Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ

election-2016

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Why Not Election,” Project Syndicate, 10/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những ai đang cảm thấy chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ khó hiểu không cần phải lo lắng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống năm 2016 đang được định hình là cuộc chạy đua kỳ quặc nhất trong lịch sử hiện đại, không chỉ bởi vì số lượng ứng cử viên – hiện tại là 14, với thêm 2 hoặc 3 người nữa dự kiến sẽ được thông báo sớm – mà còn vì tính chất của cuộc đua này.

Câu hỏi quen thuộc dành cho những người có tham vọng trở thành Tổng thống là: Tại sao anh lại tham gia tranh cử? Đối với năm nay, câu trả lời dường như là: Tại sao không? Miễn là người đó không quá coi trọng phẩm giá của mình thì họ sẽ mất rất ít và được rất nhiều từ việc tranh cử. Một chiến dịch tranh cử thất bại, ngay cả một chiến dịch cực kỳ thảm bại, cũng có thể mang lại phí diễn giả cao hơn, các hợp đồng xuất bản sách béo bở hơn, hoặc một chương trình truyền hình. Cả Newt Gingrich và Mike Huckabee đều thất bại trong việc tranh cử vị trí ứng viên Đảng Cộng hòa, nhưng đều có suất trên các buổi talk show trên truyền hình cáp. Continue reading “Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ”

Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ

russel

Xin chào quý vị, thật vinh dự cho tôi khi được quay lại CSIS. Tôi sẽ bắt đầu bài phát biểu của mình bằng việc nêu ra bối cảnh tình hình hiện nay. Mỹ đã luôn có lợi ích ở Châu Á và lợi ích đó ngày càng lớn hơn khi các nền kinh tế của chúng ta kết nối chặt chẽ với nhau và người dân chúng ta gần gũi nhau hơn nhờ việc đi lại thuận tiện và internet.

Trong vòng bảy thập kỷ qua chúng tôi đã cùng làm việc với các nước đồng minh và đối tác để cùng nhau bảo vệ an ninh và phát triển thịnh vượng. Và đặc biệt trong vòng sáu năm rưỡi qua, chúng tôi đã đầu tư để xây dựng quan hệ hợp tác với từng nước một trong khu vực – đây chính là chính sách tái cân bằng. Continue reading “Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)

US-Vietnamese-flags1-e1370321359375

“Ngay trong chuyến đi của Tổng Bí thư, một ai đó đã bình luận rằng VN đang xoay trục với Mỹ. Đó là một nhận xét khá lý thú, nhưng lực chúng ta, sức chúng ta và ngay cả ý định chúng ta làm gì có như vậy” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng.

VietNamNet giới thiệu kỳ cuối bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Tôi cứ quan hệ với Mỹ thoải mái, nhưng anh đi một bước là tôi lo

Nhà báo Việt Lâm:Vừa rồi, ông Bùi Thế Giang đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại của VN là đa dạng hoá, đa phương hoá. Chúng ta với bất cứ nước nào đều không nhằm vào nước thứ ba. Nhưng rõ ràng, đặt trong bối cảnh Mỹ đang triển khai chiến lược xoay trục tại khu vực, sự ấm lên của quan hệ Việt – Mỹ sẽ khó tránh khỏi những sự diễn giải, thậm chí cố tình xuyên tạc của người khác? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)

Part-WAS-Was8943949-1-1-0

“Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư mở ra bước ngoặt, nhưng đấy không hẳn là bước ngoặt trong tư duy của mọi người. Với hai nước có hệ thống chính trị khác biệt, con đường hợp tác còn dài lắm” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ Ban Đối ngoại TƯ Đảng.
VietNamNet giới thiệu phần 2 bàn tròn với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hội chứng Mỹ ở Việt Nam

Nhà báo Việt Lâm: Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng, Tổng thống Mỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, tôn trọng thể chế chính trị của VN. Độc giả Thanh Hà có câu hỏi: liệu rằng sau chuyến đi này, hội chứng Mỹ ở VN mà ông Bùi Thế Giang vừa đề cập sẽ giảm bớt, sẽ có sự nhận thức lại, tư duy lại về cái gọi là “chiến lược diễn biến hoà bình” lâu nay chúng ta vẫn hay nói hay không? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)

20150722084246-anhtoan1

Những chi tiết hậu trường chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Bí thư được người trong cuộc lần đầu chia sẻ: từ việc xử lý những lúng túng về nghi thức lễ tân, cho tới quá trình vượt qua những trở lực chống đối chuyến thăm này.

VietNamNet trân trọng giới thiệu phần 1 bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, nguyên Đại sứ VN tại LHQ và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hàng thập kỷ sau mới thấu hết ý nghĩa lịch sử

Nhà báo Việt Lâm: Báo chí đều gọi chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử. Gọi như vậy liệu có chính xác?

TS. Hoàng Anh Tuấn: Thực ra, báo chí không chỉ dùng từ “lịch sử” mà họ còn dùng những từ như “bước ngoặt”, “chưa từng có” để mô tả chuyến thăm này. Nếu mình dùng từ “lịch sử” thì chỉ phản ánh một trong những khía cạnh đặc biệt của chuyến đi này. Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)”

Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung

Lee Kuan Yew

Nguồn: Graham Allison & Robert D. Blackwill, Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations“, The Atlantic, 05/03/2013.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong trích đoạn này của cuốn sách, một trong những chính khách vĩ đại nhất của Châu Á cho rằng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không.

Rất ít cá nhân có vai trò hệ trọng trong lịch sử nước họ như Lý Quang Diệu, người thủ tướng đã khai sinh ra Singapore. Trong nhiệm kì dài hơn ba thập niên của mình, ông đã góp phần biến Singapore từ một thuộc địa nghèo khó, thiếu tài nguyên của Anh thành một trong những quốc gia giàu có và phát triển nhất Châu Á. Qua năm tháng, Ông Lý cũng trở thành một trong những nhà trí thức gần gũi với công chúng và xuất chúng nhất của châu Á, người có được những hiểu biết sâu sắc về những xu hướng của châu lục nhờ vào kinh nghiệm và góc nhìn độc đáo của mình.

Trong cuộc nói chuyện dưới đây, ông Lý tập trung vào vấn đề địa chính trị quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta: sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên cùng với Trung Quốc tạo ra một trật tự thế giới mới một cách xây dựng hơn thay vì tìm cách ngăn trở việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Continue reading “Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung”

Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?

america-tests-out-a-new-whining-offensive-in-asia-1426615286

Nguồn: Paolo Mauro, ‘Why America Should Join the AIIB’, Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ, cùng với Canada và Nhật Bản, đã vắng mặt khỏi các cuộc bàn thảo về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tổng cộng có 57 quốc gia – từ châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh – đã tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng với mục tiêu chi 100 tỷ USD vào các tuyến đường bộ, đường sắt, cầu cống, bến cảng trên khắp khu vực (châu Á). Nhưng chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn không sẵn lòng tham gia – phần nhiều do sự hoang mang, lo ngại về chính phủ Trung Quốc.

Việc tiếp tục giữ lập trường đó sẽ là một sai lầm. Mỹ có cơ hội để gây ảnh hưởng đến thiết kế của AIIB mà không trông có vẻ như là đang bơi ngược dòng. Để đổi lại việc tham gia vào định chế này, chính quyền Obama có thể và nên yêu cầu rằng AIIB cần tập trung vào cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng nào giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất. Continue reading “Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?”

TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới

150704054730_nguyen_clinton_vietnam_624x351_reuters

Tác giả: Alexander L. Vuving

Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

Và nếu như cái bắt tay của Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm đó đã đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng trong nội địa Trung Quốc cả mấy chục năm về sau thì cái bắt tay giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama mùa hè này cũng sẽ đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Continue reading “TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới”

Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

0,,17949911_303,00

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai.

Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương. Continue reading “Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ”

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

election-20161

Nguồn: Richard N. Haass, “Foreign Policy and America’s Presidential Campaign,” Project Syndicate, 15/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi. Continue reading “Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”

Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy

race_to_the_bottom

Nguồn: David Shambaugh, “China and the US are now engaged in all-out competition”, South China Morning Post, 11/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Mỹ – Trung đã được mô tả một cách chính xác là mối quan hệ quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Đó cũng là mối quan hệ phức tạp và đáng lo ngại nhất. Hai gã khổng lồ này là hai cường quốc hàng đầu thế giới và được kết nối với nhau theo nhiều cách: song phương, khu vực và toàn cầu. Do đó, việc hiểu được động lực làm nền tảng và vận hành mối quan hệ đang thay đổi này là điều rất quan trọng.

Dù Washington và Bắc Kinh hợp tác trong những lĩnh vực họ có thể hợp tác, vẫn có sự cạnh tranh đang gia tăng đều đặn trong mối quan hệ giữa hai bên. Sự cân bằng giờ đây đã thay đổi, với cạnh tranh là yếu tố chi phối. Có nhiều lý do cho thực trạng này – và một trong số đó là vì an ninh bây giờ đã quan trọng hơn so với kinh tế trong mối quan hệ này. Continue reading “Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy”

Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?

FederalReserve

Nguồn: Martin Feldstein, “The Inflation Puzzle,” Project Syndicate, 29/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tỉ lệ lạm phát thấp ở Hoa Kỳ là một điều có vẻ khó hiểu, nhất là với những nhà kinh tế tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát và những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Xét cho cùng thì trong quá khứ, việc tăng và giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền cơ sở (tiền trong lưu thông cộng với dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương) cuối cùng cũng tạo ra – hoặc ít nhất cũng kéo theo – sự tăng và giảm của tỉ lệ lạm phát. Và bởi vì tiền cơ sở do ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp mà không do các ngân hàng thương mại tạo ra, nên nhiều người cho rằng đây là thước đo tốt nhất cho ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

Ví dụ, lượng tiền cơ sở của Mỹ đã tăng với tốc độ hằng năm là 9% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 6% trong thập niên tiếp theo. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng tiền tệ này được đi kèm với sự giảm nhịp của lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 3,5% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 2,5% trong thập niên 1995-2005. Continue reading “Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?”

Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng

MARKETS-GLOBAL/

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Currency Manipulation Charade”, Project Syndicate, 27/05/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Quốc hội Mỹ loay hoay với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây tranh cãi – vốn là hiệp định thương mại then chốt của Tổng thống Barack Obama– thì xuất hiện một trở ngại lớn. Vào ngày 22 tháng 5, Thượng nghị viện đã tránh được trở ngại ấy bằng việc bỏ phiếu sát nút 51/48 để bác bỏ một đề xuất bổ sung điều khoản về “thao túng tiền tệ” vào một dự luật vốn sẽ trao cho Obama “quyền đàm phán nhanh” (fast-track authority) để thương thảo Hiệp định TPP. Nhưng vấn đề này có thể lại bị đưa ra khi cuộc tranh luận chuyển đến Hạ viện, nơi có sự ủng hộ rất lớn đối với “các quy định về tiền tệ có thể được thi hành.”

Trong ít nhất một thập niên gần đây, Quốc hội đã tập trung vào sự thao túng tiền tệ – một sự cáo buộc nhắm vào các nước công khai can thiệp vào thị trường ngoại hối để làm giảm giá nội tệ và dùng cách đó để trợ cấp xuất khẩu. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng”

Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát?

america-us-china-e1415025915427

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Nhìn trên bàn cờ lớn, các diễn biến trên Biển Đông hiện nay cho thấy đây không còn là vấn đề an ninh khu vực thuần túy, mà là vấn đề an ninh toàn cầu. Ấn dưới các “hành động lên gân” là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đang tiến rất gần đến “ngưỡng nguy hiểm”.

Cái bẫy Thucydides (Thucydies Trap)

Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phức tạp với những mặt hay, dở; trái, ngược cùng song hành tồn tại.

Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc hình thành các nền văn minh vĩ đại, tính nhân văn cao cả, thì nhân loại cũng chứng kiến những cuộc “quần hùng, tranh bá” gây ra bao bất ổn, bi thương cho nhân loại. Continue reading “Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát?”

Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ

currency-wars

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Dollar Joins the Currency Wars,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng. Continue reading “Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ”

Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

showdown-at-congress-corral-as-gun-control-debate-begins.si

Nguồn:Congress’s influence over foreign policy”, The Economist, 20/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu, đề xuất Quốc Hội đưa ra quyết định cuối cùng về bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào đạt được với Iran; còn Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã quyết định rằng Quốc Hội nên bỏ phiếu “thuận hoặc không thuận” (up-or-down vote) về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương khác.

Hầu hết người nước ngoài, và khá nhiều người Mỹ, vẫn cho rằng Tổng thống Mỹ là người điều hành chính sách đối ngoại của quốc gia. Điều đó là không đúng. Nhưng Quốc Hội cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn trong lĩnh vực đối ngoại. Điều mà Quốc Hội thường muốn là có được tiếng nói [trong vấn đề] trong khi lại từ chối chấp thuận các thỏa hiệp mà chính sách đối ngoại thường đòi hỏi. Vậy cơ quan lập pháp thực sự có ảnh hưởng gì lên các hoạt động đối ngoại của nước Mỹ? Continue reading “Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật

20150506143021-88ba089f-66e2-41f1-8e6a-823fef87b3a5-w640-r1-s-cx6-cy14-cw88

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần từ 26/4-3/5/2015. Ông Abe không chỉ là Quốc khách, được Nhà trắng đón tiếp với nghi thức trọng thể nhất dành cho một nguyên thủ nước ngoài, mà còn là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội Mỹ.

Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm hơn cả là việc Mỹ, Nhật công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là “có tính lịch sử”, “chưa từng có”, và là một diễn biến an ninh, quốc phòng quan trọng bậc nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết hồi năm 1973. Continue reading “Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật”

Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?

68531406

Nguồn:Why the United States and Cuba are cosying up”, The Economist, 08/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngoài đôi cái bắt tay vội vàng, đã chẳng có một cuộc tiếp xúc thực sự nào giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với các nhà lãnh đạo Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama City vào các ngày 10-11 tháng 4 được xem là một sự kiện lịch sử, đặc biệt là nếu hai bên trao đổi những điều có ý nghĩa.

Với cả hai ông, sự xích lại gần nhau này là một canh bạc. Các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa hẳn sẽ chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận hồi tháng 12 của ông Obama với ông Castro về “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao, cùng nỗ lực của ông Obama nhằm gở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 54 năm. Fidel Castro, vị cựu lãnh đạo Cuba, cũng có vẻ không hài lòng với chính sách của ông em Raul của mình. Hơn nữa, ba vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước kể từ tháng 12 vẫn chưa vượt qua được nhiều thập kỷ mất lòng tin. Vì sao hai nhà lãnh đạo lại mong muốn chôn vùi những bất đồng đến vậy? Continue reading “Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?

25372

Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?

Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”. Continue reading “Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?”