Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc

Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.

Từ thời nhà Tần (221-206 TCN), Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán (25-220 SCN) Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo. Continue reading “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”

‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh

Biên dịch: Trần Quang

Từ khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã trở thành dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này thể hiện những tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước và đã chính thức được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội XIX của Đảng. Cũng trong Đại hội này, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin hơn của Trung Quốc, khác xa chiến lược khiêm tốn “giấu mình chờ thời” mà từ lâu đã là đặc trưng của sự can dự toàn cầu của Bắc Kinh. Continue reading “‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Why the US and China See Negotiations Differently”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đổ vỡ vì chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc rút lại thỏa thuận về các vấn đề đã được giải quyết trước đây. Các nhà đàm phán Mỹ và Tổng thống Donald Trump rất tức giận, và vào ngày 10 tháng 5, Trump đã tăng thuế lên hơn gấp đôi đối với số hàng trị giá 200 tỷ đô la nhập từ Trung Quốc. Nhà đàm phán chính của Trung Quốc, Lưu Hạc (Liu He), nói với các phóng viên rằng vì không đạt được thỏa thuận cuối cùng nên các sửa đổi đối với thỏa thuận trước đây không phải là việc “nuốt lời”, một lập luận mà phía Mỹ dường như không chấp nhận. Chính phủ Trung Quốc hiện đã trả đũa, tuyên bố sẽ tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?”

Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?

Nguồn: Minxin Pei, “Is Trump’s Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuối tháng trước, tại một diễn đàn an ninh ở Washington, DC, Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mô tả cuộc xung đột Mỹ-Trung ngày nay là “một cuộc chiến với một nền văn minh và một hệ tư tưởng thực sự khác biệt, và Hoa Kỳ chưa từng gặp phải điều đó trước đây”. Nếu là một quả bóng thí nghiệm, nỗ lực rõ ràng nhằm định nghĩa cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc này đã không thành công.

Bằng cách định nghĩa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, Skinner – người giữ vị trí từng được đảm nhận bởi các ngôi sao sáng như George Kennan, Paul Nitze, Richard N. Haass và Anne-Marie Slaughter – vừa tỏ ra không có gì mới, vừa không chính xác. Nhà khoa học chính trị Samuel P. Huntington đã đưa ra khái niệm này hơn một phần tư thế kỷ trước, trong khi bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là một thực thể đã bị phá sản về mặt hệ tư tưởng. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Kiềm chế Trung Quốc có dễ?

Nguồn: Calls to harden the West’s defences against China suggest despair”, The Economist, 09/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lịch sử của những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc thời hiện đại đều không có kết cục vui vẻ. Liên Xô đã thử kiềm chế Trung Quốc vào năm 1960 khi Mao Trạch Đông tuyên bố không lo ngại về chiến tranh hạt nhân, cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ giết chết nhiều kẻ đế quốc hơn là những người theo chủ nghĩa xã hội, khiến thế giới bị hủy hoại trừ những người cộng sản. Quan điểm này khiến Nikita Khrushchev lo ngại. Các cố vấn kỹ thuật của Liên Xô, bao gồm các chuyên gia vũ khí hạt nhân, những người đã tiêu hủy tất cả các tài liệu mà họ không thể mang theo, đã bị rút khỏi Trung Quốc. Các kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập hợp lại các mảnh vụn, thu hồi manh mối giúp Trung Quốc thử thành công một quả bom nguyên tử bốn năm sau đó. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc có dễ?”

Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biên dịch: Nguyễn Phương HoàiHiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Tóm tắt: Cuộc xung đột đang diễn ra chậm rãi trên Biển Đông từng được coi là không đáng được quan tâm. Trung Quốc yêu sách toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông theo đường chín đoạn, giá trị pháp lý của yêu sách trên bị cơ quan tài phán quốc tế phản bác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thay đổi thực tế kiểm soát trên Biển Đông qua việc xây nhiều đảo nhân tạo kiên cố trên quần đảo Trường Sa và những nơi khác. Mỹ né tránh đấu tranh với các hành vi của Trung Quốc (dưới thời chính quyền Obama) hoặc phản ứng một cách thiếu nhất quán (dưới thời của chính quyền Trump). Bài nghiên cứu này đánh giá tác động hành vi của Trung Quốc đối với các bên liên quan, lợi ích của Mỹ, và hệ thống thế giới tự do. Continue reading “Nhận diện mục đích và chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông”

Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc

Tác giả: Mustafa Izzudin | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China–Malaysia Relations and Foreign Policy. Tác giả: Abdul Razak Baginda. Abingdon, Oxon. Nhà xuất bản: Routledge, 2016. Bìa cứng: 255 trang.

Cuốn Quan hệ Trung-Mã và Chính sách Đối ngoại kết hợp lý thuyết với lịch sử để phân tích quá trình hoạch định chính sách dẫn đến bình thường hóa quan hệ Trung-Mã ngày 31 tháng 5 năm 1974, cũng như ảnh hưởng của đột phá này đến quan hệ song phương về sau. Là một nghiên cứu về chính sách đối ngoại của các nước đang phát triển, cuốn sách được phát triển từ luận án tiến sĩ của Baginda sử dụng phân tích nhiều tầng biến số – cấp độ cá nhân, quốc gia và hệ thống quốc tế – và kết hợp với khái niệm chính trị tương quan (linkage po litics) – các biến quốc tế ảnh hưởng đến chính trị trong nước và biến trong nước ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại như thế nào – để hiểu rõ hơn quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc của Malaysia. Continue reading “Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc”

Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình

Nguồn: Minxin Pei, “The Closing of the Chinese Mind”, Project Syndicate, 16/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lou Jiwei (Lâu Kế Vĩ) có thể không phải là một cái tên quen thuộc ở phương Tây, nhưng cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc này rất nổi tiếng và được kính trọng trong giới tài chính và các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố cho thôi chức chủ tịch quỹ an sinh xã hội quốc gia của ông Lou. Động thái này phản ánh một sự thay đổi trong cách tiếp cận của lãnh đạo Trung Quốc đối với quản trị có khả năng gây ra những tác động sâu sắc tới tương lai đất nước.

Việc loại bỏ ông Lou khỏi chức vụ của ông thể hiện một sự từ bỏ tiền lệ: ba người tiền nhiệm của ông đều phục vụ trung bình 4,5 năm, và tất cả đều nghỉ hưu ở tuối 69. Ông Lou, 68 tuổi, mới chỉ đảm nhiệm chức vụ này hơn hai năm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra lý do sa thải ông Lou, nhưng có một lời giải thích khả dĩ hơn cả. Lou gần đây đã nổi lên như một nhà phê bình thẳng thắn về chính sách công nghiệp đầy tham vọng của Trung Quốc, có tên “Made in China 2025”, gọi nó là một sự lãng phí tiền công. Continue reading “Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình”

Tại sao nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông?

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Người có lương tâm trên thế giới, đều công nhận việc Trung Quốc ngang nhiên vẽ đường 9 đoạn giành chủ quyền hầu hết lãnh hải tại Biển Đông, là hành động chà đạp lẽ phải. Nhưng nói đến việc kiện Trung Quốc thì một số người còn ngần ngại, vì sợ nước này gây khó khăn, họ thường nại cớ rằng cha ông mình thời xưa đánh thắng họ, vẫn sang triều cống, “tránh voi chẳng xấu mặt”. Xin thưa mỗi thời một khác: thời xưa nước mình đơn độc, không có đồng minh; đối với nước Trung Quốc lớn hơn hàng chục lần phải thực hiện sách lược ‘độc lập thật, thần phục giả’; cứ vài năm sai sứ sang triều cống vài con voi có sẵn trên rừng, một ít tấm quyên, tấm lụa, xin cầu phong, để yên mà sống. Như vậy còn rẻ hơn so với  nước Tống đất rộng văn minh, hàng năm phải nạp cho bộ tộc Liêu mọi rợ phương bắc 20 vạn xấp lụa, mười vạn lượng bạc, Vua Tống phải xưng làm anh em với Liêu, trong hòa ước gọi là “ Thiền Uyên chi minh”! Continue reading “Tại sao nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông?”

Duterte – Tập Cận Bình: ‘Tình nghĩa đôi ta có thế thôi’?

Nguồn: The Philippines changes tack on China—again”, The Economist, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống hay biểu cảm của Philippines, Rodrigo Duterte, đã từng nói về người đồng cấp phía Trung Quốc của mình rằng “Tôi chỉ đơn giản là yêu ông Tập Cận Bình” (“I just simply love Xi Jinping”). Nhưng tình cảm ấy đã phai nhạt. Thất vọng vì các tàu Trung Quốc đã bao vây hòn đảo lớn nhất mà Philippines chiếm đóng ở Biển Đông, ông Duterte đã lớn tiếng yêu cầu Trung Quốc “ngừng lại” và đe dọa sẽ phản ứng mạnh mẽ. Cùng ngày 04/04, các lực lượng của Mỹ và Philippines đã diễn tập đổ bộ lên một bãi biển nhìn ra Biển Đông trong cuộc tập trận chung song phương lớn nhất kể từ năm 2016, năm ông Duterte tuyên bố “tách rời” khỏi Mỹ, đồng minh quân sự chính thức duy nhất của Philippines. Sự “xoay trục” của Philippines từ Mỹ sang Trung Quốc, điều mà chính phủ của ông mơ mộng sẽ giúp giảm bớt sự đối đầu với Trung Quốc do các yêu sách chồng chéo ở Biển Đông, đã trở thành một cú xoay mất trụ. Continue reading “Duterte – Tập Cận Bình: ‘Tình nghĩa đôi ta có thế thôi’?”

Lý Nhuệ: Thư ký Mao Trạch Đông, người phê bình Đảng CSTQ

Nguồn: Obituary: Li Rui died on February 16th”, The Economist, 02/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một giấy mời mà Lý Nhuệ (Li Rui) không thể bỏ qua. Ông cũng không muốn làm vậy. Khi Mao Trạch Đông gửi một chiếc máy bay tới đón ông đến dự một cuộc gặp riêng lần đầu tiên giữa hai người vào năm 1958, ông mới 41 tuổi và đang lên nhanh. Vị trí thứ trưởng thủy lợi và thủy điện khiến ông trở thành thứ trưởng trẻ nhất trong chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn non trẻ.

Nhưng cũng như lần trước, sự nghi ngờ vẫn phảng phất. Nỗ lực lần trước của ông nhằm tham gia cùng Mao là một kỷ niệm chua chát. Sau khi vất vả trường chinh cuối những năm 1930 từ quê nhà Hồ Nam tới Diên An, thành trì kháng chiến của Mao, ông đã bắt đầu viết các bài xã luận trên tờ Giải phóng của cách mạng. Continue reading “Lý Nhuệ: Thư ký Mao Trạch Đông, người phê bình Đảng CSTQ”

Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?

Nguồn: Joseph Nye, “Does China Have Feet of Clay?”, Project Syndicate, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang được hưởng một chuỗi thành công. Ông đã cho phóng một tên lửa lên bề tối của mặt trăng, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, và gần đây đã lôi kéo nước Ý phá vỡ sự đồng thuận với các láng giềng châu Âu để tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trong khi đó, xu hướng đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm sức mạnh mềm và ảnh hưởng của nước Mỹ.

Thành tích kinh tế của Trung Quốc trong bốn thập niên qua là thực sự ấn tượng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của hơn một trăm quốc gia so với khoảng 50 nước trong trường hợp của Hoa Kỳ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng chính thức hàng năm 6% của nước này vẫn cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của Mỹ. Nhiều người dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ về quy mô trong thập niên tới. Continue reading “Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?”

Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông

Tác giả: Lowell Baustita | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Bridging Troubled Waters: China, Japan, and Maritime Order in the East China Sea. Tác giả: James Manicom. Washington, D.C.: Georgetown University Press, 2014. Bìa mềm: 266pp.

Trong cuốn sách Hợp tác nơi Biển Dữ: Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông, James Manicom phản bác quan điểm truyền thống là cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ leo thang lên chiến tranh tổng lực. Cuốn sách đồng ý rằng Biển Hoa Đông sẽ là chiến trường cho đối đầu quân sự Trung-Nhật và vòng xoáy căng thẳng sẽ tiếp diễn; tuy nhiên, cuốn sách cũng lập luận thuyết phục rằng hợp tác sẽ tiếp tục. Continue reading “Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông”

Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?

Nguồn: China’s leaders should study James Bond films”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các nhà kiểm duyệt Trung Quốc cuối cùng cho phép một bộ phim James Bond được trình chiếu tại một rạp chiếu phim ở đại lục vào năm 2007, chuỗi phim này đã tồn tại hơn bốn thập niên. Nhưng nhờ tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan mà người Trung Quốc từ lâu đã quen thuộc với điệp viên người Anh này, vốn thường được gọi bằng biệt danh Ling ling qi (007). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy hữu ích nếu nghiên cứu một tình tiết được yêu thích trong các bộ phim đầu tiên: Một kẻ ác nhân thiên tài đang giải thích kế hoạch thống trị thế giới của mình cho Bond, người đang bị trói, tin rằng chẳng mấy chốc nữa Bond sẽ chết. Với sự giúp sức của một chiếc siêu xe Aston Martin, sự khoe khoang hóa ra lại diễn ra quá sớm. Trong phút chốc Bond được giải thoát, còn hang ổ của kẻ ác nhân phản diện bốc cháy và âm mưu thống trị thế giới của hắn bị chặn đứng. Continue reading “Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?”

Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The High Costs of the New Cold War”, Project Syndicate, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thật tiện khi gọi cuộc ganh đua địa chính trị đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Nhưng cách mô tả đó không được phép làm che khuất một thực tế rõ ràng, dù chưa được hiểu hết, rằng cuộc ganh đua mới này sẽ khác hoàn toàn với cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đã khiến hai liên minh quân sự đối đầu nhau. Ngược lại, sự cạnh tranh Trung-Mỹ liên quan đến hai nền kinh tế được hội nhập chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới. Do đó, các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh ngày nay sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan chẳng hạn. Continue reading “Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”

Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/09/2002 của Lưu Á Châu – hồi đó là Thiếu tướng không quân, Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.  Lưu Á Châu từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học.

Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức”

Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?

Nguồn: Is Cambodia’s Koh Kong project for Chinese tourists – or China’s military?“, South China Morning Post, 05/03/2019.

Biên dịch: Nhật Linh

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hàm ý đối với các vấn đề nhạy cảm khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Lẽ thường là Bắc Kinh quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc “rủng rỉnh” túi tiền đến Campuchia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và cuối cùng thì Campuchia đã cấp 45.000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho doanh nghiệp tư nhân Union Development Group (UDG) của Trung Quốc để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm. Continue reading “Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?”

Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI

Nguồn: Italy’s plan to join China’s Belt and Road Initiative ruffles feathers”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ hạ cánh tại Rome vào ngày 21 tháng 3, khi số này của tạp chí The Economist đang in. Lịch trình của ông sẽ bao gồm một bữa quốc yến, kèm theo màn biểu diễn của Andrea Bocelli, một ngôi sao opera người Ý. Thậm chí đáng mừng hơn nữa đối với ông Tập sẽ là việc chào đón nước Ý tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của ông, một chương trình xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trải dài khắp Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hy vọng thỏa thuận, dự kiến được ký vào ngày 23 tháng 3, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc. Nhưng thỏa thuận này đã gây ra sự phẫn nộ cả trong chính phủ của ông và từ các đồng minh truyền thống của Ý. Continue reading “Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI”

Sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tập Cận Bình (Xi Jinping) được nhiều người coi là một chính trị gia giỏi, với kỳ tích chống tham nhũng, củng cố quyền lực, cải tổ quân đội, phát triển đất nước, vì “Giấc mộng Trung Hoa”. Đặc biệt, Tập Cận Bình còn muốn “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”, vượt Mỹ làm bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, cũng có thể nói Tập Cận Bình đã mắc phải mấy sai lầm lớn.

Thứ nhất, ông không chỉ nắm 3 chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước, và Quân đội, như “lãnh đạo nòng cốt”, mà còn bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ để trở thành “Hoàng đế đỏ” Trung Hoa. Thứ hai, ông tự tin khởi động kế hoạch “Made in China 2025” làm Mỹ và phương Tây lo lắng chống lại. Thứ ba, ông chủ quan theo đuổi sáng kiến “Vành đai và Con đường”, làm nhiều nước khác phản ứng “bẫy nợ”. Thứ tư, ông thiếu nhạy cảm triển khai “chính sách gây ảnh hưởng” bằng các viện Khổng Tử và “tấn công quyến rũ”, làm nhiều nước lo ngại “con ngựa thành Troy”. Thứ năm, ông thẳng tay trấn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và nôn nóng triển khai “hệ thống tín nhiệm xã hội”. Đó là những đại dự án mang “dấu ấn Tập Cận Bình” nhằm thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Continue reading “Sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình?”

Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ

Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Meeting China Halfway — How to Defuse the Emerging US–China Rivalry. Tác giả: Lyle J. Goldstein. Washington, D.C.: Georgetown University Press, 2015. Bìa cứng: 389 trang.

Meeting China Halfway — How to Defuse the Emerging US–China Rivalry (Thỏa hiệp với Trung Quốc – Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ) là một cuốn sách phải đọc đối với bất cứ ai quan tâm đến quỹ đạo hiện giờ của quan hệ Mỹ-Trung. Cuốn sách nói nhiều về việc Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải xây dựng lòng tin chiến lược và tránh “bẫy Thucydides”. Cuốn sách đề xuất một số chính sách mang tính xây dựng giúp hai cường quốc này chuyển từ “vòng xoáy leo thang” sang “vòng xoáy hợp tác”. Continue reading “Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ”