Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?

Nguồn: Derek Grossman, “Why China Should Worry About Asia’s Reaction to AUKUS,” Foreign Policy, 12/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả một số quốc gia không liên kết cũng có tín hiệu ủng hộ một cách thận trọng.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại San Diego vào tháng trước, ba nhà lãnh đạo đã công bố bước quan trọng tiếp theo cho Hiệp ước An ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Australia sẽ mua ít nhất ba, có thể là năm, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia từ Mỹ, và sau cùng, họ sẽ cùng với Anh triển khai một lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới do ba quốc gia cùng phát triển. Continue reading “Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?”

Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm ngoái Thái Hòa thứ 7 [1449], tại Chiêm Thành, Ma Ha Quí Do giành ngôi của người anh là Ma Ha Quí Lai, nên bị vua Lê Nhân Tông nước ta gửi thư trách. Vốn ôm lòng oán hận, lại muốn tránh tội cướp ngôi; Quí Do mạo tên là Quí Lai, sai sứ sang nhà Minh tố cáo Đại Việt mấy lần xâm hại, bắt người nước này kể cả nam lẫn nữ đến 33.500. Trong chiếu thư gửi Vua Lê Nhân Tông vào năm nay, tức Thái Hòa thứ 8 [1450], Vua nhà Minh nêu việc này lên, để phản đối: Continue reading “Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông”

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin

Nguồn: Alexander Gabuev, “Russia ’s reliance on China will outlast Vladimir Putin, says Alexander Gabuev”, The Economist, 18/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Khi Tập Cận Bình đến Moscow trong chuyến thăm chính thức vào ngày 20 tháng 3, các nghi lễ của Điện Kremlin đã tập trung vào việc thể hiện không chỉ sự tôn trọng đối với vị khách nước ngoài quan trọng nhất mà Nga từng tiếp đón kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine, mà còn là sự bình đẳng giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và chủ nhà, Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, nghi thức ngoại giao phức tạp này không thể che giấu sự bất cân xứng ngày càng tăng giữa hai nước. Continue reading “Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin”

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi Jinping did not meet Taiwan’s ex-president,” Nikkei Asia, 13/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hữu ích của Mã Anh Cửu đối với Bắc Kinh có thể đang suy giảm.

Trong lúc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California vào tuần trước, người tiền nhiệm của bà, Mã Anh Cửu, đã xuất hiện ở Trung Quốc đại lục.

Thoạt tiên, có vẻ như Trung Quốc đang trải thảm đỏ chào đón Mã – cựu tổng thống Đài Loan đầu tiên đặt chân lên đại lục. Nhưng khi chuyến đi kết thúc, người ta lại bắt đầu nghĩ đến câu thành ngữ tiếng Trung “đầu rồng, đuôi rắn.” Mọi chuyện đã khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Continue reading “Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

ĐẦU TÀU PHƯƠNG NAM

Cách tiếp cận của ASEAN trong việc quản lý cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ là bài học cho các nước đang phát triển. Khi Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia thuộc phương Nam, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng cách tiếp cận thực dụng tương tự để cân bằng các mối quan tâm của Bắc Kinh và Washington. Điều này không có gì bất ngờ. Nhiều nước đang phát triển tôn trọng và ngưỡng mộ những thành tựu của ASEAN và coi kinh nghiệm của khu vực là kim chỉ nam cho họ. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

ASEAN đã tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc như thế nào?

Cuộc cạnh tranh địa chính trị đang định hình thời đại của chúng ta là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong lúc căng thẳng gia tăng xoay quanh vấn đề thương mại và Đài Loan, cùng nhiều vấn đề khác, có thể hiểu được tại sao nhiều quốc gia lại ngày càng lo ngại về một tương lai được định hình bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Tuy nhiên, một khu vực đã tự tạo ra con đường hòa bình và thịnh vượng xuyên qua kỷ nguyên lưỡng cực này. Nằm ở trung tâm địa lý của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, Đông Nam Á không chỉ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh và Washington, đi dây ngoại giao để giữ vững lòng tin của cả hai bên, mà còn khiến Trung Quốc và Mỹ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của mình. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)”

Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Taiwan matters to the world,” Financial Times, 10/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh là cái giá có thể chấp nhận được để bảo vệ một nền dân chủ châu Á đang phát triển mạnh mẽ.

Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan? Đây không phải là một cuộc tranh luận trừu tượng. Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã mô phỏng các đợt tấn công ném bom nhắm vào hòn đảo, trong khi lực lượng hải quân của họ bao vây Đài Loan.

Để đối phó với việc Trung Quốc liên tục leo thang áp lực quân sự lên hòn đảo, Tổng thống Joe Biden đã hứa – bốn lần – rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?”

Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s Li Qiang orchestrates warm welcome for Hayashi,” Nikkei Asia, 04/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân thủ tướng Trung Quốc cần quan hệ tốt hơn với Nhật Bản để phục hồi nền kinh tế

Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cuối tuần qua – chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một ngoại trưởng Nhật sau ba năm – đã không có nhiều bức ảnh vui vẻ.

Nhưng xét đến mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai nước, Bắc Kinh đã chào đón Hayashi tương đối nồng nhiệt. Continue reading “Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Thái Hòa thứ 6 [3/1448], Đèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ vùng Lai Châu có tội. Triều đình bắt Mạnh Vượng tự tử, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em Vượng:

Tháng 2, Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ tri châu Phục Lễ, thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)”

Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh

Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và thế giới nên lưu tâm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Nikkei Asia, 30/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh hiện đang giám sát mọi mặt của an ninh Trung Quốc

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống Moscow vào ngày 20/03 vừa qua, ông đang rất phấn chấn.

Sau khi thuyết phục Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, qua đó chứng tỏ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Continue reading “Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc”

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

Nguồn: Craig Singleton, “China’s Ukraine Peace Plan Is Actually About Taiwan,” Foreign Policy, 06/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đề xuất của Bắc Kinh đã đặt ra các điều kiện để nước này giành chiến thắng trong một cuộc chiến ở Đông Á.

Sau 12 tháng dài đằng đẵng, Trung Quốc dường như không còn khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến của Nga ở Ukraine so với lúc xung đột mới bắt đầu. Giờ đây, khi chỉ còn là một người quan sát, vai trò chính của Bắc Kinh là cung cấp cho Moscow một huyết mạch tài chính bằng cách tăng cường mua dầu thô và than đá với giá chiết khấu, đồng thời cũng gặp được vận may bất ngờ từ lượng xuất khẩu tăng mạnh sang Nga. Tuy nhiên, những biện pháp này và các biện pháp nửa vời khác của Trung Quốc có lẽ chỉ nhằm mục đích đảm bảo Nga sẽ có những gì nước này cần để duy trì nền kinh tế thời chiến của mình – chứ không phải thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến. Continue reading ““Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Nhân Tông tên húy Bang Cơ, con thứ ba của Thái Tông; mẹ là Tuyên Từ hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Vua sinh ngày mồng 9 tháng 6 năm Tân Dậu Đại Bảo thứ 2 [27/6/1441]; ngày 16 tháng 11 [29/11/1441] lập làm Hoàng thái tử. Ngày 12 tháng 8 năm Đại Bảo thứ 3 [15/9/1442], đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn lên ngôi, lúc ấy Vua mới 2 tuổi; lấy năm sau làm Thái Hòa năm thứ 1.

Mở đầu kỷ nguyên Thái Hòa năm thứ nhất [1443], bấy giờ vua mới 3 tuổi, nên Thái hậu Nguyễn Thị Anh coi chính sự, quyết đoán việc nước. Xuống chiếu cầu lời nói thẳng, để sửa chữa những chỗ thiếu sót: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)”

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: Gideon Rachman, “The real meaning of Xi’s visit to Putin,” Financial Times, 20/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957. Continue reading “Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Heavyweight Xi Jinping gives himself a lightweight cabinet,” Nikkei Asia, 16/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các bộ trưởng kinh tế đã bị gạt ra ngoài lề trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm toàn quyền hoạch định chính sách.

“Yếu một cách đáng ngạc nhiên” là cách mà một số nhà quan sát mô tả đội hình mới của Quốc vụ viện Trung Quốc, tức chính phủ của nước này, khi thông tin được công bố tại kỳ họp thường niên gần đây của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Các quan chức kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương), đã không còn nằm trong ban lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình”

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

Nguồn:Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine. Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Continue reading “Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?”

Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phong trào Me Too – phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục đang lan tỏa nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông xã hội khắp thế giới từ tháng 10/2017 – đã trở thành một sức mạnh khiến các thế lực đen tối run sợ và chùn bước.

“Me Too”, tiếng Anh nghĩa là “Tôi cũng thế”, lần đầu tiên được một phụ nữ hoạt động xã hội tên là Tarana Burke sử dụng năm 2006 trên mạng xã hội Myspace nhằm gây sức mạnh thông qua sự đồng cảm giữa các phụ nữ da màu thuộc cộng đồng yếu thế thường bị quấy rối tình dục. “Me Too”, nay được viết thành hashtag #MeToo, tái xuất hiện sau khi một phụ nữ tố cáo trên mạng xã hội hành vi quấy rối tình dục do Harvey Weinstein gây ra đối với mình. Continue reading “Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc”

Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In his parting words, Li Keqiang warns that ‘heaven is watching’,” Nikkei Asia, 09/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã có những sự kiện âm thầm diễn ra trong lúc Tập vô hiệu hóa Quốc vụ viện để củng cố sức mạnh của đảng.

Ngay trước khi Quốc hội Trung Quốc bắt đầu phiên họp thường niên vào Chủ nhật (05/03/2023), nhiều video về một sự kiện đã được lan truyền chóng mặt.

Được quay bằng điện thoại thông minh, những video này cho thấy Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đang chào tạm biệt khoảng 800 quan chức cấp cao của chính phủ. Họ bao gồm những nhân vật quan trọng nhất của Văn phòng Quốc vụ viện, cơ quan mà Lý đã lãnh đạo trong thập niên vừa qua. Continue reading “Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’”