#63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn

Nguồn: David Shambaugh (2011). “Coping with a Conflicted China”, The Washington Quarterly, 34:1, pp. 7-27.>>PDF

Biên dịch: Hồ Lê Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm 2009-2010 sẽ được ghi nhớ là những năm Trung Quốc trở nên khó đối phó vì Bắc Kinh ngày càng thể hiện những hành động cứng rắn và hung hăng với những quốc gia lân cận ở Châu Á cũng như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU). Thậm chí mối quan hệ của Trung Quốc với Châu Phi và Mỹ Latinh cũng phần nào căng thẳng hơn, khiến hình ảnh quốc tế của quốc gia này vốn đã xấu đi kể từ năm 2007 càng trở nên sa sút hơn nữa.[1] Hành động quấy nhiễu của Bắc Kinh đã khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi sự cứng rắn này sẽ kéo dài bao lâu. Sẽ là xu hướng tạm thời hay lâu dài? Continue reading “#63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn”

#62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc

MainPage_welcome page

Nguồn: Yiwei Wang (2008). “Public Diplomacy and the Rise of Chinese Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 257-273.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kiều Phương | Hiệu đính: Nguyễn Thành Trung

Những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách bổ sung quyền lực cứng truyền thống của mình bằng quyền lực mềm, do đó chính phủ Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến chính sách ngoại giao công chúng. Chính phủ Trung Quốc trước đây hiểu biết hạn chế về chính sách ngoại giao công chúng, xem đó như là hoạt động tuyên truyền đối ngoại hoặc một hình thức của quan hệ công chúng trong nước, nhưng điều này không ngăn Trung Quốc trở thành một chủ thể có kỹ năng ngoại giao công chúng tốt. Các khía cạnh chủ chốt trong chính trị và văn hóa truyền thống của Trung Quốc đã cho thấy những trở ngại lớn đối với chính sách ngoại giao công chúng của đất nước này. So với Hoa Kỳ, Trung Quốc cần phải có chiến lược ngoại giao công chúng hiệu quả và lâu dài cũng như cải thiện các kỹ năng nhằm tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông hiện đại. Sự trỗi dậy hòa bình/chính sách phát triển hòa bình trong đại chiến lược của Trung Quốc đã tìm cách tích hợp quyền lực cứng và quyền lực mềm để tạo ra sự trỗi dậy mềm cho Trung Quốc. Continue reading “#62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc”

Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?

Nguồn: Jamil Anderlini, “How long can the Communist party survive in China?” Financial Times Magazine, 20 September 2013.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi nền kinh tế chững lại và sự bất mãn của tầng lớp trung lưu tăng lên, giờ đây câu hỏi trên được đặt ra không chỉ ở bên ngoài mà ngay cả chính trong lòng Trung Quốc. Ngay ở Trường Đảng Trung ương người ta cũng đang bàn luận về một điều húy kỵ: sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.

Nằm giữa ngôi trường đào tạo tình báo hàng đầu Trung Quốc và Di Hòa Viên của các hoàng đế xưa kia ở phía Tây Bắc Kinh là địa điểm duy nhất ở nước này nơi sự sụp đổ của đảng cộng sản cầm quyền có thể được thảo luận công khai mà người ta không sợ bị trừng phạt. Nhưng địa chỉ rợp bóng cây này không phải là nơi đóng trụ sở của những viện nghiên cứu tư vấn chính sách theo tư tưởng tự do được Mỹ tài trợ hay cứ địa của một tổ chức bất đồng chính kiến ngầm. Đó là nơi đóng trụ sở của Trường Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, viện đào tạo giới tinh hoa cho các nhà lãnh đạo độc tài của nước này vốn được miêu tả trong tuyên truyền chính thức là “lò tôi luyện tinh thần của các đảng viên”. Continue reading “Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?”

#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Nguồn: Kosal Path (2011). “The Economic Factor in the Sino-Vietnamese Split, 1972–75: An Analysis of Vietnamese Archival Sources, Cold War History, 11:4, 519-555.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thị Bảo Trân

Dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ chưa được khai thác của Việt Nam, bài viết này xem xét tác động của việc Trung Quốc cắt giảm dần dần viện trợ kinh tế cho các nỗ lực chiến tranh và phục hồi kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) và tác động của nó tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 1975. Trong khi việc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam DCCH trong giai đoạn này chủ yếu do tầm quan trọng của Bắc Việt Nam giảm sút trong chiến lược an ninh của Trung Quốc cùng với việc Trung Quốc gặp khó khăn kinh tế chủ yếu do cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc trong giai đoạn 1966-1969 gây ra thì các phản ứng và các chính sách đáp trả của Hà Nội bắt nguồn từ nhận thức đã bén rễ sâu của Hà Nội về sự không chân thành và ẩn ý của Bắc Kinh muốn kiềm giữ Việt Nam ở thế yếu. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc phát sinh sau năm 1975 là điều không thể tránh khỏi; các lãnh đạo Hà Nội ra sức đưa ra các nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong năm 1975 vì họ nhận rõ tầm quan trọng của các khoản viện trợ kinh tế và các hiệp định thương mại ưu đãi của Bắc Kinh đối với kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1976-80). Tuy nhiên, việc Bắc Kinh giữ lập trường không thay đổi, quyết định gấp rút cắt toàn bộ viện trợ, đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế gây bất lợi cho kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Việt Nam vào cuối năm 1975, đồng thời tăng viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, tất cả đã đẩy Hà Nội nghiêng gần hơn về phía Matxcơva.

Continue reading “#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75”

#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc

Nguồn: Liu Xiaobo (2006). “Liu Xiaobo on China’s Quest for Democracy”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 1, January 2011, pp. 152-166.>>PDF

Biên dịch Hiệu đính: Lý Song Anh

Giới thiệu

Ngày 8-10, Ủy ban Nobel của Na Uy thông báo Giải Nobel Hòa bình 2010 sẽ được trao cho Lưu Hiểu Ba  – nhà văn và nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang bị giam giữ “vì cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông vì quyền con người cơ bản ở Trung Quốc.” Ông Lưu – tác giả của 11 cuốn sách và hàng trăm bài luận – là một nhân vật chủ chốt trong phong trào dân chủ Trung Quốc từ thời những sự kiện dẫn tới cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông bị bỏ tù trong thời gian 1989-91 và 1996-99. Các hoạt động của ông trong thập niên vừa qua bao gồm việc làm chủ tịch Trung tâm Independent Chinese PEN Center và là biên tập viên của tạp chí Trung Hoa Dân chủ [Democratic China]. Ông là người soạn thảo chính và là người ký tên quan trọng trong Hiến chương 08, một văn kiện mô phỏng theo Hiến chương 77 của Tiệp Khắc, nhằm kêu gọi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Continue reading “#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc”

#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á

Nguồn: Hugh White1 (2011). “Power Shift: Rethinking Australia’s Place in the Asian Century”, Australian Journal of International Affairs, 65:1, 81-93. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Trang | Hiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Kể từ khi Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, Úc đã tận hưởng khoảng thời gian thịnh vượng và bình yên lâu dài nhất bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Khi hòa bình kéo dài quá lâu như vậy, chính quyền Úc đã có xu hướng coi hòa bình là hiển nhiên. Chúng ta cho rằng thực tế hiển nhiên và chắc chắn là những điều không may, sai lầm hay các ý đồ xấu xa đã gây ra các cuộc chiến tranh trong quá khứ không thể tái diễn vào ngày nay bởi hệ thống quốc tế đã tiến bộ. Continue reading “#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á”

#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân

Nguồn: Christian Le Mière (2012). “America’s Pivot to East Asia: The Naval Dimension”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 3, pp. 81-94.

Biên dịch & Hiệu đính: Vương Tuấn Hưng

Công bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào đầu tháng 1 năm 2012 về việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng đã khẳng định rằng Mỹ đang hướng sự chú ý tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi mà các cam kết tiến hành chiến tranh ở Trung Đông và Trung Á lắng xuống. Trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc vào ngày 5 tháng 1, Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta và Tổng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey đã đề cập đến văn bản hướng dẫn chiến lược mới “Duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ: Những ưu tiên trong chiến lược quốc phòng thế kỷ 21”. Continue reading “#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân”

#48 – Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tương lai của phương Tây

Nguồn: G. John Ikenberry (2008). “The Rise of China and the Future of the West: Can the Liberal System Survive?”,  Foreign Affairs, Vol. 87, No. 1 (Jan. – Feb.), pp. 23-37.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lâm Vũ

Không còn nghi ngờ gì nữa, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ trở thành một trong những vở kịch nổi bật của thế kỷ 21. Sự phát triển kinh tế phi thường và chính sách ngoại giao linh hoạt của Trung Quốc đã tạo bước biến chuyển cho khu vực Đông Á, và những thập niên trong tương lai sẽ chứng kiến quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hơn. Nhưng chính xác liệu vở kịch này sẽ được biểu diễn như thế nào thì vẫn còn là một câu hỏi mở. Liệu Trung Quốc sẽ lật đổ hệ thống hiện có hay sẽ trở thành một bộ phận trong đó? Và Mỹ có thể làm gì (nếu được) để duy trì vị thế trước sự trỗi dậy của Trung Quốc? Continue reading “#48 – Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tương lai của phương Tây”

#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á

Nguồn: Philip C. Saunders (2008). “China’s Role in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 127-149.>>PDF

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập kỉ chỉ tạo ảnh hưởng mức độ vừa phải ở Châu Á, Trung Quốc hiện giờ đã đóng vai trò chủ động và quan trọng hơn trong khu vực. Cải cách kinh tế và sau đó là sự hội nhập vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 3 thập kỷ, khiến sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên đáng kể. Chiến lược an ninh khu vực của Trung Quốc và một loạt các biện pháp trấn an về ngoại giao, quân sự, và kinh tế đã có những tác động đáng kể làm giảm quan ngại của các nước Châu Á về sức mạnh của Trung Quốc. Continue reading “#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á”

#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định

Nguồn: Xi Chen (2013). “China at the Tipping Point? The Rising Cost of Stability”, Journal of Democracy, Volume 24, Number 1, January, pp. 57-64.

Biên dịch: Hàn Sĩ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng hai thập kỷ từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp phong trào sinh viên năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã đạt được tăng trưởng kinh tế cũng như sự ổn định chính trị ấn tượng. Giới tinh hoa chính trị đã duy trì đoàn kết đáng kể, và ít nhất là cho đến gần đây, tranh giành quyền lực và tranh chấp chính sách ở các cấp độ hàng đầu của ĐCSTQ không bao giờ gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với cơ chế lãnh đạo tập thể hay các dàn xếp chuyển giao quyền lãnh đạo của ĐCSTQ. Xã hội Trung Quốc cũng tương đối ổn định. Phản kháng xã hội đã tăng đáng kể về số lượng kể từ đầu những năm 1990, Continue reading “#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định”

#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc

Nguồn: Guoyou Song & Wen Jin Yuan (2012). “China’s Free Trade Agreement Strategies”, The Washington Quarterly,  35:4, pp. 107-119. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương với mục tiêu tự do hóa các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của chương trình TPP đã khiến Trung Quốc lo lắng. Ban đầu, hiệp định được ký giữa bốn nước (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore) vào ngày 3/6/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Năm 2008, năm nước khác (Úc, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam) bắt đầu đàm phán để gia nhập nhóm.[1] Ngày 12/11/2011, các nhà lãnh đạo của chín nước đối tác TPP đã công bố những nét chính của hiệp định TPP mở rộng: Continue reading “#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc”

#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?

57mm-AT-gun-Korea-1950

Nguồn: Hugh White (2008). “Why War in Asia Remains Thinkable”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 50, No.6, pp. 85-104.

Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, Continue reading “#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?”

#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

ch-150

Nguồn: Robert D. Kaplan (2010). “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea”. Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3 (May/June), pp. 22-41. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” [“Trục địa lý của lịch sử”] của mình bằng một liên hệ đáng ngại về trường hợp Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, “có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Continue reading “#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc”

#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Leszek Buszynski (2012). “The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.–China Strategic Rivalry”, The Washington Quarterly, 35:2, 139-156. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên tại Biển Đông trong hơn hai năm qua với những cuộc tranh chấp bây giờ ít có cơ hội hơn để đàm phán hoặc giải quyết. Về nguồn gốc, những tranh chấp này nảy sinh từ sau Thế chiến thứ hai khi những quốc gia ven biển – Trung Quốc và 3 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Indonesia, Malaysia và Philipines, cũng như Việt Nam sau này – tranh giành để chiếm giữ những hòn đảo ở đó [Chi tiết này không chính xác – NHĐ]. Nếu vấn đề này chỉ đơn thuần là về tranh chấp lãnh thổ, thì nó có thể đã được giải quyết thông qua những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xích lại gần ASEAN và thắt chặt quan hệ với khu vực này.

Continue reading “#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

#13 – Tranh luận nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông

30233402-01_big

Nguồn: Li, Mingjiang (2012). “Chinese Debates of South China Sea Policy: Implications for Future Developments”, RSIS Working Papers, No. 239 (Singapore: S. Rajaratnam School of International Studies).

Biên dịch: Hồ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm gần đây là một giai đoạn đầy ắp sự kiện đối với tranh chấp Biển Đông. Vào năm 2009, việc các bên khác nhau đệ trình các yêu sách đối với thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa đã khởi đầu cho một cuộc chiến ngoại giao nảy lửa. Đặc biệt, hành động của Trung Quốc trong việc đệ trình bản đồ đường chín đoạn ở Biển Đông lên Liên Hợp Quốc đã làm bùng lên sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia tranh chấp khác. Sự đối đầu ngoại giao ở Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào năm 2010 ở Hà  Nội, đặc biệt là giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc, đã đánh dấu sự gia tăng căng thẳng chưa từng có đối với vấn đề Biển Đông trong vòng hơn một thập kỷ. Nửa đầu năm 2011, Continue reading “#13 – Tranh luận nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông”

#10 – Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc

Chinese_aid

Nguồn: Medeiros, Evan S. & M. Taylor Fravel[1] (2003). “China’s New Diplomacy”, Foreign Affairs (November-December), pp. 22-35. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Kiều Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không còn là nạn nhân

Mùa hè này, khi cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên lên cao, hầu hết mọi con mắt đều đổ dồn về những đối thủ ở Washington và Bình Nhưỡng. Không được chú ý nhiều nhưng Bắc Kinh là một chủ thể thứ ba đóng vai trò quan trọng không kém. Trung Quốc, từ lâu kín tiếng về các vấn đề chính sách đối ngoại, nay đã mạnh dạn bước chân vào cuộc đối đầu bằng việc đình chỉ các chuyến tàu chở dầu thiết yếu đến Triều Tiên, gửi các đại diện cấp cao đến Bình Nhưỡng và di chuyển quân quanh biên giới Trung- Triều. Continue reading “#10 – Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc”

#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế

chinaunrest

Nguồn: Nathan, Andrew J. (2003). “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy 14 (1), pp. 6-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Thiên An Môn (tháng 6, 1989), nhiều nhà quan sát cho rằng sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chế độ này lại đưa lạm phát xuống tầm kiểm soát, phục hồi tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại thương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc cũng phục hồi quan hệ với các nước G7 trước đây từng áp đặt cấm vận lên nước này, tái khởi động các cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì, làm chủ quá trình trao trả Hong Kong và giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hoặc trục xuất các nhà hoạt động chính trị chống đối, đập tan Đảng Dân chủ Trung Quốc mới nổi và dường như đã đàn áp thành công phong trào tôn giáo Pháp Luân Công. Continue reading “#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế”

#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Nguồn: Jaffe, Amy Myers and Lewis, Steven W. (2002) ‘Beijing’s oil diplomacy‘, Survival, 44:1, pp. 115 – 134.

Biên dịch: Nguyễn Vĩnh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc lặng lẽ trở thành một nước nhập khẩu ròng về dầu thô vào năm 1993 đã đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ sau “cuộc thử nghiệm” tự cung tự cấp kéo dài ba thập kỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở nên dễ bị ảnh hưởng như các nước công nghiệp khác trước những biến cố không mong muốn tác động tới thị trường dầu mỏ toàn cầu. Những tác động của thay đổi này lên quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc vẫn đang diễn ra. Nhưng có một điều chắc chắn là những lo ngại về an ninh dầu mỏ đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ lên những tính toán chiến lược và ngoại giao của Trung Quốc. Một cường quốc bậc hai thế giới, với mối quan tâm đối ngoại (ngoài vấn đề hạt nhân) Continue reading “#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh”