Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới

zbigniew-brzezinski

Nguồn: Zbigniew Brzezinski, “America’s Global Balancing Act”, Project Syndicate, 21/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea, biên giới giữa Iraq và Syria bị phá vỡ và Trung Quốc ngày càng hành động xác quyết hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh có vẻ như đã kết thúc trong năm 2014. Liệu điều này có đúng?

Kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh không thực sự là một “kỷ nguyên”, nó giống với một giai đoạn chuyển tiếp từng bước từ trật tự hai cực thời Chiến tranh Lạnh sang một trật tự quốc tế phức tạp hơn mà bản chất là vẫn tiếp tục xoay quanh hai siêu cường thế giới. Nói ngắn gọn, trục cốt lõi của trật tự thế giới mới ngày càng xoay quanh Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh hai thực tế quan trọng, khiến nó tách biệt với sự ganh đua thời Chiến tranh Lạnh: không bên nào mang nặng tư tưởng ý thức hệ trong phương hướng hành động, và cả hai bên đều nhận thấy họ cần phải chung sống hòa thuận với nhau. Continue reading “Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới”

Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?

20150117_blp518

Nguồn:Why Islam prohibits images of Muhammad?”, The Economist, 19/01/2015.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngước đầu nhìn lên trần của một đền thờ nguy nga ở Istanbul, nơi hiện nay là Bảo tàng Hagia Sophia (ảnh), bạn sẽ thấy hai cách tiếp cận đối với thần thánh khác nhau, phản ánh những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của tòa nhà. Trên đó có những bức tranh khảm đẹp nhất trong số các bức tranh khảm Cơ-đốc về Chúa Jesus, mẹ của ngài và những nhân vật thần thánh khác; và những bức thư pháp Hồi giáo uốn lượn phản ánh quan niệm cho rằng Thượng đế giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ, nói hoặc viết, thay vì thông qua hình ảnh hay những hình thức vật chất khác. Continue reading “Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?”

Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân

Meiji.Genro

Tác giả: Trần Văn Thọ

Trước khúc ngoặt của lich sử, vận mệnh đất nước và dân tộc tất nhiên tùy thuộc vào hành động của nhũng người có trách nhiệm. Dĩ nhiên tiên đề là phải có tinh thần yêu nước, có ý chí, có ý thức trách nhiệm, nhưng nếu không đủ trí tuệ, không có đầu óc linh hoạt cảm nhận ngay được cái mới để từ bỏ nhanh những tư tưởng lỗi thời thì sẽ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc bỏ mất thời cơ.

Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Thế rồi chiến thuyền Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở vịnh Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Nhưng chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Ý chí, trí tuệ và sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với một tốc độ có thể nói là kỳ diệu. Continue reading “Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân”

Vì sao người Trung Quốc thích Putin?

0019b91ecaeb1463cb4d0a

Biên dịch: Nguyên Hải

Lời giới thiệu: Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/5 có đăng bài dưới tiêu đề “Vương Nguyên Phong: Nỗi lòng Putin của người Trung Quốc”. Xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo và qua đó biết tâm lý hung hăng hiếu chiến của một số dân mạng Trung Quốc được hình thành, phát triển như thế nào và chịu ảnh hưởng ra sao từ các nhân tố bên ngoài.

Cho dù Putin không được hoan nghênh ở phương Tây nhưng ông lại vô cùng có duyên ở Trung Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc hết lòng ưa thích nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng phương Bắc này. Trong trò chuyện riêng tư, rất nhiều người bày tỏ tình cảm ca ngợi Putin. Trong quần thể bạn bè vi tín[1] do người Trung Quốc gần đây tạo dựng nên, có không ít người chuyển phát những câu như “Cánh đàn ông hãy kính chào ngài Putin!”; trên mạng lại càng nhiều, chẳng hạn “Lời Putin từng nói, quy tắc đàn ông của Putin” được lưu truyền bằng những “cách ngôn” nói theo giọng của Putin. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Putin?”

Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?

002564baec4813efb5c90e

Nguồn: Yao Yang, “Can China Avoid Deflation?”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 tại Davos, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều mạnh mẽ. Năm 2014, tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc chỉ đạt 7,4% – mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, để ổn định tăng trưởng kinh tế, ông đã cam kết Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi một chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng.”

Tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc là hậu quả của những chính sách trước đó. Trong hai năm qua, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, với hy vọng bù đắp những tác động tiêu cực sau khi triển khai gói kích cầu lớn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bài phát biểu của ông Lý tại Davos báo hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép tốc độ tăng trưởng trượt dốc hơn nữa. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?”

#243 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.16): Những ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ

kveus5944s

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Creature Comes to America”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 16.

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Câu chuyện về Ngân hàng Bắc Mỹ (Bank of North America), ngân hàng trung ương đầu tiên của nước Mỹ vốn được thành lập thậm chí trước khi Hiếp pháp được soạn thảo, và câu chuyện về Ngân hàng Đệ Nhất Hoa Kỳ (First Bank of the United States), ngân hàng trung ương thứ hai vốn ra đời năm 1791; cuộc lạm phát nặng nề do hai ngân hàng này gây nên, và lý do chúng chấm dứt hoạt động.

Thật đáng ngạc nhiên rằng ngân hàng nhà nước đầu tiên của Hoa Kỳ ra đời trước khi Hiến pháp được soạn thảo. Ngân hàng này được Quốc Hội Lục Địa cho ra điều lệ trong kỳ họp Mùa xuân năm 1791 và đi vào hoạt động một năm sau đó. Tại thời điểm đó, nhiều người hy vọng Canada sẽ sớm tham gia cuộc nổi dậy của các thuộc địa để thành lập một liên minh thống nhất trên toàn Bắc Mỹ. Với dự đoán này, thể chế tài chính mới ra đời được mang tên Ngân Hàng Bắc Mỹ. Continue reading “#243 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.16): Những ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ”

Những bóng ma cũ của một châu Âu mới

FRANCE-MAY1-PROTEST-LABOUR-FN

Nguồn: Mark Mazower, “New Europe’s Old Ghosts”, Project Syndicate, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong |Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Quá khứ đã rình rập châu Âu trong năm 2014. Ngay từ đầu năm, sự kiện đánh dấu một trăm năm bùng nổ Thế chiến I đã thu hút rất nhiều hoạt động kỷ niệm. Nhưng cùng với sự tiến triển của thời gian đã xuất hiện những nét tương đồng đáng lo ngại – không phải với năm 1914, mà là với một số đặc trưng tồi tệ hơn thế của những năm giữa hai cuộc thế chiến.

Từ Scotland và Catalonia đến miền biên giới của Ukraine, chủ nghĩa dân tộc bùng lên trong lúc nền kinh tế châu Âu rơi vào đình đốn, gợi lại nỗi ám ảnh lạm phát Đức năm 1923. Và, khi sang năm 2014, một cuộc kéo co địa chính trị mới giữa hai người khổng lồ đầu thế kỷ XX của lục địa này là Đức và Nga đã trở nên rõ ràng, trong khi giới chóp bu vốn mau quên (lịch sử) của châu Âu dường như đang phải dò dẫm từ mặt trận này sang mặt trận khác. Continue reading “Những bóng ma cũ của một châu Âu mới”

Chiến thuật cầm quyền của Putin

Putin-Chairs-Cabinet-Meet-004

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Putin Scare Tactics”, Project Syndicate, 16/01/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

“Mỗi  quốc gia đều có một chính phủ mà nó đáng phải nhận”, đó là nhận xét của Joseph de Maistre, phái viên ngoại giao của vương quốc Sardinia tại Đế chế Nga cách đây khoảng 200 năm. Lúc đó ông đang nói về sự thờ ơ chính trị ăn sâu trong người Nga, một đặc điểm vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Tất nhiên, Nga không còn là một chế độ quân chủ tuyệt đối như trong thời kì của Maistre. Nó cũng không phải là một chế độ độc tài cộng sản, với những người như Joseph Stalin vốn sử dụng việc đe dọa tống vào trại Gulag (trại cải tạo lao động của Liên Xô – ND) để kìm hãm những phát biểu mang tính chính trị. Tuy nhiên, Tổng thống  Vladimir Putin đã học được rất nhiều từ chiến thuật độc đoán của những người tiền nhiệm của mình, trong khi người dân Nga dường như không học được gì. Continue reading “Chiến thuật cầm quyền của Putin”

Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay

great_wall_china_photo_gov

Nguồn: Michael D. Swaine, “China: The Influence of History”, The Diplomat, 14/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Lịch sử tác động đến suy nghĩ và cách hành xử của người Trung Quốc ngày nay như thế nào?

Với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở châu Á và các khu vực khác, nhiều nhà phân tích tìm đến lịch sử Trung Quốc để tìm hiểu xem một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ hành xử và nhìn nhận thế giới như thế nào trong tương lai. Nhiều nỗ lực áp dụng lăng kính lịch sử ấy đã mắc phải lỗi đơn giản hóa quá mức và diễn giải sai lệch mối liên hệ với hiện tại và ý nghĩa của lịch sử hàng trăm năm tư tưởng và cách hành xử của người Trung Quốc. Continue reading “Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay”

Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc

SF__Central-624x419

Nguồn: Zhang Xiaotong & Marlen Belgibayev, “China’s Eurasian Pivot“, The Asan Forum, 1/12/2014.

Biên dịch: Trần Quang

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc tích cực xoay trục sang những dải đất rộng lớn của Âu-Á, đặc biệt là được phản ánh trong việc tăng cường sự can dự của của Bắc Kinh với các nước láng giềng trên biên giới phía Tây nước này. Một trong những thành phần quan trọng nhất của sự xoay trục Âu-Á của Trung Quốc là một nỗ lực xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB), mà với nó Bắc Kinh có ý định ràng buộc hơn 40 nước ở Trung và Nam Á, Trung Đông, Đông và Tây Âu bằng các hành lang vận tải khoảng cách xa. Continue reading “Chính sách “xoay trục” Âu-Á của Trung Quốc”

Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến

_73321074_getty

Nguồn: George Soros, “Europe at War”, Project Syndicate, 12/1/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bằng việc xâm lược Ukraine vào năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt ra một thách thức cơ bản cho những giá trị và nguyên tắc nền tảng của việc hình thành Liên minh Châu Âu cũng như hệ thống luật lệ đã duy trì nền hòa bình tại châu Âu từ sau năm 1945. Cả những nhà lãnh đạo và công dân châu Âu đều không nhận thức được đầy đủ tầm vóc của thách thức này, chứ chưa nói đến cách để xử lý nó.

Chế độ của Putin dựa trên việc cai trị bằng vũ lực, biểu hiện bằng sự đàn áp ở trong nước và sự hung hăng ở nước ngoài. Nhưng điều đó đã giúp nước này chiếm được một lợi thế về mặt chiến thuật, ít nhất là trong ngắn hạn, so với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, vốn quyết tâm tránh đối đầu quân sự trực diện (với Nga – NBT). Continue reading “Khủng hoảng Ukraine: Châu Âu đang lâm chiến”

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai

soviet_aron_84927222

Nguồn: Leon Aron, “Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh (Kremlin) đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật cùng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý với nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần. Continue reading “Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai”

“Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình

china-navy_2300875b

Nguồn: Ryan Martinson, “Jinglue Haiyang: The Naval Implications of Xi Jinping’s New Strategic Concept“, China Brief, Volume 15, Issue, 1, 9/1/2015.

Biên dịch: Quang Vũ | Hiệu đính: Kim Minh

Khi nghiên cứu về sự bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển gần ở Đông Á, người ta hầu như bỏ qua hoàn toàn khái niệm kinh lược hải dương (jinglue haiyang), khái niệm mà gần đây đã được Đảng-Nhà nước xác nhận là một khía cạnh đặc biệt trong chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Kinh lược (Jinglue) không phải là một thuật ngữ thông dụng; cụ thể, hầu hết các từ điển đều không định nghĩa cụm từ này. Đây là một động từ được cấu thành bởi từ kinh (jing), nghĩa là quản lý hay quản trị, với từ lược (lue), nghĩa là chiến lược hay mưu lược. Theo Từ điển Từ Hải (Cihai) ấn bản năm 1979, thuật ngữ này có nghĩa là “giải quyết vấn đề trên cơ sở lên kế hoạch từ trước”. Chúng ta có thể tạm dịch cụm từ này là “quản lý chiến lược”, và cụm từ kinh lược hải dươngsẽ được dịch là “quản lý chiến lược vùng biển”. Continue reading ““Kinh lược Hải dương”: Khái niệm chiến lược mới của Tập Cận Bình”

Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?

newyork_2569619b

Nguồn: Jeffrey Frankel, “The End of Republican Obstruction”, Project Syndicate, 19/1/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khoảng thời gian hai tháng qua đã tạo nên một sự khác biệt rõ ràng. Khi Đảng Cộng hòa giành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái, cách lý giải được chấp nhận rộng rãi là do các cử tri đã bày tỏ sự chán nản và bực bội trước thành tích kém cỏi của nền kinh tế. Quả thật là khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu, phần lớn họ đã có chung suy nghĩ rằng tình trạng kinh tế đang xấu đi trầm trọng, nhiều người đã cho rằng trách nhiệm thuộc về Tổng thống Barack Obama và đã bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ của ông.

Nhưng giờ đây, mọi người đột nhiên lại phát hiện ra rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở tình trạng khá tốt – tốt đến mức Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng Viện Hoa Kỳ, đã chuyển từ đổ lỗi cho Obama vì gây nên tình trạng kinh tế yếu kém sang đòi được ghi nhận công lao (của Đảng Cộng hòa) vì mang lại một nền kinh tế hiệu quả. Continue reading “Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?”

Những thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2015

04b3

Nguồn: Truong-Minh Vu, “2015 Challenges for the Communist Party of Vietnam,” The Diplomat, 01/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Các chuyên gia hàng đầu về Việt Nam đã đánh giá Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI diễn ra hồi đầu tháng trước là một sự kiện mang tính bước ngoặt, bởi qua đó đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam trong 5 năm tới đã được hình thành. Quả thực, nhân sự chính là vấn đề trọng tâm của gần 197 Ủy viên Trung ương và dự khuyết tại Hà Nội lần này.  Trong khi các chuyên gia trong và ngoài nước tập trung chủ yếu vào kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý nghĩa cơ bản của nó lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Thật ra, việc đánh giá cán bộ phản ánh quan điểm của giới tinh hoa chính trị về việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và báo hiệu cho đường lối tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Continue reading “Những thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2015”

Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

1400-Year-History-of-Hate

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War with Radical Islam,” Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Nguyễn Việt Vân Anh & Lê Hồng Hiệp

Không phải là ẩn dụ khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng đất nước của ông đang ở trong một cuộc chiến với Hồi giáo cực đoan. Một cuộc chiến thực sự đã chính thức nổ ra, và các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo ở Paris là một phần của nó. Nhưng cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, nó không chỉ là về tôn giáo, cuồng tín, và ý thức hệ, mà còn liên quan đến địa chính trị, và giải pháp cuối cùng của nó cũng nằm trong địa chính trị.

Những tội ác ở Paris, New York, London, và Madrid – các cuộc tấn công vào vô số quán cà phê, trung tâm thương mại, xe buýt, xe lửa, và hộp đêm – đã đánh vào những giá trị nhân văn cơ bản nhất của loài người, bởi chúng cố ý sát hại người vô tội  và tìm cách lan truyền nỗi sợ hãi trong xã hội. Chúng ta đã quen coi tội ác là sản phẩm của những kẻ điên rồ và chống đối xã hội, và chúng ta khó chấp nhận một lời giải thích nào khác ngoài sự điên rồ của những tên tội phạm như vậy. Continue reading “Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”

Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan

taiwan election

Nguồn: Fu-Kuo Liu, “Taiwan’s shifting political landscape,” East Asia Forum, 18/01/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kết quả cuộc bầu cử chính quyền địa phương của Đài Loan diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái là một bất ngờ lớn không chỉ với riêng người dân Đài Loan.[1] Quốc Dân Đảng cầm quyền đã bị đánh bại với mức chênh lệch chưa từng có. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, khi Quốc Dân Đảng giành thắng lợi. Trong các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố, Quốc Dân Đảng chỉ giành thắng lợi ở 1 trong số 6 thành phố trực thuộc trung ương và 5 trong số 16 thành phố và huyện trực thuộc tỉnh. Kết quả này đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh chính trị của Đài Loan. Nhưng không nên xem đây là một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Continue reading “Bối cảnh chính trị đang thay đổi của Đài Loan”

Triển vọng kinh tế Trung Quốc

China-Economic-Growth

Nguồn: Zhang Monan, “The Next Chinese Economy,” Project Syndicate, 03/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thúc Cường | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hơn 30 năm phát triển vượt bậc, nền kinh tế Trung Quốc đang có xu hướng quay về với đường lối phát triển mang tính truyền thống hơn – và quá trình tái cân bằng khó khăn đang được tiến hành, ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Thứ nhất, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 10% GDP vào năm 2007 còn khoảng hơn 2% trong năm ngoái – mức thấp nhất trong 9 năm vừa qua. Trong quý 3 năm 2014, thặng dư ngoại thương đứng ở mức 81,5 tỉ USD và thâm hụt tài khoản vốn lên tới 81,6 tỉ USD, những con số này phản ánh một cán cân thanh toán ổn định hơn. Continue reading “Triển vọng kinh tế Trung Quốc”

Nước Mỹ và các liên minh vì hòa bình

John Kerry waves after delivering speech in Tokyo

Nguồn: John Kerry, “Alliances for Peace”, Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Biên tập: Phạm Trang Nhung

Tôi lớn lên trong bóng tối của Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, và vào lúc bình minh của Chiến tranh Lạnh.

Công việc làm viên chức ngoại giao của cha tôi đã cho tôi một cơ hội để chứng kiến lịch sử một cách sát sao: Tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh dạo chơi cùng ông trên các bãi biển vùng Normandy và quan sát xác những con tàu (đổ bộ) Higgins bị cháy rụi vẫn còn nằm trên những bờ biển đó, mới chỉ vài năm sau khi rất nhiều thanh niên đã ngã xuống để thế giới được tự do. Cũng như vậy, tôi sẽ không bao giờ quên được cảm giác rờn rợn khi đạp xe qua cổng Brandenburg từ khu Tây vào khu Đông Berlin, và thấy được sự tương phản giữa những người tự do và những người bị mắc lại phía sau Bức màn Sắt. Continue reading “Nước Mỹ và các liên minh vì hòa bình”

Tại sao nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ?

Nguồn: Charles Wyplosz, “Why Russia’s Economy Will Not Collapse,” Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cơn sụt giá chóng vánh của đồng rúp bất chấp nỗ lực tăng mạnh lãi suất đến dường như tuyệt vọng giữa đêm khuya[1] của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hồi tháng trước đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về cuộc khủng hoảng kinh tế Nga năm 1998. Quả thật, phương Tây đã tìm cách làm sống lại bóng ma đó trong cuộc đối đầu đang tiếp diễn với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng dù nền kinh tế Nga chắc chắc đang gặp rắc rối, khả năng nó sụp đổ hoàn toàn lại rất thấp.

Dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Nga; phần còn lại là các hàng hóa cơ bản khác. Do đó, sự sụt giảm giá dầu thế giới gần đây rõ ràng là một cú sốc đủ lớn – khi kết hợp với tác động của các biện pháp trừng phạt ngày càng khắt khe của phương Tây – để châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng đáng kể. Continue reading “Tại sao nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ?”