Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô

Nguồn: Gal Beckerman, “How Soviet Dissidents Ended 70 Years of Fake News”, The New York Times, 10/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time rằng “Tôi ghét những lời nói dối.” Đó là một tuyên bố mang tính cách mạng, chỉ bởi nó xuất phát từ miệng một nhà lãnh đạo Liên Xô.

Ngoài mặt, ông chỉ đơn giản đang tung hô chính sách công khai hóa (glasnost) của mình, chính sách cởi mở mới được giới thiệu cùng với cải tổ (perestroika), hay việc cơ cấu lại nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô nhằm cứu đất nước khỏi tình trạng “rơi tự do” về địa chính trị. Gorbachev đã đánh cược rằng quyền thể hiện ý kiến một cách thành thật và tự do – hay một nền báo chí có thể phê bình và điều tra, sách lịch sử không cần đổi tên nhân vật, cùng với một chính phủ trung thực và có trách nhiệm giải trình – sẽ có thể cứu vãn thành trì đang lung lay của chế độ Cộng sản. Continue reading “Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô”

“Brexit giả” hay “không Brexit”?

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Fake Brexit or No Brexit”, Project Syndicate, 20/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm ngoái, nước Anh đã được so sánh như một kẻ tự tử nhảy từ tòa nhà 100 tầng và trong khi rơi qua tầng 50 vẫn hét lên “Cho tới lúc này mọi thứ vẫn ổn”. Sự so sánh này dường như không công bằng với những người tự tử. Thông điệp chính trị và kinh tế thực sự ngày nay là “Cho tới lúc này mọi thứ rất tệ”.

Thỏa thuận bắt đầu các cuộc đàm phán về một mối quan hệ hậu Brexit được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 15/12/2017 diễn ra sau khi Thủ tướng Theresa May chấp nhận tất cả các đòi hỏi mà các lãnh đạo châu Âu đưa ra, bao gồm Anh phải đóng góp ngân sách 50 tỷ Euro cho EU, Tòa án châu Âu có thẩm quyền xét xử đối với quyền của công dân EU ở Anh, và việc mở cửa biên giới vĩnh viễn với Ireland. Continue reading ““Brexit giả” hay “không Brexit”?”

Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva

Nguồn: Francis Beckett, “How Moskva Lost Its Luster as the School of Revolution”, The New York Times, 20/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau Cách mạng Bolshevik tháng 11/1917, nhà nước Liên Xô đã trở thành một ngọn hải đăng đầy hy vọng cho cánh tả, và Moskva biến thành thánh địa hành hương. Đó là bốn thập niên trước khi phép thuật biến mất, và thế giới vẫn đang chờ đợi điều sẽ thay thế nó.

Thật dễ dàng để xác định nguyên do hấp dẫn ban đầu. Năm 1917, hàng loạt người lính đã chết như ngả rạ trên những chiến trường đẫm máu ở Pháp và Bỉ. Nhiều người trong số họ là công nhân đang làm việc đã phải chấp nhận hy sinh cho những đất nước nơi họ không có quyền bỏ phiếu. Những người này ra đi để lại gia đình trong cảnh khốn cùng, trong khi những kẻ giàu vẫn tiếp tục giàu hơn. Continue reading “Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva”

Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman

Nguồn: The Ottoman caliphs: Why European Islam’s current problems might reflect a 100-year-old mistake”, The Economist, 26/07/2016.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Động thái của châu Âu nhằm làm suy yếu vị Caliph Ottoman đã chuyển dịch trung tâm ảnh hưởng của thần học.

Mỗi khi một thành phố châu Âu bị rung chuyển bởi một hành động bạo lực nhằm vào số đông quần chúng, các tờ báo quan trọng có ảnh hưởng của châu lục này lại chủ trì những cuộc tranh luận kịch liệt về những sai lầm đã xảy ra. Đặc biệt, những người tranh luận thường hỏi, liệu các quốc gia Châu Âu có nên phản ứng khác đi trước sự nổi lên của những nhóm thiểu số Hồi giáo lớn và bất mãn, bằng cách chấp nhận sự khác biệt về văn hoá một cách bao dung hơn hoặc (như một số người biện hộ) bằng cách đàn áp họ? Ngay cả khi rõ ràng Hồi giáo không thực sự là một nguyên nhân (như trường hợp vụ thảm sát tuần trước bởi một thanh niên trẻ không thích ứng được với môi trường sống ở Munich), các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục. Continue reading “Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần IIPhần III; Phần IV

Stalin: Ảo tưởng sức mạnh

Chế độ của Stalin lặp lại một khuôn mẫu đã được in sâu xuyên suốt trong lịch sử của nước Nga: Giới cầm quyền Nga thường phát động những công cuộc hiện đại hóa ép buộc để vượt qua hoặc ít nhất là giải quyết được tình trạng chậm phát triển của một đất nước tự xem mình là cường quốc với một sứ mệnh đặc biệt nhưng thực chất đang bị tụt hậu quá xa so với các cường quốc khác. Nỗ lực cấp bách phải chấn hưng đất nước, một lần nữa, sản sinh ra một nền độc tài cá nhân. Chế độ của Stalin định hình tư tưởng công chúng và cả bản sắc cá nhân, và chính Stalin cũng đã cá nhân hóa những khát vọng và ước mơ về một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại cũng như một nhà nước Xô-viết hùng mạnh. Chỉ với những bức điện và những cuộc gọi ngắn gọn, ông có thể thúc đẩy cả bộ máy cồng kềnh của Đảng-nhà nước Xô-viết vào các chương trình hành động với những thông điệp mang tính kỉ luật và đe dọa, cũng như làm kích động những công chức trẻ tuổi có cảm tình gần gũi với ông hay hàng triệu người khác chưa từng gặp mặt ông phải vào guồng. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II; Phần III

Thời điểm là đêm nay

Stalin nhận thức cao độ về những thực tế này, nhưng sau đó tính khí bất thường của ông đã lấn áp tất cả. “Stalin cảm thấy bồn chồn và tức giận bởi những báo cáo không ngớt (bằng miệng và văn bản) về sự xuống cấp trầm trọng trong mối quan hệ với Đức,” sĩ quan hải quân Nikolai Kuznetsov của Liên Xô hồi tưởng về giai đoạn này. “Ông ấy cảm thấy mối nguy hiểm đang cận kề,” Nikita Khrushchev nhớ lại. Thời điểm đó Khrushchev đang là bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản ở Ukraine và đã ở Moskva trong suốt tháng 6 định mệnh đó. “Đất nước chúng ta có thể xử lý chuyện này không? Quân đội của chúng ta có thể chiến thắng không?” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II

Tin giả

Đó là một ngày nóng bức, ngột ngạt, và viên sĩ quan phụ tá hàng đầu của Stalin, tướng Alexander Poskryobyshev, đang đổ mồ hôi nhễ nhại, cửa sổ của ông để mở nhưng bên ngoài những chiếc lá trên cành vẫn đứng yên. Là con trai của một người thợ giày, giống như ngài lãnh tụ mà ông đang phục vụ, văn phòng của Poskryobyshev nằm ngay ở mặt ngoài mà những vị khách nào vào diện kiến Stalin cũng phải đi qua, và lúc nào cũng vậy họ sẽ hỏi ông những câu hỏi như – “Ông biết vì sao ngài lãnh tụ gọi tôi vào không?”, “Tâm trạng của ông ấy bây giờ như thế nào?” – và ông chỉ trả lời ngắn gọn, “Ông sẽ biết thôi.” Ông ta là người không thể thay thế, trả lời mọi cuộc gọi đến và xử lý những đống giấy tờ đúng theo cách mà vị lãnh tụ mong muốn. Nhưng Stalin đã lệnh cho Lavrenti Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật đáng sợ, bỏ tù người vợ thân yêu của Poskryobyshev vì đi theo “chủ nghĩa Trotsky” vào năm 1939. (Beria đã gửi một giỏ lớn trái cây cho 2 người con gái của họ; sau đó xử tử mẹ của chúng.) Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I

“Một kẻ đáng nể”

Hitler trẻ hơn Stalin 11 tuổi, sinh năm 1889 ở một vùng biên giới giữa hai nước Áo-Hung. Cha ông qua đời khi ông mới 13 tuổi và mẹ ông mất năm ông lên 18. (Bác sĩ người Do Thái, người đã chăm sóc mẹ ông kể lại rằng trong 40 năm hành nghề y của mình, ông chưa bao giờ thấy ai đau khổ về cái chết của mẹ mình như Hitler.) Ở tuổi 20, Hitler phải xếp hàng đi xin bánh mỳ ở Vienna, tài sản thừa kế và tiền tiết kiệm của ông đã gần cạn kiệt. Ông đã 2 lần bị từ chối vào Học viện Mỹ thuật Vienna (“lý do bài vẽ hình theo mẫu không đáp ứng yêu cầu”) và ông đã cư ngụ trong những nhà tạm cho người vô gia cư đằng sau một ga xe lửa. Một người lang thang ở giường bên đã hồi tưởng lại rằng “quần áo của Hitler toàn là chấy rận, bởi vì ông đã lang thang trong nhiều ngày ở ngoài đường và trong tình trạng bẩn thỉu kinh khủng.” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)

 

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs, 19/09/2017.

Biên Dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho tới trước năm 40 tuổi, Joseph Stalin đạt rất ít thành tựu. Ông sinh năm 1878 trong một gia đình nghèo ở Gori, Gruzia, nơi sau này trở thành một phần của đế chế Nga. Cha ông là một người thợ sửa giày và mẹ là thợ giặt và may vá. Thời thơ ấu của Stalin tính cả những lúc đau ốm và bất hạnh có thể xem là khá yên ấm. Kết quả học tập của ông được nhiều điểm tốt, và ở tuổi thiếu niên, nhiều bài thơ của ông đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín ở Gruzia (một độc giả sau này hồi tưởng lại, “cho đến tận bây giờ những vần thơ đẹp đẽ, êm đềm này vẫn còn vang vọng trong tai tôi”.) Nhưng ông đã không tham gia kì thi cuối cấp tại trường dòng Tiflis và không thể tốt nghiệp. Thay vì trở thành mục sư, ông đã tham gia vào lực lượng cách mạng ngầm để chống lại sự áp bức của chế độ Nga Hoàng, sau đó ông trải qua 20 năm tiếp theo tổ chức cách mạng, ẩn nấp, ngồi tù và bị đày sang Siberia. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)”

Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?

Nguồn: David Hoffman, “How Gorbachev evolved into a radical proponent of change”, The Washington Post, 08/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những trang cuối cuốn sách mới đây của William Taubman viết về tiểu sử Mikhail Gorbachev, ông mô tả cựu Tổng thống Nga và phu nhân Raisa đi dạo ven bờ biển tại khu nghỉ mát Foros – phía nam bán đảo Crimea trong kỳ nghỉ, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đảo chính thất bại năm 1991. Như thói quen sau nhiều năm, những buổi đi dạo của Gorbachev và phu nhân thường là những cuộc trò chuyện sôi nổi. Họ tranh luận: Các nhà lãnh đạo được định hình bởi nhân cách hay hoàn cảnh nhiều hơn? Và họ cho rằng các nhà lãnh đạo coi việc trải qua lịch sử như cưỡi trên lưng một con cọp và điều này tạo ra những nhà lãnh đạo xuất sắc. Theo Taubman, Gorbachev và phu nhân kết luận: “Hoàn cảnh nâng tầm các nhà lãnh đạo, thường biến những thứ được coi là điểm yếu thành điểm mạnh”. Continue reading “Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?”

Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Stephen Kotkin, “Communism’s Bloody Century”, Wall Street Journal, 03/11/2017

Người dịch: Hiếu Chân

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, thứ ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ. Continue reading “Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản”

EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan

Nguồn: Javier Solana, “The Balkans Between Competing Poles”, Project Syndicate, 28/08/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Rất ít khu vực trên thế giới lại phức tạp về văn hoá và chính trị hơn Balkan. Và dường như không có ví dụ minh hoạ nào về quá khứ và hiện tại sinh động của khu vực này rõ ràng hơn cuộc đời và di sản của một trong những người con xuất chúng của khu vực này: nhà vật lý và nhà phát minh Nikola Tesla.

Sinh ra trong một gia đình Serbia theo Chính thống giáo năm 1856 tại một thị trấn hiện đang là một phần của Croatia, quốc tịch của Tesla vẫn là một vấn đề gây tranh luận trong khu vực. Tesla tin rằng các tiến bộ khoa học cần được sử dụng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, và cuối cùng để đạt được hòa bình khắp mọi nơi. Nhưng có một số người ở cả Croatia và Serbia muốn sử dụng di sản của ông theo những cách bất công đối với nó. Continue reading “EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan”

Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn: Stephen Boykewich, “Angels and Demons in the Cold War and Today”, The New York Times, 13/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880. Continue reading “Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?”

Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?

Nguồn: Harvey Klehr, “American Reds, Soviet Stooges”, The New York Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi thành lập vào năm 1919, sau Cách mạng Nga, cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919 và sau đó được cho giải tán dưới thời Stalin vào năm 1943 như là một cử chỉ thể hiện sự thống nhất của Stalin với các đồng minh Thế chiến II của ông, đã thường xuyên gửi các đại biểu đến giám sát ĐCSM và truyền mệnh lệnh từ Moskva để chỉ đạo ai nên trở thành lãnh đạo đảng và những chính sách mà đảng này nên theo đuổi là gì.

Comintern tan rã cũng không chấm dứt sự kiểm soát của Liên Xô đối với ĐCSM. Việc giám sát chỉ đơn giản được chuyển giao cho bộ phận đối ngoại mới thành lập của Đảng Cộng sản Liên Xô. Continue reading “Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô

Tác giả: Hồ Anh Hải

Phần lớn các nước tự nhận là dân chủ đều do một (hoặc một liên minh vài đảng) cầm quyền. Hiến pháp hầu hết các nước đều không nói gì về đảng cầm quyền, trừ một số nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vậy Hiến pháp Liên Xô nói về vấn đề đảng cầm quyền như thế nào? Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô”

Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp

Nguồn: Marc Lazar, “The Fertile Ground of French Communism”, The New York Times, 15/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay rất đặc biệt: vì Emmanuel Macron đã chiến thắng, vì sự có mặt của một đại diện đảng cực hữu ở vòng thứ hai, vì sự thất bại ngay từ vòng đầu tiên của hai đảng lớn nhất ở cánh tả và cánh hữu. Và cũng bởi vì màn thể hiện mạnh mẽ của Jean-Luc Mélenchon, người đứng đầu phong trào chính trị “Nước Pháp Bất Khuất”.

Ông Mélenchon, người cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp (Parti communiste français – PCF), đã giành được 19,5% số phiếu trong vòng bầu cử đầu tiên, dù ông chỉ đứng thứ tư và không thể tham gia vào vòng thứ hai. Bằng cách từ chối công khai ủng hộ Macron (mà trong mắt của Mélenchon là một người tân tự do), nhưng lại đồng thời tuyên bố rằng Marine Le Pen cần phải bị phản đối, Mélenchon đã gây ra nhiều tranh cãi và làm xuất hiện nghi vấn về quan điểm thực sự của ông. Cả Macron lẫn François Fillon, ứng viên trung hữu, đều không hề do dự khi gọi Mélenchon là một người cộng sản. Dường như bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản đã quay trở lại Pháp một cách đột ngột trong thế kỷ 21. Continue reading “Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp”

Bản năng đế quốc của Nga

Nguồn: Carl Bildt, “Russia’s Imperial Instinct”, Project Syndicate, 16/01/2017.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ với những tham vọng cải thiện các mối quan hệ song phương với Nga. Cần phải nhìn sâu hơn vào lịch sử của nhà nước Nga để hiểu được tại sao việc đạt được mục tiêu này là rất khó khăn.

Đến nay đã một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã; và năm 2017 sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga – cuộc Cách mạng lật đổ đế chế Nga hoàng kéo dài hàng trăm năm và vốn đã lung lay lúc đó. Một cách ngẫu nhiên, có những điểm tương đồng đáng chú ý giữa các giai đoạn theo sau sự kết thúc của từng thời kỳ đế quốc này. Continue reading “Bản năng đế quốc của Nga”

Eurozone: Cải cách hay là chết?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Eurozone Must Reform or Die”, Project Syndicate, 14/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với sự đắc cử của một Tổng thống trung dung có tư tưởng cải cách ở Pháp và nhiều khả năng là sự tái đắc cử của Thủ tướng Đức Angela Merkel, liệu có hy vọng nào cho dự án đồng tiền chung đang bị bế tắc ở châu Âu? Có thể, nhưng thêm một thập niên nữa tăng trưởng chậm, bị ngắt quãng bởi các biến động chu kỳ liên quan đến nợ vẫn nhiều khả năng xảy ra. Bằng một động thái kiên quyết hướng tới sự hội nhập về tài khóa lẫn ngân hàng, mọi thứ có thể sẽ tốt hơn nhiều. Nhưng với việc thiếu đi các chính sách tăng cường sự ổn định và bền vững, những nguy cơ sụp đổ sau cùng vẫn lớn hơn.

Đúng vậy, trong ngắn hạn, có nhiều lý do để lạc quan. Năm vừa qua, khu vực đồng Euro đang trải qua một sự phục hồi vững chắc theo chu kỳ, vượt quá mong đợi hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Và không nghi ngờ gì nữa: sự đắc cử của Emmanuel Macron là một sự kiện cột mốc, làm gia tăng hy vọng rằng nước Pháp sẽ tái thúc đẩy nền kinh tế của họ một cách hiệu quả để trở thành một đối tác hoàn chỉnh và bình đẳng với nước Đức trong việc quản lý khu vực đồng Euro. Continue reading “Eurozone: Cải cách hay là chết?”

Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi

Nguồn: Raj Persaud & Adrian Furnham, “The snap election trap”, Project Syndicate, 09/06/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thất bại trong việc giành đa số ghế tại Quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sớm chứng minh rằng các chuyên gia chính trị, người thăm dò ý kiến và các nhà dự báo khác lại sai thêm một lần nữa. Và cũng một lần nữa, rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải cho một kết quả bất ngờ.

Ví dụ, nhiều người chỉ ra rằng đương kim Thủ tướng Theresa May thuộc Đảng Bảo thủ đã tiến hành tranh cử kém cỏi và các mô hình thăm dò dư luận đánh giá thấp tỉ lệ tham gia bỏ phiếu của các cử tri trẻ tuổi. Trong khi đó, Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng lại tỏ ra tự tin và có năng lực. Nhưng dường như tất cả những lời giải thích đó đều không hợp lý vì chúng tập trung hoàn toàn vào cách chiến dịch vận động tranh cử được tiến hành như thế nào. Continue reading “Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi”

Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?

Tác giả: Vi Yên

Như chúng ta đã biết, Cộng hòa La Mã đã tồn tại ổn định hàng trăm năm nhờ vào mô hình chính quyền hỗn hợp. Mô hình ấy trụ vững bởi thế cân bằng quyền lực kiềng ba chân của ba bộ phận là quan Chấp chính, Viện Nguyên lão, và Hội đồng các Century (về sau là Hội đồng Bộ lạc).

Tuy nhiên, càng về gần mốc Công nguyên, thế cân bằng ấy càng bị phá vỡ. Cộng hòa La Mã với gần 500 năm tồn tại đã âm ỉ một loạt các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, chính quyền tham nhũng, chính trị hóa quân đội, và suy giảm các đức hạnh truyền thống. Chính những điều ấy đã khiến cho nền tảng của nền cộng hòa bị xói mòn và cuối cùng sụp đổ dưới bàn tay của những kẻ chuyên chế tiếm quyền. Continue reading “Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?”