Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?

china cics

Nguồn: Yu Yongding, “China faces challenges but bears beware of betting on collapse”,  East Asia Forum, 28/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Orwell từng nhận xét: “Những kẻ đang chiến thắng có vẻ như sẽ luôn bất khả chiến bại”. Cách đây không lâu, nhiều người phương Tây đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Dù vậy, trong vòng hai năm qua nhiều người phương Tây đã bắt đầu nhận ra những nguy cơ sắp xảy ra ở Trung Quốc. Tình trạng bất ổn lao động, bong bóng nhà đất ngày càng phình to, hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banking), nợ chính quyền địa phương tăng cao và tình trạng dư thừa sản xuất (overcapacity) chung quy lại đều cho thấy một điều: sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc đang đến gần.

Nhưng không như kỳ vọng của những người có suy nghĩ bi quan về nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế nước này sẽ một lần nữa đi ngược lại những dự báo tồi tệ của năm 2014. Tăng trưởng năm 2014 được kỳ vọng sẽ gần đạt mục tiêu 7,5% mà chính phủ đặt ra. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?”

Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập

putin isolated

Nguồn: Harold James & Domenico Lombardi, “The Global Consequences of Russia’s Isolation“, Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Cuộc khủng hoảng hiện tại của Nga, đặc biệt là sự sụp đổ của đồng rúp, cho thấy sự mong manh không chỉ của nền kinh tế Nga, mà còn của trật tự quốc tế hiện tại và các nền tảng tư duy đương đại về tính bền vững kinh tế và chính trị. Quả thật, cuộc khủng hoảng của Nga chưa từng được cho là sẽ xảy ra – và sự cô lập ngày một tăng của Nga khiến nó ít được hưởng lợi từ cơ chế quản trị toàn cầu hiện nay.

Sau cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ Latinh những năm 1980 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 (cũng ảnh hưởng tới Nga), các nền kinh tế mới nổi đã quyết tâm tìm hiểu làm thế nào để tránh lặp lại kinh nghiệm đó. Continue reading “Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập”

Luật pháp Trung Quốc sau Hội nghị Trung ương 4

BN-FE563_chinah_P_20141024014322

Nguồn: Carl Minzner, “After the Fourth Plenum: What Direction for Law in China?”, China Brief, Volume 14, Issue 22, 20/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thiện Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23 Tháng 10, giới chức Trung Quốc đã kết thúc Hội nghị Trung ương Đảng hàng năm, tập trung vào vấn đề “y pháp trị quốc” (trị quốc theo pháp luật). Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc xem pháp luật là trọng tâm cuộc họp. Trong các tuần sau đó, các nhà quan sát đã phân tích câu chữ của toàn bộ nghị quyết để tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy hướng đi trong tương lai của cuộc cải cách tư pháp tại Trung Quốc.

Được nêu ra lần đầu tiên trong nghị quyết Hội nghị trung ương đảng vào năm 1997, và được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc năm 1999, “y pháp trị quốc” đã chứng minh là một thuật ngữ gây tranh cãi đối với nhà nước cũng như xã hội Trung Quốc. Nhà chức trách đã dùng nó như một định hướng chung để thúc đẩy một loạt các cải cách hành chính và pháp lý. Continue reading “Luật pháp Trung Quốc sau Hội nghị Trung ương 4”

Những xiềng xích lịch sử của Đông Á

Japanese-comfort-women-pr-012

Nguồn: Brahma Chellaney, “East Asia’s Historical Shackles,” Project Syndicate, 12/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả? Continue reading “Những xiềng xích lịch sử của Đông Á”

Trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Obama

modi-obama-2

Nguồn: Martin Feldstein, “Obama’s Passage to India,” Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lê Thị Linh Nhâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 7 tháng kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền, chính sách đối ngoại mạnh mẽ của ông đã khiến giới quan sát ngạc nhiên. Sau khi mời các nhà lãnh đạo Pakistan và các nước láng giềng khác đến tham dự lễ nhậm chức của mình, ông bắt đầu chuyến viếng thăm tới Trung Quốc, Úc, và Hoa Kỳ. Gần đây hơn, ông đã chào mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin tới New Delhi và ký một số lượng lớn các giao dịch cũng như đơn đặt hàng thương mại để nhập khẩu các lò phản ứng hạt nhân của Nga. Modi nói với đồng bào mình rằng Ấn Độ là quốc gia mạnh và được đánh giá cao trên thế giới. Continue reading “Trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Obama”

#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)

508649-voteeconomy-1361114600-524-640x480

Nguồn: Georg Sørensen, “Domestic Consequences of Democracy: Growth and Welfare?”, in G. Sørensen, Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a Changing World, (Philadenphia: Westview Press, 2008), pp. 99-130.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

 Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Liệu dân chủ có thực sự đáng bận tâm? Liệu nó có mở đường cho cải tiến trong các lĩnh vực khác của đời sống ngoài những lĩnh vực liên quan chặt chẽ với tự do chính trị? Đối với nhân dân các nước hiện đang trải qua thời kỳ quá độ sang nền chính trị dân chủ hơn, vấn đề này cực kỳ quan trọng. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu những hệ quả của dân chủ đối với việc phát triển kinh tế, được định nghĩa là tăng trưởng và phúc lợi xã hội. Mối quan hệ giữa dân chủ và nhân quyền cũng sẽ được xem xét. Trong khi dân chủ được coi là một biến phụ thuộc trong Chương 2 khi chúng ta tìm kiếm những điều kiện thuận lợi để nền dân chủ trỗi dậy, trong chương này nó lại được coi là một biến độc lập, khi chúng ta xét ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét câu hỏi liệu dân chủ, một khi đã đạt được, có khả năng đáp ứng kỳ vọng cải thiện thành tích về tăng trưởng kinh tế và phúc lợi hay không. Continue reading “#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)”

Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe

Part-HKG-Hkg10130888-1-1-0

Nguồn: Kazuhiko Togo, “Abe’s foreign and security policy agenda”, PacNet #91, 29/12/2014.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 của ông Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) thể hiện sự âm thầm chuyển dịch quyền lực từ phe cánh hữu dân tộc chủ nghĩa (nationalist – right) sang các lực lượng trung dung tự do (liberal-center forces). Như Brad Glosserman đã chỉ ra, điều này được thể hiện trước tiên qua việc Đảng Komeito (Công minh) nổi lên tương đối, tăng 4 ghế lên tổng số 35, và LDP mất 3 ghế, còn lại tổng số 290 ghế trong liên minh cầm quyền. Continue reading “Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe”

Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar

5493f7a5c1e7c

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Pakistan after the Peshawar Massacre“, Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Vào ngày 16 tháng 12, phiến quân Taliban đã tấn công một trường học của quân đội ở Peshawar và sát hại 132 trẻ em và 9 người lớn. Tám tên khủng bố trong đồng phục quân đội đã xâm nhập vào khuôn viên được canh phòng cẩn mật của ngôi trường và xả súng vào học sinh và nhân viên. Lực lượng biệt động quân đội Pakistan đã chiến đấu với những kẻ đột nhập trong nhiều giờ đồng hồ trước khi hạ gục tên cuối cùng.

Cuộc tấn công vào trường học quân sự này là cuộc tấn công đơn lẻ đẫm máu nhất trong lịch sử Taliban. Vấn đề hiện nay là liệu sự kiện này có trở thành một bước ngoặt đối với Pakistan trong quan hệ với nhóm vũ trang này hay không. Quân đội Pakistan là thiết chế được tôn trọng và quyền lực nhất của đất nước. Bằng cách tấn công vào con em của các gia đình quân đội, Taliban làm gia tăng mạnh khả năng Pakistan sẽ kiên quyết có các bước đi chống lại nó. Continue reading “Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar”

Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics

Tokyo
Nguồn:
Koichi Hamada, ”The Renewed Promise of Abenomics,”Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản vừa giành được chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/12/2014, với sự đồng thuận áp đảo của cử tri Nhật Bản dành cho chương trình nghị sự về chính sách kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Shinzo Abe. Dù số lượng cử tri đi bầu là tương đối thấp, chủ yếu do điều kiện kỹ thuật, thông điệp của cuộc bầu cử đã trở nên rõ ràng: phần lớn người dân Nhật Bản đều vô cùng ghét viễn cảnh phải quay về quỹ đạo kinh tế ảm đạm lan khắp đất nước trước khi có “Abenomics.”

Khi “mũi tên” đầu tiên của Abenomics – một chương trình kích thích tài khóa – được đưa ra cách đây gần 2 năm, phản ứng tức thời của các thị trường tài sản là khá tích cực. Mũi tên thứ hai của Abenomics – chính sách nới lỏng tiền tệ – đã tăng cường những tác động này. Continue reading “Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics”

Chuỗi thắng lợi ngoại giao của Putin

2putin-interview-syria-diplomacy.si

Nguồn: Richard Weitz, “Putin’s Winning Streak,” Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Vân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Nga xâm chiếm Crimea mùa hè năm ngoái, phương Tây đã dựa vào một chiến lược với các lệnh trừng phạt kinh tế và cô lập quốc tế để buộc Điện Kremlin ngừng hỗ trợ cho phiến quân ở miền Đông Ukraina. Nhưng một loạt những thành công gần đây trong ngoại giao của Tổng thống Nga Vladimir Putin – đặc biệt là với Iran, Bắc Triều Tiên, và Pakistan – đã làm giảm hiệu quả của chiến lược này. Continue reading “Chuỗi thắng lợi ngoại giao của Putin”

Thoát Trung hay thoát chính mình?

ChinaVietnamProtest-621x343

Tác giả: Trần Văn Thành

Không phải sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam và làn sóng phản đối Trung Quốc bùng nổ mạnh mẽ ở trong nước và ngoài nước thì chúng ta mới đặt ra vấn đề “tránh lệ thuộc vào Trung Quốc” hay “Thoát Trung” như cách thường gọi của người Việt. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng hành động thực tế thì khó khăn hơn nhiều. Việt Nam nằm ngay cạnh Trung Quốc, chúng ta không thể mang nước mình đi đặt ở vị trí khác mà chỉ có cách cùng chung sống hòa bình với họ. Và không phải muốn “Thoát Trung” là “thoát” được ngay. Tuy nhiên, nếu không hành động một cách khẩn trương và quyết liệt thì việc có nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc ngày một trầm trọng hơn, từ đó kéo theo những hệ lụy khác là khó tránh khỏi.

Bài viết này tập trung phân tích một số nguyên nhân Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc và đề xuất một số giải pháp khắc phục. Continue reading “Thoát Trung hay thoát chính mình?”

#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi

2012.03.30.china-africa

Nguồn: Harry Verhoeven (2014). “Is Beijing’s Non-Interference Policy History? How Africa Is Changing China”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No. 2, pp. 55–70.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Sự thắt chặt nhanh chóng trong mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) với 54 nước châu Phi mang ý nghĩa địa chính trị to lớn. Khó mà có thể hiểu được Trung Quốc đã duy trì được sự tăng trưởng ngoạn mục hàng năm của mình như thế nào nếu không có sự đóng góp của xuất khẩu nguyên liệu từ châu Phi và lợi nhuận của những doanh nghiệp Trung Quốc thu được từ nhu cầu của châu Phi về hàng tiêu dùng, về các dự án xây dựng, và về dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Lượng văn liệu đồ sộ về câu chuyện Trung Quốc- châu Phi gồm những nghiên cứu cho rằng chính Bắc Kinh đã dẫn đến sự tái thuộc địa hóa cả châu lục[1] đối  chọi với những phân tích tán dương Trung Quốc như là vị cứu tinh của châu Phi vào lúc mà phương Tây chỉ can dự tới châu lục này qua lăng kính của cuộc chiến quốc tế chống khủng bố và các dự án từ thiện được vận động bởi các ngôi sao nhạc rock.[2]  Continue reading “#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi”

Tại sao Thủ tướng Abe tái đắc cử?

949273-shinzo-abe

Nguồn: Yuriko Koike, “Four more years for Abe”, Project Syndicate, 30/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong cuộc bầu cử trước thời hạn vào tháng 12 do Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Shinzo Abe khởi xướng, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác trong liên minh cầm quyền là Đảng Công Minh đã giành thắng lợi với 326 ghế trong tổng số 475 ghế tại Quốc hội, tiếp tục chiếm đa số tại hạ viện. Đây được xem là một chiến thắng phi thường – điều mà nước Nhật chưa từng chứng kiến trong nhiều thập niên qua.

Các đảng đối lập của Nhật đã không đưa ra được lựa chọn có sức thuyết phục nào để thay thế các chính sách của Thủ tướng Abe. Trong khi đó, Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) từng nắm quyền lãnh đạo gần 3 năm trước thậm chí không có đủ ứng cử viên để tranh cử vào mỗi ghế trong quốc hội. Có lẽ con đường quay lại sân khấu chính trị của đảng này còn khá dài  và ảm đạm. Continue reading “Tại sao Thủ tướng Abe tái đắc cử?”

Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc

4th plenum ccp

Tác giả: Timothy Heath, “Fourth Plenum: Implications for China’s Approach to International Law and Politics“, China Brief, Volume Vol.14, Issue No.22, 20/11/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 bế mạc gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tập trung các nỗ lực nhằm cải cách các thể chế và luật pháp quốc tế bên cạnh thúc đẩy các giá trị, nguyên tắc chính trị và lập luận pháp lý cho phù hợp hơn với nhu cầu của Trung Quốc. Những định hướng này cho thấy nỗ lực ở quy mô rộng lớn hơn, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính quyền, nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tại châu Á. Tuy nhiên nó cũng đồng thời mở ra cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực song trùng lợi ích và mở rộng đối thoại trong những vấn đề còn tồn tại nhiều bất đồng. Continue reading “Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ

Nguồn: BBC

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Inequality and the American Child”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Hà Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trẻ em từ lâu đã được công nhận là một nhóm đặc biệt. Chúng không được chọn cha mẹ, chưa nói đến việc lựa chọn hoàn cảnh được sinh ra. Chúng không có khả năng tương tự như người lớn để bảo vệ hoặc chăm sóc cho bản thân. Đó là lý do vì sao Hội Quốc Liên phê chuẩn Tuyên bố Geneva về Quyền Trẻ em vào năm 1924, và cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước về Quyền Trẻ em vào năm 1989.

Đáng buồn thay, Hoa Kỳ đang không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong thực tế, cho đến ngày hôm nay Hoa Kỳ thậm chí vẫn chưa phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em. Nước Mỹ, với hình ảnh được ca ngợi như là một vùng đất của cơ hội, đáng ra phải là một hình mẫu đầy cảm hứng về cách đối xử đúng đắn và gương mẫu đối với trẻ em. Thay vào đó, nó lại là một biểu tượng của sự thất bại – một đất nước góp phần vào tình trạng trì trệ toàn cầu về quyền trẻ em trên trường quốc tế. Continue reading “Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ”

Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo

Citizens carrying a giant cardboard pencil reading "Not Afraid" take part in a Hundreds of thousands of French citizens solidarity march (Marche Republicaine) in the streets of Paris January 11, 2015. French citizens will be joined by dozens of foreign leaders, among them Arab and Muslim representatives, in a march on Sunday in an unprecedented tribute to this week's victims following the shootings by gunmen at the offices of the satirical weekly newspaper Charlie Hebdo, the killing of a police woman in Montrouge, and the hostage taking at a kosher supermarket at the Porte de Vincennes.    REUTERS/Charles Platiau (FRANCE  - Tags: CRIME LAW POLITICS CIVIL UNREST SOCIETY TPX IMAGES OF THE DAY)   - RTR4KX9Q

Nguồn: Ian Buruma, “Charlie and Theo”, Project Syndicate, 15/1/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan ám sát ở Amsterdam cách đây hơn mười năm có nhiều điểm tương đồng với các họa sĩ trào phúng của tạp chí Charlie Hebdo. Cũng giống như các họa sĩ và biên tập viên người Pháp, ông là một người khiêu kích, một kẻ vô chính phủ về mặt đạo đức, một nghệ sĩ gây sốc, người chưa bao giờ ngừng ham muốn phá hủy mọi điều cấm kị.

Bởi vì chủ nghĩa bài Do Thái là một điều cấm kị lớn ở châu Âu thời hậu Thế chiến, Van Gogh đã xúc phạm người Do Thái bằng những câu đùa thô lỗ về các phòng hơi ngạt (được Đức Quốc xã dùng để giết hại người Do Thái – NBT). Bởi vì người ta nói với chúng ta rằng phải “tôn trọng” đạo Hồi, ông ta đã nhạo báng thánh Allah và nhà tiên tri của Người, cũng gần giống như cách Charlie Hebdo đã làm. Continue reading “Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo”

Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản

130723021713-abe-new-story-top

Nguồn: Shinzo Abe, “Japan’s Vote for Bold Reform”, Project Syndicate, 05/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với sứ mệnh to lớn được người dân Nhật Bản giao phó thể hiện qua số phiếu ủng hộ áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 14 tháng 12 vừa rồi, khả năng hành động quyết đoán của chính phủ chúng tôi đã được tăng cường đáng kể. Thật vậy, giờ đây chúng tôi không chỉ có thẩm quyền để hành động mà còn nhận được một thông điệp rõ ràng và dứt khoát từ cử tri rằng chúng tôi phải hành động như vậy.

Cụ thể, giờ đây chúng tôi có nhiệm vụ khởi động chương trình cải cách cơ cấu, thứ được thế giới biết đến như là “mũi tên thứ ba” của cái gọi là chính sách kinh tế “Abenomics.” Chính cải cách cơ cấu sẽ giải phóng khả năng cạnh tranh cũng như tính năng động vốn bị kìm hãm quá lâu của các doanh nghiệp và người dân Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản”

Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?

130526225309-russia-xi-putin-story-top

Nguồn: Joseph S. Nye, “A New Sino-Russian Alliance?” Project Syndicate, 13/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của địa chính trị theo phong cách Chiến tranh Lạnh. Cuộc xâm lược Ukraina và sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin bị đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, làm suy yếu mối quan hệ của Nga với phương Tây và khiến Điện Kremlin mong muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể xây dựng một liên minh thực sự với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay không?

Thoạt nhìn, điều đó có vẻ hợp lý. Quả thật, lý thuyết truyền thống về cân bằng quyền lực cho thấy ưu thế vượt trội của Mỹ về các nguồn lực sẽ bị cân bằng lại bởi sự hợp tác Trung – Nga. Continue reading “Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?”

Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?

ISIS

Nguồn: Gopal Ratnam, “What comes after the Islamic State is defeated?“, Foreign Policy, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hải Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Mỹ chắc chắn sẽ tiến hành cuộc chiến tại Iraq vào năm 2003 nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, tướng David Petraus đã nói với một phóng viên rằng: “Hãy cho tôi biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào”. Sau hơn mười một năm với hàng trăm tỉ đô la, hàng nghìn binh sỹ Mỹ lại một lần nữa chiến đấu với một kẻ thủ khác tại Iraq. Và câu hỏi cũ vẫn còn đó.

Việc rút hết quân đội Mỹ về nước vào năm 2011 của tổng thống Barack Obama sau thất bại trong việc giành được một thỏa thuận an ninh với Iraq đã không được thực hiện khi Obama yêu cầu khoảng 3.100 binh sỹ Mỹ ở lại Iraq nhằm giúp huấn luyện quân đội nước này chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Theo các quan chức và giới phân tích quân sự thì giả sử ngay cả khi quân đội Mỹ và Iraq đánh bại IS, việc ngăn chặn một đất nước Iraq không bị chia cắt bởi các nhóm sắc tộc sẽ đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?”

Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức

0,,16666317_303,00

Nguồn: Joschka Fischer, “German Foreign Policy Comes of Age”, Project Syndicate, 5/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Tố Trinh | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Sự thống nhất nước Đức cách đây gần 25 năm đã một lần nữa đặt vào trung tâm châu Âu một cường quốc lớn có vị trí, tiềm năng kinh tế và cả lịch sử làm dấy lên những mối nghi ngờ về  tham vọng bá quyền của nước này. Các nhà lãnh đạo châu Âu lớn vào thời điểm đó –  bao gồm Giulio Andreotti, Margaret Thatcher, và François Mitterrand – đã lo lắng rằng Đức có thể tìm cách thay đổi kết quả của hai cuộc thế chiến.

Trong giới chính trị gia Đức vào năm 1990,  ý tưởng này có thể bị coi là quái gở và vô lý. Nhưng chấm dứt sự chia cắt nước Đức cũng là chấm dứt trật tự thế giới hai cực của Chiến tranh Lạnh; và, khi mà thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng và căng thẳng nguy hiểm ngày càng gia tăng (ở Ukraine, Trung Đông và Đông Á), sự thiếu vắng một trật tự thế giới đã trở nên rõ ràng đến mức nguy hiểm. Continue reading “Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức”