Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?

Nguồn: Philippe Legrain, “Brexit into Trumpland,” Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thủ tướng Theresa May đang đưa Vương quốc Anh vào một cuộc Brexit rất “cứng” vào năm 2019 – và có khả năng tệ hơn, nếu Anh rời EU mà không có một thoả thuận rời EU hay thỏa thuận thương mại. Trong bài phát biểu ngày 17 tháng 1, bà May vạch ra các mục tiêu đàm phán với EU, và tỏ rõ bà sẽ đặt những yêu cầu của phe ủng hộ Brexit cứng rắn lên các lợi ích kinh tế của đất nước.

Không ngạc nhiên khi bà May sẽ chọn một đường lối Brexit mà theo đó Anh sẽ rời cả thị trường chung lẫn liên minh thuế quan của EU: bà biết rất ít về kinh tế, và quan tâm đến nó còn ít hơn. Mục đích cuối cùng của bà là giữ được chức Thủ tướng, và bà tin rằng kiểm soát nhập cư – một mối ám ảnh cá nhân từ lâu – sẽ giúp bà được lòng các cử tri chọn rời EU, và việc chấm dứt thẩm quyền của Toà Công lý châu Âu ở Anh sẽ xoa dịu phe dân tộc chủ nghĩa trong Đảng Bảo thủ của bà. Continue reading “Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?”

Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump

Nguồn: Nina Khrushcheva, “The Manchurian Cabinet”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chuyển tiếp của Donald Trump từ vị trí Tổng thống đắc cử sang tiếp quản quyền lực thực tế gợi nhớ nhiều nhất về một thể loại phim Hollywood bị lãng quên: tâm lý hoang tưởng. Có lẽ bộ phim hay nhất của thể loại này là bộ phim The Manchurian Candidate (Ứng viên Mãn Châu), đề cập đến một mưu đồ cộng sản trong việc sử dụng người con trai bị tẩy não của một gia đình cánh hữu hàng đầu nhằm lật đổ hệ thống chính trị Mỹ. Với sự mến mộ mà dường như Trump và các quan chức được ông chỉ định dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, thực tế cuộc sống có thể sẽ bắt chước theo, nếu không muốn nói là vượt xa, cả nghệ thuật. Continue reading “Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump”

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’

Tác giả: Nguyễn Lục Gia

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Lao động và Quốc phòng, gọi đầy đủ là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (1917-1924), ngày 14/06/1920, V. I. Lê-nin đã ban hành một Quyết định mà về sau Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đặt thành tiêu đề Quyết định về việc xử phạt chủ nhiệm nhà an dưỡng “Goóc-ki” E. I-a. Vê-ve. Vê-ve là đảng viên Bôn-sê-vích từ năm 1917, công nhân Cận vệ đỏ, chủ nhiệm nhà an dưỡng Goóc-ki trong quãng thời gian 1918-1924. Nội dung của Quyết định đề cập đến quy trình áp dụng các hình thức xử phạt đối với Vê-ve về tội danh tự ý chặt một cây thông, làm tổn hại tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyết định nguyên văn như sau. Continue reading “Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của LB Nga

Ngày 30/11/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua Khái niệm mới về Chính sách đối ngoại của LB Nga.

Tài liệu có ghi rõ LB Nga chủ trương giải quyết cuộc xung đột ở Syria, ủng hộ sự thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này.

Khái niệm nhắc rằng, xu hướng chính của giai đoạn phát triển thế giới hiện nay là cuộc tranh giành vai trò thống trị thế giới và gạch bỏ tính chất không thể thay thế của LHQ, một trung tâm điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Continue reading “Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của LB Nga”

Tương lai châu Âu hậu Merkel

Nguồn: Ashoka Mody, “Europe after Merkel”, Project Syndicate, 13/10/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới, nước Đức sẽ tổ chức một cuộc bầu cử liên bang, và Quốc hội Đức (Bundestag) mới sẽ lựa chọn Thủ tướng tiếp theo của đất nước. Dù bà Angela Merkel có còn tại vị hay không – hiện tại, mọi thứ không thuận lợi cho bà và đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà – thì vẫn có một điều chắc chắn: Thủ tướng của nước Đức sẽ không còn là Thủ tướng không chính thức của châu Âu nữa. Điều đó sẽ làm thay đổi sâu sắc cách châu Âu hoạt động – một số sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng sự gián đoạn có thể gây tác động xấu.

Việc Thủ tướng Đức áp đặt nhiều thẩm quyền hơn trong Liên minh châu Âu không phải là điều chưa từng xảy ra. Người đã từng làm như thế chính là cựu thủ tướng Helmut Kohl. Sau khi giám sát quá trình thống nhất nước Đức trong giai đoạn 1989-1990, ông bắt đầu theo đuổi cái mà ông coi là sứ mệnh lịch sử nhằm thống nhất châu Âu. Kohl đã dẫn dắt châu Âu, từ thoả thuận về Hiệp ước Maastricht năm 1991 đến quyết định gây tranh cãi về việc cho ra đời đồng euro năm 1998. Continue reading “Tương lai châu Âu hậu Merkel”

Ba hệ lụy khó lường của Brexit

Nguồn: Harold James, “Brexit’s Doom Spirals”, Project Syndicate, 08/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường tài chính đang phản ứng tiêu cực với Brexit, và chúng có quyền làm vậy. Nhưng bởi chính lĩnh vực tài chính, chứ không phải là xã hội dân sự dân chủ, là thứ đang chống lại quyết định rời Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh, nên cuộc tranh luận về Brexit sẽ trở nên ngày càng gay gắt, và hệ quả của nó cũng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Những tác động kinh tế ban đầu từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu là không đáng kể, và thậm chí còn có đôi chút tích cực, vì các số liệu tăng trưởng hậu trưng cầu dân ý của nước Anh hiện đang được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Nhưng đồng bảng Anh lại đang rớt giá, chi phí trả nợ của chính phủ Anh gia tăng, và tiến trình thực sự rút khỏi EU có thể cực kỳ khốc liệt. Continue reading “Ba hệ lụy khó lường của Brexit”

Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước

hongrie_imre-1

Tác giả: Hoàng Nguyễn

Giáo sư Pozsgay Imre, một lãnh đạo cộng sản theo xu hướng cải tổ, một trong những yếu nhân của biến chuyển dân chủ 1989 tại Hungary vừa qua đời hôm qua, 25/03/2016, hưởng thọ 83 tuổi. Pozsgay Imre thuộc hàng những nhà lãnh đạo cộng sản cấp tiến Hungary, đã có đóng góp quyết định cho cuộc chuyển đổi sang dân chủ tại quốc gia cộng sản Đông Âu này. Tên tuổi của giáo sư Pozsgay Imre gắn với một công bố đặc biệt, gây chấn động chính giới Hung đầu năm 1989.

Continue reading “Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước”

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”

Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)

nazi-1

Tác giả: Mai Lễ Nô En

I. NHỮNG ĐỘNG THÁI NHẰM XÓA BỎ HÒA ƯỚC VERSAILLES (1933-1936)

Trong quan hệ quốc tế từ năm 1933 đến năm 1936, mối quan tâm duy nhất của Hitler là làm sao để Đức có thể trở thành một cường quốc nhằm thực hiện mục tiêu địa chính trị lâu dài, thống trị Tây Âu và mở rộng lãnh thổ về phía Đông. Một trong những bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là vô hiệu hóa Hòa ước Versailles. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, Hitler chú trọng thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng từng bước một xóa bỏ Hòa ước Versailles

Hitler rút lui khỏi Hội nghị giải trừ quân bị và Hội Quốc liên trên cơ sở cho rằng Pháp không đồng ý bình đẳng vũ khí cho Đức. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Đức đã sẵn sàng để giải giới nếu như các nước khác cũng làm như vậy và ông chỉ muốn hòa bình. Đây là một trong những chiến thuật “yêu chuộng hòa bình” của Hitler. Hitler luôn có những hành động táo bạo, trong khi đó lại đưa ra hàng loạt bài phát biểu yêu chuộng hòa bình vì ông biết họ muốn nghe. Hơn nữa, hành động đó có thể hạn chế sự kiểm soát của nước ngoài đối với Đức. Continue reading “Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)”

Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô

yekaterina-furtseva-1

Bà Yekaterina Furtseva không chỉ xinh đẹp, mà còn là người phụ nữ duy nhất được giữ những chức vụ cao nhất ở Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy, những câu chuyện về sắc đẹp, tình yêu, con đường công danh của bà đã và vẫn luôn được quan tâm.

Con đường đến với đỉnh cao quyền lực

Dười thời Xôviết, nhiều phụ nữ đã được giữ những chức vụ cao, nhưng phần lớn không có thực quyền. Yekaterina Furtseva là một ngoại lệ, bà từng giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên Xô: Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva (1954-1957), Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (1956-1957), Ủy viên Bộ Chính trị (1957-1961), Bí thư Trung ương Đảng (1956 – 1960), Phó Chủ tịch Xô viết Tối cao (1950-1962) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa (1960-1974). Continue reading “Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin

russia-press

Nguồn: Nadezda Azhgikhina, “The Kremlin’s War on Liberalism,” Project Syndicate, 17/10/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 ở Mỹ, cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” được phát động. Nhưng những cuộc xâm lược quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq chỉ là một phần của câu chuyện; nhiều nước cũng đẩy mạnh việc giám sát và theo dõi truyền thông trong nước và dân thường. Các chính phủ tuyên bố rằng tự do ngôn luận và quyền riêng tư cá nhân phải được hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia.

Thiệt hại thể hiện đặc biệt rõ ở Nga, nơi các quy định chống khủng bố thường được sử dụng như một công cụ để bóp nghẹt tiếng nói của những người có quan điểm độc lập hoặc khác biệt, đặc biệt là những quan điểm chỉ trích chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Bằng cách lấy an ninh làm cái cớ để coi thường đạo luật truyền thông của Nga, trong đó có việc bảo vệ các nhà báo khỏi kiểm duyệt, chính phủ đã làm suy yếu đáng kể ngành báo chí. Continue reading “Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”

Nước Nga đương đầu với thảm họa chảy máu chất xám

russia-brain-drain

Nguồn: Yelena Mukhametshina, “Russia Must Deal With Catastophic Brain Drain”, The Moscow Times, 07/10/2016.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với thảm nạn chảy máu chất xám, chỉ có kẻ cai trị và người ra đi là kẻ thắng: đất nước là kẻ thảm bại.

Sau đợt chảy máu chất xám của những năm 1990, Nga lại một lần nữa chứng kiến nạn bỏ nước ra đi ngày càng tăng.  Người ta bỏ đi khi đó vì kinh tế đang sụp đổ, giờ đây mặc dù chính phủ đang cố gắng đa đạng hóa nền kinh tế nhưng người dân vẫn ra đi, một chuyên gia thuộc Ủy ban Sáng kiến Dân sự (CCI) viết như vậy trong báo cáo mang tiêu đề “Di cư khỏi nước Nga cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21”.

Đối với một nước Nga có dân cư thưa thớt, nạn di cư là mối đe dọa ngày càng tăng vì những mất mát về nguồn lực nhân khẩu học, xã hội, kinh tế, và tri thức. Theo Cục Thống kê Nga (SSS), từ 1989 đến 2014 có khoảng 4,5 triệu người Nga rời bỏ đất nước. Số người ra đi thấp nhất là vào năm 2009 với 32.500 di dân, nhưng con số bắt đầu tăng từ 2011, và đến 2014 thì con số một lần nữa ngang bằng mức năm 1995. Continue reading “Nước Nga đương đầu với thảm họa chảy máu chất xám”

Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin

rusvainobigafp12aug16

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “All the President’s Eunuchs”, Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thanh lọc một cách bài bản các cố vấn thân cận và lâu năm nhất của mình. Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – nạn nhân là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.

Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã bị thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino. Continue reading “Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin”