Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

20140802_EUD001_0

Tác giả: Lê Hùng (tổng hợp)

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga do cáo buộc là Nga có những hành động can thiệp tại Đông Ukraina. Những biện pháp trừng phạt mới này sẽ bao gồm: hạn chế các ngân hàng và doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường vốn châu Âu, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hạn chế xuất khẩu vào Nga các mặt hàng công nghệ cao, cấm đi lại và đóng băng tài sản với nhiều quan chức cấp cao của Nga.

Những tuyên bố trên ngay lập tức có tác dụng. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – đô la Mỹ ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 đô la Mỹ (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro. Continue reading “Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử”

Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã

bonhoeffer-silence-in-the-face

Tác giả: Peter Hoffmann | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Khi Aldolf Hitler xâm lược Ba Lan vào năm 1939, người Châu Âu từ lâu đã có truyền thống kháng chiến vũ trang chống lại chính quyền. Ở những nước như Đan Mạch, Pháp và Ba Lan, những phong trào quan trọng đã nổi lên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, trong nội bộ bản thân nước Đức, một cuộc kháng chiến nhỏ đã nỗ lực để có được động lực nhưng gần như không gây nên được một mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với sự thống trị của Hitler.

Hầu hết người Đức đều chủ yếu lo lắng cho sinh mạng của mình và do đó khi thông tin về việc trục xuất người Do Thái và sự lạm quyền của Đảng Quốc xã bắt đầu rò rỉ ra ngoài, Continue reading “Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã”

Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

gorbachev

Tác giả: Victor Sebestyen | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Mikhail Gorbachev được phương Tây âm thầm ca ngợi, nhưng lại bị phớt lờ ở Moscow. Tuy nhiên ở cả hai nơi này, danh tiếng của ông đều dựa trên việc cải tổ thất bại một hệ thống đang hấp hối mà ông ta từng đặt trọn niềm tin.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên cách đây không lâu, Mikhai Gorbachev hồi tưởng lại những năm tháng của ông trên đỉnh cao quyền lực ở Liên Xô. Khi đã vào luồng vấn đề thì thường rất khó để ngắt lời ông. Nhưng lần này thì ông lại ngập ngừng, im lặng trong một lúc lâu và nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn một cách khó chịu với cặp mắt soi mói. “Anh biết không, bây giờ tôi có thể vẫn đang ở đó, trong điện Kremlin”, ông nói. “Nếu tôi bị thôi thúc chỉ vì quyền lực cá nhân, có lẽ tôi vẫn còn sở hữu nó… Continue reading “Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ”

Liệu Putin có thể sống sót?

hi-putin-852-cp-03451715-8col

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nhiều người cho rằng Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong hoàn cảnh những sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy thoái của nước Nga

Trước hết hiển nhiên phải bắt đầu từ Ukraine. Đây là quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng, được Nga xem như một nước đệm để chống lại phương Tây, và là con đường vận chuyển năng lượng sang châu Âu – một yếu tố nền tảng của kinh tế Nga. Continue reading “Liệu Putin có thể sống sót?”

#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực

business-comment_04_temp-1338448209-4fc71951-620x348

Nguồn: Walter Mattli (2000). “Sovereignty Bargains in Regional Integration”, International Studies Review, Vol. 2, No. 2, pp. 149-180.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Giới thiệu

Mô hình nhà nước Westphalia thường được định nghĩa là một hệ thống quyền lực chính trị dựa trên lãnh thổ và quyền tự trị. Tính lãnh thổ hàm ý rằng quyền lực chính trị được xác định dựa trên một không gian địa lý nhất định, và quyền tự trị có nghĩa là không một chủ thể bên ngoài nào có thể có quyền lực trong biên giới của một quốc gia (Krasner 1990: 115 – 116). Như Stephen Krasner (1990) đã chỉ ra gần đây, những sự xâm phạm chống lại mô hình Westphalia – thông qua các hiệp định, giao ước, cưỡng ép, hay áp đặt – đã trở thành một đặc điểm lâu bền của môi trường quốc tế.[1] Continue reading “#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Continue reading “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”

#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh

????????

Nguồn: Daniel Deudney & G. John Ikenberry (2009). “The Unravelling of the Cold War Settlement”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 6, pp. 39-62.>>PDF

Biên dịch: Đặng Mạnh Tuân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, khi Chiến tranh Lạnh sắp sửa kết thúc, các lãnh đạo của Mỹ và Nga đã cùng nhau nhìn thấy trước được một trật tự thế giới mới đang nổi lên. Họ cũng đã dự thảo một dàn xếp với các nguyên tắc và thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình giữa các cường quốc cũng như mở rộng trật tự tự do quốc tế. Không giống với bất kì dàn xếp nào trước đó, trọng tâm của dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh về kiểm soát vũ khí không phải dựa trên điểm mạnh của bên chiến thắng hay điểm yếu của bên bại trận mà dựa trên mối đe dọa chung mà cả hai phe đều phải đối mặt từ một loại vũ khí mới. Xuất hiện sau năm thập kỉ đối kháng và cạnh tranh mãnh liệt, sự tái thiết ngoại giao này giữa Nga và phương Tây dường như đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong chính trị thế giới. Continue reading “#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh”

#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nguồn: Sharon L. Wolchik (2012). “Putinism Under Siege: Can There Be a Color Revolution?” Journal of Democracy, Vol. 23, No. 3 (July), pp. 63-70.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thùy Liên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng  hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Continue reading “#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?”

#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro

Nguồn: Paul De Grauwe (2013). “The Political Economy of the Euro”, Annual Review of Political Sciences, 16, pp. 153–170.

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Tình trạng khủng hoảng của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện nay bắt nguồn từ chính quyết định được đưa ra khi thành lập khối này. Quyết định tạo lập một liên minh tiền tệ được thúc đẩy bởi những mục đích chính trị mà không cân nhắc đến khía cạnh kinh tế của liên minh tiền tệ. Lãnh đạo của các quốc gia đã không thấy được những điều kiện kinh tế cần thiết cho một liên minh tiền tệ vững mạnh, và cũng không nhận ra những bất ổn tồn tại trong chính liên minh mà họ tạo lập. Họ cũng cho thấy một sự thiếu hiểu biết đáng quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế trong năm 2010. Họ đã nhìn nhận sai vấn đề và đưa ra những quyết định tai hại khiến cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng. Bài viết này sẽ giải thích những sai lầm đó và kết luận bằng một vài khuyến nghị nhằm giải cứu đồng Euro.
Continue reading “#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro”

#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Dự đoán tương lai: Sự Balkan hóa Châu Âu?

Trật tự mới nào sẽ nổi lên ở Châu Âu nếu Liên Xô và Mỹ rút về nước và Chiến tranh Lạnh kết thúc? Nó sẽ có những đặc điểm nào? Và nó sẽ nguy hiểm ra sao?

Chắc chắn là trật tự hai cực sẽ biến mất và hệ thống đa cực sẽ nổi lên trong trật tự mới tại Châu Âu. Hai khía cạnh khác của trật tự mới – sự phân chia quyền lực giữa các nước lớn và sự phân bổ vũ khí hạt nhân giữa họ – không được xác định trước, và một số dàn xếp có thể xảy ra. Có sự khác biệt rõ rệt trong tính ổn định của những dàn xếp này. Phần này sẽ xem xét phạm vi những mối nguy hiểm mà mỗi dàn xếp sẽ mang lại và khả năng chúng trở thành hiện thực. Continue reading “#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)”

#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

Những thay đổi sâu sắc diễn ra tại Châu Âu đang được nhìn nhận một cách rộng rãi như điềm báo về một kỷ nguyên hòa bình mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cho thấy nguy cơ chiến tranh luôn đè nặng lên Châu Âu trong suốt hơn bốn thập niên đã được gỡ bỏ. Gươm kiếm nay đã trở thành lưỡi cày; sự hòa thuận ngự trị giữa các quốc gia và dân tộc ở Châu Âu. Trung Âu, nơi đã phải rên xiết trong một thời gian dài vì những lực lượng ồ ạt của hai khối quân sự, bây giờ có thể cải tạo những căn cứ quân sự thành khu công nghiệp, sân chơi và chung cư. Continue reading “#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)”

#96 – Điều gì xảy ra nếu Châu Âu thất bại?

Nguồn: Thomas Wright (2012). “What if Europe Fails?”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 3, pp. 23 – 41.>>PDF

Biên dịch: Hoàng Việt Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thành Trung

Bài liên quan: #91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Liên minh Châu Âu đang rơi vào một cuộc đấu tranh khốc liệt về chính trị, ngoại giao và kinh tế để nhằm duy trì tương lai của đồng tiền chung, đồng Euro và sự bền vững của “dự án”, được hiểu là quá trình hội nhập đã trở thành nền tảng của nền chính trị Tây Âu nửa thế kỷ qua. Có thể những cố gắng của các quốc gia thành viên gặp thất bại, trong ngắn hạn hoặc dài hạn, và dẫn đến kỷ nguyên của sự tan rã. Một số đã lên tiếng báo động: Thủ tướng Đức Angela Merkel với câu nói nổi tiếng: “Nếu đồng Euro thất bại, Châu Âu thất bại.”1 Nguyên Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dự đoán: Continue reading “#96 – Điều gì xảy ra nếu Châu Âu thất bại?”

#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

euro-crisis-and-america-76496

Nguồn: Philip R. Lane (2012). “The European Sovereign Debt Crisis”, Journal of Economic Perspectives, Vol. 26, No. 3 (Summer), pp. 49–68.>>PDF

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp[1]

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc;  #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Ngay từ đầu, năng lực chống đỡ những cú sốc vĩ mô và tài chính tiêu cực của các nước thành viên khối đồng tiền chung châu Âu đã được xác định là thử thách chính đối với sự thành công của đồng tiền chung này (chẳng hạn trong tạp chí này, xem Feldstein 1997; Wyplosz 1997; Lane 2006). Thông qua việc bỏ đi lựa chọn làm mất giá đồng tiền quốc gia, một cơ chế truyền thống để điều chỉnh sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia đã bị loại bỏ. Hơn nữa, khu vực đồng euro không giống với mô hình khối “liên minh đô-la” của Mỹ trên nhiều khía cạnh mấu chốt, bởi vì liên minh tiền tệ (châu Âu) không đi kèm với mức độ liên minh ngân hàng hoặc liên minh tài khóa đáng kể. Thay vào đó, việc giữ lại trách nhiệm quốc gia đối với các quy định tài chính và chính sách tài khóa được cho là khả dĩ hơn. Continue reading “#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu”

#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi

Nguồn: Andrew C. Kuchins & Igor A. Zevelev (2012). “Russian Foreign Policy: Continuity in Change”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 1, pp. 147-161.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thanh Bình | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Sự quay trở lại cương vị tổng thống của Vladimir Putin sắp diễn ra trong năm 2012 đang làm trỗi dậy nhiều câu hỏi về tương lai chính sách an ninh và đối ngoại của Liên bang Nga cũng như mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ. Putin sẽ tìm cách tiếp nối và thực hiện các mục tiêu chương trình hiện đại hóa của Tổng thống hiện nay –  Dmitri Medvedev- tới mức độ nào? Phải chăng Putin sẽ cải cách hệ thống chính trị theo chiều hướng đa nguyên và phi tập trung hóa quyền lực? Phải chăng quá trình “tái điều chỉnh” mối quan hệ Hoa Kỳ – Nga sẽ kéo dài? Ngay cả khi những vấn đề này Continue reading “#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi”