#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?

chinamao

Nguồn: Ian Bremmer. “China: superpower or superbust”, The National Interest Magazine, Nov/Dec 2013.

Biên dịch: Trần Hạnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc? 

Như thể thị trường tài chính toàn cầu sụp đổ, kinh tế Mỹ suy thoái sâu sắc nhất trong vòng 70 năm qua, cuộc khủng hoảng tồn tại trong khu vực đồng euro và biến động ở Trung Đông đã không tạo ra đủ rắc rối cho một thập kỷ, giờ đây tình trạng bất ổn và lo lắng đã mở rộng tới một số thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Chỉ trong vài tháng qua, chúng ta đã chứng kiến một thời kỳ khó khăn đối với đồng tiền của Ấn Độ, các cuộc biểu tình giận dữ khắp toàn quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, đình công và bạo lực ở Nam Phi, và một điềm báo suy thoái kinh tế tại tất cả các quốc gia này. Continue reading “#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?”

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”

Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?

growing-chinese-soft-power.si

Tác giả: Bonnie S. Glaser, Deep Pal | Biên dịch: Viết Tuấn

Ông Tập Cận Bình rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Một loạt hành động vô cớ gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy nước này dường như đã từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á ngay cả khi Bắc Kinh và các nước này đang vướng vào tranh chấp biển. Continue reading “Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?”

Sự kết thúc nền chính trị đồng thuận của Trung Quốc

zhou1

Tác giả: John Minnich | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nỗ lực rộng lớn và sâu sắc nhất để thanh trừng, tổ chức lại và chấn chỉnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản kể từ sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976 và sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình hai năm sau đó. Chiến dịch này đã điều tra hơn 182.000 quan chức ở nhiều khu vực và ở mọi cấp chính phủ. Nó đã tóm được những cán bộ cấp thấp, công chức tầm trung và lãnh đạo các Bộ và các doanh nghiệp nhà nước lớn. Nó cũng đã đánh đổ các quan chức quân sự hàng đầu và thậm chí cả một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị – cơ quan quản lý cao nhất của Trung Quốc – lâu nay vốn được hưởng quyền miễn trừ (xử lý hình sự). Hơn một năm sau khi chính thức bắt đầu và hơn hai năm kể từ khi bắt đầu một cách không chính thức với việc hạ bệ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chiến dịch cho thấy không có dấu hiệu khoan nhượng. Continue reading “Sự kết thúc nền chính trị đồng thuận của Trung Quốc”

Tố chất nào của người Hoa?

article-2212963-155860FF000005DC-408_634x422

Tác giả: Lưu Du | Biên dịch: Phạm Thị Hoài

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn minh (精神文明), ban tử kiến thiết(班子建设) [3]… Ai dịch được huyết nhiễm đích phong thái (血染的风采) [4] thì tôi xin tặng ngay cờ luân lưu. Tố chất (素质) là một trong những từ như thế.

“Người Hoa tố chất kém, vì thế Trung Quốc không nên…” Câu này phổ biến tới mức nếu không đi cùng với hai từ kém và người Hoa thì từ tố chất như thể bơ vơ lạc lõng. Nhưng dịch tố chất như thế nào đây? Dịch thành quality có vẻ hợp hơn cả. Tuy nhiên, thử nghĩ kĩ thì câu tiếng Anh Continue reading “Tố chất nào của người Hoa?”

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

xi-jinping-speech-story-top

Tác giả: Gordon G. Chang | Biên dịch: Phan Trinh

“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”

Sống-chết, mất-còn

“Tôi không màng mình sẽ  sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.” Continue reading ““Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản”

Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm

Shanghai financial district

Tác giả: Daniel Kollar | Biên dịch: Cảnh Mai Hương

Trong khi Giấc Mộng Trung Hoa là lý tưởng và bình lặng thì Thực Tế Trung Hoa có nhiều khả năng sẽ trở thành ác mộng. Mới gần đây, Trung Quốc đã phải chịu bẽ mặt với lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu công ty, kéo theo đó là sự vỡ nợ của trái phiếu “rác” hay trái phiếu có lợi tức cao. Trong các tháng tới đây, một số lượng lớn các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc sẽ tới kì hạn thanh toán – trong đó một lượng không nhỏ sẽ không có khả năng trả đủ lãi suất chứ chưa nói đến tiền gốc ban đầu. Continue reading “Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm”

Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á

China_US

Tác giả: Mohan Malik | Biên dịch: Viết Tuấn | Hiệu đính: Kim Minh

Giáo sư Mohan Malik cho rằng đây là thập kỷ của những chuyển giao quyền lực ở Châu Á, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng quyết định cục diện ở khu vực.

Hội nghị Shangri-la gần đây ở Singapore đã chứng kiến những đối đáp có phần gay gắt giữa Trung Quốc và các bên tham dự khác. Việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan cùng hơn 80 tàu bảo vệ ra Biển Đông, chỉ bốn ngày sau “chuyến thăm mang tính trấn an” của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014, được xem là hành động khiêu khích có tính toán. Continue reading “Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á”

Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không

586018-shanghai-skyline

Tác giả: Zach Montague | Biên dịch: Nguyễn Chi Lan

Chưa hẳn là dân chủ hơn sẽ dẫn tới tăng trưởng cao hơn.

Cho dù nền kinh tế Trung Quốc thăng hoa hay lụi bại thì nó vẫn sẽ luôn là chủ đề cho một cuộc tranh luận lớn hơn về lợi ích của dân chủ đối với phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc, phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai, sẽ chứng minh hoặc đánh tan giả thuyết cho rằng dân chủ sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.  Chế độ kỹ trị tàn nhẫn mà hiệu quả cùng việc kiểm soát chính quyền chặt chẽ của Bắc Kinh đã luôn được ca ngợi như là nền tảng cho một hình mẫu tăng trưởng mới và là bằng chứng cho sự lỗi thời của dân chủ. Tuy nhiên, lập luận ủng hộ một nền dân chủ mở rộng hơn ở Trung Quốc đang bắt đầu hồi sinh trở lại, đặc biệt là khi có những dấu hiệu trong năm nay cho thấy con tàu kinh tế Trung Quốc đang hướng thẳng đến vùng nước dữ. Continue reading “Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không”

Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981

140528144128-china-vietnam-ship-5-14-2-horizontal-gallery

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Ngày 15/07/2014 có thể nói là Bắc Kinh đã bất ngờ cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đòi chủ quyền cũng như hơn 80% còn lại của Biển Đông. Nhiều giả thuyết đã được nêu lên về lý do khiến Bắc Kinh phải giảm nhiệt sau hơn hai tháng gây căng thẳng với Hà Nội. Các giả thuyết đó có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, có một điều chắc chắn là hệ quả của vụ HD 981 là quan hệ Việt Trung không thể nào được như trước đây. Continue reading “Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981”

Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á

363585_Iran-CICA

Tác giả: Timothy R. Heath | Biên dịch: Anh Thư

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc.

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ “khái niệm an ninh mới ở Châu Á” của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014). Continue reading “Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á”

Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn

ChinaVietnamProtest-621x343

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố dịch chuyển dàn khoan HYSY 981 ra khỏi vùng nước tranh chấp, cuộc khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt trong con mắt của người Việt Nam. Trò chơi “kẻ được-người mất” của Tập Cận Bình đã làm tổn hại nghiêm trọng đến nền tảng quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn”

Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm

Tác giả: Rory Medcalf | Biên dịch: Phạm Duy

post-116-0-05757100-1388425030

Trung Quốc phô diễn sức mạnh và thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực quá sớm tạo ra rủi ro đối với trật tự an ninh ở khu vực. Giới hoạch định chính sách các nước, đặc biệt là Mỹ, cần phải theo sát các hành động của Trung Quốc và có đối sách kịp thời.

Giữa năm 2014, cuộc cạnh tranh chiến lược ở Châu Á diễn ra rất gay gắt. Trên thực địa, tàu Trung Quốc tấn công, đâm va các tàu Việt Nam xung quanh khu vực giàn khoan HD981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn phong tỏa, ngăn chặn Philippines tiếp tế cho đơn vị đồn trú của nước này ở bãi cạn tranh chấp (bãi Cỏ Mây) ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc cũng bác bỏ việc Philippines kiện ra tòa trọng tài. Trên phía bắc, máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản suýt chút nữa thì đâm nhau. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc và Nga thì tập trận ngay gần đó (ngoài khơi Thượng Hải trên biển Hoa Đông). Continue reading “Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm”

Bắc Kinh gây hấn: Những cơ hội cho Việt Nam

Tác giả: Zachary Abuza | Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương

VIETNAMCHINA

Các nhà lãnh đạo Việt Nam rõ ràng đang bị thách thức bởi sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và những nguy cơ đánh mất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cuộc xung đột xung quanh vị trí hạ đặt giàn khoan dầu HYSY-981 chỉ cách bờ biển của Việt Nam150 hải lý, bao gồm các vụ đâm tàu diễn ra hàng ngày từ phía Trung Quốc về phía tàu thuyền Việt Nam, có khả năng leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn, mặc dù đã có sự kiềm chế của Hà Nội. Kể từ tháng 5, vấn đề chủ quyền đã tràn ngập cả các phương tiện truyền thông lẫnquan hệ chính trị và dẫn đến các cuộc biểu tình của người dân chưa từng có tiền lệ. Continue reading “Bắc Kinh gây hấn: Những cơ hội cho Việt Nam”

#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động

Running from the law: Chinese fishing boats tied themselves together to try and evade capture from South Korea

Nguồn: Alan Dupont & Christopher G. Baker[1] (2014). “East Asia’s Maritime Disputes: Fishing in Troubled Waters”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No.1, pp. 79–98.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khó ai có thể phủ nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là động lực chính dẫn đến thay đổi chiến lược của kỷ nguyên hiện nay, cũng giống như Hoa Kỳ với uy thế ảnh hưởng tương tự đã định hình cuộc chuyển đổi ở kỷ nguyên trước. Nhưng những lạc quan ban đầu tin rằng Vương quốc Trung tâm sẽ khôi phục vị trí cường quốc lớn của mình trong hòa bình giờ đây đang dần phai nhạt, khi mà ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm đẩy mạnh những tuyên bố đối với chủ quyền và tài nguyên trên biển của mình tại những khu vực biển có tầm quan trọng sống còn ở Tây Thái Bình Dương. Continue reading “#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động”

Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

southchina1

Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Người dân của đất nước này đã được giáo dục sai sự thật rằng tổ tiên họ đã tìm ra và đặt tên cho các hòn đảo trên Biển Đông.

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc phải đối đầu với sự lo lắng của các nước châu Á và quyền lực của Hoa Kỳ. Qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã vứt bỏ vẻ bề ngoài “trỗi dậy hòa bình” để thay vào đó là ngoại giao pháo hạm. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia. Để ứng phó, tất cả những nước này đang ráo riết mua thêm vũ khí và tăng cường các liên kết quân sự với các nước có chung lo ngại trước những yêu sách chủ quyền ngày càng xác quyết của Trung Quốc – chủ yếu là với Mỹ, nhưng ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia. Continue reading “Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc”

Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

image

Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượng trong cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyển hướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất. Continue reading “Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển”

Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?

Tác giả: David Shambaugh | Biên dịch: Viết Tuấn

xin_53210060112114681038670

Nhận định Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu đang hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc vẫn sẽ phát triển như 30 năm qua, hoặc con đường đi tới ngôi vị cường quốc toàn cầu vẫn tiếp tục rộng mở.

Người ta thường cho rằng sức mạnh của Trung Quốc là không thể ngăn chặn và thế giới phải thích ứng với thực tế người khổng lồ Châu Á – có khả năng – trở thành một cường quốc toàn cầu đầy quyền lực. Ngành công nghiệp thu nhỏ của những đồn đoán “Trung Quốc trỗi dậy” đã phát triển trong thập kỷ qua, tất cả khắc họa lên bức tranh thế giới thế kỷ 21 mà ở đó Trung Quốc là động lực chi phối. Niềm tin này hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Continue reading “Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?”

Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?

china-economy_2276995b

Tác giả: Kai He | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Người ta dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào cuối năm nay, vượt qua cả Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ lo sợ điều này vì ba lý do. Nỗi sợ thứ nhất là tình trạng thổi phồng sức mạnh của Trung Quốc khi sử dụng số liệu GDP. Đây không phải lần đầu tiên thế giới phóng đại sức mạnh của Trung Quốc thông qua GDP của nước này. Vào năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Lần này số liệu của Ngân hàng Thế giới sẽ khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vô cùng sớm. Continue reading “Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?”

Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn

tam11

Nguồn: Johan Lagerkvist, “The Legacy of Tiananmen Square“, Yale Global, 03/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong tuần này vào hai mươi lăm năm trước đây, những cảnh tượng hãi hùng đã diễn ra tại giao lộ Muxidi tại trung tâm Bắc Kinh. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã cố gắng để ngăn cản Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và nhận ra trong sự ngỡ ngàng rằng những người lính đã sử dụng đạn thật chống lại họ. Đặng Tiểu Bình, vị “lãnh đạo tối cao” đằng sau hậu trường của Trung Quốc, đã ra lệnh cho quân đội xóa sạch Quảng trường trước ngày 4 tháng Sáu. Khi những thi thể đẫm máu ngã xuống đất, người dân đã hét lên rằng “Phát xít!”, “Quân sát nhân!”, “Chính phủ tội phạm”. Muxidi giao với Đại lộ Trường An, cắt qua Quảng trường Thiên An Môn, đã trở thành trung tâm của vụ thảm sát, đánh dấu sự kết thúc tàn bạo sau gần bảy tuần đầy kịch tính của cuộc tuần hành vì dân chủ ở thủ đô và trên cả nước. Continue reading “Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn”