tin, vừa đáng chú ý.

Năm 1998, nước này đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc và các cuộc biểu tình lật đổ chế độ độc tài Suharto tàn bạo và tham nhũng vốn đã tồn tại 32 năm. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo trên khắp quần đảo rộng lớn đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Balkan hóa hoặc một cuộc đàn áp quân sự. Continue reading “Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”

Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Joseph Rachman, “Gaza Is a Burning Topic for Southeast Asia’s Domestic Politics,” Foreign Policy, 29/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cuộc chiến xa xôi lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến một khu vực thường bị chia rẽ bởi tôn giáo.

Tại Indonesia, một ứng viên tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã phát biểu về cuộc chiến ở Gaza trước hàng trăm nghìn người biểu tình. Tại Malaysia, thủ tướng, đội khăn keffiyeh của người Palestine, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của riêng mình, mô tả tình hình Gaza là “điên rồ” và “đỉnh cao của sự man rợ.” Còn tại Singapore, chính phủ cấm treo cờ của hai bên tham chiến. Continue reading “Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas”

Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri

Nguồn: Pavin Chachavalpongpun, “Everybody Won in Thailand’s Election Except the Voters,” New York Times, 02/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong một thời gian ngắn của mùa hè này, người ta đã nghĩ rằng Thái Lan cuối cùng cũng có thể có một chính phủ dân cử thực sự.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, một đảng ủng hộ cải cách đã giành được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, được thúc đẩy bởi làn sóng bất bình của công chúng đối với 9 năm cai trị của quân đội và những đặc quyền lớn của Hoàng gia Thái Lan. Chế độ quân chủ Thái Lan là một trong những chế độ giàu có nhất và trị vì lâu nhất trên thế giới. Được hỗ trợ bởi quân đội và hệ thống tư pháp, phe bảo hoàng đã chống lại những thách thức đối với sự thống trị của nó suốt nhiều thập niên, thường là qua những cuộc đảo chính quân sự được hoàng gia ủng hộ nhằm lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ. Tình trạng này đã đẩy Thái Lan vào vòng xoáy bạo lực chính trị lặp đi lặp lại và làm nản lòng những khao khát dân chủ của một thế hệ mới. Continue reading “Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri”

Hun Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia

Nguồn: Markus Karbaum, “In Cambodia, Hun Sen Searches for the Magic Political Formula,” The Diplomat, 18/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã rõ ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Campuchia, nhưng vị Thủ tướng lâu năm sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc trao quyền cho con trai cả của mình, đồng thời tránh để xảy ra xung đột nội bộ nghiêm trọng.

Người đứng đầu chính phủ Campuchia đã không lường trước được điều này. Cuối tháng 6 vừa qua, ba tuần trước cuộc bầu cử quốc hội, Facebook tuyên bố sẽ đình chỉ tài khoản có 14 triệu người theo dõi của Thủ tướng Hun Sen trong sáu tháng. Lý do là vì trong một bài phát biểu hồi tháng 1, Hun Sen đã đe dọa sử dụng bạo lực với các đối thủ chính trị, và bài phát biểu này đã được công khai dưới dạng video. Hội đồng giám sát độc lập tại công ty mẹ của Facebook, Meta, xem đây là hành vi vi phạm nguyên tắc người dùng. Để giữ thể diện trước lệnh cấm này, Hun Sen đã xóa tài khoản của mình, cùng với hàng nghìn bài viết mà ông đã đăng kể từ năm 2016. Continue reading “Hun Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia”

Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?

Nguồn: Ye Myo Hein và Lucas Myers, “Is Myanmar the Frontline of a New Cold War?,” Foreign Affairs, 19/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại cuộc nội chiến Myanmar như thế nào?

Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, nước này đã rơi vào vòng xoáy chết chóc. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền của quần chúng đã dần bùng lên thành kháng chiến vũ trang, khiến phần lớn đất nước rơi vào cuộc nội chiến mới. Kể từ đó, xung đột đã chuyển sang nổi dậy kéo dài, với các lực lượng mới, ủng hộ dân chủ chiến đấu bên cạnh các nhóm vũ trang sắc tộc, vốn đã đối đầu chính quyền trung ương suốt hàng chục năm. Dù ngày càng có khả năng xảy ra bế tắc chiến lược, cả chính quyền quân sự lẫn lực lượng kháng chiến đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Các quốc gia láng giềng đã cố gắng làm trung gian hòa giải, nhưng một nền hòa bình thông qua thương lượng vẫn còn rất xa vời. Continue reading “Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”

Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc”

Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc””

Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu

Nguồn: Faizal Bin Yahya, “Singapore’s digital banking oversight lags behind demand”, East Asia Forum, 13/05/2023

Biên dịch: Lê Như Ngọc

Đông Nam Á có khoảng 687 triệu dân, tạo nên hệ sinh thái ngân hàng số vô cùng đa dạng. Năm nền kinh tế phát triển hơn (ASEAN-5) và Brunei có các lĩnh vực dịch vụ tài chính vững mạnh, trong khi ở những quốc gia khác – đặc biệt là khu vực nông thôn – có lượng lớn dân số chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống và công ty khởi nghiệp fintech dần chuyển sang sử dụng ngân hàng số để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên phát sinh nhiều vấn đề khác nhau đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý. Continue reading “Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu”