Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo về tài sản cá nhân của Tổng thống Mỹ do chính Tổng thống Donald Trump ký và được Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (Office of Government Ethics, OGE) công bố hôm 16/06/2017 cho thấy tổng tài sản của ông Donald Trump ít nhất bằng 1,4 tỷ USD.

OGE có nhiệm vụ theo dõi tài sản của hơn 4 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ, kể từ Tổng thống trở xuống, nhằm mục đích phòng chống tham nhũng. Mỗi năm một lần OGE tiến hành thẩm tra tài sản của các đối tượng đó.

Bản báo cáo 98 trang này tiết lộ sự biến đổi tài sản của Tổng thống Trump từ 1/2016 đến 4/2017. Báo cáo cho biết, tuy Trump đã rút ra khỏi việc kinh doanh của Tập đoàn của mình nhưng năm ngoái ông đã có thu nhập ít nhất bằng 597 triệu USD, tức giảm 3% so cùng kỳ, khiến cho tài sản ông so với lần khai báo trước giảm còn 1,4 tỷ USD. Continue reading “Mỹ công khai tài sản của Tổng thống Trump”

Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!

Nguồn: Bob Orkand, “‘I Ain’t Got No Quarrel With Them Vietcong’”, The New York Times, 27/06/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 22/06/1967, tôi cầm lên một tờ Pacific Stars and Stripes – tờ báo chính thức của quân đội – ở Sài Gòn và tìm thấy trên trang nhất câu chuyện về Muhammad Ali, người mà một thẩm phán vừa mới kết án năm năm tù. Lúc đó, Muhammad Ali là võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất trên thế giới, thậm chí ngay cả sau khi ông bị tước danh hiệu vô địch hạng nặng thế giới vài tháng trước đó. Và tội ác của ông là gì? Từ chối quân dịch.

Việc buộc tội và kết án – ông đồng thời bị phạt 10.000 đô la – đã diễn ra hai ngày trước đó, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thông tin đó đến được Việt Nam. Đó thực sự không phải là một cú sốc: ông đầu tiên đã từ chối thủ tục nhập ngũ tại Trạm Tiếp nhận và Kiểm tra Tân binh Lực lượng vũ trang ở Houston vào mùa xuân năm đó, và từ chối được đưa vào Quân đội, nói rằng ông là một người phản đối có lương tâm – “Tôi không có thù ghét gì với Việt cộng cả”, ông nói với các phóng viên. Continue reading “Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương

Tác giả: Đỗ Mạnh Hoàng

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. Continue reading “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương”

Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The End of the Trump Administration?”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá của thế giới về chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thay đổi theo hướng xấu đi. Trên thực tế, hỗn loạn và tranh cãi gắn liền với quãng thời gian ngắn cầm quyền của Trump đã làm sâu sắc thêm những hoài nghi từ cả trong và ngoài nước Mỹ, rằng liệu Trump sẽ yên vị trong toàn bộ 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống hay không.

Nhận thức của châu Âu về vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua các phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy tranh cãi và cuộc họp G7 còn tồn tại bất đồng, bà Merkel đã kết luận rằng, nước Mỹ dưới thời của Trump có thể không còn được xem là một đối tác tin cậy. Bà cũng phát biểu sâu cay rằng: “Những quãng thời gian mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào nhau đang dường như chấm dứt.” Continue reading “Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng”

Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc

Nguồn: Ely Ratner & Samir Kumar, “The United States Is Losing Asia to China”, Foreign Policy, 12/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn, Diễn đàn Vành đai và Con đường bắt đầu vào cuối tuần này ở Bắc Kinh là một sự báo động cho thấy vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong hai ngày, Trung Quốc sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc – gần đây đã được đổi tên thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative – BRI) – nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối Châu Á, Trung Đông và Châu Âu.

Theo thông báo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013, BRI rất tham vọng, với kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào hơn 65 nước. Mặc dù những hoài nghi đã được nêu lên về tính mới mẻ, giá trị và tính khả thi của nhiều dự án được đề xuất, nhưng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới – với mong muốn đạt được triển vọng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của họ – cũng đang phấn khởi tham gia. Đây là biểu hiện gần đây nhất của vai trò lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm mà cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này ít chắc chắn hơn bao giờ hết. Continue reading “Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc”

Đằng sau sự đổ vỡ của nền dân chủ Hoa Kỳ

Nguồn: Jeffrey Sachs, “America’s Broken Democracy”, Project Syndicate, 31/05/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chỉ trích của Tổng thống Donald Trump đối với Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris 2015 đã thể hiện phần nào sự thiếu hiểu biết và tính ái kỷ của ông. Tuy nhiên, điều đó còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Nó phản ánh tình trạng tham nhũng sâu sắc trong hệ thống chính trị Mỹ, vốn theo một đánh giá gần đây thì không còn là một chế độ “dân chủ đầy đủ” nữa. Nền chính trị Mỹ đã trở thành sân chơi cho các nhóm lợi ích kinh doanh đầy quyền lực: cắt giảm thuế cho người giàu, bãi bỏ quy định ràng buộc đối với các nhà phát thải lớn, gây chiến tranh và nóng lên toàn cầu cho phần còn lại của thế giới.

Sáu nước G7 còn lại đã nỗ lực thuyết phục Trump đổi ý về vấn đề biến đổi khí hậu hồi tuần trước nhưng đều bị Trump từ chối. Các nhà lãnh đạo Châu Âu và Nhật Bản đã luôn coi Mỹ là đồng minh trong các vấn đề quan trọng. Với sự cầm quyền của Trump, đó là một thói quen mà họ đang phải suy nghĩ lại. Continue reading “Đằng sau sự đổ vỡ của nền dân chủ Hoa Kỳ”

Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ

Nguồn: Andrew Wiest, “When the War Came Home”, The New York Times , 23/05/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu bạn đến Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, hãy đến bảng 20, dòng số 3. Nó ở gần vị trí gần cao nhất, nên có thể bạn sẽ phải nghển cổ một chút. Ở đó bạn sẽ thấy cái tên Donald M. Peterson. Pete, như các đồng đội vẫn gọi anh, là người Mỹ duy nhất hi sinh trong một trận chiến nhỏ diễn ra ở đồng bằng Mekong ngày 15 tháng 5 năm 1967 – một trận chiến được kể lại trong một bài viết của series này tuần trước.

Báo chí và truyền hình chưa bao giờ nhắc đến trận đánh này. Peterson chỉ là một trong 58.315 cái tên trên bức tường tưởng niệm. Nhưng cái tên đó có ý nghĩa to lớn đối với một gia đình nhỏ ở California. Continue reading “Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ”

Rủi ro đối với châu Á dưới thời của Trump

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s American Menace”, Project Syndicate, 25/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump – dựa trên các chiến thuật và giao dịch (mang tính ngắn hạn), hơn là theo tầm nhìn chiến lược – đã tạo ra một loạt  “giật cục” bất ngờ. Thiếu tầm nhìn định hướng, chứ chưa nói tới những ưu tiên rõ ràng, Trump đã gây bối rối cho các đồng minh và các đối tác chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Châu Á – qua đó đe dọa an ninh khu vực.

Rõ ràng là, một số những đảo chiều chính sách đột ngột của Trump đã đưa ông tới gần hơn những quan điểm truyền thống của Mỹ. Đặc biệt, Trump tuyên bố NATO “không còn lạc hậu”, ngược với nhận định của chính ông trong chiến dịch tranh cử. Thay đổi đó đã xoa dịu một số căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Âu. Continue reading “Rủi ro đối với châu Á dưới thời của Trump”

Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gregory Daddis, “Johnson, Westmoreland and the ‘Selling’ of Vietnam”, The New York Times, 09/05/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính đến đầu năm 1967, quân đội Mỹ và đồng minh vẫn kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan tại Việt Nam.  Trước công luận, các tướng lĩnh tuyên bố cuộc chiến đang tiến triển tích cực; nhưng các quan chức Quân đội lại rỉ tai các phóng viên rằng cuộc chiến “còn lâu mới đi đến hồi kết”. Hơn nữa, truyền thông còn tăng cường nhấn mạnh vào sự bối rối của chính Lyndon B. Johnson. Một nhà báo thậm chí còn cho rằng ngài tổng thống đang cảm thấy “dằn vặt do sự trì trệ” trong việc huy động nguồn lực cho cuộc chiến.

Luôn chú ý đến các xu hướng chính trị trong nước, vào mùa xuân năm đó ngài tổng thống đã phản ứng bằng chiến dịch kéo dài một năm không chỉ nhằm “vận động” cho chính sách Đông Nam Á của mình, mà còn bác bỏ các cáo buộc rằng cuộc chiến đang bế tắc ở Việt Nam. Johnson bắt đầu chuyến đi tranh cử vào tháng Tư bằng việc đưa Tư lệnh Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự tại Việt Nam, Tướng William Westmoreland, đi cùng để báo cáo về tiến triển của cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một vị tổng thống phải triệu hồi một chỉ huy trên chiến trường trong thời chiến để thay mặt chính quyền giải trình. Continue reading “Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam”

Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides

Nguồn: Gideon Rachman, “Destined for War? China, America, and the Thucydides Trap,” Financial Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, các nhân viên của ông rất có thể sẽ muốn có một bản bông của cuốn sách quan trọng mới của Graham Allison về quan hệ Mỹ-Trung mang một nhan đề u ám: Destined for War (“Định mệnh chiến tranh”).

Vị chủ tịch Trung Quốc đã quen thuộc với các tác phẩm của Allison, một giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Đại học Harvard. Tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Tập tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi ông Tập nói với một nhóm khách người phương Tây rằng “Tất cả chúng ta đều phải cùng nỗ lực để tránh bẫy Thucydides.” Continue reading “Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides”

Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội

Nguồn: Stephen Holmes, “Trump’s Dangerous Blank Check”, Project Syndicate, 19/04/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định thả siêu bom nặng 11 tấn, vốn được mệnh danh là “Bom mẹ”, xuống một vị trí nhỏ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở khu vực hẻo lánh của Afghanistan cho thấy sự thiếu gắn kết trong chính sách chống khủng bố của Mỹ. Như nhiều nhà bình luận đã chỉ ra, đó là một trường hợp nữa mà tính chiến thuật đã nuốt chửng chiến lược – kiểu làm chính sách đã được diễn tập một tuần trước đó tại Syria và có thể dẫn tới thảm họa nếu tiếp tục được thử, ví dụ như với bán đảo Triều Tiên.

Cụ thể hơn, vụ tấn công tại Afghanistan là một minh chứng của việc để phương tiện quân sự quyết định mục đích của chính sách. Thay vì xác định các mối đe dọa an ninh quốc gia khẩn cấp và cân nhắc cách thức đối phó, các tư lệnh quân đội Mỹ dường như đã nghiên cứu kỹ về kho vũ khí chưa được sử dụng của Mỹ, tìm thấy “Bom mẹ”, và tìm kiếm một địa điểm để phô trương sức mạnh của nó. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ

Nguồn: J. Bradford Delong, “Where US Manufacturing Jobs Really Went,” Project Syndicate, 03/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên từ năm 1979 tới năm 1999, số việc làm trong ngành chế tạo tại Mỹ đã giảm nhẹ từ 19 triệu xuống còn 17 triệu việc làm. Nhưng trong một thập niên sau đó, từ năm 1999 tới năm 2009, con số này đã lao dốc xuống chỉ còn 12 triệu việc làm. Sự sụt giảm đáng báo động đó đã làm dấy lên suy nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ đã đột nhiên ngừng hoạt động vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ – ít nhất là với nhóm nam công nhân cổ cồn xanh.

Nhưng nói ngành chế tạo hoàn toàn suôn sẻ trước năm 1999 là sai lầm. Việc làm trong ngành chế tạo thực ra cũng đã bị phá hủy từ những thập niên trước đó. Nhưng công việc mất đi ở một vùng hay một lĩnh vực thường được thay thế bởi công việc mới ở một vùng hoặc một lĩnh vực khác – theo số lượng tuyệt đối, nếu không phải là theo tỷ lệ trong lực lượng lao động. Continue reading “Thực hư về sự suy giảm việc làm ngành chế tạo của Mỹ”

Tập Cận Bình muốn gì?

Nguồn: Graham Allison, “What Xi Jinping Wants,” The Atlantic, May 31, 2016.

Biên dịch: Tram Nguyen & Nguyễn Huy Hoàng

Nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang quyết tâm biến đất nước mình thành “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới.” Liệu ông có thể làm được điều đó trong khi tránh được một cuộc đụng độ nguy hiểm với Hoa Kỳ hay không?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gì? Bốn năm trước khi Donald Trump trở thành tổng thống, Tập đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và tuyên bố một tầm nhìn vĩ đại nhằm, về cơ bản, “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” – kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc.”

Tập rất tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong nỗ lực này đến mức ông đã vi phạm trắng trợn một nguyên tắc trọng yếu trong cuộc sinh tồn chính trị: Không bao giờ đặt ra một mục tiêu và một ngày cụ thể trong cùng một câu. Trong vòng một tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, Tập đã đặt ra thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu trong “Hai mục tiêu thế kỷ” của mình. Continue reading “Tập Cận Bình muốn gì?”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Rogue America,” Project Syndicate, 02/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump đã ném một quả lựu đạn vào kiến trúc kinh tế toàn cầu vốn được xây dựng rất cẩn thận trong những năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Nỗ lực phá huỷ hệ thống quản lý toàn cầu dựa trên luật lệ này – nay thể hiện trong việc Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris năm 2015 – chỉ là khía cạnh mới nhất trong cuộc tấn công của vị tổng thống Mỹ lên hệ thống các giá trị và các thể chế căn bản của chúng ta.

Thế giới đang dần dần chấp nhận sự bất hảo trong chương trình nghị sự của chính quyền Trump. Ông và các thân hữu đã tấn công nền báo chí Mỹ – một thể chế quan trọng để bảo vệ tự do, các quyền, và nền dân chủ của người Mỹ – gọi đó là “kẻ thù của nhân dân.” Họ đã cố gắng phá hoại nền tảng tri thức và niềm tin của chúng ta – nhận thức luận của chúng ta – bằng cách dán cái nhãn “giả mạo” lên bất cứ thứ gì thách thức những mục tiêu và lập luận của họ, thậm chí phủ nhận cả khoa học. Những lời bào chữa cho có của Trump về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris chỉ là bằng chứng gần đây nhất cho điều này. Continue reading “Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump”

Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN

Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 2/6/2017 đăng bản tin như sau:

Ngày 31/5 Tổng thống Trump tiếp đón vị lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ ngày ông nhậm chức – Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó Trump từng xác định tính chất Việt Nam là “một trong những nước đánh cắp việc làm của nước Mỹ”, giờ đây ông vui mừng tuyên bố đã ký với Việt Nam “một đơn hàng rất lớn”.

Tin ngày 1/6 của hãng Reuters cho biết tuy rằng cặp đôi từng là cựu thù trong thời Chiến tranh Lạnh nay đã thành đối tác bạn bè song giao thương giữa hai bên lại trở thành một điểm cọ xát tiềm tại. Chính phủ Trump hoan nghênh đạt được giao dịch với Việt Nam nhưng Washington có quan điểm là: Các giao dịch đó rất tốt nhưng còn chưa đủ. Continue reading “Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN”

Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017. Chuyến thăm là cơ hội quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hoa Kỳ và cho thấy Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giữ cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển nở rộ trong thập niên qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Hoa Kỳ hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tám. Quan hệ an ninh và quốc phòng cũng đã chứng kiến ​​một số tiến triển quan trọng trong những năm gần đây. Chẳng hạn, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Phúc, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần tra từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển. Continue reading “Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn”