Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Tác giả: GS TS Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hay Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn đến, song rất sơ lược. Thực chất đây là vấn đề khá mới cần được tiếp tục nghiên cứu sâu. Trường phái ngoại giao là Nhóm các nhà ngoại giao, kể cả các nhà nghiên cứu ngoại giao có chung khuynh hướng tư tưởng, phong cách, phương pháp ngoại giao, tiêu biểu là Hồ Chí Minh. Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hoặc Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tiễn phong phú đã được kiểm nghiệm, từ đó tạo nên những đặc trưng/bản sắc của trường phái như hòa hiếu, làm bạn với tất cả các nước; độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; chân thành, tình nghĩa, thủy chung, “giúp bạn là giúp mình”, tôn trọng đạo lý trong quan hệ đối ngoại; dĩ bất biến, ứng vạn biến… Continue reading “Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh”

Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Gần một nửa triệu lính Pháp đã điều sang Đông Dương trong thời gian 1945-1954 và đến cuối cuộc chiến, 16% Lực Lượng Viễn Chinh là những người lính châu Phi. Những người lính Đông Dương tới nay vẫn là “một ẩn số”. Những bài viết về đóng góp của những người lính từ thuộc địa châu Phi trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương lại càng hiếm hoi hơn.

Một phần lớn các công trình nghiên cứu của nhà sử học Michel Bodin* tập trung vào các thành phần tham gia Lực Lượng Viễn Chinh trong Lục Quân Pháp tại Đông Dương. Ông là tác giả của nhiều tập sách nói về những người lính Pháp, những người lính châu Phi, cho dù Lực Lượng Viễn Chinh còn bao gồm luôn cả binh đoàn Lê Dương với những chiến binh là người nước ngoài tình nguyện và lính bản xứ. Continue reading “Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương”

Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Tình báo Việt Minh là một “mạng lưới tinh vi”, được “tổ chức chặt chẽ”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng “theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Quốc”. Một số tài liệu được giải mật của quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương cho phép nhà sử học Michel Bodin kết luận như trên trong bài nghiên cứu Les services de renseignements Viet Minh (1945-1954) – Các cơ quan tình báo của Việt Minh (1945-1954) đăng trên tạp chí quân sự Guerres Mondiales et Conflits Contemporains – số 191/1998.

Theo các tài liệu của viện lưu trữ Ban Sử Học Lục Quân của Pháp (SHAT), Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập một lực lượng quân đội hiện đại và ngay cả trong ngành tình báo cũng đã có sự can thiệp của nước láng giềng sát cạnh phương bắc của Việt Nam. Trong mắt những người lính thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, tình báo Việt Minh đã trở thành một vũ khí “rất lợi hại”. Continue reading “Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp”

Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

“Nếu không được Trung Quốc giúp đỡ, Điện Biên Phủ đã không thành”, điều đã được các nhà sử học ghi nhận. Thái độ im lặng của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài về sự trợ giúp đó phản ánh hiềm khích lâu đời trong quan hệ Việt – Trung và bối cảnh địa chính trị của thế kỷ XX.  

Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền năm 1949 đã quyết định giúp đỡ Việt Minh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp. Đối với Pháp, sự cấu kết giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Việt Minh là một bước ngoặt trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và giải thích cho căng thẳng trong bang giao giữa Paris với Bắc Kinh. Continue reading “Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương”

Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?

Nguồn: Nayan Chanda, “Saigon forged a new future; Kabul revives a dark past”, Asia Times, 31/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam vừa đón phó tổng thống Hoa Kỳ. Còn Taliban liệu có bao giờ đón nhận một nhà máy của Mỹ ở Afghanistan?

Khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, các bình luận trên truyền hình liên tục đưa ra những so sánh với sự thất thủ của Sài Gòn. Những bức ảnh về những đoàn người tuyệt vọng chờ lên trực thăng Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, và trực thăng Chinook bay lượn trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul vào tháng 8 năm 2021, thực sự tạo ra ấn tượng về một sự giống nhau rất đáng chú ý. Nhưng sự tương đồng chỉ gói gọn trong những hình ảnh đó, và nỗi đau khổ của con người mà họ đại diện. Continue reading “Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trần Canh nói: Chưa giải quyết được vấn đề Đông Nam Á thì chết không nhắm được mắt

Bốn giờ chiều ngày 7/7/1950, Trần Canh đến Khai Viễn. Đoạn đường sắt phía Nam Khai Viễn đã bị dỡ bỏ chưa khôi phục, vì thế không thể đi bằng xe lửa được nữa. Tối hôm ấy, Trần Canh bắt đầu viết nhật ký trên cuốn sổ mới do phu nhân của ông là bà Phó Nhai tặng chồng trước hôm ông lên đường. Trước đây trong mỗi chuyến đi công tác hoặc chiến đấu, Trần Canh đều ngày ngày ghi nhật ký; hết chuyến đi, ông lại giao sổ nhật ký cho bà giữ. Vì thế mỗi lần ông chuẩn bị đi công tác, bà lại tặng ông một cuốn sổ ghi chép mới. Trong thời gian chiến tranh giải phóng, Trần Canh thường xuyên ra trận, cho nên Phó Nhai lưu giữ được nhiều sổ nhật ký của chồng. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)”

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Nhìn lại lịch sử nghìn năm của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc dựng nước và giữ nước, thường xuyên chống thiên tai và phòng địch họa mà xây dựng nền văn hiến dài lâu. Bản sắc của dân tộc Việt Nam là bản lĩnh được tôi rèn qua trường kỳ vất vả và gian lao. Bản sắc đó đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những thời khắc cam go nhất, để rồi “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng mờ mà lại trong” – như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo.

Một dân tộc muốn trường tồn, phát triển và khẳng định vị thế của mình cần phải có bản sắc. Bản sắc ấy được kết tụ qua hàng nghìn năm kế thừa và phát triển, được kiểm định bởi những thử thách khắc nghiệt của thực tiễn mà thành. Bản sắc ngoại giao Việt Nam là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam, hình thành theo lịch sử phát triển của triết lý và thuyền thống ngoại giao Việt Nam. Đó là những nhận thức, tư tưởng, tri thức được đúc kết, kế thừa, bổ sung và không ngừng hoàn thiện thông qua hoạt động ngoại giao của các thế hệ cha ông, với đỉnh cao là ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Continue reading “Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc”

Hợp tác nhóm: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng*– Lê Trung Kiên**

Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng, hợp tác đa phương toàn cầu gặp nhiều thách thức, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt đòi hỏi các nước, trong đó có các nước nhỏ, tầm trung, phải sáng tạo, linh hoạt tìm cách mở rộng mạng lưới hợp tác, liên kết quốc tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, chung tay giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Hợp tác nhóm ba-bốn bên đang nổi lên như một lựa chọn phổ biến của nhiều nước, dù lớn hay nhỏ trong quan hệ quốc tế, vượt ra các khuôn khổ địa lý để kết nối, hợp tác với nhau trong các khuôn khổ có tính thể chế hóa thấp, mục tiêu khiêm tốn tập trung vào một hoặc hai nội dung hợp tác cụ thể, nhất là liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội, chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XIII, việc đầu tư thúc đẩy định hướng này sẽ góp phần huy động hiệu quả hơn các nguồn lực và kinh nghiệm bên ngoài phục vụ phát triển, gia tăng đan xen lợi ích, tạo thêm sự tin cậy với các đối tác, bổ trợ và làm phong phú thêm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Bài viết đóng góp làm rõ khung phân tích lý thuyết về hợp tác nhóm, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, từ đó bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Continue reading “Hợp tác nhóm: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương VN”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Binh đoàn 4, Trần Canh [陈赓 Chen Geng, 1903-1961], nhận được điện báo từ Trung ương, ra lệnh cho ông thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp bộ đội Việt Nam tổ chức và thực thi chiến dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Trong bức điện gửi Trần Canh ngày 18/6/1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?

Tác giả: Đỗ Thiện phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày mai (24-8), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ rời Singapore và đến thăm Việt Nam theo chương trình công du châu Á kéo dài khoảng một tuần. TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), nhận định: Quan hệ Việt Nam và Mỹ đang vào giai đoạn thuận lợi nhất trong vòng hơn hai thập niên qua. Đây là nền tảng quan trọng để cả hai nghiên cứu thúc đẩy mối quan hệ song phương lên tầm cao mới trong tương lai. Continue reading “Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài nói của Mao Trạch Đông với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc (ngày 27/6/1950)

“Thưa các đồng chí, lần này mọi người đi làm cố vấn, đây là một việc lớn và mới. Đây là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước và quân đội ta phái một đoàn Cố vấn ra nước ngoài, việc này có ý nghĩa lớn, là vinh dự của chúng ta. Các đồng chí sẽ đi làm một nhiệm vụ rất quan trọng, rất khó khăn. Mong sao mọi người sẽ đạt được thành tích tốt, thu được kinh nghiệm tốt. Sau này, trong quá trình xây dựng đất nước và quân đội, cùng với sự biến đổi tình hình quốc tế, chúng ta có thể còn phái nhiều cố vấn ra nước ngoài, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc và quốc gia bị áp bức. Đây là vấn đề của chủ nghĩa quốc tế, là nghĩa vụ của người cộng sản. Trên thế giới còn có nhiều nước bị áp bức, bị xâm lược, họ đang ở dưới gót sắt của bè lũ đế quốc. Chúng ta không những phải đồng tình với họ mà còn phải giơ hai tay viện trợ họ. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)”

Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm Hồng Vũ thứ 31 [1398], Minh Thái Tổ mất, trải qua 3 năm loạn lạc tranh giành ngôi báu dưới thời Kiến Văn, đến năm 1402, Yên vương tự lập làm Vua, miếu hiệu là Thái Tông; sau đến đời Gia Tĩnh lại được truy tặng là Minh Thành Tổ. Sau khi lên ngôi, vào ngày 3/10/1402, ban chiếu báo tin cho các nước lân bang như sau:

Ngày 7 tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 35 [3/10/1402]. Sai sứ mang chiếu chỉ về việc lên ngôi cho các nước An Nam, Tiêm La, Trảo Oa, Lưu Cầu,[1] Nhật Bản, Tây Dương,[2] Tô Môn Đáp Thứ [Sumatra], Chiêm Thành. Thiên tử dụ các quan bộ Lễ rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiến tranh Triều Tiên với việc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thu xếp viện trợ Việt Nam

Hạ tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Dã Chiến Quân số 3 Túc Dụ [Su Yu] đáp tàu rời Nam Kinh đi Bắc Kinh. Các sĩ quan cấp sư đoàn, trung đoàn trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, do Phó Trưởng đoàn Mai Gia Sinh dẫn đầu, ngồi cùng toa xe lửa riêng của tướng Túc Dụ. Theo lệnh của Quân uỷ Trung ương, hạ tuần tháng 7, Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc phải tập trung ở Nam Ninh. Trừ số cán bộ đã được Dã Chiến Quân số 2 cử đi biên giới Trung-Việt chỉnh huấn cho cán bộ Sư đoàn 308 bộ đội Việt Nam ra, các cán bộ cấp trung đoàn trở lên trong Đoàn cố vấn nói trên đều có cơ hội lên Bắc Kinh để các nhà lãnh đạo Trung ương tiếp kiến và giao nhiệm vụ. Tại Bắc Kinh, họ nghỉ tại Nhà Chiêu đãi của Trung ương Đảng. Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh đã đến đây từ trước. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)”

Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?

Tác giả: Giang Nguyễn phỏng vấn Derek Grossman

Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ có chuyến công du đến thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tháng 8 này. Phóng viên Giang Nguyễn phỏng vấn ông Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp của tổ chức Rand Corporation. Ông là chuyên gia về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Derek Grossman đã cho biết thông tin về khả năng quan hệ Mỹ-Việt sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm lịch sử này.

Giang Nguyễn: Cảm ơn ông Derek Grossman đã dành thời gian trò chuyện với chúng tôi. Gần đây ông có viết trên Twitter về khả năng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chuyến công du sắp tới có thể sẽ thông báo nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ từ quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược. Đã có nguồn tin nào chăng khiến ông đưa ra trường hợp này? Continue reading “Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Quý Ly: Niên hiệu Thánh Nguyên [1400]; Hán Thương: Niên hiệu Thiệu Thành [1401-1402], Khai Đại [1403-1406].

Vào tháng 2, năm Kiến Tân thứ 3 [25/2-25/3/1400] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ 2); Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế; tự xưng là Hoàng đế, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Năm Thánh Nguyên thứ 1 [1400], Vua nhà Hồ đặt chức Liêm phóng sứ ở các lộ với nhiệm vụ thanh tra, dò hỏi quan lại kẻ hay người dở, việc lợi hại trong dân gian, để thi hành việc giáng truất hay cất nhắc. Dùng qui chế này làm thể thức lâu dài; do đó các chức Thái thú, Lệnh doãn bị thay đổi thường xuyên. Continue reading “Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 10)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sức chiến đấu của quân đội Việt Nam nhanh chóng tăng cường

Châu Hy Hán, Tư lệnh Quân đoàn 13 Giải phóng quân Trung Quốc, được các cán bộ chỉ huy bộ đội Việt Nam, Cao Văn Khánh và Song Hào, cho biết: Dự kiến Sư đoàn 308 chỉnh huấn xong về nước sẽ đánh trận giải phóng Lào Cai.

Châu Hy Hán gọi Tham mưu tác chiến Lý Đình đến và nói: “Giao cho đồng chí một đại đội, dùng thời gian một tháng, căn cứ vào tình hình do các đồng chí Việt Nam cung cấp, mô phỏng xây dựng một công sự giống như trận địa của quân Pháp ở Lào Cai, để huấn luyện bộ đội Việt Nam chiến đấu có mục tiêu rõ ràng.” Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 10)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ai biết tiếng Việt đều đi Việt Nam làm phiên dịch

Khi Vi Quốc Thanh còn ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và Quyền Tổng Tham mưu trưởng Nhiếp Vinh Trăn đã hai lần gặp ông bàn việc cử ông đi Việt Nam công tác. Riêng Nhiếp Vinh Trăn còn hai lần tiếp kiến Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sẽ đi Việt Nam.

Trong danh sách Đoàn Cố vấn có tên của Hầu Hàn Giang. Tháng 10 năm 1949, Hầu Hàn Giang đi cùng Lý Ban từ Hải Phòng đến Bắc Kinh, sau đó có xin ở lại Trung Quốc học tập. Được Lý Ban đồng ý, Hầu Hàn Giang vào học tại lớp huấn luyện đảng viên Hoa kiều do Ban Thống nhất Trung ương tổ chức. Tháng 5 năm 1950, Ban này gọi Hầu đi gặp Liên Quán, qua đó Hầu được biết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc đi Việt Nam, nay rất cần người biết tiếng Việt. Vì thế Hầu Hàn Giang được yêu cầu tham gia Đoàn Cố vấn này, làm công tác phiên dịch. Sau đó phía Việt Nam đã làm xong thủ tục chuyển quan hệ tổ chức của Hầu Hàn Giang từ Việt Nam sang Trung Quốc. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)”

Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Mấy năm qua, tuy quan hệ Mỹ-Việt đã có những bước tiến dài, nhưng phải đặt quan hệ song phương trong bối cảnh an ninh khu vực và bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung. Không phải ngẫu nhiên mà tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Đà Nẵng hai lần, và Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu tuần duyên lớp Hamilton, nhằm nâng cao năng lực hàng hải. Đó mới chỉ là bước đầu. Vai trò trung tâm của ASEAN và vai trò trụ cột của “Bộ Tứ” (Quad) ngày càng quan trọng trong cơ chế an ninh khu vực, theo tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong sáu tháng đầu năm 2021, tuy Mỹ nhấn mạnh tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng đã chú trọng nhiều hơn đến khu vực Châu Âu, Trung Đông, và Đông Bắc Á, trong khi có phần coi nhẹ Đông Nam Á. Vì vậy trong sáu tháng cuối năm, Washington phải tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực này. Đó là bối cảnh chuyến thăm Singapore và Việt Nam của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8, tiếp theo chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam, và Philippines cuối tháng7 vừa rồi. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hồi ức của một vài cố vấn quân sự Trung Quốc

Trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam công tác có chừng trên 100 cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn. Mấy chục năm sau, khi ôn lại quãng thời gian công tác tại đất nước có chút xa lạ ấy, nhiều người đã không thể nhớ rõ những gì mình từng trải qua.

Triệu Thụ Lai, nguyên là thành viên Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, nhớ lại: “Năm 1950, tôi đang làm công tác tiễu phỉ tại vùng Điền Tây Nam thì lính thông tin đem lại cho tôi thư của Phó Sư trưởng Vương Kiện Tuyến. Thư viết: ‘… Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử cố vấn quân sự ra nước ngoài, hy vọng đồng chí sẽ phát huy được những kinh nghiệm quý báu thu được từ cuộc chiến tranh cách mạng trong nước…’ Bức thư này tôi giữ được hơn ba chục năm, nhưng trong lần cuối cùng dọn nhà lại đem đốt mất. Thưa các nhà sử học, các vị đến muộn rồi.” Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)”