Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”

Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”

Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nhật học Trung Quốc hay Trung Quốc học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Trung Quốc bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.

Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Trung Hoa, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên xi cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… và nhờ thế đi trước Trung Quốc khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy học), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Trung Quốc khá xa. Continue reading “Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật”

Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông

Nguồn: David Fickling, “Tokyo’s Too Cautious to Take Hong Kong’s Mantle”, Bloomberg, 03/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Ba thập niên trước, sẽ là kỳ quặc khi hỏi “Thành phố nào sẽ trở thành trung tâm tài chính của châu Á?” Chắc chắn là Tokyo rồi. Hiện tại cũng như trong tương lai.

Thành phố lớn nhất thế giới cũng là thủ đô của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nơi tọa lạc các quỹ lương hưu lớn nhất thế giới sau Mỹ. Đồng yên Nhật là đồng tiền được trao đổi nhiều chỉ sau đô la Mỹ và đồng Euro, và Nhật là nguồn FDI lớn nhất thế giới năm 2018 với tổng kim ngạch đạt mức 143 tỉ đô la Mỹ. Các nhân viên ngân hàng cao cấp ở Hồng Kông vẫn thường được gọi là “giám đốc khu vực châu Á trừ Nhật,” như thể đất nước này quan trọng bằng phần còn lại của cả châu lục. Continue reading “Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông”

Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/03/2011 tại Nhật xảy ra trận động đất 9,0 độ Richter lớn nhất trong lịch sử nước này. Thảm họa động đất, sóng thần, bức xạ hạt nhân 3 trong 1 tấn công nước Nhật trên cả 3 chiều không gian làm cả thế giới kinh hãi. Thế nhưng nước Nhật đương sự thì dường như vẫn không hề rối loạn, khiến mọi người trên thế giới khâm phục và cũng nảy ra nghi vấn: vì sao nước Nhật lại như vậy?

Động đất, bão, sóng thần đối với người Nhật sống giữa biển vốn dĩ chẳng là chuyện kỳ lạ gì cả, cũng chẳng phải ngày tận thế. Nói chính xác, nó là một phần của cuộc sống, một phong cảnh thiên nhiên. Người nước ngoài đồng tình với cảnh ngộ của người Nhật, còn người Nhật thì dường như không coi đó là chuyện gì đáng kể, bởi lẽ họ có núi non và bờ biển đẹp như tranh vẽ, có nguồn nước tinh khiết dùng không bao giờ cạn, lại càng có biển cả giàu tài nguyên bao bọc, thậm chí có những suối nước nóng 4 mùa bốc hơi, cho dù “ba anh em” (động đất, bão, sóng thần) gầm ghè suốt thì cũng chẳng mấy người Nhật bỏ đất nước, bỏ quê hương ra nước ngoài định cư. Continue reading “Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?”

Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất

Nguồn: Japan’s prime minister breaks a record”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tuần này Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng phục vụ lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, với 2.886 ngày tại vị. Ông đã vượt qua Taro Katsura, người phục vụ ba nhiệm kỳ hồi đầu thế kỷ 20, một thời kỳ cách đây rất lâu. Nhưng để giành được kỷ lục về thời gian nắm quyền không bị gián đoạn lâu nhất, ông Abe, người đã có một thời gian ngắn làm thủ tướng vào năm 2006-7, gặp vấn đề sức khỏe yếu, trước khi trở lại nắm quyền vào năm 2012, sẽ phải chờ đến ngày 24 tháng 8 năm sau. Nhiều người, chứ không chỉ ông Abe, nhớ đến người mà ông sẽ phải vượt qua: Eisaku Sato chính là ông trẻ của ông Abe. Ông Abe cũng là con trai của một bộ trưởng ngoại giao và cháu trai của một thủ tướng đáng chú ý khác sau Thế chiến II, Nobusuke Kishi. Ở Nhật Bản, số phận ủng hộ một số gia đình hơn những gia đình khác. Continue reading “Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

Hoàng đế Nhật: Người tù trong chính cung điện của mình?

Nguồn: “Slave to the tortoise shell”, The Economist, 17/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong hồi ký của mình, cuốn “The Thames and I” (Sông Thames và tôi), Hoàng tử Naruhito lúc đó kể lại những trải nghiệm của mình với món cá trích muối hun khói đầy mỡ hay những quán rượu đèn mờ khi còn là sinh viên tại Đại học Oxford vào những năm 1980. Ông kể lại việc người gác cửa ở một sàn nhảy đuổi ông về vì ông mặc quần jean, không phải là kiểu từ chối mà một thành viên hoàng gia Nhật thường gặp phải. Hình trên cho thấy cách ăn mặc của ông khi đang là sinh viên. Hai năm ông sống ở Merton College để nghiên cứu về giao thông trên sông Thames vào thế kỷ 18 có lẽ là “khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”, ông viết. Continue reading “Hoàng đế Nhật: Người tù trong chính cung điện của mình?”

Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

23 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1943. Phòng Tình báo Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương trình lên Đô đốc Chester Nimitz bức điện của quân đội Nhật họ vừa giải mã được. Bức điện có nội dung: “Kế hoạch công tác ngày 18 tháng 4 của Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Yamamoto: 8h đáp máy bay từ Rabaul đến Bougainville, có 6 máy bay chiến đấu hộ tống; 10h đến nơi, đi tiếp tầu ngầm đến Shortland; 11h30 đến nơi; …

Mắt Nimitz sáng lên như khi thợ săn thấy con mồi: như vậy nghĩa là Isoroku Yamamoto[1] sẽ đi vào vùng bán kính tác chiến của máy bay Mỹ cất cánh từ đảo Guadalcanal![2] Một dịp may trời cho để khử hắn – viên đại tướng nổi tiếng nhất nước Nhật, uy danh chỉ sau có Nhật Hoàng. Do thể hiện tài chỉ huy cao siêu trong việc lập kế hoạch và chỉ huy trận tập kích Trân Châu Cảng, Yamamoto được cả nước Nhật sùng bái. Nếu khử được hắn thì sẽ làm nhụt tinh thần chiến đấu của địch… Continue reading “Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?”

Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?

Nguồn: Relations between Japan and South Korea are fraying alarmingly“, The Economist, 18/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là hai nền dân chủ trưởng thành, một điều hiếm có ở khu vực của họ. Về mặt lịch sử và văn hóa, họ có những điểm tương đồng. Trên hết, trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hành động giống như kẻ thù hơn là bạn bè của nhau.

Đầu tháng này, Nhật Bản đã áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu lên các hóa chất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh của Hàn Quốc – một sự leo thang lớn trong tiến trình đối địch giữa hai bên. Mặc dù Hàn Quốc chỉ nhập khẩu một lượng tương đối ít ỏi là 400 triệu đô la mỗi năm, nhưng nguồn cung thay thế rất khan hiếm, do đó tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là rất lớn. Continue reading “Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?”

Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Năm 1968, với khẩu hiệu “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự lây lan của cuộc chiến đã trở nên trầm trọng và điều trị nó giống như phải điều trị căn bệnh ung thư. Tiến sỹ Henry Kissinger được mời làm Cố vấn An ninh quốc gia. Hai chính trị gia này trở thành những người điều chỉnh lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm. Để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, họ đã sử dụng chiến thuật thích hợp với hai cường quốc cộng sản (Liên Xô và Trung Quốc), chỗ dựa của cuộc chiến. Điều khá thú vị là hai cường quốc này lại biến Hoa Kỳ trở thành đồng minh của mình để chống lại nhau. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?

Nguồn: What the change of emperor means for Japan”, The Economist, 29/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 30/04/2019, Hoàng đế Nhật Bản Akihito (trong ảnh, bên phải) sẽ thoái vị sau 30 năm cai trị. Quyết định của vị hoàng đế 85 tuổi xảy đến như một cú sốc vì đây là lần đầu tiên một hoàng đế Nhật Bản thoái vị kể từ năm 1817. Con trai cả của Akihito, Thái tử Naruhito (trong ảnh, bên trái), sẽ trở thành hoàng đế thứ 126 của chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới, mà theo huyền thoại Nhật Bản có nguồn gốc trực tiếp từ nữ thần mặt trời Amaterasu trong Thần đạo (Shinto). Sự thay đổi ngôi vị hoàng đế có ý nghĩa như thế nào đối với Nhật Bản? Continue reading “Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?”

Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông

Tác giả: Lowell Baustita | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Bridging Troubled Waters: China, Japan, and Maritime Order in the East China Sea. Tác giả: James Manicom. Washington, D.C.: Georgetown University Press, 2014. Bìa mềm: 266pp.

Trong cuốn sách Hợp tác nơi Biển Dữ: Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông, James Manicom phản bác quan điểm truyền thống là cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ leo thang lên chiến tranh tổng lực. Cuốn sách đồng ý rằng Biển Hoa Đông sẽ là chiến trường cho đối đầu quân sự Trung-Nhật và vòng xoáy căng thẳng sẽ tiếp diễn; tuy nhiên, cuốn sách cũng lập luận thuyết phục rằng hợp tác sẽ tiếp tục. Continue reading “Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông”

Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe

Nguồn: Ian Buruma, “Japan First, Project Syndicate, 08/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả những con cá voi bây giờ cũng bị ảnh hưởng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm nay, Nhật Bản sẽ rút ra khỏi Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế (IWC) và tiếp tục săn bắt cá voi cho mục đích thương mại. Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng ăn thịt cá voi là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, mặc dù số người Nhật ăn thịt cá voi hiện tại rất ít so với nửa thế kỷ trước. Việc rời khỏi IWC có nghĩa là những người đánh bắt cá voi Nhật Bản chỉ có thể hoạt động ở vùng biển ven bờ nước này, nơi mà số cá voi còn tương đối ít.

Quyết định này là một món quà dành cho một số chính trị gia ở các khu vực vẫn còn hoạt động săn bắt cá voi, và cho những người dân tộc chủ nghĩa – những người cảm thấy bất mãn khi bị những người nước ngoài yêu cầu Nhật được và không được làm gì. Đó là bước đi hoàn toàn mang tính chính trị mà theo tờ báo theo trường phái tự do Asahi Shimbun là được truyền cảm hứng bởi sự chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Đây là một vấn đề kiểu “Nhật Bản trên hết”. Mặc dù Trump không để tâm tới chuyện đó, tuy nhiên sự khăng khăng của Nhật Bản liên quan chuyện đánh bắt cá voi đang làm xấu đi hình ảnh của đất nước này. Continue reading “Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe”

Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành                                                                     

Bài dưới đây lược dịch từ tư liệu “Tướng quân Lưu Á Châu: Đại chiến lược 20 năm tới của Trung Quốc” trên báo “Trịnh Châu Tân văn nhân” (7/2005), được “Hoàn cầu Thời báo” đăng lại.

Mỹ không bỏ châu Âu mà chú trọng châu Á là để phòng bị trước

Trong sách “Bàn về miền Tây” tôi có viết: “Người Mỹ đã đến trước cửa Trung Quốc rồi!” Cửa đây là cửa sau của TQ – Trung Á.[1] Trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn chưa chuyển về phía Đông; trong một thời gian khá lâu nữa cũng chưa có dấu hiệu chuyển về phía Đông. [Lưu ý: bài này Lưu Á Châu viết năm 2005].

Đối thủ ở châu Á của Mỹ không phải là TQ, Mỹ chưa coi TQ là đối thủ bằng vai phải lứa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan”

Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này. Continue reading “Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á”