Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

21h tối hôm 30/10, Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận dưới tiêu đề “Pompeo là liều thuốc độc mà các nước châu Á cần thận trọng đối xử”. Nội dung như sau:

Sau khi hoàn tất chuyến thăm Việt Nam đột xuất tăng thêm, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã kết thúc chuyến công du châu Á của ông, bắt đầu từ hôm Thứ Hai tuần này (26/10). Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên biển, nhưng giữa hai nước lại có buôn bán đối ngoại quy mô lớn nhất đối với Việt Nam, hai nước còn đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa hai bên sâu nặng, quan trọng mà tế nhị. Continue reading “Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo”

ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ

Tác giả: NB Phan Đăng p/v ĐS Daniel J. Kritenbrink

Quan hệ Việt – Mỹ không phải một phép màu

– Nhà báo Phan Đăng: Thưa Đại sứ, mới đây tôi có xem và rất ấn tượng với một video mô tả việc ông đã tự tay làm chiếc bánh Trung thu Việt Nam.

– Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Đúng là tôi có làm nhưng phải có sự giúp đỡ rất lớn từ các cộng sự, chứ một mình tôi thì chắc không làm được. Trước khi làm, chúng tôi đã tới khu phố cổ Hà Nội để nhờ một nghệ nhân làm những khuôn bánh bằng gỗ. Chúng tôi thực sự đã có những trải nghiệm rất thú vị. Khoảng 1-2 năm trước, vào dịp tết cổ truyền Việt Nam, tôi cũng từng làm bánh chưng ngay ở cái sân phía sau. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam. Continue reading “ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ”

Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Hà Nội vào tối 29/10 để tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến chiều hôm sau. Chuyến đi ngắn, được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, dường như là kết quả của một quyết định vào phút chót. Hà Nội ban đầu không nằm trong lịch trình chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Pompeo, bao gồm các điểm dừng chân ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn là một biểu hiện khác cho thấy mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng chiến lược gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo Chính phủ Việt Nam, lý do chính thức cho chuyến thăm của ông Pompeo là để kỷ niệm 25 năm ngàybình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995. Tuy nhiên, nếu xét chủ đề chính của chuyến công du khu vực của ông Pompeo cũng như lợi ích chung của cả hai nước, hai bên nhiều khả năng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và chiến lược cũng như nhằm thúc đẩy hợp tác song phương phù hợp với tầm nhìn chung của hai bên về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do. Continue reading “Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?”

Giải cứu binh nhì Biden

Nguồn: William McGurn, “Saving Private Biden”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Tiêu chuẩn báo chí cho năm 2020: Không đặt câu hỏi hóc búa nào cho cựu phó tổng thống.

Trong giai đoạn cao điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, trang nhất của tờ New York Timesđã đưa ra một phán xét từ trên cao: Trong thời đại Donald Trump, tính khách quan của báo chí là thứ xa xỉ mà nước Mỹ không thể có được.

Hóa ra báo chí thiên vị không đủ để ngăn ông Trump giành chiến thắng. Vì vậy, đến năm 2020, báo chí đã đưa ra một chính sách mới: Không bao giờ được hỏi Joe Biden một câu hóc búa nào.

Trong quá khứ, sức ép cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông, cộng với sự tương tác của ứng cử viên tổng thống với người dân Mỹ dọc theo lộ trình tranh cử, sẽ khiến điều này là không thể. Nhưng Covid-19 đã giúp cho Biden có một lý do để ở lại trong tầng hầm của mình, và đoàn quân báo chí đã can thiệp giúp Biden hơn là trình bày câu chuyện cho công chúng. Continue reading “Giải cứu binh nhì Biden”

Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi chính phủ Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, vào hôm thứ Hai (27/07/2020), một người đàn ông lớn tuổi đầm đìa nước mắt đã đứng nói với các phóng viên trước tòa nhà: “Trung Quốc và Mỹ nên là bạn của nhau”. Đoạn clip lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc.

Tình cảm chống Mỹ của người Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi chính phủ Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, hôm thứ Sáu tuần trước (24/07/2020). Dù vậy, lời cầu xin của người đàn ông vẫn thu hút nhiều lượt “thích” trên mạng. Mọi người đều cho rằng đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc là không thể chấp nhận được, nhưng không ai muốn gây chiến với Mỹ cả. Nước mắt của ông cụ chắc hẳn cũng là cảm xúc của nhiều người Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/07/20): Người TQ không muốn quan hệ xấu với Mỹ?”

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?

Nguồn: Walter Russell Mead, “What in the World if Trump Wins?”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Mọi khả năng vẫn đang chống lại Donald Trump nhưng ông vẫn có ý định giành thêm một nhiệm kỳ nữa. Ít nhất, về chính sách đối ngoại, nhiệm kỳ thứ hai có thể sẽ còn mang lại nhiều thay đổi và khác thường hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Hầu hết các tổng thống nhiệm kỳ hai đều mong muốn tạo được dấu ấn trong chính sách đối ngoại. Điều này một phần là do ảnh hưởng chính trị của tổng thống ở trong nước giảm đi khi nhiệm kỳ thứ hai dần kết thúc, trong khi ở nước ngoài, tổng thống tương đối rảnh tay hành động ngay cả khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hai. Vì vậy các vị tổng tư lệnh thường đi tìm những đột phá về ngoại giao. Bill Clinton và George W. Bush đều dành nhiều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận giữa Israel và Palestine trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Barack Obama đã ký thỏa thuận Iran và Hiệp định Khí hậu Paris. Là một nhân vật khác thường, Trump có khả năng cũng sẽ tìm kiếm những di sản cho mình ở nước ngoài. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?”

Tôi đã thấy gì ở Việt Nam? Góc nhìn một phóng viên chiến trường

Nguồn: H.D.S. Greenway, “What I Saw in Vietnam”, The New York Times, 15/03/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi máy bay của tôi đến bờ biển Việt Nam vào lúc hoàng hôn, người ta đang đốt các bụi cây, như mọi khi họ vẫn làm vào mùa khô. Máy bay dần hạ cánh xuống Sài Gòn, tôi có thể thấy đám cháy ngay bên dưới, và thật ngây thơ, tôi nghĩ mình đang chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh.

Tôi chưa bao giờ đặt chân đến Châu Á, cũng chưa từng ở trong vùng chiến sự. Tôi là loại “xanh non” hết mức có thể, nhưng giờ đã sắp trở thành phóng viên chiến trường cho văn phòng tạp chí Time tại Sài Gòn. Hạ cánh giữa cảnh hỗn loạn của sân bay Tân Sơn Nhất trong một đêm nóng nực, nhớp nháp mồ hôi của tháng 03/1967, tôi thấy những ngọn lửa chập chờn, những vòng tròn cháy rực, thắp sáng bầu trời đêm, tôi đã không biết tại sao. Tôi nghĩ chắc là sân bay đang bị tấn công. Continue reading “Tôi đã thấy gì ở Việt Nam? Góc nhìn một phóng viên chiến trường”

Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden

Nguồn: Anne-Marie Slaughter, “The three pillars of US foreign policy under Biden”, Financial Times, 19/10/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong cảm giác kinh hoàng: đó là một quá trình mà người đương nhiệm dường như quyết tâm thuyết phục những người ủng hộ mình rằng bất kỳ kết quả nào khác ngoài chiến thắng cho ông ta đều có nghĩa là cuộc bầu cử đã bị gian lận. Một chiến thắng dành cho Joe Biden sẽ trấn an hầu hết các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng sự hỗn loạn như vậy, ít nhất, đã kết thúc. Nhưng thực tế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ thực sự thay đổi bao nhiêu? Về mặt phong cách sẽ đáng kể. Nhưng về hành động thực chất, có thay đổi nhưng không hoàn toàn. Continue reading “Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden”

Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi đến thăm Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc ở Bát Đại Lĩnh, gần Bắc Kinh, lần đầu tiên sau ba tháng vào thứ Bảy (25/07/2020). Có một điểm cụ thể mà tôi quyết tâm tìm ra.

Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy Richard Nixon đã đến thăm đoạn Bát Đại Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành vào ngày 24 tháng 2 năm 1972, trong chuyến đi lịch sử của ông tới Trung Quốc. “Chúng ta không muốn bất kỳ loại tường ngăn cách nào giữa các dân tộc”, ông nói. Tôi muốn xác nhận chính xác nơi ông đưa ra lời nhận xét này. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung”

Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Douglas Hostetter, “A Conscientious Objector in a War Zone”, The New York Times, 02/06/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên của Hệ phái Tin lành Mennonite vẫn luôn từ chối tham gia chiến tranh trong gần 500 năm qua. Lớn lên trong một cộng đồng Mennonite nhỏ nằm ở Thung lũng Shenandoah của Virginia, nơi mọi người đã từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự kể từ thời Nội chiến, trở thành một người phản đối có lương tri chống  Chiến tranh Việt Nam dường như là một lựa chọn dễ dàng đối với tôi.

Tuy nhiên, vẫn còn một quyết định khó khăn hơn: Vậy đâu sẽ là nơi tôi thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế của mình? Giống như 170.000 thanh niên trong thời chiến, tôi buộc phải phục vụ đất nước. Nhiều người trong số chúng tôi đã làm việc tại các bệnh viện hoặc trường học. Bản thân tôi, vào năm 1966, đã chọn Ủy ban Trung ương Mennonite ở Tam Kỳ, Nam Việt Nam, vùng đất nằm ngay giữa chiến trường. Continue reading “Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam”

Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình – tầng lớp tinh hoa của xã hội Trung Quốc – lo sợ họ có thể sớm bị cấm đến Mỹ.

Tờ New York Times đưa tin vào hôm thứ Năm tuần trước (16/07/2020) rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét một lệnh cấm đến Mỹ đối với các đảng viên và người thân của họ. Tuyên bố của tổng thống, vẫn còn ở dạng dự thảo, cũng có thể cho phép chính phủ Hoa Kỳ thu hồi thị thực của các đảng viên và thân nhân hiện đã ở Mỹ, dẫn đến việc trục xuất họ, bài báo cho biết thêm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?”

Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump

Nguồn: Ron Johnson, “An American Coup Attempt”, The Wall Street Journal, 08/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Hoa Kỳ đang trong một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Nó bắt đầu vào ngày đắc cử của Tổng thống Trump, khi các quan chức không được bầu vận động chống lại nhiệm kỳ tổng thống của ông. Đây là một cuộc khủng hoảng trong nhánh hành pháp, gây ra bởi các quan chức cấp dưới, những người coi mình không phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên thực tế, họ đã thành lập một nhánh chính quyền thứ tư – một bộ máy quan liêu thường trực vô trách nhiệm.

Bằng chứng công khai đầu tiên về cuộc nổi dậy bắt đầu với bản ghi bị rò rỉ về cuộc điện thoại của ông Trump với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto vào ngày 27 tháng 1 năm 2017 và với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào ngày hôm sau. Như Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện đã báo cáo, chính quyền Trump đã gặp khó khăn với 62 vụ rò rỉ có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong vòng 125 ngày đầu tiên, so với 9 vụ rò rỉ như vậy dưới thời George W. Bush và 8 vụ rò rỉ dưới thời Barack Obama. Continue reading “Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump”

Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới

Nguồn: Zachery Tyson Brown, “The United States Needs a New Strategic Mindset”, Foreign Policy, 22/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ không có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho khoảng thời gian kéo dài một thế hệ (20-30 năm – NBT) và thực tiễn đã chứng minh điều đó. Sự thiếu vắng khái niệm về một chiến lược tổng thể đã dẫn đến những nước đi nhỏ và thiển cận, khiến đất nước trở nên kém an toàn, kém thịnh vượng và vị thế ngày càng giảm sút.

Việc Tổng thống Donald Trump đưa ra một loạt các quyết định đột ngột như cấm mạng xã hội TikTok, rút Hoa Kỳ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cắt giảm quân số Hoa Kỳ ở Đức chỉ là những ví dụ gần đây nhất. Việc chỉ tập trung vào tầm nhìn ngắn hạn không phải là sai lầm duy nhất của chính quyền Trump, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã thất bại trong bài kiểm tra Marshmallow test (thí nghiệm nổi tiếng của đại học Stanford về khả năng chống lại sự cám dỗ trước mắt để chờ đợi một phần thưởng lớn hơn sau đó) trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc nhiều thập niên qua. Continue reading “Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới”

Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?

Nguồn: Bidenomics: the good the bad and the unknown”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hai ứng cử viên tổng thống đã đối mặt nhau trong cuộc tranh luận đầu tiên trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu vào ngày 3 tháng 11. Tổng thống Donald Trump đã biến nó thành một cuộc ẩu đả, thậm chí khiến người ta nghi ngờ về sự đúng đắn của chính quy trình bầu cử. Joe Biden thì dành cả buổi để chế giễu ông Trump vì đã đưa đất nước sụp đổ. Và Trump đã làm những gì ông hy vọng sẽ là một đòn hạ gục Biden, cáo buộc đối thủ là một kẻ yếu ớt, người sẽ không chống đỡ nổi kế hoạch của phe tả nhằm mở rộng đáng kể chính phủ và làm tê liệt hoạt động kinh doanh.

Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ lo sợ về một sự ngả sang cánh tả như vậy dưới thời Biden. Tuy nhiên, cáo buộc này không chính xác. Biden đã bác bỏ những ý tưởng không tưởng của cánh tả. Các đề xuất về thuế và chi tiêu của Biden là hợp lý. Chúng chỉ dẫn đến một nhà nước phình to hơn một ít và nỗ lực để giải quyết các vấn đề thực sự mà Mỹ đang phải đối mặt, bao gồm cơ sở hạ tầng kém chất lượng, biến đổi khí hậu và sự tàn phá các doanh nghiệp nhỏ. Trên thực tế, lỗ hổng trong các kế hoạch của Biden là chúng không đủ sâu rộng ở một số lĩnh vực. Continue reading “Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?”

Trận Mậu Thân có thực sự là một bất ngờ?

Nguồn: Tom Glenn, “Was the Tet Offensive Really a Surprise?”, The New York Times, 03/11/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng 

Tôi đã học được bài học cay đắng trong Chiến tranh Việt Nam, rằng khi tình báo bị bỏ qua, sẽ có người phải thiệt mạng. Tôi dành phần lớn thời gian cuộc chiến trong hàng ngũ Cục An ninh Quốc gia (NSA), thường là bí mật. Hết lần này đến lần khác, tôi và các đồng nghiệp của mình cảm thấy chúng tôi chính là Cassandra, công chúa thành Troy có năng lực tiên tri nhưng lại bị nguyền rủa để không một ai tin lời nàng. Một ví dụ là Trận Đắk Tô. 

Đến thời điểm năm 1967, phần lớn giao tranh ở miền Nam Việt Nam đều tập trung ở Tây Nguyên, khu vực miền núi dọc biên giới Lào – Campuchia bao gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku và Đắk Lắk. Lực lượng quân sự Mỹ đã bị lôi kéo đến khu vực này vì hai lý do. Continue reading “Trận Mậu Thân có thực sự là một bất ngờ?”

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

TS. Đỗ Lê Chi: Trước khi phân tích về cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 sắp tới, chúng ta nhìn lại một chút về cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó bản thân ông Trump chưa chuẩn bị sẵn tâm thế để làm tổng thống. Hay nói cách khác, khi ra tranh cử ông cũng không thực sự nghĩ mình sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam”

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo

Nguồn: Anthony Vinci, “The Coming Revolution in Intelligence Affairs”, Foreign Affairs, 31/08/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trí tuệ nhân tạo và các hệ thống tự hành sẽ thay đổi hoạt động tình báo như thế nào?

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người vẫn luôn theo dõi lẫn nhau. Để tìm hiểu những gì người khác đang làm hoặc dự định làm, người ta giám sát, theo dõi và nghe trộm bằng cách sử dụng các công cụ và không ngừng cải tiến chúng, tuy vậy nó không bao giờ thay thế được con người. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các hệ thống tự động đang thay đổi tất cả những điều đó. Trong tương lai, máy móc sẽ theo dõi máy móc để biết máy móc khác đang làm gì hoặc dự định làm gì. Công việc tình báo vẫn sẽ bao gồm đánh cắp và bảo vệ bí mật, nhưng cách thức thu thập, phân tích và phổ biến những bí mật đó về cơ bản sẽ khác. Continue reading “Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo”

Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Nguồn: John McCarthy,  “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp. Continue reading “Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?”

Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng từ 8,5 đến 9,5% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Cùng với nhu cầu giảm phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than, điều này đã khiến Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác với các đối tác có trụ sở tại Hoa Kỳ để phát triển nguồn cung dầu khí và các nhà máy điện khí – một nỗ lực được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược lẫn kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam hiện đang làm việc với ExxonMobil để phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi bờ biển miền Trung với trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Khí từ mỏ này sẽ được sử dụng để chạy 3 nhà máy điện khí dự kiến ​​được xây dựng tại Khu Kinh tế Dung Quất gần đó. Vào tháng 11 năm 2019, công ty AES Corp của Mỹ cũng đã nhận được giấy phép xây dựng khu liên hợp điện khí Sơn Mỹ 2 có công suất 2,25 GW tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy sẽ chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ”

Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là nước xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm lớn nhất thế giới. Nạn dịch COVID-19 đã hé lộ tình trạng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về dược phẩm, do đó Tổng thông Trump và ông Biden, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, đều hứa sẽ giải quyết vấn đề này, kể cả việc chuyển về Mỹ các xí nghiệp sản xuất dược phẩm quan trọng.

Tờ “Nam Hoa Tảo báo” [South China Morning Post, SCMP] ở Hong Kong hôm 26/8 đưa tin:  Ông Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), giáo sư Viện Quản lý kinh tế Đại học Thanh Hoa , Ủy viên thường vụ Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc, mới đây có nói rằng Mỹ phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm của Trung Quốc, từ vitamin tới thuốc kháng sinh, hơn 90% nguyên vật liệu đều do Trung Quốc sản xuất, nước Mỹ trong một thời gian ngắn không thể sản xuất được. Continue reading “Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?”