Quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong thế kỷ 19

us e

Tác giả: Khoa Thị Hằng

Bài viết nghiên cứu các vấn đề như: Thương vụ Louisiana (1803), Vấn đề Florida (1819), sáp nhập Oregon (1846) và Texas (1845), …cũng như các cuộc thương thuyết giữa chính phủ Mỹ với chính phủ các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Nga nhằm sáp nhập các vùng đất trên vào lãnh thổ Mỹ. Phân tích những tác động của quá trình mở rộng lãnh thổ Mỹ tới những chuyển biến trong xã hội Mỹ như sự thay đổi thành phần dân cư, chuyển biến về kinh tế-xã hội, tác động đối với sự hình thành một số yếu tố cấu thành đặc điểm văn hóa Mỹ, tác động đối với việc hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ XIX.

Bối cảnh quốc tế và khu vực

Bối cảnh quốc tế

Để tái lập nền quân chủ ngay khi cuộc chiến chống Napoleon chưa kết thúc, các nước châu Âu thuộc liên minh chống Pháp đã tổ chức Hội nghị Vienne nhằm định đoạt cục diện mới ở châu Âu theo chiều hướng có lợi cho mình. Nhằm bảo vệ quyền lợi theo quy định tại hiệp ước Vienne, các nước châu Âu đã thành lập các tổ chức như “Đồng minh Thần thánh” và “Đồng minh Tứ cường” để chống lại phong trào đấu tranh của quần chúng. Continue reading “Quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong thế kỷ 19”

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

China-US-relations

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa. Continue reading “Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?”

Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ

jobseekers

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The New Generation Gap”, Project Syndicate, 16/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều thú vị đã xuất hiện trong mẫu hình bầu cử trên cả hai bờ Đại Tây Dương (ở cả châu Âu và Mỹ): Cách những người trẻ bỏ phiếu khác biệt rõ rệt so với những người lớn tuổi. Có vẻ như một sự phân chia rõ rệt đã xuất hiện, không dựa nhiều vào thu nhập, giáo dục, hay giới tính mà phụ thuộc vào việc người bỏ phiếu thuộc thế hệ nào.

Sự phân chia này xuất phát từ những nguyên nhân dễ hiểu. Thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi hiện nay có cuộc sống khác nhau. Quá khứ của họ khác nhau, và cả những triển vọng của họ cũng khác nhau. Continue reading “Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ”

Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ

su-bin

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 24/3/2016 đăng xã luận dưới tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn hay là kêu oan cho Tô Bân?” Nguyên văn như sau:

Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết một người Trung Quốc tên là Tô Bân [Su Bin – Stephen Su] đã thú nhận tội xâm nhập hệ thống máy tính của nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại máy bay tiên tiến như máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải hạng nặng C-17.

Thông cáo nói: trong bản nhận tội thỏa thuận được với Bộ Tư pháp Mỹ, ông Tô Bân thừa nhận đã “đóng vai trò quan trọng trong một âm mưu từ Trung Quốc”, có kết hợp với hai người “không rõ lai lịch” sống ở Trung Quốc. Có báo Mỹ phỏng đoán hai người đó là quân nhân Trung Quốc. Continue reading “Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ”

Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump

trump italian

Nguồn: Bill Emmott, “Trump’s Italian Prototype”, Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tỷ phú Donald Trump vươn lên trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ vừa đáng sợ lại vừa thú vị. Khi chiến dịch tranh cử của Trump vốn từng bị chế nhạo tiếp tục thành công – mà lần gần nhất là tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan và Mississippi và họp kín ở Hawaii – các chuyên gia đang phải vật lộn tìm kiếm những trường hợp tương tự trong lịch sử nhằm làm sáng tỏ hiện tượng này. Dù không có phép so sánh nào là hoàn hảo, nhưng người phù hợp nhất có lẽ Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông đã có ba nhiệm kỳ làm Thủ tướng Ý. Và đây không phải là một mẫu hình có thể giúp chúng ta yên tâm. Continue reading “Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump”

Tại sao chuyến thăm Cuba của Obama là một đột phá?

Obama-tham-Cuba

Nguồn:Why Obama’s visit to Cuba is groundbreaking“, The Economist, 20/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ông Obama đã có một hành động làm ấm mối quan hệ của hai quốc gia. Ban nhạc The Rolling Stones sẽ trình diễn trong một buổi hòa nhạc miễn phí ở Havana vào ngày 25/03 trước một lượng khán giả dự kiến là 400.000 người. Năm ngày trước đó, ông Obama đã có một chuyến thăm hữu nghị ngắn. Dù ông nói hay làm bất cứ điều gì, thì đây cũng là một chuyến thăm lịch sử – chuyến thăm Cuba đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm kể từ năm 1928, khi Tổng thống Calvin Coolidge khởi hành từ nước Mỹ đến tham dự Hội nghị Liên Mỹ tại Havana. Ông Obama có thể trông chờ một sự chào đón nồng nhiệt ở Cuba. Theo một cuộc thăm dò năm ngoái, ông Obama còn nổi tiếng hơn cả Chủ tịch Cuba Raúl Castro, hay Fidel, anh trai của ngài Chủ tịch và cha đẻ của cuộc Cách mạng Cuba. Nhiều người dân Cuba đã nói về sự phấn khởi của họ đối với sự xuất hiện của một vị tổng thống da màu tại đất nước của mình, nơi mà các cư dân không phải người da trắng chiếm đa số. Continue reading “Tại sao chuyến thăm Cuba của Obama là một đột phá?”

Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ được bổ nhiệm ra sao?

tham phan, toa an toi cao

Nguồn: How a Supreme Court justice is appointed”, The Economist, 23/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào ngày 13/2 vừa qua đã làm trống một ghế tại Tòa án Tối cao của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2010. Sáu năm trước, chỉ sáu tuần sau ngày nghỉ hưu của John Paul Stevens sau 35 năm tại chức, Elena Kagan đã tuyên thệ nhậm chức Thẩm phám (Tòa án Tối cao) thứ 112 của đất nước này. Một trận chiến lâu hơn và gây tranh cãi hơn đang chờ đợi người kế nhiệm thứ 113. Ngay sau khi có tin về cái chết của Scalia, cuộc chạy đua chính trị về vấn đề bổ nhiệm người kế nhiệm ông đã bắt đầu. Các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện và trong chiến dịch chạy đua đã nhấn mạnh rằng chiếc ghế đó nên được bỏ trống cho đến khi tổng thống tiếp theo bước vào Nhà Trắng vào năm 2017. Continue reading “Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ được bổ nhiệm ra sao?”

Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu

00069ab9-642

Nguồn: Michael J. Boskin, “The US Election and the Global Economy”, Project Syndicate, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những thay đổi lớn đang diễn ra tại Hoa Kỳ khi quốc gia này hướng tới việc bầu ra một vị tổng thống mới, một phần ba Thượng viện, và toàn bộ Hạ viện vào tháng 11 này. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ mang lại những hệ quả toàn diện đối với chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, và do đó đối với nền kinh tế toàn cầu.

Vào thời điểm hiện tại, Hillary Clinton vẫn đang là người dẫn đầu đề cử của đảng Dân chủ, mặc dù bà vẫn chưa vượt xa khỏi đối thủ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngài tỷ phú khoa trương Donald Trump đang dẫn đầu tại đảng Cộng hòa, tiếp theo đó là Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas, Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một người bảo thủ dòng chính tài năng đến từ Florida, và sau nữa là vị Thống đốc được yêu mến của Ohio John Kasich và nhà giải phẫu thần kinh Ben Carson. Continue reading “Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu”

Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ

4-vai-tro-ton-giao

Nguồn:The role of religion in America’s presidential race”, The Economist, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù theo tiêu chuẩn của bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác thì vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ dường như cũng là rất lớn. Một cuộc thăm dò vào tháng trước do Trung tâm Nghiên cứu Pew khẳng định rằng, là một người vô thần sẽ là một trở ngại chết người cho bất cứ ai mong muốn bước vào Nhà Trắng. Khoảng 51% cử tri có khả năng sẽ không bỏ phiếu cho một ứng cử viên không tin vào Thiên Chúa, và chỉ có 6% cử tri có khả năng sẽ bỏ phiếu bầu. Hãy so sánh với các nền dân chủ khác, nơi các chính trị gia hàng đầu (như Francois Hollande của Pháp và cựu thủ tướng Úc Julia Gillard) có thể vô tình bác bỏ bất kỳ quyền lực nào cao hơn. Continue reading “Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ”

Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg

secrets

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó thì tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[1] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger …  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính mình.

Quyển sách đóng nói về khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà bãi miễn tội tiết lộ “bí mật quốc gia”), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không gì có thể xem là “giật gân” kiểu câu khách rẻ tiền.  Đầy rẫy trong mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. Continue reading “Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg”

Vì sao Super Tuesday quan trọng?

640x360_getty_nocredit

Sau chiến thắng vang dội của ông Donald Trump ở Nevada, các ứng viên nay chuyển sự chú ý sang ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Ba, hay Super Tuesday (Thứ Ba Trọng đại) – khi bầu cử hàng loạt ứng viên trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ được dồn vào một ngày.

Super Tuesday có thể là ngày các chiến dịch lượng sức mình – sẽ lộ ra những ứng viên không với tới được vòng bầu cử quốc gia và ngay lập tức họ được thay thế bằng các ứng viên mới.

Super Tuesday được phát triển từ năm 1988 nhằm tránh “hội chứng Iowa”. Iowa là bang bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc chạy đua tổng thống, bị chỉ trích là không mang tính đại diện cho cử tri Mỹ. Đây là bang nhỏ và ứng viên thường dành nhiều tháng quảng bá chiến dịch ở đây. Continue reading “Vì sao Super Tuesday quan trọng?”

Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?

Image processed by CodeCarvings Piczard ### FREE Community Edition ### on 2015-05-18 22:18:02Z | http://piczard.com | http://codecarvings.com

Nguồn: How Moses Shaped America“, Time, 12/10/2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Từ thời Cách mạng giành độc lập cho đến thời Chiến tranh lạnh, người anh hùng trong Cựu Ước luôn là biểu tượng tôn giáo dùng để định nghĩa nhiều biến cố trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngày nay ta có thể rút tỉa được ý nghĩa nào từ nhân vật Moses?

“Chúng tôi đang đứng trước nhiều vị Moses”, Barack Obama đã nói vào ngày 4-3-2007, ba tuần sau khi ông công bố sẽ ra tranh cử tổng thống. Ông tuyên bố như vậy tại Selma, bang Alabama, đứng quanh ông là những chiến sĩ tiên phong của phong trào dân quyền. Obama đã coi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của mình như là một nỗ lực thể hiện truyền thống của Moses, là đưa dân tộc thoát vòng nô lệ và đến bờ tự do. “Xin cảm ơn thế hệ Moses, nhưng chúng ta phải nhớ rằng sau Moses, Joshua còn có một việc phải làm [đó là chinh phục đất Canaan và phân chia cho các bộ lạc Do Thái, ND]. Dù là một nhà lãnh đạo vĩ đại… nhưng Moses đã không vượt qua sông để tận mắt nhìn đất hứa.” Continue reading “Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?”

Hiệp định TPP có lợi cho nước Mỹ không?

20150620_LDD001_0

Nguồn: Simon Johnson, “Is the TPP good for America?”, Project Syndicate, 01/02/2016

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại và đầu tư sâu rộng mà nước Mỹ đã thương thảo với 11 nước khác, bao gồm Canada, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Úc và Việt Nam, hiện đang trở thành chủ đề tranh luận. Để có hiệu lực, Quốc hội Mỹ phải thông qua TPP, điều mà dường như khó xảy ra cho đến khi có đủ số nghị sĩ đưa ra quyết định rõ ràng về những giá trị của hiệp định này. Vậy, TPP có ý nghĩa gì đối với các cử tri Mỹ ngày nay và trong tương lai?

Trước hết, dù TPP sẽ nhiều khả năng tạo ra một số lợi ích nói chung cho nền kinh tế nước Mỹ, tính theo GDP và thu nhập người dân, nhưng cái lợi đó sẽ rất nhỏ và chủ yếu đến từ việc mang lại các cơ hội lớn hơn cho hàng xuất khẩu của Mỹ – thông qua giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tại các nước khác. Một số mặt hàng nhập khẩu cũng sẽ trở nên rẻ hơn, làm lợi cho người tiêu dùng Mỹ. Continue reading “Hiệp định TPP có lợi cho nước Mỹ không?”

Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?

st_20160220_xannview_2079089-1536x1022

Nguồn: Prashanth Parameswaran,Why the US-ASEAN Sunnylands Summit Matters,The Diplomat, 11/02/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Từ ngày 15 đến 16 tháng 2, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Trung tâm Sunnylands lịch sử ở Rancho Mirage, California. Trong khi các quan sát viên có lẽ dõi theo các vấn đề nổi cộm như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt và sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầm quan trọng đích thực của hội nghị nằm ở ý nghĩa mà nó mang lại đối vị trí hiện tại và tương lai của khu vực Đông Nam Á và ASEAN trong chính sách của Mỹ. Continue reading “Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?”

Tại sao người Mỹ da trắng đang tự hủy hoại bản thân?

_86489306_istock_000005286338_full

Nguồn: Fareed Zakaria, “America’s self-destructive whites”, The Washington Post, 31/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Tại sao nhóm người Mỹ da trắng trung lưu đang tự giết mình? Bản thân thực tế này đã là phát hiện quan trọng nhất của ngành khoa học xã hội trong nhiều năm qua. Và nó cũng đang định hình nền chính trị Mỹ. Jeff Guo trên tờ Washington Post đã chỉ ra rằng những người nằm trong nhóm này “là lực lượng chính đưa Donald Trump lên vị trí dẫn đầu trong cuộc đua giành  ghế ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa để tranh cử tổng thống.” Câu hỏi mấu chốt ở đây là tại sao, và tìm hiểu vấn đề này sẽ cho chúng ta những câu trả lời cho thấy thái độ phẫn nộ đang chi phối nền chính trị Mỹ này sẽ chỉ trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Trong suốt nhiều thập niên, người dân ở các nước giàu thường sống ngày một thọ hơn. Nhưng trong một bài viết nổi tiếng, hai nhà kinh tế Angus Deaton và Anne Case đã nêu ra phát hiện của mình, rằng trong 15 năm qua, một nhóm người ở Mỹ đang hình thành nên một xu hướng ngược chiều đáng ngại, đó chính là nhóm người Mỹ da trắng trung niên. Continue reading “Tại sao người Mỹ da trắng đang tự hủy hoại bản thân?”

5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què”

lameduck

Nguồn: Steven G. Calabresi,”Five myths about lame-duck presidents”, The Washington Post, 28/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Obama giờ đây chính thức trở thành một “con vịt què”: không còn cuộc bầu cử nào nữa, và ông phải đối mặt với đa số Đảng Cộng hòa trong Thượng viện, Hạ viện và các văn phòng Thống đốc bang – và thậm chí trong cả Tòa án tối cao, nơi mà theo một nghĩa nào đó, năm trong số chín vị Thẩm phán đã được bổ nhiệm bởi Đảng Cộng hòa. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không còn quyền lực gì. Trên thực tế, nhìn lại những vị tổng thống phục vụ hai nhiệm kỳ cho thấy hầu hết những điều mà chúng ta nghĩ về những vị tổng chỉ huy sắp mãn nhiệm này có thể không đúng. Continue reading “5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què””

ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung

asean-us

Phỏng vấn: Thu Hà

“Việc Mỹ đang cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở Đông Nam Á”, TS. Lê Hồng Hiệp. 

LTS: Ngày mai 15/2 (theo giờ Mỹ) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN bắt đầu cuộc họp lịch sử cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, miền Nam California. Tại đây, ông Obama cùng các vị đứng đầu 10 nước ASEAN sẽ thảo về hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải…. và các vấn đề quan trọng khác.

Thưa ông Lê Hồng Hiệp, giới quan sát nhận định Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands có tính lịch sử. Thực ra, đây là thượng đỉnh lần thứ tư. Vậy theo ông điều gì khiến cuộc nhóm họp lần này mang tính lịch sử? Continue reading “ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung”

Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?

iowa

Nguồn:Election 101: Why is Iowa first?”, History.com, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kể từ năm 1972, bầu cử sơ bộ ở bang Iowa đã trở thành cuộc tranh cử đầu tiên của các ứng viên trên con đường giành được đề cử (làm ứng viên tổng thống chính thức) của mỗi đảng. Nhưng tại sao lại là Iowa? Nguyên nhân  bắt nguồn từ hội nghị của đảng Dân chủ năm 1968.

Các sự kiện dẫn tới hội nghị này đã rất biến động. Chiến tranh Việt Nam bước vào năm thứ 14, cả Martin Luther King, Jr. và ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy đều bị ám sát vào mùa xuân năm đó, và Tổng thống Lyndon Johnson đã rút lui khỏi cuộc đua vào hồi tháng 3, quyết định không tìm cách ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Tháng 4 năm đó, Hubert Humphrey – phó tổng thống của Johnson – đã nhảy vào cuộc đua. Continue reading “Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?”

Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ

declaration_independence

Nguồn: Newt Gingrich, “Five myths about the Founding Fathers”, The Washington Post, 02/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ những nền văn minh Athens và Rome cho tới ngày nay, mọi xã hội vĩ đại đều có những huyền thoại về sự ra đời của mình – những câu chuyện họ kể cho nhân dân nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình là ai và từ đâu đến. Có lẽ bởi Mỹ non trẻ hơn hầu hết các quốc gia khác (239 tuổi vào thứ Bảy tuần này), sự ra đời của chúng ta là một trong những sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất. Chúng ta may mắn có hàng ngàn trang thư từ, bài phát biểu và các ghi chép khác từ các nhà lập quốc, lưu lại những suy nghĩ và tranh luận đã diễn ra. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thành lập nước Mỹ đã và vẫn đang thể hiện quyền lực về mặt chính trị và đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử như thế nào, khiến những huyền thoại đã ăn sâu vào gốc rễ đó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh, chúng ta hãy cùng xem xét một vài huyền thoại lớn nhất về các bậc Tổ phụ Lập quốc. Continue reading “5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ”