Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ

declaration_independence

Nguồn: Newt Gingrich, “Five myths about the Founding Fathers”, The Washington Post, 02/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ những nền văn minh Athens và Rome cho tới ngày nay, mọi xã hội vĩ đại đều có những huyền thoại về sự ra đời của mình – những câu chuyện họ kể cho nhân dân nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình là ai và từ đâu đến. Có lẽ bởi Mỹ non trẻ hơn hầu hết các quốc gia khác (239 tuổi vào thứ Bảy tuần này), sự ra đời của chúng ta là một trong những sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất. Chúng ta may mắn có hàng ngàn trang thư từ, bài phát biểu và các ghi chép khác từ các nhà lập quốc, lưu lại những suy nghĩ và tranh luận đã diễn ra. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thành lập nước Mỹ đã và vẫn đang thể hiện quyền lực về mặt chính trị và đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử như thế nào, khiến những huyền thoại đã ăn sâu vào gốc rễ đó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh, chúng ta hãy cùng xem xét một vài huyền thoại lớn nhất về các bậc Tổ phụ Lập quốc. Continue reading “5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ”

Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

shutterstock_194883113

Biên dịch: Dạ Lãm

Thuyết liên bang và Thuyết Chống liên bang – những viên gạch đầu tiên của hệ thống lưỡng đảng

Sau khi Tuyên ngôn độc lập (1776) được công bố và trước sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập (1783), các tiểu bang thuộc địa quyết định “liên minh” như một sự lựa chọn tốt nhất, với mục tiêu gia nhập vào các liên minh chiến lược cùng các cường quốc châu Âu và có thể tiến hành chiến tranh với mẫu quốc. Điều này đã dẫn đến sự hình thành bản Điều lệ Liên bang (1781), bản hiến pháp đầu tiên của “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng Điều lệ này sớm được cho là không thỏa đáng và một Hội nghị Lập hiến khác đã được triệu tập (1787), nơi cho ra đời bản Hiến pháp Hoa Kỳ (1789). Continue reading “Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ”

Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?

us-military-bans

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có một đặc điểm quan trọng là luôn luôn giữ được sự cảnh giác chiến lược cao độ đối với các thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này bắt đầu từ nhà lãnh đạo khai quốc công thần Washington.

Washington nói: phải luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu quỷ kế của nước ngoài

Trong diễn văn từ biệt năm 1796, Washington từng nhắc nhở nhân dân Mỹ như sau: “Nên xoá bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc từ lâu với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm tốt đẹp mạnh mẽ đối với các quốc gia khác, không có gì quan trọng hơn điều này …… Để đối phó với mọi âm mưu quỷ kế của các thế lực nước ngoài …… một dân tộc tự do nên luôn luôn giữ đầu óc cảnh giác.” Continue reading “Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?”

Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ

newyork

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm là tốc độ nhanh, chi phí thấp, trả giá nhỏ, nếu so với một số nước lớn trả giá đắt nhưng “trỗi mà không dậy được” thì có thể nói sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy ít tốn kém nhất.

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”. Continue reading “Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ”

Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?

20151128_blp522

Nguồn:Presidential pardons”, The Economist, 25/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi ông Barack Obama ngồi xuống dự bữa tiệc nhân lễ Tạ Ơn vào ngày 26 tháng 11 (2015), đó sẽ là lần gần cuối cùng ông thưởng thức bữa ăn trong cương vị Tổng thống Hoa Kì. Ngày hôm trước, ông đã ban lệnh “ân xá tổng thống” cho một con gà tây, tên là Abe, một truyền thống mà một số người cho là có từ thời John F. Kennedy (mặc dù George H. W. Bush mới là người đầu tiên phóng sinh cho một con gà tây). “Nước Mỹ trên hết là một đất nước của cơ hội thứ hai, và con gà này đã có được cơ hội thứ hai để sống phần còn lại của cuộc đời mình một cách thoải mái”, ông Obama nói về vận may của Abe. Đằng sau buổi lễ đầy hài hước này, việc thực thi nghiêm túc những lệnh ân xá của tổng thống lại bị sa lầy trong tranh cãi. Vậy lệnh ân xá của tổng thống ở Mỹ là gì và nó hoạt động như thế nào? Continue reading “Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?”

Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

american-symbols-dale-jackson

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Trong số tất cả các nước lớn trỗi dậy, kinh nghiệm của Mỹ có ý nghĩa nhất đối với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm nhanh, thuận lợi, trả giá nhỏ, hiệu ích cao, là sự trỗi dậy thông minh nhất, trí tuệ nhất, nghệ thuật nhất, ly kỳ nhất. Sự trỗi dậy của nước Mỹ đứng trước tình trạng các đối thủ cạnh tranh vừa nhiều lại vừa hùng mạnh. Đức, Nhật, Liên Xô lần lượt tiến hành cạnh tranh chiến lược và đua tài với Mỹ, nhưng cuối cùng Mỹ thắng.

Kinh nghiệm trỗi dậy của Mỹ chủ yếu thể hiện trên ba mặt: một là Mỹ có kinh nghiệm vượt qua sự ngăn chặn, trỗi dậy thành công; hai là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn kẻ khác, bảo vệ bá quyền; ba là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn chia rẽ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia. Con đường nước Mỹ đi qua trên ba phương diện này đều là tài sản chiến lược quý giá Trung Quốc có thể tham khảo. Continue reading “Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ”

7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ

stateoftheunion

Tổng hợp: Nguyễn Quốc Tấn Trung

Vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai hằng năm, đương kim Tổng Thống Nhà Nước Liên Bang Hoa Kỳ có trách nhiệm gửi đến Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ một bài diễn văn chính thức với tên gọi Thông Điệp Liên Bang – State of the Union. Đây là một sự kiện thú vị lẫn một trách nhiệm pháp lý truyền thống từ thời lập quốc của Hoa Kỳ cho đến nay.

  1. Vì sao phải có Thông Điệp Liên Bang?

Tổng thống là chế định chính trị quyền lực nhất của Hoa Kỳ, và ở một góc nhìn rộng hơn – quyền lực nhất thế giới, vậy nên có thể nói rằng bất kỳ bài diễn văn nào của họ đều đáng được chú ý.  Continue reading “7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ”

Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản

cn tu ban

Tác giả: Huỳnh Thế Du

Với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế giới, rất có thể, nhận xét tương tự hoặc gay gắt hơn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) lại xuất hiện.

Trên thực tế, mô hình TBCN luôn tiến hóa và phát triển để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại. Nhìn vào hai thái cực là thị trường tự do ở Mỹ và xã hội thị trường ở các nước Bắc Âu cho thấy rất rõ điều này.

Mô hình thị trường tự do kiểu Mỹ

Hoa Kỳ là một hình mẫu của thị trường tự do với những trục trặc cứ lặp đi lặp lại (nhất là các cuộc khủng hoảng do sự vị kỷ của con người gây ra). Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nước Mỹ liên tục phát triển và khẳng định vị trí siêu cường của mình. Continue reading “Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản”

Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ

smith

Tác giả: Đức Việt

Trong bộ phim kinh điển “Mr. Smith Goes to Washington” năm 1939, tài tử James Stewart vào vai một thượng nghị sĩ Mỹ trẻ tuổi, ngây thơ, nhưng đầy lý tưởng. Vì đối địch với lợi ích của bộ máy chính trị và giới tư sản lũng đoạn tại bang quê nhà, nhân vật ngài Jefferson Smith của James Stewart đã bị các đồng nghiệp tại Thượng viện gài bẫy và đối mặt với nguy cơ bị luận tội (impeach) – là thủ tục duy nhất theo Hiến pháp Mỹ để phế truất một thượng nghị sĩ liên bang. Trong thế đường cùng, Jefferson Smith đã chọn một giải pháp điên rồ nhưng tạo được tiếng vang lớn. Ngay trước lúc Thượng viện tiến hành luận tội, Smith giơ tay giành quyền phát biểu và đã phát biểu liên tục trong gần 24 tiếng đồng hồ, bất chấp sự phản đối của các thượng nghị sĩ khác. Continue reading “Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)

nagasaki21

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

Ý nghĩa chiến lược

Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[1] Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)”

Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ

san_francisco_homeless001_16x9

Nguồn: Joseph E.Stiglitz, “When Inequality Kills”, Project Syndicate, 7/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, giải Nobel kinh tế sẽ được trao một cách hoàn toàn xứng đáng cho Angus Deaton vì “những phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi xã hội”. Ngay sau khi giải thưởng được công bố vào tháng Mười, Deaton đã giới thiệu một công trình đáng ngạc nhiên với đồng tác giả Ann Case trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science[1]một bài nghiên cứu đáng lên báo chẳng kém gì lễ trao giải Nobel.

Sau khi phân tích nhiều dữ liệu liên quan tới sức khỏe và tình trạng tử vong của người Mỹ, Case và Daeton đã chỉ ra rằng tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của những người Mỹ da trắng trung niên đang đi xuống, nhất là với những người chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Tự tử, ma túy và nghiện rượu là ba trong những nguyên nhân chính. Continue reading “Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ”

Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay

Arizona_Memorial_in_Pearl_Harbor,_Hawaii

Nguồn: Catherine Putz, “The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now”, The Diplomat, 08/12/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

Đúng vậy. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã gây sốc cho người Mỹ và đưa đất nước này tham gia vào Thế chiến II. Nó cũng dẫn đến các cuộc vây ráp người Mỹ gốc Nhật rồi giam giữ họ ở các trại khắp miền tây Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhưng cũng gây ra những biểu hiện đáng lo ngại về tệ phân biệt chủng tộc bài Nhật và nỗi sợ hãi ở Mỹ. Cả hai di sản cần được ghi nhớ cùng nhau, đặc biệt nếu xét đến các xu hướng hiện tại trong diễn ngôn chính trị của Mỹ vốn “ác quỷ hóa” cả một khối người, song lần này dựa trên lý do tôn giáo hơn là sắc tộc. Continue reading “Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay”

Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau

A boy who is waiting to greet U.S. Secretary of State Clinton at the National Museum makes a face while holding the U.S. and Chinese flags in Beijing

Nguồn: Mark Leonard, “Why Convergence Breeds Conflict”, Foreign Affairs, September-October 2013.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau. Continue reading “Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau”

Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất

traders-work-on-the-floor

Nguồn: Ann Williams, “Fed rate hike: What you need to know”, My Paper, 18/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã gặp nhau lần cuối cùng trong năm nay vào hôm thứ Tư và công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2006, và bảy năm sau khi đã đẩy lãi suất cho vay tham chiếu (benchmark lending rate) của mình về 0% nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc Đại Suy thoái diễn ra sau đó .

Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi của bạn, chi phí đi vay của các chính phủ và các công ty, đến giá trị của các đồng tiền và hàng hóa cơ bản.

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về đợt tăng lãi suất này của Fed: Continue reading “Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất”

“Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?

2015-12-09

Nguồn: “What was the Saturday Night Massacre?”, History.com (truy cập ngày 9/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Một trong những sự kiện gây chấn động nhất trong vụ bê bối Watergate được gọi là “Vụ thảm sát đêm thứ bảy”, diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 khi tổng thống Richard Nixon – khi đó đang phải chật vật với vụ bê bối này – sa thải Công tố viên Đặc biệt Archibald Cox và chấp nhận đề nghị từ chức của Tổng Chưởng lý Elliot Richardson và Phó Tổng Chưởng lý William Ruckelshaus. Continue reading ““Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?”

Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore

poseidon

Nguồn: Jermyn Chow, “See P-8 deployment in perspective”, The Straits Time, 09/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Thông báo về việc Singapore cho phép Hoa Kỳ triển khai máy bay giám sát P-8 Poseidon ở nước này cho đến thứ hai tuần tới đã được giấu vào ở giữa một tuyên bố chung được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen gặp người đồng nhiệm Ashton Carter tại Lầu Năm Góc hôm thứ Hai vừa qua.

Nhưng các quan chức quốc phòng và các chuyên gia đang tìm hiểu về đợt triển khai luân phiên kéo dài một tuần này không thể bỏ qua thông điệp được gửi gắm, mặc dù tuyên bố tập trung nhiều hơn vào cách quân đội hai bên sẽ tăng cường quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, bảo vệ không gian mạng và an toàn sinh học. Continue reading “Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore”

Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?

oge_highlight_01

Tác giả: Đường Dũng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) chỉ là một cơ quan nhỏ trong bộ máy chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. Có người gọi nó là “Thanh gươm Damocles ngăn chặn tham nhũng”. Vừa qua tôi đã đến thăm OGE。

Thuê phòng làm việc, mỗi năm 1,3 triệu USD

OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Đây là một tòa nhà văn phòng cho thuê. Lên đến tầng 5, ra khỏi thang máy tôi đã thấy tấm biển logo của OGE đập vào mắt: đầu một chú chim ưng trắng mắt sắc như dao nằm giữa hàng chữ “Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ” ôm vòng xung quanh, khiến người ta có cảm giác con mắt ấy đang săm soi từng vị công chức, ngăn chặn họ có những hành vi phi đạo đức. Continue reading “Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?”

Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ

democrat-republican-party

Nguồn: Melanie Mayne, “The Origin Of The American Democratic Party”, TodayIfindout.com, 29/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.

Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang. Continue reading “Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ”