Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”

Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine

Nguồn: Nicolai N. Petro, “Ukraine Has a Civil Rights Problem,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình đoàn kết thời chiến cũng không thể giúp hàn gắn vết thương trong quá khứ.

Nửa cuối năm 2022, khi việc Ukraine chiến thắng Nga vẫn còn là một viễn cảnh xa vời, những tiếng nói chất vấn các chính sách đối nội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là rất hiếm. Tuy nhiên, giờ đây, dù những lời chỉ trích chiến lược quân sự của Kyiv vẫn là điều cấm kỵ, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến những cuộc tranh luận thẳng thắn trên mạng xã hội Ukraine về tương lai của đất nước sau chiến tranh, và ai sẽ là người xây dựng tương lai ấy. Continue reading “Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine”

Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “Who Gets to Tell China’s Story?,” Foreign Affairs, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà sử học ngầm của Trung Quốc đang thách thức câu chuyện lịch sử của Đảng Cộng sản nước này.

Đầu năm 1990, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc đã ẩn náu cùng vợ và con trai tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, trong lúc chứng kiến đất nước bị nhấn chìm bởi bạo lực. Vào tháng 6 một năm trước, chính quyền đã đàn áp các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại hàng trăm người và buộc nhiều người khác phải lưu vong. Phương Lệ Chi khi đó đã trốn đến đại sứ quán và đang chờ đợi một thỏa thuận cho phép ông rời đi. Continue reading “Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?

Nguồn: Who is Geert Wilders, the surprise winner of the Dutch election?“, The Economist, 24/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy chống Hồi giáo đã có một sự nghiệp lâu dài, nhưng đây là kết quả tốt nhất của ông

Ngày 22 tháng 11 Đảng Vì Tự do (PVV) chống người nhập cư của Geert Wilders đã về nhất trong cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan , giành được 37 trong số 150 ghế trong quốc hội, tương đương 23,6% số phiếu bầu. Chiến thắng của ông là một bất ngờ lớn. Nhưng người được hưởng lợi từ việc đột ngột chuyển hướng sang cánh hữu này không phải là một nhân vật mới nổi. Wilders, 60 tuổi, là nghị sĩ tại vị lâu nhất trong quốc hội Hà Lan, ông gia nhập Quốc hội Hà Lan vào năm 1998 với tư cách là thành viên của Đảng Tự do trung hữu (VVD). Ông rời đảng đó vào năm 2004 vì ông cho là đảng này mềm mỏng với Hồi giáo, và thành lập PVV vào năm 2006. Ông luôn có được sự ủng hộ vững chắc của cử tri, nhưng hầu như dành toàn bộ sự nghiệp nghị sĩ của mình ở bên lề, bị ảnh hưởng bởi việc các đảng khác từ chối hợp tác với ông. Giờ đây, có nhiều khả năng điều này sẽ thay đổi. Continue reading “Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?”

Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “What a Russian Victory Would Mean for Ukraine,” Foreign Policy, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Ukraine sẽ phải đối mặt với nạn khủng bố ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ kỷ nguyên toàn trị hồi thế kỷ 20.

Trong lúc cuộc phản công của Ukraine bị đình trệ và Quốc hội Mỹ còn đang tranh cãi về khoản viện trợ quân sự quan trọng, một số nhà phân tích đã bắt đầu lo ngại về một bước ngoặt trong cuộc chiến có thể dẫn đến thất bại của Ukraine. Dù tình hình trên chiến trường vẫn chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng nó có thể nhanh chóng xấu đi nếu không có khoản viện trợ quân sự đáng kể mà Mỹ dành cho Ukraine. Continue reading “Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?”

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s spy agency now watches for doomsayers,” Nikkei Asia, 21/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với quyền kiểm soát ‘an ninh kinh tế’ ngày càng tăng, Bộ An ninh Quốc gia đang tỏ ý sẽ mạnh tay đàn áp các ý kiến tiêu cực.

Hồi đầu tháng này, ban lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thường niên để đề ra các chính sách kinh tế cho năm tới, nhưng cơ quan tình báo của đất nước lại là cơ quan đầu tiên báo cáo chi tiết về những gì đã được quyết định trong cuộc họp.

Điều kỳ lạ thứ hai là một câu trong tuyên bố được Bộ An ninh Quốc gia đăng trên mạng xã hội WeChat. Nó ám chỉ một cuộc trấn áp những ý kiến tiêu cực liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế”

“Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?

Nguồn: Thomas Grove, Alan Cullison & Bojan Pancevski,How Putin’s Right-Hand Man Took Out Prigozhin”, Wall Street Journal, 22/12/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trên đường băng của một sân bay ở Moscow vào cuối tháng 8, Yevgeny Prigozhin đã đợi chiếc Embraer Legacy 600 của mình kiểm tra an toàn trước khi cất cánh. Vị chỉ huy nhóm lính đánh thuê đang trên đường trở về nhà ở St. Petersburg với chín người khác. Do sự chậm trễ, không ai trong cabin nhận thấy có một thiết bị nổ nhỏ đã được cài dưới cánh máy bay.

Khi chiếc máy bay cuối cùng cất cánh, nó đã leo lên độ cao 8,53km sau 30 phút, trước khi cánh nổ tung, khiến máy bay rơi xuống đất. Tất cả 10 người thiệt mạng, bao gồm Prigozhin, chủ sở hữu của nhóm bán quân sự Wagner. Continue reading ““Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?”

Houthi, nhóm tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, là ai?

Nguồn: Who are the Houthis, the group attacking ships in the Red Sea?”, The Economist, 12/12/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã để lại những gợn sóng ở Biển Đỏ. Kể từ khi cuộc tấn công Gaza của Israel bắt đầu, Houthi, một nhóm nổi dậy ở Yemen, đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào các tàu chở hàng. Nhóm nổi dậy này, được Iran hậu thuẫn, nói rằng họ đang hành động trong tình đoàn kết với người Palestine. Họ đe dọa sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào đến hoặc rời khỏi Israel mà không cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza. Vào ngày 19 tháng 11, các chiến binh Houthi đã cướp một tàu chở hàng có liên kết với một công ty của Israel (xem video bên dưới). Vào ngày 12 tháng 12, một tên lửa được phóng từ khu vực do nhóm này kiểm soát ở Yemen đã làm hư hại một tàu chở dầu của Na Uy dù chủ sở hữu của tàu nói rằng nó đang không trên đường đến Israel. Các tàu chiến của Pháp cũng là mục tiêu. Mỹ đang cố gắng kêu gọi sự ủng hộ đối với việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân để đối phó vấn đề. Vậy nhóm Houthi là ai và tại sao họ lại tham gia vào cuộc chiến? Continue reading “Houthi, nhóm tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, là ai?”

Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why Biden Won’t Break With Netanyahu,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vào đó, Mỹ sẽ tìm cách hạ thấp những khác biệt với Israel về cuộc chiến ở Gaza.

Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước những người ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông hồi tuần trước, người ta có thể nghĩ rằng ông đã hết chịu nổi “người bạn tốt” Benjamin Netanyahu và chiến dịch trên bộ của Israel ở Dải Gaza, một chiến dịch mà theo nhiều người là giống như một đoàn tàu chở hàng mất kiểm soát, để lại cái chết và sự hủy diệt ở những nơi nó đi qua. Tổng thống cho biết Israel đang mất dần sự ủng hộ; đề cập đến “các vụ ném bom bừa bãi” vào Gaza; và kết thúc bằng một câu nói có phần kỳ quặc và khó hiểu, rằng Netanyahu “phải thay đổi và… chính phủ Israel đang cản trở hành động của ông ấy.” Biden khiến người nghe tự hỏi liệu có phải ông đang kêu gọi Netanyahu, hay liên minh của thủ tướng Israel – hay cả hai – hãy ra đi. Continue reading “Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?”

Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s War Party,” Foreign Affairs, 01/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc bầu cử ở Nga sẽ xác thực chế độ chuyên chế và định hình xung đột vĩnh viễn với phương Tây.

“Nếu có Putin thì có nước Nga; nếu không có Putin thì không có nước Nga,” chủ tịch đương nhiệm của Duma Quốc gia, đồng thời là phụ tá trung thành của Putin, Vyacheslav Volodin, đã phát biểu như vậy vào năm 2014. Volodin khi đó đang nói về một chế độ chuyên chế lý tưởng, một chế độ mà trong đó đất nước được đánh đồng với người cai trị và ngược lại. Vào thời điểm Volodin nói những lời đó, Điện Kremlin đang đắm chìm trong hân hoan vì đã sáp nhập thành công Crimea. Nhờ cái gọi là “đa số ủng hộ Putin,” chính phủ đã có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một chế độ chuyên chế như vậy với sự tán thành rộng rãi của công chúng. Continue reading “Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin”

Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did Putin’s tip lead Xi to purge his foreign minister?,” Nikkei Asia, 14/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi Tần Cương biến mất, Bắc Kinh đã thay đổi lập trường về cuộc chiến Ukraine.

Những vấn đề thúc đẩy các quyết định chính trị đôi khi có thể kịch tính hoặc kỳ lạ đến mức khó tin.

Theo tiết lộ từ các nguồn tin quen thuộc với quan hệ Trung-Nga, vụ thanh trừng bất ngờ và bí ẩn đối với Ngoại trưởng Tần Cương hồi mùa hè này nhiều khả năng là do Moscow chỉ điểm. Continue reading “Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?”

Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?

Nguồn: Charlie Savage, Jonathan Swan, và Maggie Haberman, “Why a Second Trump Presidency May Be More Radical Than His First,” New York Times, 04/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Donald Trump từ lâu đã thể hiện bản năng của một nhà độc tài, nhưng các chính sách của ông đang trở nên phức tạp hơn, trong khi các cơ chế để kiểm soát ông lại dần yếu đi.

Mùa xuân năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng xe tăng và quân đội để đàn áp cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Hầu hết người phương Tây, thuộc mọi đảng phái, đều kinh hoàng trước cuộc đàn áp khiến hàng trăm nhà hoạt động sinh viên thiệt mạng. Nhưng một người Mỹ lại cảm thấy ấn tượng. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 17 [1/3/1486, tức Minh Thành Hóa năm thứ 22], định việc dựng mốc giới hạn ruộng đất công tư. Quan phủ huyện chiếu theo bốn mặt giới hạn ruộng đất trong sổ, đối chiếu với ruộng đất được ban cấp, tập hợp những người già cả và xã thôn trưởng cùng nhau chỉ dẫn về thực tế ruộng đất, dựng mốc giới để làm phép vững chắc lâu dài.

Ngày 24 tháng 4 [27/5/1486] ra sắc chỉ rằng ruộng công cứ 6 năm cho kiểm tra đo đạc lại, để quân cấp như trước. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)”

Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Kính thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mẫn,

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên hai nước Trung Quốc, Việt Nam,

Xin gửi mọi người lời chào buổi chiều tốt lành!

Rất vui được gặp các bạn. Sau sáu năm, tôi lại đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, thấy các bạn tràn trề nhiệt tình tôi vô cùng vui mừng. Hôm nay ở đây có không ít bạn cũ từng nhiều năm dốc sức phấn đấu vì tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cũng có rất nhiều bạn trẻ mới. Thay mặt Đảng và Chính phủ Trung Quốc, tôi xin gửi tới các bạn lời thăm hỏi thân thiết! Continue reading “Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung”

Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Từ một nhà kinh tế học cấp tiến thành nhân vật chính trong lễ nhậm chức Tổng thống tại Cung Quốc hội Argentina hôm 10/12/2023, sự trỗi dậy nhanh chóng của Javier Milei mở ra một kỷ nguyên mới của  nền chính trị Argentina. Khi ông tuyên bố tham gia chính trường vào năm 2020 với cam kết cải cách toàn bộ hệ thống chính trị, ít ai có thể dự đoán rằng ba năm sau, nhà kinh tế với mái tóc bù xù và cựu bình luận viên truyền hình này có thể trở thành Tổng thống. Continue reading “Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ hai tới Việt Nam của Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau 6 năm. Cộng đồng xã hội hai nước tràn đầy hy vọng chuyến đi này sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên một “vị trí mới” và đạt “tầm cao mới”. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình”

Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan

Nguồn: Neal E. Robbins, “Hong Kong’s Choiceless Elections: A Cautionary Tale for Taiwan,” The Diplomat, 4/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồi kết của nền văn hóa chính trị từng một thời sôi động của Hong Kong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Đài Loan.

Bạn tôi chỉ vào một con phố đông đúc ở Hong Kong. “Mọi chuyện không còn như trước nữa,” anh nói về khung cảnh bên ngoài lối ra North Point của hệ thống vận tải công cộng. “Trước đây, khi chúng tôi tổ chức bầu cử, anh sẽ thấy rất nhiều biểu ngữ” của các đảng chính trị cạnh tranh nhau. Giờ đây, chỉ có bốn lá cờ nói về các cuộc bầu cử địa phương được treo trên lan can dọc phố King’s Road. Một nhân viên mặc áo khoác đỏ của đảng thân Trung Quốc cố gắng trao cho người qua đường những tờ rơi giới thiệu các ứng viên đã được chính thức tuyển chọn, nhưng ít ai chịu nhận. Continue reading “Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan”

Chính sách kinh tế của Trung Quốc đang bế tắc như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Biden summit leaves China’s economic policies up in air,” Nikkei Asia, 07/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hội nghị trung ương ba nhiều khả năng sẽ bị hoãn đến năm 2024, và vấn đề Evergrande cũng chưa được giải quyết.

Chưa đầy hai tuần sau khi trở về từ Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Thượng Hải vào cuối tháng 11, lần đầu tiên sau một thời gian dài.

Trong một động thái hiếm hoi, lịch trình chuyến thị sát từ ngày 28/11 của Tập đã được cơ quan chức năng tiết lộ trước và được lan truyền rộng rãi trên cả nước. Continue reading “Chính sách kinh tế của Trung Quốc đang bế tắc như thế nào?”